Chuyên gia hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh sỏi thận ở mẹ và trẻ

13.12.2022 - 11:42

Thận là bộ phận quan trọng của cơ thể giúp thải chất độc từ cơ thể ra bên ngoài. Theo thống kế của bộ Y tế nước ta thì cứ 10 người là có 1 người bị mắc bệnh sỏi thận, trong đó đa số những người khi phát hiện bệnh sỏi thận thì đã qua giai đoạn đầu. Vậy làm sao để nhận biết và phòng ngừa bệnh sỏi thận? Đặc biệt là với bệnh sỏi thận ở mẹ và trẻ nhỏ.

Người mắc bệnh sỏi thận lâu ngày có thể gây tắc nghẽn đường tiểu, viêm đường tiết niệu, suy thận,... Triệu chứng mắc bệnh sỏi thận như đau từ niệu quản, buồn nôn, thậm chí đi tiểu ra máu,.... Và nguyên nhân chủ yếu là do người bệnh không có chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt hợp lý cũng như chưa biết cách phòng ngừa bệnh sỏi thận hiệu quả.

1. Bệnh sỏi thận là gì?

Sỏi thận là những chất cặn rắn hình thành trong thận từ các chất trong nước tiểu. Quá trình này được gọi là quá trình tạo sỏi thận. Sỏi thận có thể nhỏ hoặc lớn đến vài cm. Những viên sỏi lớn lấp đầy các ống mang nước tiểu từ thận đến bàng quang (niệu quản) được gọi là sỏi san hô. Bệnh sỏi thận có thể ảnh hưởng tới bất kỳ phần nào của đường tiết niệu – từ thận đến bàng quang của bạn.

chuyen-gia-huong-dan-cach-phong-ngua-benh-soi-than-o-me-va-tre-1

Bệnh sỏi thận.

Box: Nước từ mạch máu ngấm qua tế bào thận, bài tiết nước tiểu qua ống thận vào lòng thận, theo ống bài tiết (niệu quản) xuống bàng quang và thoát ra ngoài. Sỏi hình thành, di chuyển ở bất cứ vị trí nào trên đường đi đó của nước tiểu và được gọi là sỏi thận, sỏi niệu quản hay sỏi bàng quang. Tuy nhiên, do cấu tạo của thận có nhiều ngóc ngách, khe kẽ mà độ lắng đọng lớn hơn khiến dễ bị sỏi hơn cả.

Các loại của sỏi thậnCác loại của sỏi thận

  • Sỏi struvite chủ yếu được tìm thấy ở phụ nữ là kết quả của nhiễm trùng đường tiết niệu. Chúng có thể lớn lên nhanh chóng và làm tắc thận, niệu quản, hay bàng quang Các chất có thể kết tinh, kết tủa và hình thành sỏi.
  • Sỏi canxi là phổ biến nhất. Mức độ phổ biến gấp 2 đến 3 lần ở nam giới, thường xuất hiện ở độ tuổi từ 20-30. Tái phát là có thể xảy ra. Canxi có thê kết hợp với cá chất khác như oxalat (chất phổ biến nhất), phosphat hay carbonnat để tạo thành sỏi. Oxalat xuất hiện trong một số thức ăn. Các bệnh của ruột non làm tăng xu hướng tạo sỏi oxalat canxi Sỏi axit uric phổ biến hơn ở nam giới. Chúng có liên quan với bệnh gout hay hóa trị liệu.
  • Sỏi xystin có thể hình thành ở những người mắc xystin niệu. Là một rối loạn di truyền ảnh hưởng đến cả nam và nữ
  • Sỏi axit uric chiếm khoảng 10% tất cả các loại sỏi.

2. Nguyên nhân dẫn đến sỏi thận

Sỏi thận do lắng đọng

Vì uống nước không đủ, nhất là với những người lao động nặng nhọc, hoặc mải làm việc cả ngày không uống nước, lúc uống lại uống quá nhiều mà không uống đều trong ngày.

Vì bị dị dạng đường tiểu khiến nước tiểu không thoát ra hết, lâu ngày tích trữ, đọng lại và tạo sỏi.

Vì bị u xơ tiền liệt tuyến, u xơ đội lên trong lòng bàng quang khiến nước tiểu đọng lại ở khe kẽ.

