Bệnh hôi miệng gây trở ngại giao tiếp và cách điều trị tận gốc

09.01.2019 - 08:40

Có nhiều người ngại giao tiếp, tự ti mặc cảm vì bệnh hôi miệng của mình. Căn bệnh hôi miệng đã gián tiếp gây ra những trở ngại giao tiếp của con người với nhau. Vậy cách trị bệnh hôi miệng triệt để ra sao? Hay có những cách chữa bệnh hôi miệng nào vừa đơn giản lại vừa hiệu quả? Mọi người hãy cùng em tìm hiểu thông tin đó tai bài viết này nhé.

Hơi thở có mùi đôi khi chính là nguyên nhân khiến chúng ta bị xa lánh dù biểu hiện của người xung quanh không rõ rệt. Cũng có một số anh chị em đau đầu vì thử nhiều cách chữa bệnh hôi miệng hiệu quả mà không hết. Vì vậy em đã tổng hợp bài viết này để mọi người có thể hiểu biết về bệnh hôi miệng cũng như có phương pháp điều trị hiệu quả.

1. Nguyên nhân gây bệnh hôi miệng

Do các bệnh lý về răng

benh-hoi-mieng-gay-tro-ngai-giao-tiep-va-cach-dieu-tri-tan-goc-1

Người mắc các bệnh lý về răng có thể bị hôi miệng.

Những bệnh lý về răng miệng là một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng hôi miệng, đặc biệt là khi răng bị nhiễm trùng và bị sâu.

Nhiễm trùng và sâu răng là điều kiện thuận lợi giúp các vi khuẩn trú ẩn, sinh sôi phát triển mạnh, các thức ăn thừa còn đọng lại trên các lỗ hổng của răng bị phân hủy khiến hơi thở bạn có mùi hôi khó chịu. Hoặc do tủy răng hoại tử, không làm sạch cao răng, mắc bệnh viêm lợi, ung thư miệng, tổn thương miệng… là những nguyên nhân khiến miệng bốc mùi hôi.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Coi chừng nếu trẻ em bị bệnh viêm đường hô hấp trên

Do các mảng bám ở lưỡi

benh-hoi-mieng-gay-tro-ngai-giao-tiep-va-cach-dieu-tri-tan-goc-2

Mảng bám ở lưỡi gây hôi miệng.

Mảng bám lưỡi bao gồm các tế bảo biểu mô trong miệng, thức ăn thừa, xác tế bào bạch cầu và cả vi khuẩn, vùng lưỡi có các vết nứt tạo ra môi trường ít oxy, làm ngăn cản hoạt động của tuyến nước bọt và đây chính là điều kiện giúp cho vi khuẩn kị khí phát sinh. Mảng bám lưỡi được xem là nguyên nhân chính từ miệng gây nên bệnh hôi miệng, đây là nguồn gốc sản sinh ra các hợp chất lưu huỳnh bay hơi ở cả người khỏe mạnh và người bị bệnh quanh răng.

Do khô miệng

Tình trạng khô miệng xảy ra khi nước miếng giảm trên 50% mức độ bình thường. Nước miếng có nhiệm vụ giữ miệng ẩm, giúp tiêu hóa thực phẩm, giảm các thay đổi về tính acid trong miệng và tiêu hóa tinh bột. Khi tính acid miệng cao thì vi khuẩn tăng sinh nhiều hơn. Khô miệng có thể là do tuyến nước bọt kém họat động, tê liệt giây thần kinh mặt thứ VII, khô nước, thở bằng miệng, tuổi già, thiếu sinh tố, mãn kinh hoặc trong các bệnh tổng quát như tiểu đường, thiếu hồng cầu, đa xơ cứng, liệt kháng AIDS…

benh-hoi-mieng-gay-tro-ngai-giao-tiep-va-cach-dieu-tri-tan-goc-3

Khô miệng cũng là một nguyên nhân khiến anh chị em hôi miệng.

Do ăn uống không lành mạnh

Khi nói chuyện mùi hôi bay ra từ các mùi thực phẩm bạn vừa dùng và chỉ những thực phẩm có mùi nồng mới để lại mùi hôi này như tỏi, hành lá, hành củ,… hoặc với những người thường xuyên sử dụng thuốc lá, rượu bia thì mùi hôi càng nặng và dễ nhận biết hơn.

