Công dụng, cách chế biến và bảo quản củ cải trong thời gian lâu dài

11.04.2023 - 16:09

Như một lời cảm ơn đến tất cả các bạn đã chung tay mua và chia sẻ giải cứu củ cải trắng giá 1.500đ/kg cho bà con huyện Mê Linh. Mình sẽ tổng hợp lại cho các bạn tất tần tật các công dụng. cách chế biến và bảo quản củ cải trong thời gian lâu dài. Nhân dịp này các bạn có thể mua nhiều củ cải vừa giúp được người dân vừa về chế biến và sử dụng quanh năm mà không lo củ cải tăng giá nhé.

dia-chi-giai-cuu-cu-cai

Hướng dẫn cách bảo quản củ cải trắng dùng quanh năm

Củ cải trắng hay còn có tên gọi khác là nhân sâm trắng do nó có những tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe con người. Theo Đông y, củ cải sống có vị cay tính hàn, củ cải chín có vị ngọt tính ôn. Nhờ đó mà củ cải có tác dụng hóa đờm nhiệt, hạ khí giải độc, trị ho có đờm mất tiếng, chống đầy bụng, chảy máu cam, thổ huyết (ho ra máu), tiêu khát, lỵ, giải độc rượu, giải độc than, giải độc cá và làm tan máu tụ (ứ huyết). Sau đây mình xin chia sẻ cách bảo quản củ cải trắng đơn giản tai nhà mà bất cứ ai cũng có thể làm được

Cách 1: Củ cải đông lạnh

Thay vì đem phơi khô luôn các bạn có thể thái nhỏ từng khúc củ cải theo ý muốn rồi đem để vào ngăn đá của tủ lạnh một thời gian. Sau đó bạn mới mang ra phơi dưới nắng ròn. Làm theo cách này củ cải sẽ bảo quản được lâu hơn cũng như có mùi vị độc đáo hơn.

Cách 2: Bảo quản trong hố đất

Sau khi mua củ cải về bạn lọc bỏ hết các phần củ cải bị sâu, nứt hoặc xây sát, chỉ chọn những củ cải đều và đẹp. Tiếp đến bạn cắt bỏ đầu và đuôi. Đào 1 hố sâu khoảng 1m, rộng 1m xếp nghiêng của cải theo hướng đầu xuống dưới. Cứ xếp hết 1 tầng củ cải bạn lại lấp 1 tầng dất dầy khoảng 10cm lên. Làm theo cách này bạn có thể cất giữ được 1 năm sau cũng không bị hỏng.

Lưu ý: Cách này khá phức tạp nếu đất khô thì sau khi lấp hết đât tầng trên cùng bạn phải tưới thêm 1 chút nước. Thời tiết ấm thì lấp ít đât và thời tiết rét thì lấp nhiều đất, đảm bảo đến khoảng trước hoặc sau tiểu hàn thì lấp xong đất, đất tổng cộng dày 1m.

cu-cai-6

Cách 3: Bảo quản bằng bùn

Cắt bỏ phần đầu củ cải rồi lăn củ cải vào bùn vàng nhão 1 vòng, đảm bảo dính được 1 lớp bùn ở bên ngoài củ cải. Sau khi lăn xong, cho củ cải xếp vào nơi râm mát để cất giữ.

Nếu đắp thêm 1 lớp đất ẩm ở bên ngoài đống củ cải thì càng tốt.

Cách 4: Bảo quản quanh thùng nước

Để 1 thùng hoặc chum đựng nước trong phòng. Thùng và chum đựng đầy nước. Đem củ cải xếp đống xung quanh thùng, chum, đắp thêm một lớp đất ẩm dày khoảng 15cm lên trên củ cải là được.

Cách 5: Bảo quản trong tủ lạnh

Nếu muốn ăn luôn thì bạn rửa sạch củ cải rồi để dáo nước. Tiếp đến cho củ cải vào trong túi nilon và buộc kín, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh vài tuần.

Cách 6: Bảo quản củ cải bằng cách phơi khô

Phương pháp thái lát mỏng rồi phơi khô cũng là cách bảo quản củ cải trắng tốt nhất được nhiều người sử dụng. Cách này đơn giản dễ làm lại bảo quản được lâu dài không lo bị hỏng. Củ cải khô sau đó bạn có thể dùng quanh năm để pha trà, nấu nước uống hoặc chế biến nhiều món ăn ngon.

