Các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh mẹ cần phải biết để bé phát triển tốt

01.10.2022 - 09:37

Trẻ em có hệ miễn dịch và sức đề kháng yếu nên rất dễ mắc bệnh đặc biệt là trong thời điểm giao mùa như hiện nay. Mẹ hãy note ngay các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh trong bài viết này để nhận biết và có biện pháp xử lý kịp thời nhé!

CÁC BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH

Huyết tán

- Nguyên nhân: Do nhóm máu của mẹ và thai nhi không tương thích

- Triệu chứng: Bé bị thiếu máu, vàng da

bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh

Khi trẻ sơ sinh bị huyết tán, da sẽ vàng và bị thiếu máu

- Các biện pháp điều trị:

  • Hiện nay các bác sĩ thường thực hiện truyền máu để giữ cho lượng dự trữ sắt ở mức bình thường và thay máu sẽ giúp loại bỏ các kháng thể anti-D và các tế bào hồng cầu mới sẽ có thể hoạt động như bình thường.
  • Bên cạnh đó, huyết tán cũng có thể điều trị bằng đèn chiếu và giám sát chặt chẽ nồng độ sắt và bilirubin trong máu. Lượng bilirubin cao có thể vượt qua máu di chuyển đến não và gây tổn thương não.

- Cách phòng tránh: Bệnh Rhesus có thể được ngăn chặn khi người mẹ mang Rh-âm được tiêm một hợp chất đặc biệt gọi là kháng thể anti-D, trong vòng 72 giờ sau khi sinh em bé. Nó sẽ giúp ngăn cản cơ thể người mẹ sản xuất kháng thể kháng Rh-dương có khả năng gây ra các vấn đề cho những lần mang thai tiếp theo. Mặc dù vậy, với các bà mẹ có Rh-âm thì việc xét nghiệm máu để xác định mức độ kháng thể anti-D sẽ được thực hiện định kỳ trong suốt các thai kỳ tiếp theo.

Hăm tã

- Triệu chứng: Bệnh trải qua nhiều cấp độ. Ban đầu làn da bé sẽ có những vết ửng đỏ, sau rộp nước ở vùng mông, bẹn.

- Nguyên nhân: Dùng tã quá nhiều, tã quá chật, vệ sinh không sạch sẽ. Có thể nói đây là một trong các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh, bệnh ngoài da phổ biến nhất ở trẻ.

- Điều trị:

  • Rửa sạch mông, bẹn hàng ngày cho bé, lau khô da và thoa kem trị hăm tã cho trẻ
  • Ngoài ra để phòng ngừa hăm tã ở trẻ. mẹ cần vệ sinh vùng mông, bẹn cho trẻ sau mỗi lần đi vệ sinh, để mông bé thoáng mát. Bên cạnh đó, hãy sử dụng tã lót ít dùng chất tạo mùi, ít hóa chất và nhớ phải thay đã thường xuyên.

Tham khảo: Kem chống hăm tã cho bé yêu tốt nhất <<<

Rốn lồi

Đây là một trong các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh. Khi bé bị rốn lồi các mô phình ra ở khu vực quanh rốn, rốn lồi ra khó rõ. Trẻ không bị đau đâu nhé! Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do thoạt vị rốn khiến 1 phần nội tạc rời khỏi vị trí ban đầu. Bệnh này thường gặp ở các bé sinh non hoặc nhẹ cân.

bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh

- Bệnh lồi rốn có nguy hiểm không?

Bệnh lồi rốn ở trẻ sơ sinh không đáng lo ngại vì thông thường bệnh có thể tự khỏi, cơ thể bé sẽ dần thích nghi và trở về trạng thái bình thường. Bệnh chỉ nguy hiểm nếu một phần của ruột lồng vào trong khối thoát vị và bị nghẹt không nhụ động ra ngoài được, máu không được lưu thông, lâu ngày khiến bé bị hoại tử ruột, thậm chí nhiễm trùng ổ bụng. Biểu hiện của tình trạng này là trẻ đau bụng, quấy khóc, nôn mửa. Khi đó, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu ngay.

