Benchmark là gì? Phân loại và tầm quan trọng trong marketing

Fergal Nguyễn Tác giả Fergal Nguyễn 23/08/2023 21 phút đọc

Benchmark là gì? Trong bối cảnh thời đại số như hiện nay, việc đo lường hiệu suất của những hoạt động đa lĩnh vực đang ngày càng trở nên đơn giản hơn. Để có thể đánh giá khách quan mức độ hiệu quả của một hoạt động nào đó, người ta cần một chỉ số được coi là điểm tiêu chuẩn và từ đây, Benchmark ra đời. 

Để đi sâu vào thuật ngữ này, mời bạn đọc cùng khám phá các thông tin về chủ đề này trong bài viết sau đây nhé!

1. Benchmark là gì?

Benchmark là gì? Về mặt thuật ngữ nói chung, theo định nghĩa từ từ điển Cambridge, Benchmark hay Benchmarking là những điểm số hay hệ số tiêu chuẩn được sử dụng làm hệ quy chiếu khi so sánh với những thứ tương tự khác (cùng hệ).

Thông thường, Benchmark gắn liền với các cấp độ đánh giá chất lượng chẳng hạn như tốt – xấu, cao – thấp hay ngắn – dài.

Benchmark theo đó được sử dụng để đo lường chất lượng của một thứ hay việc gì đó bằng cách so sánh chúng với một điểm số tiêu chuẩn được công nhận trước đó.

Ngoài khái niệm chung về Benchmark nói trên, Benchmark cũng có thể được hiểu theo những cách khác trong lĩnh vực tài chính hay công nghệ thông tin.

Trong lĩnh vực tài chính hay thị trường chứng khoán, Benchmark có thể được xem như là giá của một phiếu nào đó, hoặc tỷ lệ lãi suất của một ngân hàng hay tổ chức tài chính nào đó, sau đó chỉ số này sẽ được sử dụng để so sánh với các mức giá tương ứng của các cổ phiếu khác hay ngân hàng khác.

Ví dụ, khi Benchmark được sử dụng như là giá cả: Trong năm 2022, giá bán tiêu chuẩn (Benchmark Price) cho một tấn dầu là 100 USD.

benchmark-la-gi
Benchmark là gì?

Đặc điểm của Benchmark

Một số đặc điểm chính của Benchmark như:

  • Điểm chuẩn Benchmark là thước đo tiêu chuẩn để đo lường hiệu suất.
  • Trong đầu tư, các chỉ số thị trường có thể được sử dụng làm chuẩn mực để đánh giá hiệu suất cho danh mục đầu tư.
  • Tùy thuộc vào chiến lược đầu tư cụ thể sẽ có các mức điểm chuẩn Benchmark khác nhau.
  • Chọn điểm chuẩn Benchmark phù hợp rất quan trọng, vì chỉ số sai có thể dẫn đến lỗi điểm chuẩn.

Những lợi ích của Benchmark

  • Phân tích khả năng cạnh tranh

Bằng cách xác định những lĩnh vực bạn muốn cải thiện trong doanh nghiệp và đánh giá hiệu suất hiện tại của bạn so với các đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả hoạt động của mình lên rất nhiều lần. 

Sử dụng Benchmarking theo cách này đã cho phép các doanh nghiệp đạt được lợi thế chiến lược so với các đối thủ cạnh tranh, đồng thời nâng cao tăng trưởng trung bình của ngành.

  • Kiểm tra hiệu năng

Benchmarking liên quan đến việc xem xét các xu hướng hiện tại trong dữ liệu và dự đoán các xu hướng trong tương lai tùy thuộc vào mục tiêu bạn muốn đạt được. Để thành công, Benchmarking phải là một quá trình liên tục, kiểm tra hiệu năng là một thuộc tính cố hữu của quy trình này.

  • Cải tiến liên tục

Cải tiến liên tục cũng là một thuộc tính cần thiết của Benchmarking, điều này giúp doanh nghiệp cải thiện một yếu tố nào đó trong hoạt động kinh doanh. Sự cải tiến không chỉ một lần mà phải được thực hiện liên tục theo thời gian.