Bị chấn thương nặng, phải nằm một chỗ (như chấn thương đùi chẳng hạn), người bệnh lại uống nhiều sữa, ít nước. Trường hợp này cũng dễ tạo sỏi thận.

Chế độ ăn uống không hợp lý

chuyen-gia-huong-dan-cach-phong-ngua-benh-soi-than-o-me-va-tre-2

Chế độ ăn uống không hợp lý là nguyên nhân dẫn đến sỏi thận.

Ăn thiên lệch một loại thức ăn, cụ thể là ăn quá nhiều thịt hoặc ngược lại, ăn quá nhiều rau cũng là những nguyên nhân gây nên sỏi thận.

Nhiễm trùng bộ phận sinh dục

Nguyên nhân này thường gặp ở nữ giới nhiều hơn. Khi không vệ sinh thường xuyên, vi trùng có cơ hội xâm nhập gây viêm đường tiết niệu, tạo mủ và lắng đọng các chất bài tiết của cơ thể, từ đó hình thành sỏi.

Hiếm gặp là các trường hợp có dị vật trong bàng quang

Y văn thế giới có ghi một số trường hợp bị dị vật như lá cây, cỏ, rơm, hoặc do thông tiểu bị tụt ống thông vào trong. Những dị vật đó cũng làm lắng đọng sỏi, thậm chí sỏi rất lớn.

3. Biểu hiện của bệnh sỏi thận

Đi tiểu thường xuyên, khẩn cấp, tiểu buốt

Đây là biểu hiện sớm và thường thấy của bệnh sỏi thận, bạn có thể đi tiểu nhiều dù lượng nước uống vào không thay đổi. Đi tiểu buốt là do các viên sỏi đã di chuyển từ bàng quang ra niệu đạo.

Nước tiểu hồng, màu nước tiểu bất thường hay lẫn máu trong nước tiểu

Bệnh sỏi thận khiến nước tiểu của bạn thay đổi màu sắc sang hồng, đỏ và tối sẫm. Khi các hạt sỏi lớn làm tắt niệu đạo, bạn sẽ thấy có máu lẫn trong nước tiểu.

Đau mạn sườn, lưng

chuyen-gia-huong-dan-cach-phong-ngua-benh-soi-than-o-me-va-tre-3

Đau mạn sườn là triệu chứng sỏi thận.

Các bệnh nhân sỏi thận thường có chung triệu chứng đau ở mạn sườn và đau lưng, ngay dưới xương sườn, nơi có thận. Khi bệnh trở nặng, các cơn đau có thể di chuyển từ vùng bụng dưới xuống vùng háng và vùng dưới lưng. Người bệnh sẽ cảm thấy khi đau nhẹ, khi đau nhói. Đàn ông bị sỏi thận còn có thể đau ở bìu và tinh hoàn.

Buồn nôn và nôn

Đây cũng là dấu hiệu thường gặp của những người bị sỏi thận.

Bạn có thể nôn do những cơn đau quá sức bởi sỏi thận, hoặc nôn vì đây là cách duy nhất tống chất độc ra khỏi cơ thể khi thận đã không còn tác dụng bài tiết chất cặn bã.

Đau khi ngồi lâu

Khi sỏi thận phát triển thành những viên to, bệnh nhân khó có thể ngồi hay nằm ở một tư thế nhất định trong thời gian dài. Áp lực lên các khu vực bị ảnh hưởng bởi sỏi thận khiến sỏi cọ xát vào nhiều cơ quan nội tạng, làm bệnh nhân đau hơn.

chuyen-gia-huong-dan-cach-phong-ngua-benh-soi-than-o-me-va-tre-4

Đau khi ngồi lâu.

Nước tiểu có mùi hôi

Nước tiểu của bệnh nhân sỏi thận thường đục và có mùi hôi, hăng do có chứa nhiều chất độc và hóa chất.

Sốt

Sỏi thận dễ khiến bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiết niệu, và điều này khiến họ sốt và gai người, ớn lạnh…

Sưng

Ở giai đoạn nặng, bệnh nhân sỏi thận có thể sưng thận. Bạn có thể nhận thấy vùng bụng chứa thận, khu vực bụng xung quanh và háng bị sưng.

4. Cách điều trị bệnh sỏi thận

Với sỏi nhỏ dưới 5mm, có thể uống nước nhiều, uống nước râu ngô hay thuốc lợi tiểu cũng như một số loại thuốc nam để kích thích bài tiết, sỏi cũng theo đó ra ngoài.