- Cách điều trị bệnh lồi rốn ở trẻ

Nếu bệnh không tự lành, mẹ cũng không nên tác động gì đến vùng này hoặc áp dụng các biện pháp dân gian như dán đồng xu lên vùng thoát vị vì rốn sẽ rất nguy hiể. Đây là vùng rất nhạy cảm trên cơ thể nên các bạn cẩn thận.

Nếu sau 3-4 năm, hiện tượng này không biến mất, bạn có thể đưa bé đến bệnh viện kiểm tra, bác sĩ sẽ đẩy khối thoát vị vào ổ bụng 1 cách dễ dàng. Với những khối thoát vị lớn, khiến trẻ bị đau sẽ phải can thiệp bằng phẫu thuật. Bố mẹ hãy đưa bé đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Bệnh tưa lưỡi

- Triệu chứng: Lưỡi trẻ xuất hiện các mảng trắng, hoặc vết loét nhỏ khiến trẻ biếng ăn, lười bú. Các vết tưa lưỡi có thể phát triển sang niêm mạc má, vòm miệng làm trẻ đau đơn.

- Nguyên nhân: Nấm, vi khuẩn, virus.

bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh

- Cách điều trị:

+ Trường hợp nhẹ: Nếu bé mới bị, mẹ có thể đánh tưa lưỡi cho bé bằng cách:

  • Rửa tay sạch bằng dung dịch sát khuẩn để đảm bảo vô trùng;
  • Cho trẻ nằm cố định trên giường hoặc bế trẻ nếu như trẻ không hợp tác;
  • Sử dụng miếng gạc mềm quấn quanh đầu ngón tay trỏ một lượt hoặc đeo miếng gạc tưa lưỡi dạng ống vô trùng;
  • Nhúng ngón tay có gạc vào dung dịch Nystatin 500.000 đơn vị đã được pha sẵn chuẩn bị trước đó rồi chạm nhẹ vào môi dưới của trẻ để trẻ mở miệng. Đưa nhẹ ngón tay quấn gạc vào mặt trên của lưỡi, lau từ trong ra ngoài một lượt rồi thay miếng gạc khác. Làm lặp lại lần 2 nếu như trẻ có nhiều mảng tưa lưỡi;
  • Thay miếng gạc khác để lau mặt trong 2 bên má, trên vòm miệng, vùng nướu với các vị trí khác trong khoang miệng của trẻ;

+ Điều trị bằng thuốc: Nếu tình trạng của bé nghiêm trọng, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ kiểm tra. Họ sẽ kê đơn thuốc để điều trị cho bé.

- Các phòng tránh: Hãy rơ lưỡi hàng ngày cho bé, đảm bảo vệ sinh răng miệng cho bé tốt nhất! 

Nhiễm trùng hô hấp

- Biểu hiện: Bé bị sốt, ho, sổ mũi, nghẹt mũi, thở khò khè, Nếu bệnh nặng, bé sẽ thở nhanh, sốt cao, co giật, người tím tái.

- Nguyên nhân: Do nhiễm lạnh, ô nhiễm không khí hoặc lây từ người khác.

bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh

- Cách phòng ngừa: Đây là các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh nên các mẹ cần chú ý 1 số vấn đề sau để phòng ngừa bệnh cho bé:

