Cẩm nang mang thai: Thai nhi 25 tuần tuổi

13.12.2022 - 11:23

Thai nhi 25 tuần tuổi là khoảng thời gian cơ thể mẹ phát triển nhanh chóng, các bộ phận như ngực, chân và tay to lên rất rõ rệt. Ngoài ra mẹ còn có thể có các triệu chứng như ngứa da, đau hông, đau mông, táo bón,... Những triệu chứng này chỉ mất hẳn khi mẹ sinh em bé xong, do đó các mẹ nên thích ứng với nó đi nhé.

Trong thời gian thai kỳ tuần thứ 25 thì các bé đã có kích thước như một bông súp lơ trắng rồi, bé đã có thể nghe được các câu chuyện bố mẹ nói với nhau hay có thể hít vào thở ta trong nước ối. Cơ thể bé tích thêm một lớp mỡ, làn da cũng căng hơn tuần trước và trơn láng hơn. 

Thay đổi cơ thể bé khi bước sang tuần thai kỳ thứ 25

Từ những tuần thai này, thai nhi phát triển rất nhanh chóng về cân nặng và vào tuần thứ 25, bé có thể nặng đến 700gam và chiều dài tính từ đỉnh đầu đến mông khoảng 22cm.

Vì phát triển khá nhanh nên túi ối của mẹ ngày càng trở nên chật chội và điều này cũng là một nguyên nhân khiến bé đạp mẹ nhiều hơn. Vị giác của thai nhi đã hình thành và phát triển, bé biết phân biệt vị thức ăn và cơ thể đã tương đối hoàn chỉnh.

cam-nang-mang-thai-thai-nhi-25-tuan-tuoi-8

Nếu vì một nguyên nhân nào đó mà người mẹ phải sinh non ở tuần này, thì nhờ vào các phương tiện khoa học hiện đại, bé có nhiều cơ hội sống độc lập, khỏe mạnh mà ít gặp nguy hiểm gì.

Làn da của thai nhi tuần 25 đã bắt đầu có dấu hiệu căng lên chứ không còn nhăn nheo như trước đây nữa. Nguyên nhân là do cân nặng của mẹ bắt đầu được điều chỉnh, dẫn tới em bé cũng tăng về cân nặng. Trong tuần này, màu tóc và định dạng tóc của thai nhi cũng được xác định, tuy nhiên, phải đến lúc sinh ra mọi thứ mới thật chính xác.

Thai nhi tuần 25 đã biết cách phân biệt các mùi vị do vị giác đang hình thành. Bà bầu có thể bất ngờ nhưng từ tuần này, bé đã bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên và sẽ tiếp tục quá trình này cho đến khi chào đời.

Cũng trong thời điểm này, các bộ phận trong cơ thể bé đã phát triển khá đủ và đang hoàn thiện dần. Túi khi trong phổi cũng bắt đầu hoạt động để bé học thở những hơi thở đầu tiên.

Nhật ký mang thai theo từng ngày của bé 25 tuần tuổi

Ngày thứ 169: Bé nặng khoảng gần 1kg rồi và bắt đầu cảm thấy tử cung của bạn chật hẹp.

  • Mẹ làm cho bé: Dường như bạn đang cân nhắc về một số dịch vụ giữ trẻ? Vậy thì hãy bắt đầu bằng 3 điều sau: Tìm kiếm tỷ lệ và số lượng nhà trẻ gần nhà, xem xét cách thức chăm sóc trẻ và số lượng trẻ trung bình mỗi lớp đồng thời xem xét yếu tố an toàn cho bé sau này.

Ngày thứ 170: Bé hiếu động nhiều, đôi khi sẽ tóm lấy chân và mút ngón chân nữa.

  • Mẹ làm cho bé: Một cách để kiểm tra sức khỏe của thai nhi là đếm số cú huých (thúc) của bé. Ghi lại trên giấy note toàn bộ thời gian bé chuyển động trong ngày, nếu xấp xỉ 10 lần trong vòng 15 phút – 2 giờ đồng hồ tức là bé hoàn toàn khỏe mạnh. Nếu trên 2 giờ mà không đủ khoảng 10 lần thai máy thì nên tham vấn bác sĩ sản khoa.

Ngày thứ 171: Bé đã sẵn sàng cho việc hô hấp với lá phổi riêng nhưng không khí vẫn chưa thể đi vào phổi khi bé còn ở trong bụng mẹ.

