Cẩm nang mang thai: Thai nhi 14 tuần tuổi

13.12.2022 - 11:18

thai nhi 14 tuần tuổi là giai đoạn quan trọng để các mẹ đi siêu âm và kiểm tra tình hình sức khỏe thai nhi. Bởi vì trong giai đoạn này rất có thể bé có vấn đề về nhiễm sắc thể, do đó mẹ nên tiến hành lấy mẫu máu thai để kiểm tra (CVS - Chorionic Villus Sampling) nhằm đảm bảo con khỏe mạnh nhất.

Mang thai là cả một quá trình dài cần có sự kiên trì của bố mẹ trong từng ngày, từng giờ. Quá trình mang thai tuy nhiều khổ sở với mẹ nhưng chỉ cần con yêu cất tiếng khóc chào đời là niềm hạnh phúc của mẹ như vỡ òa, biết bao vất vả gian nan đều tan biến theo tiếng khóc của của. Thai nhi 14 tuần tuổi hay bao nhiêu tuần tuổi thì mẹ cũng đều vui vẻ cùng con trải qua.

Sự thay đổi của bé 14 tuần tuổi

Thai nhi 14 tuần tuổi có kích thước bằng khoảng nắm tay của chúng ta. Lúc này dù chỉ nặng khoảng 42 gam và dài 8,6cm nhưng nếu được nhìn thấy em bé, bạn sẽ thấy bé phát triển hoàn chỉnh đến mức, dấu vân tay nhỏ xíu cũng có thể nhìn thấy rõ nét.

cam-nang-mang-thai-thai-nhi-14-tuan-tuoi-1

Ở tuần này, cơ quan sinh sản của bé đã phát triển rất nhanh. Nếu là con gái, bé đã có đến 2 triệu quả trứng ở trong buồng trứng. Từ giai đoạn này đến lúc chào đời, bé sẽ còn phát triển thêm 1 triệu quả trứng nữa.

Tay của bé đã bắt đầu dài ra, gan và lá nách bắt đầu định hình các chức năng. Bộ não của bé phát triển, cho phép bé có các thể hiện cảm xúc trên gương mặt. Nếu siêu âm lúc này, đôi khi bạn sẽ bắt gặp hình ảnh bé mút ngón tay cái của mình. Đây là giai đoạn phát triển khá ổn định của thai nhi và là giai đoạn an toàn cho cả mẹ và bé.

Dáng của bào thai đã giống hệt lúc ra đời, có cằm, trán rộng và mũi rõ ràng. Mí mắt đã bắt đầu phản ứng với những kích thích từ bên ngoài. Hệ xương phát triển rất nhanh và đang chuyển từ trạng thái sụn, mềm sang xương cứng.

Trong thời gian này, bé đã uốn mình, co tay, co chân và đôi khi nấc cụt nhưng bà mẹ chưa thể phát hiện ra được. Phải từ tuần 18 – 20, những chuyển động của em bé mới đủ mạnh để bà bầu có thể nhận biết.

cam-nang-mang-thai-thai-nhi-14-tuan-tuoi-2

Thai nhi 14 tuần chuyển động nhẹ nhàng trong túi ối rộng rãi, nhiệt độ của túi dịch ối ở khoảng 37,5 độ C, cao hơn so với nhiệt độ cơ thể. Nhịp tim đập khoảng 110 – 160 lần/ phút và hệ tuần hoàn tiếp tục phát triển. Thai nhi lúc này cũng bắt đầu tập vận động các cơ hô hấp và tập nuốt dịch ối.

Lúc này, đường ruột của thai nhi cũng bắt đầu sản xuất phân xu. Trên cơ thể hình thành lớp lông tơ giúp giữ ấm cơ thể và sau này sẽ mọc thành tóc cũng như lông mày. Tuy nhiên, lớp lông tơ trên cơ thể sẽ dần rụng hết.