XEM THÊM: Coi chừng với dị ứng sữa bò ở trẻ em

Do đường tiêu hóa

Nguyên nhân xuất phát từ đường tiêu hóa cũng là nguyên nhân khiến nhiều người bị phải bệnh hôi miệng, bởi các ảnh hưởng từ các bệnh trào ngược dạ dày thực quản, hẹp khoang miệng, khi ợ hơi sẽ có mùi hôi từ dạ dày lên thực quản và bốc mùi hôi ra từ miệng. Ngoài ra, một số bệnh khiến hôi miệng như: viêm dạ dày, dạ dày, ợ hơi, ợ chua, trào ngược dạ dày, đầy hơi chướng bụng, táo bón…

Do đường hô hấp

benh-hoi-mieng-gay-tro-ngai-giao-tiep-va-cach-dieu-tri-tan-goc-4

Người bị bệnh đường hô hấp có khả năng bị hôi miệng.

Theo nghiên cứu cho thấy, những người có tiền sử bệnh viêm xoang, viêm amidan, viêm họng là nguyên nhân gây ra bệnh lí hôi miệng. Mà đặc biệt là bệnh amidan, một số người có sỏi amidan “tonsilloliths” lúc ho cũng phát ra mùi hôi rất khó chịu. Sỏi amidan chứa các vi khuẩn kị khí Eubacterium, Fusobacterium, Porphyromonas và Prevotella sản sinh ra khí sunfua dễ bay hơi – chính xác thì mùi hôi thối khi nói chuyện bay ra.

Ngoài những nguyên nhân trên, hôi miệng còn do nhiều nguyên nhân khác như mắc các bệnh ung thư phải điều trị thuốc, do ảnh hưởng của tâm lí, do mắc các bệnh gan, thận, tiểu đường,…

2. Ảnh hưởng của bệnh hôi miệng

Hơi thở miệng nặng mùi là một vấn đề không mấy xa lạ đối với những người trong ngành nha và hầu hết tất cả mọi người. Đa số những người bị hôi miệng có thể mắc hôi miệng tại một thời điểm và có thể tái phát lại ở một thời điểm khác. Có những trường hợp người bệnh không phát hiện ra mùi hôi của chính mình. Hội miệng xảy ra ở mọi lứa tuổi mứa độ nặng nhẹ tùy vào nguyên nhân gây bệnh.

Hôi miệng không ảnh hưởng tới sức khỏe con người, nhưng nó lại gây nên những biến đổi về tâm lý không đáng có cho người bệnh. Người bị hôi miệng do biết hơi thở qua miệng của mình nặng mùi thường rất mặc cảm khi nói chuyện với những người xung quanh. Thậm chí có những người vì sợ người phát hiện ra mùi hôi của mình đã hạn chế tới mức tối thiểu việc giao tiếp hằng ngày. Điều này ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng tới đời sống tinh thần, cũng như những mối quan hệ xã giao của người bệnh.

Còn đối với những người xung quanh người bị hôi miệng, mùi hôi sẽ khiến họ khó chịu trong giao tiếp và có thể gây ra những phản ứng như né tránh, xa lánh người bị hôi miệng. Đối với những người bị hôi miệng nặng, ngay cả những người xung quanh họ cũng cảm thấy rất khó khăn khi giao tiếp hằng ngày với nhau.

 3. Chữa bệnh hôi miệng đơn giản

Đánh răng hàng ngày sau mỗi bữa ăn, ít nhất là vệ sinh đều đặn 3 lần/1 ngày nhé. Sau khi đánh răng bạn nên dùng chỉ nha khoa làm sạch các kẽ răng để loại bỏ các mảng bám trong chân răng.

Cạo lưỡi hàng ngày, cạo ở cả ở phần sau lưỡi nhé các bạn để tẩy sạch vi khuẩn thức ăn thừa.

Uống 2 lít nước/1 ngày để tránh miệng bị khô. Hạn chế dùng rượu, bia, cafe, thuốc lá.

Thường xuyên nhai kẹo sinh gum không đường để tăng tuyến nước bọt giúp diệt khuẩn và tránh khô miệng.

Súc miệng hàng ngày bằng nước muối sau các bữa ăn. Rất đơn giản dễ làm và tác dụng chữa hôi miệng thì khá hiệu quả đấy.

4. Các bài thuốc chữa hôi miệng tận gốc

Chữa hôi miệng bằng quả chanh

benh-hoi-mieng-gay-tro-ngai-giao-tiep-va-cach-dieu-tri-tan-goc-5

Chanh mật ong giúp trị bệnh hôi miệng.