Bệnh nhân cũng có thể được uống thuốc giãn cơ để niệu quản không co thắt, đồng thời uống thuốc lợi tiểu để sỏi ra ngoài.

Sau khi điều trị nội khoa như trên không có kết quả, bệnh nhân cần được can thiệp ngoại khoa với các phương pháp:

Mổ thận lấy sỏi: Đây là phương pháp cổ điển từ hàng trăm năm nay. Phương pháp này có thể gây các tai biến như chảy máu, nhiễm trùng từng phần, dò nước tiểu, nhiễm trùng toàn thân, thời gian hồi phục lâu, mất khoảng 3 - 4 tháng. Đặc biệt là dễ bị chảy máu do động mạch thận dính động mạch chủ và chỉ cách cuống thận khoảng 2 cm, chỉ chệch một chút là đã gây đứt động mạch, chảy máu ồ ạt và gây tử vong. Phương pháp này ngày nay hầu như không còn được áp dụng nữa.

Tán sỏi ngoài cơ thể: Máy tán sỏi phát ra tia laser hoặc sóng xung kích, phá bề mặt sỏi, đập vụn sỏi ra như cát, như bột và đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu. Bệnh nhân hầu như không đau đớn. Phương pháp này áp dụng với bệnh nhân có sỏi khoảng trên dưới 3 cm. Nhiều người lo sợ tán sỏi ngoài cơ thể sẽ gây vỡ thận. Đây là quan niệm sai lầm vì máy tán sỏi phát ra tia laser hoặc sóng xung kích cực mạnh, nhưng không phá phần mềm của da, ruột, gan, thận mà đập trực tiếp vào sỏi.

Tán sỏi qua da: dùng ống có đường kính 10 - 15 mm đưa qua một lỗ đục ở lưng, ống có điện cực bắn phá sỏi trực tiếp, rồi đưa nước vào theo ống để tống sỏi ra ngoài. Đây là phương pháp khá hiện đại, kết quả thành công cao.

Tán sỏi nội soi: dùng ống nội soi đưa qua đường tiết niệu, tán sỏi và hút hoặc gắp sỏi ra ngoài. Phương pháp này cũng hiện đại, ít gây đau đớn và bệnh nhân không bị vết rạch trên cơ thể.

Nếu khó thực hiện các phương pháp trên do sỏi quá lớn, bệnh nhân có thể được mổ nội soi gắp sỏi ra ngoài.

Lưu ý bệnh nhân khi đi tán sỏi thận: Uống nhiều nước, nhịn tiểu để có kết quả siêu âm chuẩn xác. Sỏi sau khi tán ra ngoài nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào vị trí và kích thước. Có thể phải tán sỏi nhiều lần theo chỉ định của bác sĩ. Sau mỗi lần tán sỏi, phải uống nhiều nước và có thể uống thuốc lợi tiểu.

5. Cách phòng ngừa bệnh sỏi thận

Uống nhiều nước

Uống nước là cách đơn giản nhất để bù lại lượng nước đã hao hụt khỏi cơ thể. Cơ thể đủ nước cũng giúp thận, gan lọc các chất độc tốt hơn, giảm thiểu tình trạng tích tụ chất độc trong gan, thận. Và điều quan trọng là các bạn nên phân bố thời gian uống nước đúng cách: 1 cốc vào sáng sớm, 1 cốc trước khi tắm 30 phút, 1 cốc trước khi ăn 30 phút, 1 cốc trước khi đi ngủ 30 phút. Mỗi cốc có dung tích là 250 ml. Trong trường hợp làm việc nặng, chơi thể thao hay thời tiết nắng nóng thì cần phải bổ sung nhiều nước hơn.

chuyen-gia-huong-dan-cach-phong-ngua-benh-soi-than-o-me-va-tre-5

Uống nhiều nước giúp phòng ngừa bệnh sỏi thận.

Uống nước chanh

Sỏi thận hình thành là do các thành phần của nước tiểu mất cân bằng acid và chất lỏng. Hàm lượng canxi, oxalate, acid uric tăng cao. Các chất này có thể được hòa tan bởi chất lỏng hay citrate. Nước chanh giúp nâng cao citrate trong nước tiểu, giúp giảm nguy cơ bị sỏi thận.