Cách 7: Củ cải phên ủ muối

Củ cải phên thì được chế biến công phu, nhiều công đoạn hơn, sau khi rửa sạch, thái lát dày rồi ủ muối qua một đêm, củ cải được đem ra phơi nắng trên các phên, dây rồi tiếp tục được ủ muối, công đoạn này lặp lại trong nhiều lần sẽ cho ra sản phẩm củ cải phên có màu vàng, thơm giòn, vị hơi mặn và có thể dùng dần quanh năm.

Cách 8: Bảo quản củ cải bằng muối

Củ cải bảo quản bằng muối hay còn được gọi tên là củ cải mặn. các bạn phải lựa chọn củ cải tươi, non và không to quá, đem phơi vừa phải rồi tiếp tục cho vào luộc cùng với muối cho đến khi củ cải sánh lại, đem bảo quản và có thể sử dụng trong nhiều năm mà không hỏng

Công dụng tuyệt vời từ củ cải trắng

Củ cải trắng là một trong những thực phẩm vàng không chỉ là nguyên liệu chế biến ra nhiều món ăn ngon mà còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt.

Theo Y học hiện đại cứ mỗi 100g củ cải trắng có 1.4g protid, 3.7g glucid, 1.5g xenluloza, 40 mg canxi, 41 mg photpho; 1,1 mg sắt; 0,06 mg vitamin B1, 0.06 mg vitamin B2, 0.5 mg vitamin PP, 30 mg; vitamin C… Cải có vị ngọt, hơi cay, đắng, tính bình, không độc, có tác dụng chữa ho, long đờm, lợi tiểu kích thích tiêu hoá, bảo vệ dạ dày,…

7-1465890705473

10 công dụng phòng, chữa bệnh từ củ cải

1. Chữa ho, viêm họng
 
Củ cải tính hàn, có công dụng trong việc trị ho, tốt cho phổi, đặc biệt là vào mùa đông, một số người thường xuất hiện nhiều đờm khô, gây khó chịu cho phổi. Hãy ăn một chút củ cải sẽ có hiệu quả tốt.

 
Trong củ cải hàm chứa một lượng chất cay nhất định. Ngoài ra, củ cải còn có chức năng trợ giúp đối với những người bị tắc mũi, đau họng do cảm trong mùa đông, có thể dùng củ cải để giải quyết những vấn đề nhức đầu này.
 
2. Ung thư
 
Củ cải là một trong số thực phẩm tốt nhất, thành phần dinh dưỡng, hàm chứa phong phú vitamin B và nhiều loại khoáng chất, trong đó hàm lượng vitamin C rất cao. Củ cải còn có tác dụng chống vi rút, chống ung thư. 

 
Trong củ cài hàm chứa dầu cải vàglycosid, có thể phát huy tác dụng đối với nhiều loại chất xúc tác, hình thành nên thành phần chống ung thư có vị cay cay. Vì vậy, củ cải càng cay, thành phần này càng nhiều, khả năng chống ung thư cũng càng tốt.
3. Giữ cho cơ thể đủ nước
 
Với hàm lượng nước cao và rất nhiều vitamin C cũng như phốt pho và kẽm, củ cải đường là một thực phẩm bổ dưỡng cho các mô và có thể giúp cho cơ thể giữ nước, tăng sức khỏe cho làn da.
 
4. Phòng tránh thiếu máu
 
Củ cải đường có vitamin B12 tự nhiên và giúp thúc đẩy sự hấp thu sắt, tham gia vào việc tổng hợp hemoglobin, do đó lượng oxy hemoglobin tăng cao giúp bồi bổ thể lực, phòng ngừa thiếu máu.
 
5. Hỗ trợ tiêu hóa
 
Cũng giống như củ cải trắng, củ cải đường giàu chất xơ nên là một chất tẩy rửa tự nhiên cho hệ tiêu hóa, giúp phá vỡ và loại bỏ thức ăn tích tụ trong cơ thể về lâu dài dẫn đến chất thải độc có hại cho sức khỏe.
 
6. Ngăn ngừa nhiễm virus
 
Vì hàm lượng vitamin C trong củ cải đường cao nên nó có tác dụng làm sạch cơ thể một cách tự nhiên, tăng cường sức đề kháng. Tiêu thụ củ cải đường thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa tình trạng cơ thể nhiễm virus.
 
