Cẩm nang mang thai: Thai nhi 13 tuần tuổi

Quỳnh Trang 13 tháng 12, 2022 - 11:25 (GMT +07)   Cẩm nang mang thai: Thai nhi 13 tuần tuổi

thai nhi 13 tuần tuổi có một bước tiến quan trọng đó là cơ thể thay đổi kích thước một cách nhanh chóng. Chân tay của bé sẽ dài ra để phù hợp với kích thước cơ thể. Do đó những chất dinh dưỡng mẹ bổ sung vào cơ thể ở gian đoạn này có ý nghĩa rất quan trọng, mẹ cần có một chế độ ăn uống hợp lý để con phát triển toàn diện nhất.

Khi thai nhi 13 tuần tuổi  rất nhiều mẹ bi mắc chứng nhiễm trùng đường tiết niệu, tuy nó không phải căn bệnh nguy hiểm nhưng cũng gây cho mẹ không ít phiền toái. Một số mẹ có triệu chứng nặng hơn thì có thể đi khám bác sỹ để đảm bảo an toàn nhất cho cả mẹ và bé.

Sự phát triển của thai nhi 13 tuần tuổi

Thai nhi 13 tuần tuổi có kích thước bằng khoảng trái đào, dài tầm 7,3 cm và có trọng lượng khoảng 23g. Bước qua những tuần đầu tiên của giai đoạn đầu thai kỳ, em bé đã hình thành gần như đầy đủ các bộ phận và sẵn sàng cho giai đoạn tiếp theo của quá trình phát triển. Trong suốt giai đoạn đầu tiên của thai kỳ, hầu hết năng lượng của em bé đều dành cho sự phát triển, từ bây giờ, bé sẽ tập trung hơn vào việc tăng về cả trọng lượng và chiều dài.

cam-nang-mang-thai-thai-nhi-13-tuan-tuoi-2

Trong khoảng 10 tuần tiếp theo, bé sẽ tăng từ khoảng 28g đến gần 400g và chiều dài của bé sẽ tăng gấp đôi. Khuôn mặt của bé lúc này được hình thành rõ nét hơn, mắt tiến dần vào gần nhau trên khuôn mặt, tai đã đứng tại đúng vị trí.

Thai nhi 13 tuần, đầu vẫn là bộ phận lớn nhất cơ thể, nhưng vẫn chưa bằng nửa chiều dài của toàn bộ cơ thể mà chỉ bằng 1/3. Sự tăng trưởng về cơ thể của bé sẽ nhanh hơn khi sự phát triển ở phần đầu chậm lại. Bao phủ xung quanh lớp da của thai nhi là những chiếc lông tơ nhẹ bắt đầu xuất hiện. Những dấu vân tay đã hình thành trên ngón tay, thận đã hoàn thiện chức năng của mình bởi nếu thai nhi chẳng may nuốt phải dịch nước ối, thận sẽ bài tiết ra ngoài giống như khi bé đã ra đời.

Thai nhi 13 tuần tuổi, bộ phận sinh dục bên ngoài phát triển đến mức lúc này nếu siêu âm đã có thể xác định được khá chính xác giới tính của thai nhi. Bé cũng có thể đưa ngón tay cái được vào miệng. Đây là phản xạ được hình thành từ khi trong bụng mẹ, sau này vừa chào đời bé đã có thể mút bình sữa hoặc ti mẹ.

XEM THÊM: Cẩm nang mang thai: Thai nhi 8 tuần tuổi

Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi thai nhi 13 tuần tuổi

Mẹ có thể thấy bụng mình phát triển to hơn một chút, hoặc cũng có thể không, nhưng chắc chắn lúc này mẹ đã có cảm giác rõ ràng là mình có thai. Mỗi khi đứng lâu một chút, mẹ có thể thấy chân và lưng hơi đau. Chưa đến lúc phải lệt bệt, nhưng bạn cũng đã có thể thay đổi tướng đi một chút so với trước đây.

cam-nang-mang-thai-thai-nhi-13-tuan-tuoi-3

Các mẹ cũng cần phải thay đổi thói quen nằm ngủ để có một tư thế thoải mái hơn. Nếu trước đây mẹ thường ngủ sấp thì lúc này mẹ sẽ thấy khó khăn hơn vì sẽ bị cấn ở bụng. Vì vậy, hãy cân nhắc việc mua một chiếc gối dài để bạn có thể cuộn vòng quanh người và chân. Bạn sẽ thấy nó đáng đồng tiền vì điều này sẽ giúp bạn có được giấc ngủ ngon cho đến những tuần cuối của thai kỳ.