Sự thay đổi cơ thể mẹ khi thai nhi 14 tuần tuổi

Đây là giai đoạn mà bạn bắt đầu cảm thấy thực tế rõ ràng hơn. Bạn đã lấy lại được năng lượng và có thể tập trung vào những việc cần thiết, hơn là chỉ để ý đến trạng thái mệt mỏi như trong thời gian đầu. Bây giờ bạn nên bắt đầu tìm hiểu về chế độ nghỉ thai sản của mình, và lên kế hoạch sẽ quản lý chi tiêu thế nào nếu quỹ lương của bạn bị giảm đi một phần.

cam-nang-mang-thai-thai-nhi-14-tuan-tuoi-3

Đây cũng là thời gian để bạn tranh thủ tìm hiểu về các dịch vụ chăm sóc trẻ nếu như bạn sẽ cần nó. Bạn cũng có thể bắt đầu suy nghĩ về việc tổ chức lại phòng ốc trong nhà mình. Đâu sẽ là phòng của em bé? Bé có phải chung phòng với anh chị không? Tất cả những việc này đều cần thời gian để thảo luận và sắp xếp.

Những thay đổi về mặt thể chất khi mang thai tuần thứ 14

  • Vào tuần này thì chóp trên của tử cung bạn sẽ cao hơn so với xương chậu khoảng 16cm. Điều này có nghĩa là bụng bạn bắt đầu nhô ra rõ và sẽ rất dễ dàng nhận ra bạn đang có thai.
  • Bạn có thể thấy nướu răng mình nhạy cảm hơn và dễ chảy máu khi đánh răng. Nên thay đổi bàn chải đánh răng thường hơn và chỉ nên sử dụng loại mềm. Đánh răng mỗi ngày hai lần, sử dụng chỉ nha khoa hàng ngày, và đừng quên vệ sinh vùng mặt lưỡi vì đó là nơi dễ sinh ra vi khuẩn. Vệ sinh răng miệng là cực kỳ quan trọng, và bạn cần phải khám răng ít nhất một lần trong suốt thai kỳ, vì các chứng viêm lợi, viêm nướu răng, là một trong những yếu tố dẫn đến nguy cơ sinh non.
  • Bạn vẫn dễ bị táo bón hoặc khó đi tiêu. Nước, chất xơ, trái cây, rau, ngũ cốc, và tập thể dục đều là những biện pháp tự nhiên hiệu quả để giữ cho ruột làm việc bình thường.
  • Dịch âm đạo có thể tiết ra nhiều hơn, gây khó chịu nhưng không nhất thiết là dấu hiệu của nhiễm trùng. Khi bạn có thai thì dịch này thường là màu trắng đục, hoặc trong, không có gì phải lo lắng trừ khi nó gây ngứa hoặc có mùi. Các tế bào sản xuất chất nhầy trong âm đạo của bạn đóng một vai trò bảo vệ chống viêm nhiễm.
  • Lúc này, bạn có thể thấy bị đau nhói mạnh ở hai bên bụng. Đó là do các dây chằng và các cơ có nhiệm vụ hỗ trợ tử cung to ra của bạn đang làm việc cật lực và đôi khi chúng tỏ dấu hiệu phản kháng. Hãy cố gắng tránh di chuyển bất ngờ, cố ngồi khi có thể, và tránh đứng quá lâu. Nếu điều này gây ảnh hưởng đến công việc của bạn, hãy trao đổi với cấp trên xem có cách thay đổi nào phù hợp hơn để bạn có thể thoải mái hơn một chút.

Những thay đổi về cảm xúc

  • Bạn cảm thấy như thể em bé đang chiếm hết cơ thể của bạn, đó là chưa kể đến tâm trí. Bạn thấy thật khó tập trung vào công việc ở công sở cũng như khi về nhà, bởi vì tất cả tâm trí bạn đều đổ dồn vào đứa bé trong bụng. Đừng lo lắng cho rằng mình là người duy nhất như vậy, đó thực sự là một tình trạng phổ biến ở các bà bầu.
  • Nếu như việc có thai của bạn là ngoài kế hoạch thì đến lúc này bạn sẽ có thể bắt đầu cảm thấy đỡ căng thẳng hơn. Nhiều bà bầu cho rằng vào thời điểm họ cảm nhận được chuyển động của thai nhi trong bụng, tức vào khoảng 17-18 tuần, là họ đã bắt đầu chấp nhận thực tế về em bé. Đừng quá lo lắng nếu bạn không tràn ngập với những cảm xúc làm mẹ. Điều quan trọng ở giai đoạn này là bạn biết cách chăm sóc tốt cho bản thân mình và không để những rủi ro không đáng có gây nguy hiểm cho bạn hoặc thai nhi.
  • Có con cũng có thể mang đến những thay đổi trong mối quan hệ của bạn với chính cha mẹ mình. Bạn có thể hồi tưởng lại thời thơ ấu của mình, nhớ lại từng kỷ niệm, từng cảm giác đã có ảnh hưởng sâu sắc đến bạn. Tất cả điều này là hoàn toàn bình thường, nó phản ánh một cột mốc quan trọng trong cuộc sống của một người phụ nữ: trở thành mẹ.