  • Lập kế hoạch và thiết lập mục tiêu

Sau khi thực hiện Benchmarking, các mục tiêu và những chỉ số sẽ được thiết lập để cải thiện hiệu suất. Những mục tiêu này đều là mục tiêu mới và mang tính khả thi.

  • Khích lệ nhân viên

Benchmarking sẽ giúp mọi người trong doanh nghiệp hiểu rõ hơn vai trò của mình. Từ đó nhân viên sẽ tự hào về công việc mà họ đang làm. Niềm tự hào này dẫn đến hiệu suất tốt hơn và kết quả cuối cùng sẽ đạt chất lượng cao hơn.

  • Hiểu được lợi thế của doanh nghiệp

Nếu bạn đang xem xét cải thiện bất kỳ quy trình nào trong doanh nghiệp của mình, Benchmarking là một cách để bạn nhận ra năng lực của bản thân đang ở đâu thông qua việc vạch ra các bước cần thiết để đạt được mục tiêu cụ thể.

2. Tầm quan trọng của Benchmark là gì?

Từ định nghĩa trên có thể thấy Benchmark được dùng để đo lường, tính toán các con số đại diện bên trong tổng thị trường. Khi bạn muốn đánh giá bất cứ hiệu suất nào của thị trường thì bạn có thể sử dụng các con số đó rồi so với các Benchmark chuẩn.

  • Với thị trường tài chính điểm chuẩn Benchmark bao gồm rất nhiều loại chỉ số dùng để đại diện cho một số khía cạnh nào đó của thị trường như chỉ số S&P500 và Dow Jones Industrial Average chẳng hạn.
  • Với các dạng chứng khoán thu nhập cố định (fixed income) các điểm chuẩn Benchmark hàng đầu chính là Chỉ số trái phiếu tổng hợp, Chỉ số trái phiếu kho bạc thuộc Barclays Capital. 
  • Ngoài ra, các nhà đầu tư quỹ tương hỗ có thể sử dụng các chỉ số Lipper chứa 30 quỹ tương hỗ lớn nhất làm cơ sở để so sánh. Với các nhà đầu tư quốc tế có thể sử dụng Chỉ số MSCI. Wilshire 5000 cũng là một Benchmark chuẩn đại diện cho tất cả các cổ phiếu được giao dịch công khai ở Hoa Kỳ.
  • Xác định và thiết lập một Benchmark chuẩn là điều rất quan trọng trong đầu tư đặc biệt là với những nhà đầu tư cá nhân. Ngoài các điểm Benchmark  truyền thống như vốn hóa lớn (vốn trên 10 tỷ USD), vốn hóa trung bình (vốn trên 2 tỷ USD), vốn hóa nhỏ (vốn từ 300 triệu USD), mức độ tăng trưởng và giá trị. 
  • Các nhà đầu tư cũng phải quan tâm đến các chỉ số dựa trên các đặc điểm cơ bản, lĩnh vực, cổ tức, xu hướng thị trường …. Tất cả những điều này sẽ giúp nhà nhà đầu tư xác định các quỹ đầu tư phù hợp, cũng như có thể trao đổi các mục tiêu và kỳ vọng đầu tư này cho một cố vấn tài chính hay 1 quỹ nào đó mà họ muốn tham gia.
  • Ngoài ra, khi tìm hiểu điểm chuẩn Benchmark còn giúp xem xét mức độ phản ánh rủi ro mà nhà đầu tư có thể chấp nhận.

Trong thế giới kinh doanh phát triển nhanh ngày nay, các công ty cần liên tục cải thiện hiệu suất của mình để duy trì tính cạnh tranh. So sánh chuẩn cung cấp một công cụ có giá trị cho các công ty để xác định các lĩnh vực cần cải thiện, đặt mục tiêu hiệu suất thực tế và cải thiện quy trình của họ.