Những thay đổi về mặt thể chất khi mang thai tuần 13

  • Không có gì ngạc nhiên nếu giày bạn trở nên chật chội hơn. Không phải bạn đang tưởng tượng đâu, đó là do progesterone, loại hoóc môn quan trọng của thai kỳ, đang tăng lên để giúp làm thư giãn các dây chằng ở vùng xương chậu của bạn, cũng như có những ảnh hưởng tích cực khác. Đến cuối thai kỳ, bạn sẽ thấy kích cỡ giày của mình tăng lên ít nhất là một nửa size, hoặc thậm chí có thể hơn.
  • Hãy chuẩn bị giấy thấm. Đừng lo lắng nếu thấy bị chảy máu mũi mặc dù trước đó bạn chưa từng bị. Các tĩnh mạch căng lên sẽ làm cho bạn dễ bị sổ mũi, nghẹt mũi, và chảy máu mũi. Chảy máu mũi thường sẽ tự hết, nhưng quan trọng là bạn không nên hoảng sợ, hãy ngồi nghỉ cho đến khi nó hết.
  • Bạn có để ý thấy da mình đẹp hơn rồi không? Đám mụn dường như đã đi đâu hết, và da mặt không còn bị lốm đốm nữa. Hãy chú ý vệ sinh mặt sạch sẽ và dưỡng ẩm như bạn vẫn thường làm. Lúc này, bạn có thể thấy da mình hơi nhờn hơn, vì vậy, cần phải thay đổi loại kem dưỡng ẩm cho phù hợp.
  • Ngực có lẽ vẫn là nơi bạn cảm thấy có nhiều thay đổi rõ nhất vào lúc này. Nó dường như thay đổi hoàn toàn, cảm giác nặng hơn, nhạy cảm hơn, và đau nhức hơn. Nếu thấy áo ngực đang sử dụng có vẻ không đủ thoải mái thì bạn nên sắm loại áo dành cho bà bầu phù hợp hơn. Đây là món đồ quan trọng cần thiết trong suốt thai kỳ.

Những thay đổi về mặt cảm xúc

  • Quý hai của thai kỳ là giai đoạn mà cơ thể bạn tràn ngập các hoóc môn và cảm giác dễ chịu với mọi thứ xung quanh. Hãy tận hưởng quãng thời gian đặc biệt này. Thư giãn với các bài tập yoga, massage, thể dục dưới nước, hoặc Thái Cực quyền. Việc kết nối với các luân xa (Chakra trong yoga thiền) bên trong bạn sẽ mang lại bao điều thú vị, ngay cả khi bạn không biết nó trông như thế nào.
  • Có thể cả ngày bạn cứ chăm chăm vào bụng mình, xem nó đã to lên bao nhiêu. Có những lúc bạn còn chắc chắn rằng nhìn mình đã to hơn, mặc dù sau đó không lâu thì lại không còn thấy vậy nữa. Tuy nhiên, thực sự thì điều đó là do những thứ đang diễn ra phía sau tử cung của bạn, chứ không phảitừ bên trong. Nếu ruột của bạn bị phình ra do phân hoặc khí thải, nó sẽ làm cho bụng bạn bị nhô ra trước.
  • Bạn thường cảm thấy giai đoạn này trôi qua chậm chạp vì nghĩ rằng ngày sinh nở vẫn còn quá xa. Dù biết rằng mọi hoạt động vẫn đang diễn ra bên trong bụng của mình, nhưng thực tế bạn vẫn chưa nhìn thấy được gì nhiều. Cố gắng làm gì đó không liên quan đến công việc hoặc em bé mà có thể mang lại niềm vui cho bạn mỗi ngày. Những sở thích và cá tính của chính bạn cũng cần được thể hiện và hâm nóng chứ không nên bị xếp cất vào chỉ vì bạn đang mang thai.

Những triệu chứng phổ biến trong tuần 13 thai kỳ là:

  • Vẫn còn mệt mỏi nhưng đã thuyên giảm.
  • Đau núi đôi
  • Thèm ăn
  • Ợ nóng, khó tiêu
  • Táo bón
  • Chóng mặt
  • Giãn tĩnh mạch.

Chế độ dinh dưỡng

Thai phụ cần phải tăng cường chế độ dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể. Tuy nhiên chế độ này phải hợp lý, tránh không chỉ ăn thịt, cá mà bỏ qua những thức ăn chính hoặc rau xanh. Ngoài ra, bạn cần chú ý không nên tăng cân quá nhanh gây ra một số bệnh như tiểu đường thai nghén, phải chú trọng dưỡng chất và cân bằng trong ăn uống chứ không phải là lượng thức ăn.