  • Mẹ làm cho bé: Đừng ăn những món lặp đi lặp lại mà nên đa dạng hóa thực đơn của bạn để bổ sung dinh dưỡng hợp lý hơn cho cả bạn lẫn bé. Cần biến tấu mới mẻ cho bữa ăn như trộn cà chua với vài món rau củ khác để kích thích vị giác, như thế bạn sẽ cảm thấy ngon miệng hơn.

Ngày thứ 172: Nếu anh ấy áp tai vào bụng bạn ngày hôm nay, anh ấy sẽ nghe nhịp đập trái tim của bé.

  • Mẹ làm cho bé: Ngoài bố mẹ, thì ông bà nội ngoại của bé cũng là những người luôn háo hức mong đợi được gặp bé. Cố gắng chuẩn bị đầy đủ và tươm tất những gì có thể phục vụ cho ngày “lâm bồn”, đừng bỏ qua sự hỗ trợ của ông bà.

cam-nang-mang-thai-thai-nhi-25-tuan-tuoi-7

Ngày thứ 173: Bé phản ứng lại với cả âm thanh và sự va chạm vào ngày hôm nay.

  • Mẹ làm cho bé: Nếu bạn theo đạo Thiên chúa thì đây là lúc bạn cân nhắc chọn cha đỡ đầu cho trẻ.

Ngày thứ 174: Cột sống của bé đã mạnh hơn và đủ sức nâng đỡ cơ thể rồi.

  • Mẹ làm cho bé: Phải cảm ơn những hình ảnh qua máy siêu âm vì nhờ nó mà bạn biết được bé đã lớn lên như thế nào. Bạn hãy giữ những bức hình đó làm kỷ niệm cho bé về sau nhé. Có thể lồng vào khung hình và chưng ở trong phòng ngủ, trên bàn làm việc chẳng hạn.

Ngày thứ 175: Bé tăng cân rõ rệt và mỡ được phân bố đi 3 khu vực: vùng gáy, quanh quả cật và vùng xương ức. Lớp mỡ nâu này tương tự một số động vật trữ mỡ như gấu để giữ ấm qua mùa đông vậy. Nó giúp bé ấm áp trong tuần đầu tiên sau khi rời bụng mẹ.

  • Mẹ làm cho bé: Bấy giờ vai trò của bố bé rất lớn, anh ấy phải từ bỏ các cuộc vui để săn sóc bạn và bé lúc này. Bạn hãy nhờ bố làm dùm những công việc trong nhà, cùng trò chuyện với con như bạn từng làm…

Những biến đổi của cơ thể mẹ khi bé 25 tuần tuổi

Nếu đây là lần đầu bạn mang thai, mỗi cơn đau hay triệu chứng mới đều khiến bạn phải lật đật chạy đi tìm sách hướng dẫn bà mẹ mang thai ngay. Điều này có bình thường không nhỉ, có đúng là mình sẽ cảm giác thế này không, con có ổn không? Nếu bạn đã trải qua tất cả những thứ đó rồi và giờ đã có kinh nghiệm, có lẽ bạn sẽ bớt lo lắng hơn. Nhưng đến một chừng mực nào đó, cảm giác lo lắng là rất bình thường và còn có ích nữa, bởi nó khiến thai phụ tránh những hành động có thể làm nguy hại tới thai nhi. Tuy nhiên, nếu bạn chìm trong âu lo và không thể sống vui vẻ được, thì bạn cần phải nói chuyện với ai đó.