Giảm lượng caffeine

Các bạn nên tránh tiêu thụ quá nhiều các loại đồ ăn, đồ uống chứa caffeine như cà phê, trà, thuốc lá… vì nó làm cơ thể của bạn bị mất nước nhiều hơn, cũng là nguyên nhân gây bệnh sỏi thận.

chuyen-gia-huong-dan-cach-phong-ngua-benh-soi-than-o-me-va-tre-6

Giảm lượng caffein hàng ngày để phòng ngừa sỏi thận.

Giảm lượng muối ăn mỗi ngày

Lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày được giảm đi, đồng nghĩa với lượng oxalate trong nước tiểu giảm và nguy cơ bị bệnh sỏi thận giảm.

Duy trì cân nặng ổn định

Theo phân tích của các chuyên gia thuộc đại học của Mỹ thì béo phì làm tăng nguy cơ bị sỏi thận gấp đôi người bình thường. Vì vậy, để duy trì sức khỏe thì các bạn nên tập thể dục nhẹ nhàng, giữ mức cân nặng ổn định.

6. Bệnh sỏi thận ở phụ nữ

Khái niệm

Cũng tương tự như sỏi thận ở nam giới, ở phụ nữ, sỏi thận được hình thành từ các khoáng chất và muối trong nước tiểu. Chúng kết tinh lại nhưng nhỏ thôi nên hầu hết mọi người sẽ không biết là mình có sỏi trong thận. Trong thực tế, hầu như chị em nào cũng có sỏi trong thận của mình, chỉ khác nhau là ít hay nhiều, to hay nhỏ và có tự đào thải ra khỏi cơ thể hay không mà thôi.

Trong trường hợp sỏi không thể tự ra khỏi thận thì sẽ bị mắc kẹt lại đó và gây đau đớn, nặng hơn có thể trở thành bệnh sỏi thận và gây tắc nghẽn, nếu không được điều trị sẽ gây tổn thương thận, ví dụ như nhiễm trùng thận.

Triệu chứng sỏi thận ở phụ nữ

Các triệu chứng phổ biến nhất của sỏi thận ở một người phụ nữ là các cơn đau, thường là đau lưng hoặc đau ở bên thận có vấn đề. Cơn đau sẽ di chuyển vào dạ dày và vùng háng nếu không được điều trị.

chuyen-gia-huong-dan-cach-phong-ngua-benh-soi-than-o-me-va-tre-7

Triệu chứng sỏi thận ở phụ nữ.

Màu sắc của nước tiểu cũng là một triệu chứng phổ biến để nhận diện chị em có bị sỏi thận hay không. Nếu bị sỏi thận, nước tiểu sẽ có màu đục và có cặn như đám mây, hoặc cũng có thể có máu kèm trong nước tiểu. Nếu thấy có máu trong nước tiểu, chị em cần nói chuyện với bác sĩ ngay lập tức vì đây là một dấu hiệu nhiễm trùng.

Có chị em cảm thấy cảm giác nóng rát mỗi khi đi tiểu và cảm thấy cần phải đi tiểu thường xuyên hơn bình thường. Nếu có nhiễm trùng, các triệu chứng nhiễm trùng nói chung biểu hiện ra bên ngoài như như sốt, ớn lạnh và buồn nôn. Tuy nhiên, tất cả những triệu chứng này cũng tương tự như các nhiễm trùng đường tiết niệu và viêm bàng quang, do đó bạn sẽ cần phải nói chuyện với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân thực sự.

XEM THÊM: Nguy hiểm bệnh huyết trắng ở phụ nữ gây vô sinh

Điều trị sỏi thận ở phụ nữ

Không phải chị em nào bị sỏi thận cũng như nhau mà có những cấp độ khác nhau, nó có nghĩa là cách điều trị cũng khác nhau. Hầu hết các trường hợp sẽ được điều trị ở nhà mà không cần phải vào bệnh viện để phẫu thuật.

Các loại điều trị sỏi thận cũng sẽ phụ thuộc vào kích thước của sỏi thận. Những người có sỏi nhỏ hơn 5 mm thường sẽ được điều trị để sỏi tự thông qua cơ thể một cách tự nhiên, tùy theo cách thức điều trị của bác sĩ. Nếu không thể can thiệp được bằng cách để sỏi tự tiêu hoặc tự ra ngoài cơ thể thì mới nhất thiết phải dùng đến biện pháp phẫu thuật.