Bằng cách so sánh KPI của họ với KPI của các công ty hoặc tổ chức thành công khác, các công ty có thể xác định các phương pháp hay nhất và áp dụng chúng để cải thiện hiệu suất của chính họ. So sánh chuẩn cũng giúp các công ty duy trì tính cạnh tranh bằng cách hiểu các tiêu chuẩn ngành và các phương pháp hay nhất của các công ty thành công. Nói tóm lại, đo điểm chuẩn là một công cụ thiết yếu cho các công ty muốn dẫn đầu đối thủ cạnh tranh và liên tục cải thiện hiệu suất của họ.

3. 5 bước thực hiện Benchmark

Lập kế hoạch

Giai đoạn đầu tiên cũng như quan trọng nhất khi thực hiện Benchmarking là lập kế hoạch. Việc lập kế hoạch bao gồm đưa ra những gì doanh nghiệp muốn cải thiện, đối thủ cạnh tranh cần so sánh và mục tiêu đạt được. Chỉ khi bước này được hoàn thành, bạn mới có thể chuyển sang bước tiếp theo.

Thu thập thông tin

Sau khi đã lập kế hoạch, bước tiếp theo là thu thập thông tin về các quy trình mà đối thủ cạnh tranh đang thực hiện. 

Ví dụ, nếu bạn đang tìm cách cải thiện mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ của mình, bạn nên hiểu các quy trình liên quan đến bộ phận, cách xử lý các cuộc gọi và giao tiếp, đồng thời tìm ra sự khác biệt của nó so với đối thủ cạnh tranh của bạn.

Phân tích dữ liệu

Sau khi đã thu thập những thông tin cần thiết, bạn đã có thể bắt đầu phân tích những hạn chế mà doanh nghiệp đang mắc phải. Tuy nhiên, bạn cần hiểu là không có một doanh nghiệp nào hoàn hảo và cần phân tích với thái độ khách quan nhất. Sau khi phát hiện những điểm yếu cố hữu, bạn hãy đưa ra một số giải phải để cải thiện chúng.

Bắt đầu thực hiện

Việc trình bày những điểm yếu không phải là việc đơn giản, đặc biệt là khi bạn đang đề xuất những thay đổi. Thu thập và phân tích thông tin chỉ có giá trị khi bạn có thể thực hiện các thay đổi và cải thiện hiệu suất hoạt động của công ty cũng như đạt được mục tiêu ban đầu khi lập kế hoạch.

Giám sát hoạt động

Việc giám sát nhằm xác định mức độ thành công của kế hoạch. Giai đoạn thực hiện sẽ có các chỉ số và mục tiêu để thành công trong một khung thời gian nhất định. Vì vậy, giám sát là cách duy nhất để biết hiệu quả của những thay đổi. Thời gian giám sát tùy thuộc vào những kết quả mà bạn mong muốn.

Benchmarking là một quy trình rất cần thiết để các doanh nghiệp cải tiến hoạt động kinh doanh. Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về Benchmarking, hy vọng bạn có thể áp dụng quy trình này thành công nhé!

cac buoc thuc hien
Các bước thực hiện Benchmark

Xem thêm:

  • Nến Doji là gì? Cách giao dịch hiệu quả trong chứng khoán 
  • Nến Pin Bar là gì? Chi tiết cách nhận biết các loại nến

4. Câu hỏi thường gặp

Có một chỉ số Benchmark chung nào đó mang tính đại diện hay không?  

Câu trả lời phù hợp là KHÔNG. Tuỳ vào từng bối cảnh, chiến lược hay phạm vi, Benchmark có thể được tính toán theo những cách khác nhau hay mang những ý nghĩa khác nhau.

CPU Benchmark là gì?  

CPU Benchmark là những bài kiểm tra được xây dựng với mục đích đẩy mạnh hiệu suất hoạt động của thiết bị công nghệ lên mức tối đa nhằm thấy được giới hạn sức mạnh mà thiết bị đạt được. Nhờ thúc đẩy hiệu năng đến mức cao nhất, chỉ số CPU Benchmark được xem là công cụ để đo sức mạnh phần cứng thay vì buộc người dùng phán đoán dựa trên thông số kỹ thuật.