Những thay đổi của cơ thể bạn trong tuần này

  • Khi bụng bạn lớn ra, thì khung xương sườn cũng lớn theo. Chắc chắn khung xương phải nở ra bởi dạ con của bạn cần có chỗ để nhô lên cao và nhô ra ngoài. Giai đoạn này bạn có thể cảm thấy khó thở vì phổi không còn chỗ để nở ra mỗi khi bạn hít vào. Thi thoảng bạn nên thở thật sâu. Khi bạn nói chuyện điện thoại, leo lên một chiếc cầu thang máy rất dốc hay đi nhanh quá là những lúc hơi thở của bạn trở nên gấp gáp. Hãy để ý tư thế của mình và tránh thõng người xuống, bạn cần phải để cho phổi của bạn đủ không gian để làm việc và cung cấp oxy cho cả bạn lẫn bé.
  • Bạn có thể sẽ thấy ngứa ở bụng, cảm giác như có kiến bò lung tung quanh đó. Lý do có thể là bởi những sợi collagen ở lớp giữa của da bạn đang duỗi ra. Bạn có thể giảm cảm giác này bằng cách thoa kem dưỡng ẩm lên bụng sau khi tắm. Tránh tắm bằng nước quá nóng hoặc quá lạnh, và tránh dùng các loại xà bông tắm làm khô da. Chỉ nên dùng các loại khăn bông cotton hoặc bông sợi tự nhiên, và đừng làm gì để da bạn bị nóng lên.
  • Có thể bạn sẽ bị mất ngủ ở tuần thứ 25 này. Bạn thường cảm thấy mình đã rất mệt khi lên giường, thế nhưng lại rất khó ngủ dù muốn lắm. Tâm trí bạn cứ đầy ắp suy nghĩ về mọi thứ, và vấn đề chỉ được giải quyết khi bạn dậy đi vệ sinh. Lại nói về chuyện đi vệ sinh, có thể bạn thường phải đi vào nhà vệ sinh vài lần một đêm, và rõ ràng là phải thức dậy nhiều lần trong đêm như vậy không giúp ích gì cho chứng mất ngủ của bạn. Nhưng cứ nằm trên giường lăn qua lại thì cũng tệ chả kém. Nếu bạn bị mất ngủ như thế, thì bạn nên ngồi dậy một lúc. Có thể xem truyền hình, uống một cốc sữa, đi tắm, hoặc đọc sách. Những thứ nhẹ nhàng dễ chịu như là những tấm ga trải giường sạch sẽ thơm tho, không khí trong lành, gió quạt dìu dịu thổi qua người, hay một chồng gối êm êm đều có thể giúp cho bạn chìm vào giấc ngủ dễ hơn.
  • Khi bạn đang bị mất ngủ về đêm, thì hãy cố gắng chống cự với cơn thèm ngủ ban chiều. Thay vào đó, hãy đi ngủ sớm hơn và tận dụng sự mệt mỏi của cơ thể lúc này. Cố gắng đi ngủ điều độ và tránh dùng máy tính trước lúc ngủ. Bạn cần gạt hết mọi yếu tố gây kích thích từ môi trường chứ không phải là tạo thêm điều kiện để chúng tác động đến giấc ngủ của bạn.
  • Có thể bạn sẽ phải chịu đựng hội chứng ống cổ tay trong tuần này. Sự nghẽn dịch khiến cho cườm tay bạn sưng phồng lên, tạo áp lực lên thần kinh điều khiển hai tay. Vật lý trị liệu cũng có tác dụng đáng kể với chứng này, và có thể bạn cần nẹp tay nếu chuyên gia vật lý trị liệu của bạn thấy cần thiết. Nếu bạn thấy quá khó chịu, hãy đặt tay đau lên một chiếc gối khi nằm ngủ. Làm như vậy sẽ giúp cho lượng dịch dư thừa phân tán bớt khỏi vùng cườm tay.

Những triệu chứng mẹ thường xuyên gặp phải khi mang thai 25 tuần là:

  • Ợ nóng, khó tiêu
  • Ngáy ngủ
  • Ngứa tay
  • Giãn tĩnh mạch
  • Hội chứng bồn chồn
  • Thay đổi ở da, tóc, móng tay

Thay đổi tâm lý

  • Thời gian này có thể bạn sẽ khá dễ bị kích động. Nếu vẫn đang đi làm và chưa gửi đơn xin nghỉ sinh, thì bạn nên gửi bây giờ. Nhớ tìm hiểu kỹ càng về quyền lợi của mình, lên kế hoạch quay trở lại làm việc, và cũng nên hiểu rõ về kế hoạch sắp xếp công việc của cơ quan và sếp bạn nữa. Vạch rõ một ngày cụ thể để hoàn thành công việc sẽ giúp ích cho bạn nếu có lúc nào đó bạn trở nên rối trí.
  • Bạn cũng nên bắt đầu nghĩ về những thay đổi giữa mối quan hệ của bạn với bạn đời một khi hai người có em bé. Khi bộ đôi trở thành bộ ba, sẽ luôn có sự xáo trộn và định hình lại vai trò của mỗi người. Nếu bạn đã có con, việc tái định hình này sẽ càng trở nên phức tạp hơn. Đúng là, sẽ có những thay đổi trong mối quan hệ của hai người, nhưng những thay đổi đó là cần thiết. Làm bố làm mẹ thực sự là những trọng trách; vì vậy, để có thể là những ông bố bà mẹ tốt cho con mình, các bạn phải biết học cách thay đổi.