  • Sắp xếp phòng ở: Phòng của bé cần được dọn dẹp sạch sẽ và gọn gàng.
  • Lưu ý khi sử dụng máy điều hòa: Điều chỉnh ở nhiệt độ khoảng 25 - 26 độ C và nhớ tắt máy lạnh trước khi bé rời khỏi phòng 30 phút để cơ thể bé không bị chênh lệch nhiệt độ quá đột ngột nhé. Có một cách để kiểm tra nhiệt độ phòng đã phù hợp với bé chưa đó là sờ sau gáy và lưng bé. Nếu bé không toát mồ hôi và ngủ ngon thì nhiệt độ phòng phù hợp.
  • Dinh dưỡng: Các bà mẹ cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ bằng cách cho bé bú đủ bữa trong ngày, bổ sung các thực phẩm giúp tăng cường vitamin, DHA, dễ tiêu hóa. Nếu bé đã bước vào giai đoạn ăn dặm, mẹ nên cân đối thực đơn để đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Chăm sóc mũi: Mẹ nên vệ sinh mũi giúp thông thoáng đường thở cho bé bằng các sản phẩm có nguồn gốc từ nước biển sâu. Các bà mẹ không nên dùng các loại nước theo truyền miệng như nước ép tỏi, hành để nhỏ vào mũi trẻ vì sẽ có thể gây bỏng niêm mạc mũi khiến bệnh viêm đường hô hấp trở nên trầm trọng hơn.

>>> Top 5 dụng cụ hút mũi cho trẻ sơ sinh nào tốt nhất hiện nay <<<

Nấc cụt

- Triệu chứng: Trẻ nấc liên tục, có thể bị nấc hơn 3 lần/ ngày, mỗi lần kéo dài khoảng 3 phút

- Nguyên nhân: Đây là một hiện tượng thường xuyên xảy ra, hay gặp ở các trẻ dưới 1 tuổi. Có rất nhiều nguyên nhân như:

  • Em bé bú quá no, trẻ nuốt nhiều không khí nhất là sau bú bình. Vì khi bú bình không đúng cách khiến cho bé nuốt được một lượng khí đáng kể vào dạ dày. Khi đạt vượt ngưỡng chịu đựng của dạ dày, nó tạo kích thích khiến cơ hoành bị co thắt và tạo tiếng nấc.
  • Trào ngược dạ dày: Khi xuất hiện nấc có thể là do axit trong dạ dày đang đi ngược vào thực quản. Đây là nguyên nhân phổ biến vì cơ quan tiêu hóa của dạ dày chưa được hoàn thiện.
  • Nhiệt độ thay đổi: Khi nền nhiệt thay đổi đột ngột, không khí lạnh đi vào phổi. Điều này có thể tạo ra tiếng nấc.

- Cách điều trị:

  • Cho bé bú sữa: Ở những trẻ trong 6 tháng đầu ngoài sữa không nên cho bé uống thêm bất kỳ nước nào khác. Trong thời gian này, bé bị nấc nên cho bé bú sữa. Đối với trẻ ăn dặm, bạn có thể từ từ cho trẻ uống nước. Đây là một cách chữa nấc hiệu quả ở trẻ sơ sinh.
  • Dùng tay bịt lỗ tai hoặc hai cánh mũi của bé: Bạn có thể dùng hai ngón tay bịt hai bên lỗ tai của bé trong khoảng nửa phút. Sau đó bạn thả tay và khép ha cánh mũi song song với việc bịt miệng trẻ. Bạn thực hiện động tác này từ 10 đến 15 lần. Cách này làm cho cơ hoành bị căng cứng nên không bị co lại giúp làm ngừng cơn nấc.
  • Khóc: Khóc làm giãn thần kinh thực quản và cắt được các kích thích lên cơ hoành. 
    Vỗ lưng: Bé có thể nằm hoặc được bế dựa người. Mẹ dùng bàn tay chụm lại vỗ nhẹ và đặt áo khoác lên lưng trẻ. Cách này giúp bé tránh được trào ngược dày và giúp bé ợ hơi thoát ra ngoài.

bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh

  • Ăn đường: Cũng như người lớn, các hạt đường khi vào đường hầu họng sẽ kích thích niêm mạc dạ dày. Tuy nhiên cách này thường chỉ áp dụng cho trẻ lớn, không được dùng cho trẻ nhũ nhi.
  • Mật Ong: Chỉ cần một vài giọt mật ong cũng giúp cho bé hết nấc. Chú ý khi sử dụng vì trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi thường hay bị dị ứng với mật ong.
  • Thay đổi tư thế bú của bé: Khi trẻ bị nấc nhiều sau bú bình, bạn nên thay đổi tư thế của trẻ để tránh không khí vào.
  • Nếu mẹ đã áp dụng các cách trên mà bé vẫn chưa hết nấc cụt thì mẹ hãy đưa bé đến các cơ sở y tế kiểm tra xem nhé!