Nên ăn nhiều chất xơ trong các bữa ăn hàng ngày. Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo một bữa ăn khỏe mạnh, đặc biệt là khi bạn mang thai. Bạn cũng có thể ăn thêm trái cây tươi và món rau trộn như xà lách khi bạn cảm thấy nên hạn chế việc ăn vặt.

Những chất dinh dưỡng cần bổ sung khi mang thai 13 tuần:

Bổ sung can-xi cho bà bầu 13 tuần

cam-nang-mang-thai-thai-nhi-13-tuan-tuoi-4

Can-xi cần cho sự phát triển hệ xương và răng của thai nhi. Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, nhu cầu can-xi mỗi ngày của bà bầu trung bình khoảng 1.000 – 1.300mg và sẽ chia theo từng giai đoạn khác nhau.

Ở tuần thai 13, mỗi ngày mẹ bầu cần 1.000 mg can-xi từ thực phẩm tự nhiên, sữa, chế phẩm từ sữa và thuốc can-xi bổ sung. Tất nhiên, mẹ bầu cần có sự cho phép của bác sĩ nếu uống thuốc bổ sung.

Nhu cầu a-xít folic

cam-nang-mang-thai-thai-nhi-13-tuan-tuoi-5

A-xít folic đặc biệt cần thiết cho sự phát triển của thai nhi trong những tuần đầu tiên của thai kỳ, giúp ngăn ngừa 70% nguy cơ hình thành dị tật bẩm sinh liên quan đến não và tủy sống. Tuy nhiên, khác với suy nghĩ của nhiều người, a-xít folic không chỉ cần thiết trong giai đoạn đầu thai kỳ.

Nghiên cứu cho thấy, bổ sung a-xít folic trong tam cá nguyệt thứ 2, thứ 3 sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ sảy thai, thai chậm phát triển, nguy cơ hình thành tiền sản giật… bởi a-xít folic đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp nhân tế bào ADN, ARN và protein. Không chỉ trong tuần thai 13, tất cả các giai đoạn của thai kỳ, thậm chí trước khi mang thai, bạn cũng nên tăng cường bổ sung a-xít folic, trung bình khoảng 600 mcg/ngày. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần bổ sung thêm. Tuyệt đối không tự ý uống bổ sung. Thừa a-xít folic cũng có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho cả mẹ và bé cưng.

Gợi ý thực phẩm giàu a-xít folic cho bà bầu: Rau chân vịt, súp lơ, các loại rau lá xanh, thịt đỏ, trái cây…

Vitamin tổng hợp

cam-nang-mang-thai-thai-nhi-13-tuan-tuoi-6

Vitamin rất cần thiết cho quá trình kiến tạo nên các chất dinh dưỡng trong cơ thể. Vì vậy, mẹ bầu hãy tiếp tục duy trì tốt việc bổ sung vitamin cho cơ thể. Bổ sung đầy đủ vitamin giúp cơ thể mẹ giảm mạnh quá trình lão hóa, tươi sáng làn da.

Thực phẩm giàu sắt

cam-nang-mang-thai-thai-nhi-13-tuan-tuoi-7

Mang thai 13 tuần nên ăn gì? Chắc chắn bạn không thể bỏ lỡ những thực phẩm giàu sắt trong danh sách nếu muốn có một thai kỳ khỏe mạnh. Trung bình mỗi ngày bạn có thể cần từ 27-45 mg. Thiếu sắt có thể gây thiếu máu, nhưng thừa sắt lại là nguyên nhân gây táo bón, hoặc nôn ói.
Bên cạnh thực phẩm giàu sắt như thịt bò, các loại hạt, các loại đậu, ngũ cốc…, mẹ bầu cũng đừng quên thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh. Vitamin C sẽ giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn.

Protein

cam-nang-mang-thai-thai-nhi-13-tuan-tuoi-8

Quá tập trung vào vitamin và khoáng chất quan trọng, nhiều mẹ bầu quên mất tầm quan trọng của protein trong thai kỳ. Protein là nền móng xây dựng các mô, cơ và tế bào, đặc biệt cần thiết trong giai đoạn tuần 13 của thai kỳ – giai đoạn hình thành sơ khai của cơ thể. Hơn nữa, cung cấp đủ protein cũng giúp mẹ bầu tăng sức đề kháng, bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn gây bệnh.

Thịt là nguồn protein dồi dào. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng đừng quên nguồn protein phong phú trong đậu nành và các loại đậu nhé.