Chế độ dinh dưỡng

Tiếp tục bổ sung sắt. Khi thai 25 tuần tuổi, mẹ vẫn cần bổ sung chất sắt cho cơ thể. Mẹ có thể tìm thấy sắt và các khoáng chất khác trong các loại thực phẩm giàu protein có màu đỏ tươi như thịt lợn, thịt bò, rau dền… đấy.

cam-nang-mang-thai-thai-nhi-25-tuan-tuoi-1

Bổ sung vitamin nữa. Nên tăng cường rau xanh, trái cây và sữa dành cho bà bầu. Các loại nước hoa quả ép ít đường như nước cam, chanh, dâu cũng rất cần thiết vì sẽ giúp bé hấp thu tốt chất sắt.

cam-nang-mang-thai-thai-nhi-25-tuan-tuoi-2

Uống nhiều nước là cách đơn giản giúp cho cơ thể thoải mái hơn. Hãy luôn mang theo nước lọc hợp vệ sinh bên cạnh mình nếu mẹ phải ra ngoài thường xuyên nhé. Việc này giúp mẹ tránh bị nhiễm khuẩn do nước bẩn đấy.

cam-nang-mang-thai-thai-nhi-25-tuan-tuoi-3

Tránh thực phẩm có đường. Nếu may mắn không mắc phải chứng tiểu đường khi mang thai, mẹ cũng không nên ăn các thực phẩm nhiều đường để giảm nguy cơ mắc bệnh này.

cam-nang-mang-thai-thai-nhi-25-tuan-tuoi-4

Các bệnh thường gặp

Mẹ sẽ được trải nghiệm chứng co thắt giả có tên gọi là Braxon Hick và giờ nó đang tiếp tục diễn ra, mẹ sẽ rất lo lắng vì chứng dọa sinh này. Chứng co thắt giả thì cơn co thắt này diễn ra không đều, không tăng cường độ. Chúng có xu hướng giảm đi khi mẹ tắm, nằm duỗi hoặc thay đổi tư thế. Co thắt thật để sinh nở thì có xu hướng tăng dần, cảm giác bụng thấp dần xuống và cơn co thắt lan tỏa ra dưới lưng.

cam-nang-mang-thai-thai-nhi-25-tuan-tuoi-5

Nhu cầu đi tiểu thường xuyên có thể làm bạn khó chịu trong suốt quá trình thai kỳ. Bạn cần đi tiểu ngay, tránh nhịn tiểu, vì đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiễm khuẩn đường tiểu.

Các bệnh về răng miệng cũng gây phiền phức khá lớn cho bạn trong thời kì này. Khi đánh răng bạn thấy lợi bị chảy máu, nhiệt miệng, nước bọt hôi. Tuy nhiên đừng nên lo lắng quá, bạn có thể thay đổi cách chăm sóc răng miệng của mình cho phù hợp như thay bàn chải mới, dùng bàn chải mềm hay kem đánh răng phù hợp hơn.

Bố mẹ cần làm

Nếu bạn băn khoăn thứ gì cần thiết để chào đón một sinh linh mới trào đời hãy lên danh sách những món đồ cần mua sắm để đến gần lúc sinh nở không bị vội vàng. Mẹ vẫn phải tiếp tục tẩm bổ, suy nghĩ tích cực, bạn có thể đi shopping hoặc massage để thư giãn và chăm sóc cơ thể nhé.

cam-nang-mang-thai-thai-nhi-25-tuan-tuoi-6

Danh sách những đồ dùng cần thiết cho trẻ sơ sinh thì các bố mẹ có thể tham khảo ở đây: Những đồ dùng cần thiết cho trẻ sơ sinh.

Ở tuần này, bạn hãy tiến hành kiểm tra lượng đường trong máu và cũng có thể làm thêm một xét nghiệm nữa để kiểm tra xem bạn có bị thiếu máu hay không, từ đó có chế độ bổ sung sắt phù hợp. Hãy hỏi bác sĩ chuyên khoa nếu có bất kì dấu hiệu bất thường nào đặc biệt là các dấu hiệu co thắt tử cung.

Hãy giữ thói quen tới các lớp học tiền sản bạn nhé. Đây là môi trường tốt cho những ông bố bà mẹ tương lai có được những thông tin cần thiết để chăm sóc trẻ. Bạn cũng có thể hỏi thêm kinh nghiệm từ những người đã sinh con. Chắc chắn mọi người sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin cũng như những kiến thức cần thiết chào đón thiên thần nhỏ của mình.

Hỏi - đáp: Có nên lên kế hoạch sinh con không?

Lên kế hoạch sinh con có thể cho bạn cơ hội suy nghĩ – cũng như thảo luận với chồng và người chăm sóc về việc bạn muốn sinh con như thế nào. Quá trình lên kế hoạch sinh có thể là một cách tuyệt vời để tìm hiểu thêm về sinh nở và những ưu tiên của bạn trong việc chăm sóc. Nhưng hãy nhớ rằng sinh con vốn là chuyện không thể lường trước, và bạn sẽ cần linh hoạt trong trường hợp có sự cố xảy ra khiến bạn và nhóm hỗ trợ phải thay đổi kế hoạch.