Chàm Eczema - Bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh khá nguy hiểm

- Triệu chứng: Da khô, nổi từng mảng, ngứa, mụn nước, bị kích ứng khi tiếp xúc với xà phòng, nước hoa nước bọt hoặc các loại chất tẩy rửa khác. Các mảng này thường xuất hiện ở mặt, đầu, chân tay sau đó lan rộng ra khắp cơ thể.

- Nguyên nhân: Do di truyền, tăng tiết bã nhờn, do bé thường xuyên phải tiếp xúc với bụi bẩn, lông vật nuôi, hóa chất.

- Điều trị:

  • Bố mẹ nên tạo cho bé không gian sống sạch sẽ, không khói bụi, phấn hoa, lông vật nuôi
  • Không sử dụng xà phòng, sữa tắm có độ kiềm mạnh, chất tẩy rửa hoặc bất cứ thứ gì có thể gây kích ứng da.
  • Không nên cho bé tắm nhiều vì làm da bé bị khô

Nghẹt mũi, hắt hơi

Nghẹt mũi là tình trạng khoang mũi có dịch nhầy ngăn bít khiến khoang mũi bị tắc nghẽn gây cản trở đường di chuyển của không khí trong quá trình hô hấp. Nghẹt mũi có thể không khiến trẻ bị chảy nước mũi, vì dịch nhầy xuất hiện ở sâu bên trong nhưng sẽ khiến trẻ khó thở, quấy khóc, đặc biệt là khi nằm ngủ và ăn uống. Khi bị nghẹt mũi trẻ thường bỏ ăn và đòi bế liên tục.

bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh

Dấu hiệu phổ biến ở trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi là sổ mũi, thở khò khè, quấy khóc. Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi rất dễ chuyển thành ho có đờm. Do bé còn quá nhỏ nên không biết khạc đờm ra ngoài dẫn đến tình trạng ho khan, nôn trớ, viêm họng...

- Nguyên nhân: Nhiễm lạnh, cúm, dị ứng với 1 số loại mùi, thực phẩm, phấn hoa hoặc bé tiếp xúc với khói bụi.

- Cách phòng tránh:

  • Vệ sinh nhà cửa, không gian sống sạch sẽ
  • Giữ ấm cho bé cẩn thận, nếu để bé nằm điều hòa thì mẹ cần bổ sung độ ẩm.
  • Vệ sinh điều hòa thường xuyên để không khí không bị ô nhiễm
  • Hạn chế cho bé tiếp xúc với mùi dễ kích ứng, không cho bé chơi gần động vật.
  • Cho bé ăn đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng.

Táo bón

- Triệu chứng: Trẻ trên 1 ngày mới đi nặng, phân rắn, phải tốn nhiều thời gian mới đi vệ sinh được.

- Nguyên nhân: Do mẹ ăn nhiều đô cay, nóng khi cho con bú hoặc sữa công thức chưa phù hợp

- Biện pháp: Điều chỉnh lại thực đơn ăn uống của mẹ, lựa chọn sữa công thức có tính mát như sữa Nan thử xem nhé!

>>> Sữa cho trẻ sơ sinh tăng cân tốt nhất <<< 

Tiêu chảy

- Triệu chứng: Trẻ đi ngoài nhiều, phân lỏng, mùi tanh, trường hơp nặng còn kèm theo máu nữa.

- Nguyên nhân: Do mẹ ăn nhiều thực phẩm có tính hàn hoặc bé bị nhiễm trùng đường tiêu hóa

- Điều trị: Mẹ thay đổi lại thực đơn hàng ngày. Sau khi thay đổi, tình hình không cải thiện, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ ngay.