7. Bệnh sỏi thận ở trẻ em

Thực tế, hiện nay nhiều bậc phụ huynh thường nghĩ rằng bệnh sỏi thận chỉ xuất hiện ở người lớn tuổi từ 35 và 60. Tuy nhiên trong những năm gần đây số trẻ em mỗi năm phải đến viện điều trị vì bệnh sỏi thận ngày càng tăng lên. Triệu chứng của trẻ bị bệnh sỏi thận thường đau lưng, có máu trong nước tiểu và buồn nôn hoặc nôn mửa.

chuyen-gia-huong-dan-cach-phong-ngua-benh-soi-than-o-me-va-tre-8

Bệnh sỏi thận ở trẻ em.

Nguyên nhân trẻ bị sỏi thận

Do chế độ ăn uống và lối sống hiện nay chính là thủ phạm có thể khiến trẻ bị nhiễm sỏi thận. Sỏi thận chỉ bắt đầu hình thành bởi các tinh thể từ một trong hai hóa chất quá mức là muối và canxi. Trẻ em ngày nay thường có thói quen không uống nhiều nước và cha mẹ cũng cho trẻ ăn một chế độ ăn uống nhiều muối, làm tăng canxi trong cơ quan bài tiết của trẻ.

Trên thực tế, bất cứ điều gì làm tăng lượng canxi trong nước tiểu sẽ làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Sỏi thận bao gồm oxalat canxi là phổ biến nhất và các loại đá hình thành khi oxalate, một sản phẩm phụ của các loại thực phẩm nhất định bao gồm chocolate, hoa quả và bơ đậu phộng, liên kết với canxi trong nước tiểu. Trẻ béo phì, thường có khả năng mắc bệnh sỏi thận cao hơn trẻ bình thường. Một gia đình có lịch sử bị sỏi thận cũng là một yếu tố hình thành bệnh ở trẻ.

Khi trẻ bị sỏi thận thường đau bụng, trẻ có thể buồn nôn và ói mửa cũng như có máu trong nước tiểu có thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Ngoài ra, con bạn có thể trở nên nhợt nhạt và mồ hôi. Nếu con bạn trải nghiệm những triệu chứng này, xem bác sĩ nhi khoa hoặc đến phòng cấp cứu của bệnh viện địa phương để điều trị.

XEM THÊM: Shock với 16 triệu chứng nguy hiểm ở trẻ và cách chữa trị

Phòng tránh sỏi thận ở trẻ

Để tránh cho trẻ bị sỏi thận, các mẹ hãy chắc chắn rằng con mình được uống đầy đủ lượng nước trong ngày. Hãy thường xuyên quan sát nước tiểu của trẻ sao cho nước tiểu của trẻ trong, không có màu vàng sẫm. Nước chính là nguồn dung môi hòa tan những chất dư thừa tích tụ trong hệ thống bài tiết của trẻ và khi thông qua hệ bài tiết, trẻ sẽ đẩy các chất cặn dư thừa ra bên ngoài thông qua đường tiểu.

Trong khẩu phần ăn của trẻ, các mẹ hãy hạn chế các thực phẩm có nồng độ muối cao, đặc biệt là hạn chế các dạng thực phẩm thuộc thức ăn nhanh bởi đôi khi những loại thức ăn này được đảm quản bởi rất nhiều muối. Lượng muối dư thừa lâu ngày sẽ tích tụ dưới thận trẻ và sẽ sinh ra sỏi thận.

Khi trẻ kêu đau bụng, ngay phía bên sườn và cơn đau bụng đó thường xuyên quay trở lại thì cha mẹ nên nghĩ đến khả năng con mình bị sỏi thận, đặc biệt là nếu gia đình có lịch sử bị bệnh sỏi thận. Lúc này, cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được can thiệp kịp thời.

Các mẹ cũng không thể tránh được lượng canxi có sẵn trong thức ăn dành cho trẻ, hơn nữa lượng canxi đó có thể tốt và cần thiết cho xương của trẻ phát triển khỏe mạnh. Chỉ cần các mẹ lưu ý sao cho lượng canxi trẻ hấp thu vào bên trong cơ thể trẻ dư thừa.

chuyen-gia-huong-dan-cach-phong-ngua-benh-soi-than-o-me-va-tre-10

Giảm lượng canxi trong thức ăn của trẻ để phòng ngừa sỏi thận.

8. Sỏi thận 5mm: uống nước hay tán sỏi?

Tôi bị sỏi thận trái 5 mm, phải 10 mm. Có thể uống thuốc nam để thải ra ngoài được không? Nếu không thì dùng phương pháp nào hiệu quả mà an toàn? (Nguyễn Minh Mẫn)

Trả lời của bác sĩ chuyên khoa thận:

Sỏi niệu xuất phát từ thận, nó được hình thành từ chính các chất đào thải trong nước tiểu. Lúc đầu viên sỏi có kích thước nhỏ, nó có thể nằm lại ở thận hoặc di chuyển xuống dọc theo đường niệu (thận -> niệu quản -> bàng quang -> niệu đạo). Theo thời gian, các chất tích tụ thêm làm viên sỏi lớn ra và nó có thể vướng lại ở bất kỳ vị trí nào trên đường đi của nó và làm bạn đau.

Do đó, về mặt lý thuyết, những viên sỏi có kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 5mm có khả năng tự theo nước tiểu thoát ra ngoài. Viên sỏi từ 7mm trở lên khả năng tự tiểu ra rất thấp. Những viên sỏi lớn này gây cho bạn những cơn đau (đôi khi rất dữ dội) ở vùng hông lưng hai bên, tiểu gắt, có thể kèm theo sốt, nhiễm trùng. Khi đó bạn nên đến gặp bác sĩ để tìm phương pháp điều trị thích hợp.

Nếu viên sỏi nằm ở thận (có kích thước như bạn nói =10mm) bác sĩ sẽ dùng máy tán bằng sóng để làm viên sỏi vỡ thành những mảnh sỏi nhỏ và bạn có thể tự tiểu ra ngoài, phương pháp này gọi là tán sỏi ngoài cơ thể. Máy này không hề làm hại thận của bạn.

Nếu viên sỏi di chuyển xuống vị trí thấp hơn thì bác sĩ sẽ đưa một dụng cụ nhỏ vào đường tiểu của bạn tìm viên sỏi, tán vỡ nó ra và gắp những mảnh nhỏ ra ngoài, phương pháp này gọi là nội soi tán sỏi ngược dòng.

Với những viên sỏi nhỏ hơn 5mm bạn nên uống nhiều nước (nước đun sôi để nguội là tốt nhất) để có thể tiểu ra sỏi. Việc uống nhiều nước cũng giúp phòng bệnh, mỗi ngày nên uống hơn 2 lít nước, nếu thời tiết nắng nóng hoặc bạn làm việc trong môi trường nóng bức thì uống nhiều nước hơn nữa. Mục đích của việc uống nhiều nước là gây tình trạng lợi niệu đẩy viên sỏi ra ngoài, đồng thời tạo cho đường tiểu thông suốt, các chất đào thải không bị lắng đọng tạo sỏi.

Thuốc kim tiền thảo có tính chất gây lợi niệu, khi uống thuốc này bạn nên uống nhiều nước. Uống kim tiền thảo kéo dài không hại gì, tuy nhiên mùi vị thuốc rất khó uống và bạn chỉ cần uống nhiều nước là đủ “phòng và trị bệnh”.

Nếu bạn lớn tuổi và đau lưng kéo dài thì nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra vì bạn có thể bị thoái hóa cột sống. Khi tiểu ra sỏi, bạn nên đem viên sỏi đến phòng xét nghiệm để phân chất sẽ biết được bị sỏi loại nào, từ đó biết những thức ăn cần tránh.

Hi vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây sẽ giúp ích cho các bạn. Phòng ngừa bệnh sỏi thận không bao giờ là thừa thãi, vì nếu chủ quan thì có thể bạn sẽ là người mắc bệnh sớm và có biến chứng. Do đó các bạn nên giành chút thời gian đọc kỹ bài viết mình đã tổng hợp để tránh gặp tình huống xấu nhé. Chúc các bạn luôn khỏe.

0/5 - (0 bình chọn)

Được viết bởi

Ban biên tập Chanh Tươi Là một đội ngũ gồm các biên tập viên và chuyên gia có kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng về các sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng. Ban biên tập Chanh Tươi luôn nghiên cứu kỹ lưỡng, ...
img_avatar

Bình luận

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!