Vậy, có đáng làm không?

Nếu bạn sử dụng kế hoạch sinh con như một công cụ hướng dẫn để tìm hiểu thêm về các lựa chọn trong quá trình thai sản, và dùng nó làm khởi điểm để nói chuyện với bác sĩ chăm sóc và nêu lên các mong muốn của mẹ, thì chắc chắn đó là chuyện nên làm.

cam-nang-mang-thai-thai-nhi-25-tuan-tuoi-1-1507343389

Việc áp dụng kế hoạch sinh mà bạn đặt ra vào thực tế của ca sinh là điều mà bạn không nên trông đợi nhiều. Với một số bệnh viên tư nhân cao cấp hay bệnh viện quốc tế, đội ngũ y bác sĩ có thể sẽ quan tâm đến mong muốn của mẹ; nhưng với tình trạng quá tải của các bệnh viên công, kế hoạch sinh của bạn dù chi tiết đến đâu cũng sẽ chẳng ăn nhập gì khi bạn chuyển dạ và đến bệnh viện do bác sĩ và nữ hộ sinh sẽ có quyết định riêng dựa trên tình trạng thực tế của mẹ. Vậy nên, đừng quá trông đợi vào việc sẽ trải qua quá trình sinh như bạn mong đợi, thay vào đó, hãy sẵn sàng để đón nhận những bất ngờ, đó cũng là những trải nghiệm sinh nở mà bạn sẽ không bao giờ quên.

Tuy vậy, lên kế hoạch sinh nở cũng là một ý hay và nếu bạn muốn thử, bạn có thể lên kế hoạch dài hoặc ngắn gì cũng được. Một số phụ nữ chỉ đơn thuần viết ra những ý niệm về việc sinh nở của họ và nói chung chung về cách họ muốn thực hiện. Ví dụ, “Tôi muốn sinh con càng tự nhiên càng tốt. Xin đừng cho tôi thuốc giảm đau hoặc tiến hành bất kỳ biện pháp can thiệp nào trừ khi cần thiết.” Hoặc “Tôi muốn quá trình sinh nở của tôi tương đối không đau đớn và được gây tê ngoài màng cứng càng sớm càng tốt.”

Một vài vấn đề nên xem xét khi lên kế hoạch sinh con:

  • Bạn muốn sinh tự nhiên hay gây tê màng cứng? Nếu bạn không chắc chắn, nên ghi chú lại.
  • Bạn có muốn sinh con trong riêng tư (chỉ có đội ngũ nhân viên y tế và chồng bên cạnh)? Bạn có muốn các thành viên khác trong gia đình hoặc bạn bè ở lại trong phòng để hỗ trợ? Sinh viên y khoa hay bác sĩ thực tập có mặt ở đó có là vấn đề với bạn không?
  • Bạn có muốn một tấm gương để có thể nhìn thấy em bé chui ra?
  • Bạn có muốn có căn phòng yên tĩnh nhất có thể?
  • Sau khi em bé sinh ra, bạn có muốn bố bé cắt dây rốn cho bé? Bạn hoặc bố bé có muốn ở lại với em bé trong quá trình khám hay xử lý nào không ?
  • Bạn có kế hoạch cho con bú sữa mẹ?
  • Bạn có muốn bé ở cạnh 24/24?
  • Bạn có sẵn sàng trả thêm tiền cho phòng riêng nếu có?

Gợi ý cho tuần này

Thảo luận về một số vấn đề cá nhân. Mẹ có muốn con trai của mình được cắt bao quy đầu? Có nghi thức tôn giáo nào được tiến hành sau khi con sinh ra không? Mẹ muốn ở nhà với bé toàn thời gian hay vẫn đi làm? Đây chỉ là một vài ví dụ về những quyết định lớn mà bố mẹ nên thảo luận ngay bây giờ. Ngay cả khi mẹ nghĩ rằng cả hai đồng ý với nhau, tốt nhất là chia sẻ ý kiến cởi mở để tránh những hiểu lầm và tổn thương.

Cẩm nang mang thai: Thai nhi 26 tuần tuổi

0/5 - (0 bình chọn)

Được viết bởi

Ban biên tập Chanh Tươi Là một đội ngũ gồm các biên tập viên và chuyên gia có kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng về các sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng. Ban biên tập Chanh Tươi luôn nghiên cứu kỹ lưỡng, ...
img_avatar

Bình luận

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!