Triệu chứng mang thai 14 tuần

  • Giảm nhu cầu đi tiểu
  • Giảm mệt mỏi
  • Ngực tiếp tục phát triển nhưng giảm đau hơn
  • Giảm hoặc kết thúc buồn nôn
  • Ăn uống ngon miệng
  • Giãn tĩnh mạch
  • Nghẹt mũi

Các bệnh thường gặp

Cảm giác buồn nôn và nôn không còn xuất hiện thường xuyên nữa nhưng chứng ợ nóng thì vẫn có thể vẫn làm phiền bạn thường xuyên đấy. Ngoài ra, do sự phát triển của thai nhi và tử cung lớn dẫn đến dạ dày bạn bị co thắt và trải dài ra theo một lối khác. Điều này khiến mẹ bầu mắc phải chứng đau dây chằng. Khi bị đau, bạn nên tìm chỗ thích hợp để nằm nghỉ ngơi cho đến khi cơn đau lắng dịu. Nếu cơn đau vẫn tiếp diễn, hãy tắm nước ấm. Nếu cơn đau dai dẳng không dứt, nên gọi cho bác sĩ sản khoa.

Các bệnh về răng nướu vẫn tiếp tục hiện diện khiến bạn có cảm giác khó chịu. Tuy nhiên không nên lo lắng quá nhiều, các triệu chứng này sẽ sớm khỏi sau khi bạn bước sang giai đoạn mới của thời kì mang thai. Bạn cũng nên chủ động quan tâm tới răng nướu như việc đánh răng, bàn chải đánh răng, hoặc sử dụng chỉ nha khoa nếu lợi bạn bị cháy máu.

Các triệu chứng rạn da vẫn xuất hiện và với mật độ dày đặc hơn. Bạn có thể hỏi bác sĩ để có được loại kem hiệu quả nhất cho làn da của bạn.

Bố mẹ cần làm

Trong tuần này, bố mẹ nên tới bác sĩ để kiểm tra nước ối, đo độ mờ da gáy để tầm soát hội chứng Down, phát hiện sự dư thừa của nhiễm sắc thể thứ 21, khuyết tật ống thần kinh và xơ hóa gai cột sống của bé.

Mẹ bầu nên tránh đứng và ngồi lâu một chỗ, nếu ngồi trước máy tính quá lâu, hãy giúp cơ thể thoải mái hơn bằng cách thỉnh thoảng đi dạo vòng quanh phòng và tạo cho mình tư thế ngồi làm việc hiệu quả nhất, tránh đau lưng, hay mệt mỏi.

Ở tuần thai 14, bé đã cảm nhận được sự âu yếm, vuốt ve, quan tâm từ mọi người. Vì thế cả bố lẫn mẹ hãy dành cho bé thật nhiều sự yêu thương và những cử chỉ âu yếm nhé.

cam-nang-mang-thai-thai-nhi-14-tuan-tuoi-4

Những gợi ý cần thiết cho mẹ khi mang thai tuần thứ 14

Nếu bạn mang thai đúng vào những tháng bệnh cúm phổ biến thì hãy nghĩ đến việc chủng ngừa. Vắc-xin sẽ không có hại cho thai nhi, và có tác dụng bảo vệ phụ nữ mang thai.

Bạn có thể muốn chụp để lưu lại một loạt hình ảnh mang thai của mình, để xem bụng mình phát triển ra sao trong vài tháng tới. Đây chắc chắn sẽ là một kỷ niệm đẹp. Và đừng quên chụp chung với ông xã, anh ấy là một phần trong “phi vụ” này. Quay phim cũng là một cách dễ thương để ghi lại nhật ký thai kỳ, nó sẽ cho những hình ảnh sinh động nhất về quá trình phát triển của bụng bầu.