Chất xơ

cam-nang-mang-thai-thai-nhi-13-tuan-tuoi-1

Không thể thiếu protein trong thực đơn dinh dưỡng, nhưng nếu “nạp” quá nhiều, mẹ bầu có nguy cơ bị táo bón rất cao. Để tránh tình trạng này, các chuyên gia khuyến khích mẹ nên tăng cường chất xơ trong bữa ăn để tránh táo bón.

Bên cạnh đó, thực phẩm giàu chất xơ cũng đồng thời chứa nhiều chất dinh dưỡng, nhưng lại ít calories. Vừa đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, vừa không lo tăng cân, lợi đôi đường mẹ nhỉ!

Nước luôn cần thiết cho mẹ

cam-nang-mang-thai-thai-nhi-13-tuan-tuoi-9

Ở bất kỳ thời điểm nào, mẹ cũng nên uống đủ nước cho cơ thể là 3 lít/ ngày (bao gồm cả lượng nước trong thức ăn, canh). Uống nhiều nước giúp các tế bào nhanh chóng cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi và đẩy nhanh quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng cho mẹ. Bên cạnh đó, uống nhiều nước có thể chống lại nhiều nguy cơ của mẹ bầu về sức khỏe, nước ối…

Các bệnh thường gặp

Các bệnh liên quan với răng và nướu có xu hướng phát triển trong suốt quá trình thai nghén vì vậy cần có kế hoạch kiểm tra sức khoẻ răng miệng định kỳ trong thời gian mang thai. Ngoài ra, để tránh chảy máu lợi thì bạn nên dùng chỉ tơ nha khoa cũng như đánh răng. Nếu bạn lo lắng hoặc cảm thấy các cách điều trị tại nhà không hiệu quả thì cần tới gặp bác sĩ ngay.

Nhiễm trùng đường tiểu tương đối phổ biến trong thai kỳ, và cũng như các loại nhiễm trùng khác, nó có thể là một nguy cơ đối với sức khỏe của em bé.

Một lưu ý là bạn nên hạn chế tiếp xúc với các loại thiết bị điện tử có từ tính cao, nó không tốt chút nào cho sự phát triển bình thường của bộ não thai nhi.

Bố mẹ cần làm

Người chồng cần nên thường xuyên quan tâm tới sức khỏe mẹ và bé, giúp đỡ mẹ bé các công việc nhà nhiều hơn. Cũng thường xuyên nhắc nhở vợ đi khám thai định kì, nếu có thể đưa vợ đi thì càng tốt .

Hai vợ chồng nên cùng tham gia các lớp học tiền sản để có thể chia sẻ với nhau nhiều hơn các kiến thức chăm con trong giai đoạn này. Nên bắt đầu nghĩ đến việc tiến hành giáo dục thai nhi như cho thai nhi nghe những loại nhạc du dương và thường xuyên trò chuyện với thai nhi.

Mẹ bé nên chọn mặc những bộ quần áo thoải mái, thoáng mát, hãy thử những bộ đồ lót dành cho bà bầu sẽ đem lại sự thoải mái và kích thích sự lớn lên không ngừng của bầu ngực. Nên vận động và đi lại nhẹ nhàng.

Không nên đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu, phải thường xuyên đứng dậy vận động. Khi đứng dậy hoặc ngồi xuống, tránh khom lưng, ngồi quá thả lỏng hoặc ngồi trên ghế không có chỗ tựa; tránh ngủ giường quá mềm, như thế mới giảm hoặc tránh được hiện tượng đau lưng.

Để đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho thai nhi 13 tuần tuổi thì bố mẹ nên lưu tâm hơn về các vấn đề mình đã chia sẻ bên trên. Chúc các bé khỏe mạnh!

Cẩm nang mang thai: Thai nhi 14 tuần tuổi

Bình luận 0 Bình luận

Chanh Tươi Review trân trọng mọi ý kiến đóng góp. Đánh giá của bạn có thể giúp hàng ngàn người khác đưa ra quyết định mua hàng chính xác. Xem chính sách bình luận.

Gửi bình luận
quynhtrang
Tác giả: Quỳnh Trang
Chuyên Gia Mẹ và Bé
Cô là một chuyên gia tư vấn sản phẩm mẹ và bé. Cô đã trực tiếp sử dụng và đánh giá nhiều sản phẩm để giúp các mẹ chọn được sản phẩm tốt nhất cho con.
Đọc tiểu sử đầy đủ của Quỳnh Trang

Thông báo