7. Trị mụn
 
Trong lá củ cải giàu vitamin A, vitamin C, đặc biệt là hàm lượng vitamin C nhiều hơn các loại rau của khác. Vitamin C có thể phòng chống da lão hóa, ngăn chặn hình thành các vết thâm nám, giữ cho da được trắng mềm.

 
Ngoài vitamin, hàm lượng chất xơ trong củ cải cũng khá nhiều, đặc biệt là chất xơ thực vật trong lá rất phòng phú. Các chất xơ thực vật này có thể xúc tiến dạ dày nhu động, tiêu trừ táo bón, có tác dụng bài trừ độc tố, từ đó cải thiện làn da thô ráp, mụn bọc.
 
8. Dưỡng ẩm cho làn da
 
Củ cải được cắt thành những lát mỏng và đem phơi khô để làm nguyên liệu cho nước tắm. Trước khi tắm, cho củ cải khô vào một túi vải và ngâm vào nước tắm nóng 15-20 phút rồi mới tắm. 

Các vitamin có trong củ cải sẽ thấm sâu vào làn da, khiến cho làn da mịn màng và luôn tươi sáng. Trong những ngày mùa đông, loại nước tắm này không chỉ giúp dưỡng ẩm cho làn da mà còn có tác dụng giữ ấm cho cơ thể.
 
9. Giảm béo
 
Uống nước ép củ cải trước bữa ăn cũng được phụ nữ Nhật Bản thường xuyên sử dụng để có vóc dáng thon gọn. Loại nước ép này giúp giảm béo hiệu quả mà không cần phải ăn kiêng hoặc hạn chế lượng thức ăn.
 
10. Giúp da mặt trắng hồng
 
Đắp mặt nạ có nguyên liệu từ củ cải cũng là một trong những cách tiến gần đến giấc mơ sở hữu làn da đẹp. Mặt nạ củ cải, rau diếp cá sẽ giúp da mặt trắng hồng, rạng rỡ và đặc biệt là hết khô nẻ trong những ngày đông.

 
Cách làm rất đơn giản chỉ cần xay hoặc dùng nước ép rau diếp cá và nước ép củ cải trộn với nhau, đắp lên mặt trong vòng 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Mỗi tuần thực hiện từ 2 đến 3 lần sẽ đem lại làn da bất ngờ đáng mơ ước đấy. Nếu có bị cháy nắng thì nước ép củ cải và mật ong sẽ là phương pháp tuyệt vời để xoa dịu đi những vết rám nắng trên da.

 
Một chậu nước rửa mặt mỗi ngày có pha nước ép củ cải cũng là cách để đem lại một làn da khỏe mạnh và một cảm giác thật dễ chịu, nhẹ nhàng không chỉ cho làn da mà cho cả tinh thần.

Một số món ăn ngon đã miệng chế biến từ củ cải

Để giúp bạn có được thật nhiều món ngon đã miệng từ củ cải mình sẽ gợi ý cách nấu một số món ăn sau. Vừa đơn giản lại dễ thực hiện, bắt tay làm luôn bạn nhé :)

1. Thịt kho củ cải

Thịt ba chỉ thái miếng vừa ăn, củ cải cắt khúc nhỏ vừa ăn

Đun nóng nồi với 1 chút dầu ăn rồi cho hành vào phi thơm, tiếp đến cho thịt vào xào săn, thêm nước hàng vào tạo màu.

Thêm củ cải vào nồi nên nếm gia vị rồi cho nước nào ninh đến khi thịt nhừ thì múc ra đĩa và thưởng thức

1-1521451190

2. Canh củ cải thịt xay

Củ cải rửa sạch, nạo vỏ thái khoanh hoặc lát mỏng vừa ăn

Thịt nạc xay ướp với chút muối và tiêu để 30 phút cho ngấm vị

Đun nóng chảo với dầu ăn cho hành vào phi rồi cho thịt vào đảo chín. Tiếp đến đổ nước vừa ăn vào đun sôi

Cho củ cải vào đun sôi đến khi củ cải mềm, nên nếm lại gia vị vừa ăn, tắt bếp và cho gia vị hành, mùi vào.