Ít ai biết, quả chanh là thuốc chữa hôi miệng. Trong chanh có hàm lượng aixit cao, giúp làm sạch khoang miệng. Sử dụng dung dịch nước cốt chanh và mật ong uống hàng ngày để có hơi thở thơm mát. Ngoài ra, súc miệng bằng nước cốt chanh vào mỗi buổi sáng cũng là biện pháp chữa hôi miệng nhanh.

Hỗn hợp chanh – muối: Đây là thuốc chữa hôi miệng mà bạn có thể tự làm tại nhà. Nước cốt chanh và muối, pha với nước lọc nếu bạn không chịu được độ chua của chanh và dùng làm nước súc miệng hàng ngày.

Lá bạc hà chữa bệnh hôi miệng

Với tính mát, thơm mát, từ lâu bạc hà được sử dụng làm thuốc chữa bệnh hôi miệng. Có nhiều bài thuốc được bào chế từ lá bạc hà. Dùng lá bạc hà tươi, càng già càng tốt, giã dập, lấy nước cốt. Hòa với nước lọc theo tỉ lệ 1: 3. Dùng làm nước súc miệng hàng ngày.

benh-hoi-mieng-gay-tro-ngai-giao-tiep-va-cach-dieu-tri-tan-goc-6

Lá bạc hà có tác dụng chữa hôi miệng.

Chữa hôi miệng bằng tinh dầu cây tràm

Là loại cây mọc chủ yếu ở miền Trung, miền Nam nước ta, tinh dầu cây tram là thuốc bệnh chữa hôi miệng hiệu quả nhất theo nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh. Tinh dầu cây tràm có tính sát khuẩn cao giúp loại bỏ những vi khuẩn gây mùi trong khoang miệng. Đồng thời, hương thơm dịu nhẹ của tinh dầu tram khiến hơi thở của bạn thơm mát.

Cách dùng: Nhỏ một – hai giọt tinh dầu tram vào bàn chải đánh răng, chải răng hàng ngày. Bên cạnh đó, hỗn hợp tinh dầu tram và nước cốt bạc hà – thuốc chữa bệnh hôi miệng nhanh chóng.

benh-hoi-mieng-gay-tro-ngai-giao-tiep-va-cach-dieu-tri-tan-goc-7

Tinh dầu cây tràm.

Chữa hôi miệng bằng đinh hương

Một trong những công dụng của đinh hương là làm thuốc chữa bệnh hôi miệng. Cây đinh hương có tính khử trùng tốt, tốt cho sức khỏe răng –miệng và đang được các bác sĩ nha khoa khuyên dùng.

Cách dùng: Ngâm những mảnh đinh hương xe nhỏ cho mềm. Sau đó, cho vào miệng ngậm, nhai khoảng 1- 1.5 phút. Làm như vậy nhiều lần trong ngày và khoảng vài tháng, bạn sẽ nhận được kết quả đáng kinh ngạc.

Rau mùi tây

Trong rau mùi tây chứa nhiều chất diệp lục có khả năng hạn chế các tác nhân gây mùi ở khoang miệng. Dùng lá mùi tây nhúng trong giấm và nhai trong khoảng 2 phút. Bên cạnh đó, bạn có thể lấy nước ép của lá mùi tây để ngậm.

benh-hoi-mieng-gay-tro-ngai-giao-tiep-va-cach-dieu-tri-tan-goc-8

Rau mùi tây chữa hôi miệng.

Ngoài các loại thực phẩm trên còn có: trà, rau thì là, bột nở….cũng là thuốc chữa bệnh hôi miệng trong dân gian thường sử dụng. Cùng với việc sử dụng thuốc chữa hôi miệng, bạn nên vệ sinh răng miệng đúng cách và sạch sẽ để ngăn chặn bệnh hôi miệng.

Mật ong trị hôi miệng

Công thức này đặc biệt hiệu quả với bệnh hôi miệng do bao tử bị nhiệt gây ra đấy!

Lưu ý:

  • Công thức được sử dụng 2 lần/ngày.
  • Đừng quên thử một phần nhỏ hỗn hợp trước khi sử dụng để đảm bảo mình không bị dị ứng với thành phần nào nhé!