Nôn trớ

- Triệu chứng: Đây là một trong các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh trong vài tháng đầu. Sau khi bú mẹ, bé thường bị trớ ra sữa màu trắng, vàng hoặc sữa vón cục.

- Nguyên nhân: Mẹ cho bé bú sai tư thế, đặt bé nằm ngay sau khi bú hoặc để bé ăn quá no. Một số trường hợp là do bé chậm nhu động ruột, bị viêm đường hô hấp.

bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh

- Điều trị:

  • Mẹ tìm hiểu lại cách cho bé ti đúng nhất. Mẹ cũng nhớ không bao giờ để bé bú hoặc ăn trong tư thế nằm nhé. Thay vào đó, bé nên được bú trong tư thế cao đầu.
  • Ngoài ra, sau khi cho bé bú xong mẹ không đặt bé nằm ngay, bé cần được bế cao đầu trong 15-20 phút và vỗ lưng cho ợ hơi, rồi mới nằm nghiêng bên trái trên gối hơi cao.
  • Nới lỏng quần áo bé, không nên quấn tã, bỉm quá chặt
  • Bên cạnh đó mẹ không nên ép bé ăn vì sẽ làm bé sợ hãi và nôn trớ nhiều hơn.

Rôm sảy

- Triệu chứng: Xuất hiện mụn nước li ti ở mặt, cánh tay, lưng và cổ của bé

- Nguyên nhân: Do bé tiết nhiều mồ hôi nhưng không thoát hết ra được. Đây là các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh vào ngày hè.

- Điều trị:

  • Điều trị bằng phương pháp điều hòa không khí: Phòng của bé cần không gian thoáng mát, nếu phòng bí hãy sử dụng điều hòa, máy lạnh, quạt điện. Bên cạnh đó mặc quần áo thoáng mát cho bé, không được ủ trẻ quá kỹ hoặc mặc quá nhiều quần áo.
  • Dùng kem trị rôm sảy: chọn sản phẩm lành tính, không gây kích ứng với trẻ
  • Tắm giặt sạch sẽ cho bé hàng ngày: dùng sữa tắm dành riêng cho trẻ sơ sinh, hoặc tắm bằng các bài thuốc dân gian như lá chè xanh, mướp đắng, lá khế...

>>>Danh sách 17 loại sữa tắm cho trẻ sơ sinh tốt nhất năm 2020<<<

Vàng da

- Triệu chứng: vàng da đậm xuất hiện sớm, không hết vàng sau 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ non tháng; mức độ vàng toàn thân, lòng bàn tay, bàn chân và cả kết mạc mắt. Đồng thời với vàng da, có xuất hiện các triệu chứng bất thường khác (trẻ lừ đừ, bỏ bú, co giật...).

- Nguyên nhân: do sự tích tụ của bilirubin, một chất có màu vàng được sinh ra khi các tế bào hồng cầu bị phá vỡ giải phóng ra. Hiện tượng này xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh vì các bé có lượng tế bào hồng cầu cao, các tế bào này thường xuyên bị phá vỡ và được thay mới. Trong khi đó, gan của bé lại chưa đủ trưởng thành để lọc bỏ hết bilirubin khỏi máu vì vậy gây nên vàng da.

- Điều trị: Hầu hết bệnh này sẽ tự khỏi sau 1 thời gian. Nhưng với trường hợp mức bulirubin quá cao thì cần phải can thiệp y tế. Hiện tại có 2 phương pháp: chiếu đèn năng lượng và truyền máu

 Trên đây là những bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh mà các mẹ cần phải chú ý. Hy vọng thông tin trong bài sẽ giúp ích cho mẹ trong quá trình chăm sóc bé!

0/5 - (0 bình chọn)

Được viết bởi

Giới thiệu ngắn về Quỳnh Trang Quỳnh Trang là người đánh giá các sản phẩm mẹ bé của Chanh Tươi Review. Để đánh giá và chia sẻ lời khuyên của mình với những mẹ bỉm sữa khác, cô ấy đã kết hợp kinh ...
img_avatar

Bình luận

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!