2-1521451363

3. Củ cải viên chiên

Củ cải trắng rửa sạch, gọt vỏ rồi bào nhỏ, vắt bỏ bớt nước

Đạp trứng vào tô cho củ cải, hành lá, rau mùi cắt nhỏ cùng với muối, tiêu, bột mì vào trộn đều rồi vo viên

Đun nóng chảo với dầu rồi cho củ cải vào chiên vàng vớt ra để ráo

Cho cà chua và nước và đun thành sốt , thêm chút bột bắp và đường và đun sôi

Xếp củ cải đã chiên ra đĩa dưới nước sốt lên, rắc mè và rau mùi rồi thưởng thức

3-1521451555

4. Kim chi củ cải muối

Rửa sạch củ cải, nạo vỏ và thái miếng. Dùng 200 g muối hột và 100ml nước, cho củ cải trộn đều. Ngâm qua đêm cho củ cải héo, bẻ thấy dẻo là được. Rửa xả nhiều lần với nước cho bớt mặn.

Khuấy bột nếp vào 200ml nước nấu sôi, cho gừng, cá/tôm khô, nêm nước mắm, đường vừa ăn.

Nhấc xuống để nguội bớt, cho vào cối xay thêm hành tây, tỏi, ớt hiểm vào xay nhuyễn. Cuối cùng cho ớt bột vào đảo đều

Nhúng củ cải vào thố sốt cho đều

Cất trong hũ lớn hoặc thố, bọc màng bọc hờ cho cải lên men chua. Chú ý không đựng hũ quá đầy vì sẽ bị trào khí hoặc sốt. Để nơi ấm 2,3 ngày mới chua vừa ăn. Sau đó xếp vào hộp sạch để tủ lạnh ăn dần. Nhiệt độ thấp sẽ làm kim chi ngừng chua thêm.

 

cach-lam-kim-chi-cu-cai-han-quoc-1

Công dụng chữa bệnh hiệu nghiệm từ củ cải trắng

Chóng mặt, trúng phong tà: Lấy vài củ cải, giã nát, vắt lấy nước cốt rồi thêm một ít hạt củ cải ngâm vào nước cốt đó, sau đó đem ra phơi khô, tán nhuyễn. Sau bữa ăn uống với nước nóng.

Chống rét cóng: Lấy củ cải hoặc hạt củ cải phơi sấy khô, tán bột mịn cho vào tất tay chân.

- Đi tiêu ra máu: Lấy củ cải, tẩm mật nướng qua một bận rồi ăn nhai cho kỹ.

Hen suyễn: 

(1) Lấy củ cải sao cho khô bớt nước, tán nhuyễn trộn với mật mía, vê thành những viên nhỏ bằng hạt bắp. Mỗi lần uống 40 ~ 50 viên với nước nóng.

(2) Lấy hạt củ cải sao vàng, hạt bồ kết nướng, tán nhỏ cả hai rồi trộn với mật ong và ít gừng, vê thành viên nhỏ bằng hạt bắp. Mỗi lần uống 50 ~ 60 viên với nước nóng.

Ho nhiều, suy nhược: Củ cải trắng 1kg, lê 1kg, gừng tươi 250g, sữa 250g, mật ong 250g. Lê gọt vỏ bỏ hạt, củ cải, gừng tươi, rửa sạch xắt nhỏ. Cho từng thứ riêng vào vải xô vắt nước để riêng. Để nước củ cải, lê đun to lửa cho sôi bớt lửa cho đến khi đặc dính thì cho nước gừng, sữa, mật ong vào quấy đều đun sôi lại. Khi nguội cho vào lọ đậy kín dùng dần mỗi lần 1 muỗng canh pha vào nước nóng để uống. Ngày dùng 2 lần.

- Khản giọng: Lấy vài củ cải thêm một củ gừng nhỏ, giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt, ngậm xong rồi nuốt.

Lao phổi kèm tức ngực, ho ra máu: Củ cải tuơi 1kg, lê tươi 1kg, sinh địa tươi 500g, ngó sen tươi 1kg, mạch môn tươi 500g, rễ tranh tươi 1kg, gừng tươi 100g. Tất cả nấu sôi 30 phút vắt lấy nước nấu lại lần hai rồi nhập lại cô thành cao rồi cho các vị sau đây: A giao 500g, đường phèn 500g, mật ong 500g, nấu thành cao đặc cho vào lọ. Ngày uống 2 lần sáng chiều. Mỗi lần 2 muỗng canh ( 30ml) hòa nước ấm hoặc ngậm nuốt dần hoặc Củ cải 300g nấu với 400 ml nước còn 100ml bỏ bã. Thêm 10g đường phèn, 150g mật ong quấy đều, đun lên. Ngày uống 3 lần mỗi lần 30ml lúc đói.