 5. Bài thuốc trị hôi miệng theo Đông Y

Trao đổi với chúng tôi, Thạc sĩ Đông y Vũ Quốc Trung - Phòng chẩn trị y học cổ truyền Chùa Cảm Ứng, Láng Hạ, Hà Nội cho biết, nguyên nhân gây hôi miệng là do hở tâm vị. Dạ dày là khối khép kín và được đóng mở bởi tâm vị ở trên và môn vị ở dưới. Khi rối loạn đóng mở tâm vị thì các dịch tiêt ra từ thức ăn ở dạ dày sẽ trào ngược lên thực quản rồi lên miệng. Thức ăn ứ đọng, dịch vị từ dạ dày... gây nên mùi hôi khó chịu. Lâu ngày, mùi hôi còn gây ra các hội chứng như hôi miệng và các dấu hiệu ở lưỡi như rêu nhiều, vàng.

Nếu nguyên nhân hôi miệng là do hở tâm vị, để xử lý mùi hôi triệt để nhất cần điều trị dứt điểm việc rối loạn đóng mở van tâm vị ở dạ dày. Việc này, có thể sử dụng bài thuốc Đông y hoặc Tây y tùy theo từng người.

Theo bác sĩ Trung, bài thuốc trị hôi miệng gồm đinh hương 15g, cam thảo 90g, tế tân 45g, quế tâm 45g, xuyên khung 30g. Tất cả tán thành bột mịn, trộn mật ong tán nhuyễn làm thành viên. Hằng ngày trước khi đi ngủ uống 5g. Ngoài ra, có thể dùng hương liệu xúc miệng như hương nhu 40g sắc với 200ml lít nước, cô đặc lại dùng để súc miệng hàng ngày. Nên dùng vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Ngậm một lúc rồi nhổ ra.
Còn Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên Giám đốc BV Tai, Mũi, Họng Trung ương cho biết, hôi miệng còn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác. 50% các bệnh về tai, mũi, họng và 90% bệnh về răng, lợi có kèm theo triệu chứng hôi miệng.

Người bị viêm amidan và viêm xoang cũng gây ra triệu chứng hôi miệng. Bởi những người bị viêm amidan, viêm xoang rất hay có đờm, túi mủ ở trong họng, mũi. Đây chính là ổ chứa của hàng nghìn con vi khuẩn. Nếu không được chữa trị kịp thời, các vi khuẩn này có thể xâm nhập qua đường họng vào máu gây biến chứng nguy hiểm như viêm khớp, viêm cầu thận...

Đối với trường hợp bị hôi miệng do viêm xoang, bác sĩ Trung cho biết bệnh viêm xoang là bệnh là ở can, tỳ và vị. Khi tỳ bị suy yếu thì nước dịch kết lại thành đờm, đờm này hợp với phong hỏa của can và vị thành đờm đặc quánh bám lại ở vùng cuống họng và xoang khiến khi ăn uống thức ăn dễ bị bám lại và gây ra mùi hôi.

Bài thuốc trị hôi miệng do xoang có thể dụng bạc hà 240g, xuyên khung 120g, kinh giới (bỏ cành, chỉ dùng lá) 120g, tế tân 40g, phòng phong 45g, bạch chỉ 60g, khương hoạt 60g, chích cam thảo 60g, tất cả tán bột mịn, ngày dùng 1 lần, mỗi lần 1 thìa café cho chút nước nóng vào làm thành bánh thuốc đặc, ngậm vào miệng mỗi buổi sáng, sau khi ngậm một lúc thì nuốt luôn thuốc.

Trên đây là tất cả những thông tin về bệnh hôi miệng cũng như cách chữa trị bệnh hôi miệng hiệu quả mà em đã nghiên cứu và tổng hợp. Chúc các anh chị em có một hơi thở thơm mát "mọi lúc mọi nơi".

0/5 - (0 bình chọn)

Được viết bởi

Ban biên tập Chanh Tươi Là một đội ngũ gồm các biên tập viên và chuyên gia có kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng về các sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng. Ban biên tập Chanh Tươi luôn nghiên cứu kỹ lưỡng, ...
img_avatar

Bình luận

Binh Nguyen

cảm ơn bài viết, qua bài viết mình hiểu hơn về nguyên nhân gây hôi miệng, mình cũng có tìm hiểu được 1 cách trị hôi miệng qua video này cách bạn bấm vào cách trị hôi miệng bằng nước vo gạo 

Để xem cách trị hôi miệng nhé

  • 0 Thích

  • Trả lời

  • 06:33 11/06/2019
img-avatar