Nếu bạn đã có những đứa con lớn thì lúc này là thời gian để nói với chúng về em bé sắp ra đời. Chẳng bao lâu nữa các anh chị sẽ có thể nhận ra em bé đang đá hoặc di chuyển trong bụng mẹ. Nguy cơ sẩy thai ở giai đoạn này cũng thấp đi nhiều, và điều quan trọng là các anh chị của bé có cơ hội để xây dựng tình cảm gắn bó với thành viên mới sắp chào đời.

Đừng quên sử dụng kem chống nắng! Bạn sẽ thấy các hắc tố (melanin) trên da mình làm cho các đốm tàn nhang và nốt ruồi trở nên sậm màu hơn. Hầu hết các loại kem chống nắng đều an toàn để sử dụng khi mang thai và sẽ không gây hại cho bạn và thai nhi. Bạn hãy tìm mua loại có thành phần bảo vệ chống cả UVA (tia gây lão hóa) và UVB (tia đốt nóng), và sử dụng theo hướng dẫn đi kèm.

XEM THÊM: Cẩm nang mang thai: Thai nhi 13 tuần tuổi

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ mang thai 14 tuần tuổi

Đu đủ chín là loại quả có hiệu quả rất cao đối với phụ nữ có thai. Nó giúp giảm hẳn chứng ợ nóng khó chịu của bà bầu trong giai đoạn này. Ngoài ra, hãy ăn thêm các loại sa lát hoa quả hay rau tươi để làm món ăn nhẹ mỗi khi bạn thấy đói vì giai đoạn này, bà bầu vừa hết ốm nghén, cảm giác thèm ăn đã quay trở lại khiến bạn thường xuyên cảm thấy đói cồn cào.

cam-nang-mang-thai-thai-nhi-14-tuan-tuoi-5

Các mẹ hãy chú ý bổ sung cho cơ thể những thức ăn hoàn hảo như là: hoa quả khô, hạt hướng dương, hạt bí và trái cây khô. Những chất béo này không chứa cholesterol và giúp bé con trong bụng có đủ nguồn dinh dưỡng cần thiết.

Bây giờ bé cần rất nhiều chất đạm và sắt để phát triển. Hai chất này có nhiều trong trứng gà và cải bó xôi. Một nguồn khác cũng rất dồi dào chính là thịt, cá và ngũ cốc. Tăng cường thêm vitamin C với các loại trái cây vì chúng giúp hấp thu sắt cho cơ thể bé và mẹ.

cam-nang-mang-thai-thai-nhi-14-tuan-tuoi-7

Uống đủ nước, không uống nước trong bữa ăn, không ăn uống muộn, bổ sung các loại thức ăn lỏng như súp, sữa chua tiệt trùng…, hạn chế thực phẩm chứa cafein, dầu mỡ… cũng là các cách hiệu quả để “đánh bay” ợ nóng.

Mẹ nên bổ sung thêm đu đủ và các loại sa lát hoa quả hay rau tươi vào thực đơn hàng ngày của mình. Bởi chúng không chỉ giúp mẹ trị chứng ợ nóng mà còn là món ăn nhẹ hữu ích mỗi khi mẹ đói cồn cào.

cam-nang-mang-thai-thai-nhi-14-tuan-tuoi-6

Gợi ý cho tuần này

cam-nang-mang-thai-thai-nhi-14-tuan-tuoi-8

Nói chuyện với bé. Đây là cách tuyệt vời để bắt đầu kết nối với bé. Nếu cảm thấy tự nói chuyện một mình có vẻ không thoải mái, bạn hãy tường thuật những hoạt động trong ngày của mình, đọc một cuốn sách, tạp chí, nhật báo hoặc chia sẻ những ước muốn thầm kín của bạn với bé. Nói chuyện với bé ở gian đoạn thai nhi 14 tuần tuổi là cách luyện tập tốt để khi con chào đời sẽ phát triển tốt những kỹ năng ngôn ngữ.

Cẩm nang mang thai: Thai nhi 15 tuần tuổi

0/5 - (0 bình chọn)

Được viết bởi

Ban biên tập Chanh Tươi Là một đội ngũ gồm các biên tập viên và chuyên gia có kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng về các sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng. Ban biên tập Chanh Tươi luôn nghiên cứu kỹ lưỡng, ...
img_avatar

Bình luận

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!