Performance Benchmark là gì?  

Performance Benchmark là tiêu chuẩn đánh giá hiệu suất ví dụ như hiệu suất làm việc của nhân viên, doanh nghiệp sử dụng các tiêu chuẩn đánh giá chung để đánh giá hiệu suất hay kết quả hoàn thành công việc của một nhân viên nào đó. Tuỳ thuộc vào từng đối tượng (sự vật, hiện tượng…) cụ thể, Performance Benchmark mang những ý nghĩa hay chỉ số khác nhau.

Mục tiêu chính của điểm Benchmark là gì?  

Như Marketing Trips đã phân tích ở trên, mục tiêu chính khi áp dụng các điểm Benchmark là đánh giá hiệu suất hay kết quả một cách khách quan và chính xác. Thay vì tổ chức tự đưa ra các tiêu chuẩn đánh giá mang tính chủ quan cá nhân thiếu chính xác, việc dựa trên Benchmark sẽ khách quan hơn vì nó là điểm tham chiếu trung bình chung (của ngành).

Competitor Benchmark là gì?  

Là điểm Benchmark của đối thủ, các doanh nghiệp có thể sử dụng chỉ số này của đối thủ để so sánh với hiệu suất của doanh nghiệp mình (trong từng hạng mục cụ thể).

Cho dù bạn đang làm việc trong lĩnh vực nào đi chăng nữa, việc đánh giá mức độ hiệu quả dựa trên một chỉ số mang tính tiêu chuẩn chung (gọi là Benchmark) là điều hết sức cần thiết. Cảm ơn bạn đã quan tâm đến bài viết Benchmark là gì?”

Fergal Nguyễn
Tác giả Fergal Nguyễn Chuyên gia tài chính

FERGAL NGUYỄN LÀ AI?

Chào mọi người, tôi tên thật là Nguyễn Trường. Tôi là một người yêu thích về phân tích những con số và biểu đồ chỉ số tăng giảm của thị trường. Với hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh lực tài chính doanh nghiệp, ngân hàng, đầu tư và chứng khoán mình mong muốn giúp mọi người tiếp cận với những kiến thức tài chính kinh doanh đồng thời cập nhật những thông tin mới nhất trên thị trường tài chính Việt Nam và Quốc tế.

TẦM NHÌN TƯƠNG LAI

Với sứ mệnh truyền tải một kho kiến thức khổng lồ về mảng tài chính doanh nghiệp, ngân hàng và các kiến thức về chứng khoán, đầu tư tới mọi người trên mọi miền Tổ quốc Việt Nam.

Qua đó chia sẻ, đưa ra cái nhìn khách quan nhất để bạn đọc có kế hoạch quản lý tài chính và đầu tư an toàn, hiệu quả.

MỤC TIÊU:

  • Năm 2022: Xây dựng và phát triển thành kênh kiến thức trực tuyến chính xác, uy tín nhất.
  • Năm 2023: Trở thành sợi dây gắn kết giữa doanh nghiệp và người dùng
  • Năm 2024: Là đối tác của các ngân hàng lớn tại Việt Nam: Agribank, Techcombank,...

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Website: https://citinews.org/

Email: infofergalnguyen@gmail.com

Facebook: https://www.facebook.com/nguyenfergal/

Twitter: https://twitter.com/fergalnguyen

Địa chỉ: 55 Đường Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Số điện thoại: 0981.690.369

Bài viết trước Kvb Prime là gì? Những lợi thế khi sử dụng ứng dụng Kvb Prime

Kvb Prime là gì? Những lợi thế khi sử dụng ứng dụng Kvb Prime

Bài viết tiếp theo

Các loại tài khoản FxPro và những điều Trader cần lưu ý

Các loại tài khoản FxPro và những điều Trader cần lưu ý
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo