Doanh thu thuần là gì? Công thức tính doanh thu thuần

23.02.2023 - 15:58

Doanh thu thuần là gì? Doanh thu thuần là một trong những chỉ tiêu quan trọng trên báo cáo tài chính và được xem là công cụ quan trọng đánh giá mức độ hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy công thức tính doanh thu thuần như thế nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến doanh thu thuần?

Doanh thu thuần là gì?

Theo thuật ngữ tiếng Anh, doanh thu thuần còn được gọi là Net Revenue. Doanh thu thuần là khoản thu của doanh nghiệp từ việc bán các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ sau khi đã khấu trừ các khoản như thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, doanh thu bán hàng bị trả lại, giảm giá, chiết khấu thương mại,...

doanh thu thuan
Doanh thu thuần là gì?

Doanh thu thuần là chỉ tiêu quan trọng trên báo cáo kết quả kinh doanh. Xác định doanh thu thuần là cách thức để xác định tổng hợp kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một giai đoạn nhất định. Tức là chỉ tiêu này phản ánh kết quả, chất lượng và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp một cách chân thực và đảm bảo nhất.

Đồng thời, khi xem xét chỉ số tổng doanh thu so với doanh thu thường chúng ta có thể nhìn nhận được cấu trúc tăng trưởng của doanh nghiệp. Từ đó, nhà quản trị doanh nghiệp có thể đưa ra các phương án thúc đẩy tăng doanh thu phù hợp nhất.

Công thức tính doanh thu thuần

Để tính doanh thu thuần, người ta sẽ dựa vào công thức sau:

Doanh thu thuần = Doanh thu tổng thể của doanh nghiệp – Các khoản giảm trừ doanh thu

Cụ thể:

  • Doanh thu tổng thể của doanh nghiệp: chính là doanh thu cung cấp dịch vụ và doanh thu bán hàng, đây là tổng các giá trị các sản phẩm mà doanh nghiệp bán ra.
  • Các khoản giảm trừ doanh thu: là những khoản gồm giảm giá thương mại, thuế tiêu thụ đặc biệt, hàng bán bị trả lại, thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng và chiết khấu thương mại.
  • Chiết khấu thương mại: là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn, khoản này ghi nhận vào giảm trừ doanh thu. Mục đích để thúc đẩy bán hàng với số lượng lớn.
  • Giảm giá hàng bán: khoản giảm trừ cho người mua do sản phẩm, hàng hóa kém, mất phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế.
  • Hàng bán bị trả lại: Là giá trị của số hàng hóa bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân: Vi phạm cam kết, hợp đồng kinh tế, hàng bị kém, mất phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách hoặc các nguyên nhân khác.

Ý nghĩa của doanh thu thuần

Ý nghĩa
Ý nghĩa

Đối với các hoạt động của doanh nghiệp, doanh thu thuần có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Cụ thể, ý nghĩa đó thể hiện ở những khía cạnh sau:

  • Đây là chỉ tiêu quan trọng trong báo cáo hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nó thể hiện kết quả của quá trình tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ ở giai đoạn nhất định.
  • Doanh thu thuần phản ánh chính xác kết quả cũng như chất lượng doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Thông qua những phân tích về chỉ tiêu doanh thu thuần, chủ doanh nghiệp sẽ có căn cứ để đưa ra các chính sách liên quan đến bán hàng, sản xuất hay phân phối sản phẩm.
  • Doanh nghiệp có thể xác định được tình hình kinh doanh, dễ dàng so sánh với các kỳ trước hoặc kế hoạch đặt ra.
  • Chỉ tiêu doanh thu thuần giúp chủ doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan nhất về quá trình tăng trưởng của doanh nghiệp qua từng thời kỳ. Nhờ đó, họ có thể đưa ra kế hoạch, xây dựng chiến lược phù hợp với cơ cấu, nguồn lực,…

Những nhân tố ảnh hưởng

Bên cạnh việc hiểu rõ doanh thu thuần là gì, bạn cần biết được doanh thu cun cấp dịch vụ và từ nhà bán hàng của doanh nghiệp chịu tác động của những nhân tố nào.

nhan to anh huong
Nhận tố ảnh hưởng
  • Chất lượng của dịch vụ tiêu thụ và sản phẩm hàng hóa

Chất lượng của sản phẩm được thể hiện ở các yếu tố mẫu mã, có khả năng thỏa mãn nhu cầu thị trường hoặc kiểu dáng như thế nào. Chất lượng của dịch vụ, hàng hóa ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả của dịch vụ, hàng hóa. Vậy nên sẽ tác động rất lớn đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

Khi chất lượng sản phẩm cao thì sẽ bán được giá cao và ngược lại khi chất lượng kém thì giá thành sẽ rất thấp. Thông qua chất lượng của sản phẩm người tiêu dùng sẽ đánh giá được mức độ đầu tư vào chất lượng sản phẩm doanh nghiệp đang kinh doanh và từ đó quyết định mức độ tin cậy của người dùng với doanh nghiệp.

Vì chất lượng sản phẩm sẽ quyết định độ tín nhiệm của người dùng.

  • Khối lượng tiêu thụ và sản xuất sản phẩm

Lượng sản phẩm sản xuất ra sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lượng tiêu thụ sản phẩm. Nếu sản xuất ít sản phẩm, nhu cầu tiêu thị lớn sẽ khiến doanh thu của doanh nghiệp cao hơn.

Nếu sản xuất sản phẩm ra nhiều vượt quá nhu cầu của thị trường sẽ dẫn đến tình trạng hàng tồn kho, gây ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Vậy nên doanh nghiệp cần tìm hiểu và nắm rõ tình hình cũng như khả năng tiêu thụ sản phẩm của thị trường để xác định được khối lượng phù hợp.

  • Giá bán sản phẩm

Nhân tố này rất quan trọng và nó ảnh hưởng nhiều đến doanh thu thuần. Trường hợp các yếu tố khác không đổi, giá cả dịch vụ hàn hóa tăng thì doanh thu bán hàng sẽ tăng và ngược lại. Nhưng khi giá cả hàng hóa tăng thì khối lượng tiêu thụ sản phẩm sẽ giảm xuống. Còn khi giảm giá thì khối lượng tiêu thụ sẽ tăng lên.

  • Kết cấu của sản phẩm tiêu thụ

Nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của con người ngày càng tăng. Mỗi một công ty/doanh nghiệp có thể đồng thời sản xuất hoặc kinh doanh nhiều mặt hàng với những kết cấu khác nhau. Kết cấu mặt hàng được hiểu là tỷ trọng giá trị của mặt hàng so với tổng giá trị toàn bộ các mặt hàng trong một thời kỳ cố định.

Nếu doanh nghiệp thay đổi kết cấu tiêu thụ sẽ khiến doanh thu bị thay đổi. Nhưng cũng nên cân nhắc để tăng doanh thu và phù hợp với thị hiếu của thị trường,

  • Chính sách bán hàng và thị trường tiêu thụ

Nếu sản phẩm sản xuất ra phù hợp với nhu cầu của thị trường thì việc tiêu thụ cũng sẽ diễn ra thuận lợi và dễ dàng hơn. Khi đó thị trường đã chấp nhận việc tiêu thụ sản phẩm ở trong và ngoài nước, điều này sẽ giúp doanh thu của doanh nghiệp tăng cao hơn.

Để làm được điều này thì cần phải vận dụng nhiều chính sách, phương thức bán hàng phù hợp. Thêm nữa cần đảm bảo đầy đủ các hoạt động của hàng tồn, nhập và kê xuất theo đúng nguyên tắc của kế toán.

Nếu thực hiện thanh toán quốc tế thì cần thu hồi tiền hàng an toàn và đầy đủ. Ngoài ra doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị tốt các giấy tờ liên quan, nguyên tắc, phương thức và thời gian thanh toán.

Để kinh doanh tốt và đạt hiệu quả, đầu tiên bạn cần phải trang bị cho mình đầy đủ những kiến thức cần thiết. Việc hiểu được doanh thu thuần là gì sẽ là cơ sở để doanh nghiệp của bạn cải thiện tốt được tình hình kinh doanh và giúp doanh nghiệp hoạt động trở nên tốt hơn.

Sự khác biệt giữa doanh thu, doanh thu thuần và lợi nhuận

Nếu chưa hiểu chính xác ý nghĩa của từng khái niệm tài chính, bạn rất dễ nhầm lẫn giữa doanh thu, doanh thu thuần và lợi nhuận. Mặc dù tất cả đều có thể hiểu là mang tiền về cho doanh nghiệp nhưng mỗi chỉ số có một ý nghĩa và vai trò khác nhau.

Sự khác nhau giữa doanh thu và doanh thu thuần là gì?

Doanh thu là tổng giá trị thu được thông qua các hoạt động bán hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ của một tổ chức hay cá nhân.

Công thức tính doanh thu:

Doanh thu = (Tổng giá trị sản phẩm bán ra x Đơn giá sản phẩm) + Các khoản phụ thu khác.

Điểm giống nhau giữa hai thuật ngữ doanh thu và doanh thu thuần khi chúng đều là phần tiền nhận được thông qua việc kinh doanh của doanh nghiệp. Khác biệt rõ ràng nhất giữa doanh thu và doanh thu thuần là doanh thu là tổng giá trị thu được, không cần phải giảm trừ như doanh thu thuần.

Doanh thu là tổng giá trị thu được không cần phải giảm trừ.

Trong bảng báo cáo tài chính của một doanh nghiệp, ngoài doanh thu thuần, doanh thu thì còn có cả doanh thu ròng. Với mỗi loại doanh thu khác nhau, chủ doanh nghiệp có thể đánh giá được chính xác tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

Doanh thu va loi nhuan
Doanh thu và lợi nhuận

Phân biệt doanh thu thuần và lợi nhuận

Lợi nhuận là phần tài sản doanh nghiệp nhận thêm được thông qua hoạt động đầu tư đã được trừ đi chi phí. Lợi nhuận hình thành dựa trên sự chênh lệch giữa số tiền thu vào và chi ra trong các hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.

Doanh thu thuần và lợi nhuận hoàn không giống nhau, doanh thu thuần trong doanh nghiệp cao không đồng nghĩa với việc lợi nhuận cũng cao. Trong khi doanh thu chịu nhiều tác động dựa trên việc kinh doanh hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ thì lợi nhuận lại được tính dựa trên các hoạt động đầu tư.

Vì vậy, một doanh nghiệp có thể tạo ra doanh thu nhưng hoàn toàn vẫn có thể bị thua lỗ, bởi vì lợi nhuận là phần tài sản còn lại sau khi đã trừ hết chi phí.

Tầm quan trọng khi phân tích doanh thu thuần và lợi nhuận cùng nhau

Phân tích doanh thu thuần và lợi nhuận cùng nhau là điều cần thiết để hiểu được tình hình tài chính tổng thể của công ty và đưa ra các quyết định kinh doanh sáng suốt. Trong khi doanh thu thuần phản ánh doanh thu mà một doanh nghiệp kiếm được sau khi hạch toán các khoản khấu trừ và trợ cấp, thì lợi nhuận là số tiền mà một công ty kiếm được sau khi hạch toán tất cả các chi phí.

  • Bằng cách so sánh doanh thu thuần và lợi nhuận, chủ doanh nghiệp và các chuyên gia tài chính có thể hiểu rõ hơn về lợi nhuận và hiệu quả của công ty. Ví dụ, nếu một công ty có doanh thu thuần cao nhưng chi phí cũng cao, thì lợi nhuận của công ty đó có thể thấp hơn so với một công ty có doanh thu thuần thấp hơn nhưng chi phí thấp hơn. Điều này cho thấy rằng công ty đầu tiên có thể cần phải điều chỉnh chi phí của mình để tăng lợi nhuận.
  • Phân tích doanh thu thuần và lợi nhuận cùng nhau cũng có thể giúp xác định các xu hướng theo thời gian. Chẳng hạn, nếu doanh thu thuần của một công ty đang tăng nhưng lợi nhuận lại giảm, điều đó có thể cho thấy rằng chi phí của công ty đang tăng nhanh hơn doanh thu. Thông tin này có thể được sử dụng để điều chỉnh và cải thiện hoạt động tài chính của công ty.
  • Ngoài ra, so sánh doanh thu thuần và lợi nhuận với tiêu chuẩn ngành và đối thủ cạnh tranh có thể giúp hiểu rõ hơn về hoạt động của công ty trên thị trường. Nếu doanh thu thuần và lợi nhuận của một công ty thấp hơn đáng kể so với tiêu chuẩn ngành hoặc đối thủ cạnh tranh, có lẽ đã đến lúc xem xét lại hoạt động của công ty và xác định các lĩnh vực cần cải thiện.

Tóm lại, việc phân tích doanh thu thuần và lợi nhuận cùng nhau là rất quan trọng để đánh giá chính xác tình hình tài chính của công ty, xác định các lĩnh vực cần cải thiện và đưa ra các quyết định kinh doanh sáng suốt.

Những vấn đề liên quan đến doanh thu thuần

 

ROS - Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần

ROS là viết tắt của từ Return On Sales, được biết đến với tên gọi là tỷ suất sinh lời trên doanh thu thuần của doanh nghiệp. Tỷ suất này cho biết một đồng doanh thu thuần từ việc bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận tương ứng. Ngoài ra, ROS càng lớn thì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng cao.

Doanh thu ròng có phải Net Revenue không?

Doanh thu ròng và Net Revenue là hai thuật ngữ khác nhau. Doanh thu ròng là tổng doanh thu từ tất cả các hoạt động của doanh nghiệp, nó bị ảnh hưởng bởi lãi suất và lãi vay.

Doanh thu ròng bao gồm cả phần chi phí liên quan đến các hoạt động hành chính, chi tiền mặt, bảo trì,...tuy nhiên phần chi phí bán hàng, chi phí tài chính, phí quản lý hay các khoản chi phí từ nợ sẽ được trừ ra.

Doanh thu thuần có phải là doanh thu trước thuế?

Doanh thu thuần còn được biết đến là doanh thu trước thuế. Doanh thu này là phần doanh thu bán hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ tính theo phần hóa đơn bán hàng. Nó đã được trừ đi thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu nếu có.

Doanh thu thuần hay doanh thu trước thuế đều thể hiện tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy cần được tính toán cẩn thận và chính xác.

Lưu ý khi kết chuyển doanh thu thuần

Theo Thông tư 200, thực hiện kết chuyển doanh thu bán hàng thuần vào tài khoản Xác định kết quả kinh doanh ở cuối kỳ kế toán với:

  • Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
  • Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.

Cùng với việc hạch toán kết chuyển doanh thu thuần, doanh nghiệp cần hạch toán kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu. Các khoản giảm trừ như giảm giá bán hàng, chiết khấu thương mại, đổi trả hàng bán, các khoản giảm thu khác phát sinh trong kỳ. Việc kết chuyển khoản này sẽ được ghi vào tài khoản 511 với nội dung:

  • Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
  • Có TK 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu.

Doanh thu thuần giảm nói lên điều gì?

Việc giảm doanh thu thuần có thể chỉ ra một số điều về tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của công ty. Dưới đây là một số tác động có thể có của việc giảm doanh thu thuần:

  • Doanh thu giảm: Doanh thu thuần giảm có thể cho thấy doanh thu giảm. Điều này có thể là do những thay đổi trên thị trường, cạnh tranh gia tăng hoặc nhu cầu đối với các sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty giảm.
  • Áp lực về giá: Doanh thu thuần giảm có thể là kết quả của áp lực về giá, trong đó công ty buộc phải hạ giá để duy trì tính cạnh tranh. Điều này có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty nếu nó không thể bù đắp giá thấp hơn bằng cách tiết kiệm chi phí hoặc tăng khối lượng bán hàng.
  • Chiến lược tiếp thị hoặc bán hàng kém: Doanh thu thuần giảm có thể cho thấy chiến lược tiếp thị hoặc bán hàng của công ty không hiệu quả. Ví dụ: công ty có thể không tiếp cận được đối tượng mục tiêu hoặc nhóm bán hàng của công ty có thể không chốt được các giao dịch một cách hiệu quả.
  • Quản lý tài chính kém: Doanh thu thuần giảm có thể là kết quả của việc quản lý tài chính kém, chẳng hạn như chi tiêu quá mức, mức nợ cao hoặc quản lý dòng tiền không hiệu quả.
  • Những thay đổi trong chính sách kế toán: Việc giảm doanh thu thuần có thể là do những thay đổi trong chính sách kế toán ảnh hưởng đến cách ghi nhận hoặc báo cáo doanh thu. Điều này có thể bao gồm những thay đổi trong tiêu chuẩn ghi nhận doanh thu hoặc những thay đổi trong cách công ty hạch toán hàng bán bị trả lại hoặc chiết khấu.

Tóm lại, doanh thu thuần là một khái niệm quan trọng trong kế toán và tài chính phản ánh doanh thu mà một doanh nghiệp kiếm được sau khi hạch toán các khoản giảm trừ và trợ cấp. Tổng doanh thu là tổng doanh thu mà một doanh nghiệp kiếm được trước bất kỳ khoản khấu trừ hoặc trợ cấp nào.

Hiểu được sự khác biệt giữa doanh thu gộp và doanh thu thuần cũng như cách tính doanh thu thuần là điều cần thiết để đánh giá chính xác sức khỏe tài chính và lợi nhuận của công ty. Việc phân tích doanh thu thuần và lợi nhuận cùng nhau có thể cung cấp một bức tranh đầy đủ hơn về tình hình tài chính của công ty và rất quan trọng để đưa ra các quyết định kinh doanh sáng suốt.

Qua bài viết trên có thể thấy doanh thu thuần là một chỉ tiêu giúp nhà đầu tư và nhà quản trị đánh giá được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, hiểu rõ về doanh thu thuần là gì. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích

5/5 - (1 bình chọn)

Được viết bởi

Giới thiệu ngắn về Quỳnh Trang Quỳnh Trang là người đánh giá các sản phẩm mẹ bé của Chanh Tươi Review. Để đánh giá và chia sẻ lời khuyên của mình với những mẹ bỉm sữa khác, cô ấy đã kết hợp kinh ...
img_avatar

Bình luận

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!