- Lòi con trê: Lấy lá củ cải đốt thành than, tán nhuyễn rồi rắc lên chỗ phồng.

Lỵ: Lấy mấy củ cải ép lấy một chén nước, đem đun sôi rồi hòa với nửa chén nước đường để uống.

Miệng lưỡi bị lở loét: Dùng củ cải tươi, giã nát vắt lấy nước cốt, thêm 1 ít muối rồi ngậm và súc miệng thường xuyên.

- Ngạt vì khói: Nước cốt củ cải tươi đổ ngay vào miệng người bệnh.

Nhức đầu: Củ cải thật tươi, giã nhuyễn, vắt lấy nước hòa với 1 ít băng phiến nhỏ vào lỗ mũi.

Ợ chua: Lấy 3 miếng củ cải, nhai thật nát rồi nuốt.

Phòng ngừa phong hàn cho trẻ em: Lấy một nắm hạt củ cải tươi, giã nhuyễn thêm nước và hành, nấu lên rồi hào 1 ít rượu cho uống để vã mồ hôi.

Phỗi nhiễm silic ( bệnh bụi phổi): Nước củ cải tươi 5ml, nước rễ tranh 5ml, nước ép củ năng ( mã thầy) 5ml, thạch hộc tươi 12g ép nước. Nước ép này để riêng. Lấy các vị: mè trắng 12g, xuyên bối mẫu 3g, ngưu bàng 9g, cát cánh 9g, lá tỳ bà 9g, kê nội kim 6g, chỉ xác 9g. Nấu với 150 ~ 200ml nước còn 1/3 lọc nước, bỏ bã cô lại còn 100g. Lấy nước này trộn với nước ép tươi nói trên, chia ngày uống 3 lần. Mỗi liệu trình 15 ngày.

- Sạn thận: Xắt củ cải thành từng lát, tẩm mật độ 1 giờ, nướng cho hơi khô, ngày dùng 3 lần mỗi lần độ 10 bát, nhai thật kỹ rồi uống cùng nước có pha ít muối.

Suyễn nhiều đàm, khó thở: Củ cải trắng xắt nhỏ, xào giòn, tán nhỏ mịn ngào mật mía, viên bằng hạt ngô. Cho vào lọ dùng dần. Mỗi lần uống 30 viên, chiêu với nước ấm.

- Thổ huyết: Lấy củ cải giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt cho được một chén, pha thêm chút muối rồi uống.

- Tiêu đàm, lợi khí giảm ho, bổ tỳ: 

(1) Củ cải trắng 500g, bột mỳ 500g, bột ngọt 2g, tiêu bột 1g, dầu cải 50g, muối 5g, dầu vừng 15g, thịt 300g. Củ cải rửa sạch bào sợi, xào sơ qua bằng dầu cải rồi rồi cho bột ngọt, muối, tiêu, thịt trộn để làm nhân bánh.

(2) Củ cải trắng 250g, gừng tươi 15g, dầu cải 50g, bột mỳ 250g, hành 15g, thịt heo nạc 100g, muối 10g. Làm như trên.

(3) Củ cải trắng 125g, củ hành trắng 50g, trứng gà 60g, vừng 5g, bột mỳ 500g, đường 50g, muối 10g, bột ngọt 5g, dầu vừng 25g, mỡ. Làm như trên

(4) Củ cải trắng 250g, thịt heo nạc 100g, bột gạo hoặc bột mỳ 250g, gừng, hành, muối, dầu lượng vừa đủ. Củ cải xắt chỉ xào tái cùng thịt heo, xắt sợi trộn làm nhân bánh, làm chín bánh bằng cách hấp hoặc rán.

Thủy thủng ( tích nước quá nhiều): Lấy một nắm hạt củ cải đem sao rồi tán thành bột, mỗi lần uống khoảng 2 ~ 6g với nước ấm.

Tiểu ra nước đục: Lấy củ cải khoét rỗng ruột, nhét hạt cây thù du, rồi đậy kín lại cho vào nồi hấp cho chín củ cải, sau đó bỏ hết hạt thù du ra, đem củ cải sấy khô, tán nhuyễn trộn với nước cơm đặc viên thành viên để uống. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 50 viên.

- Ung thư phổi, ho ra máu: Nước củ cải 50ml, đường phèn 15g, chưng cách thủy.  Hoặc nước củ cải 50ml, hạch đào nhân 30g, hạch nhân 15g, đường phèn 15g, ngày 1 thang.

Vết bầm: Dùng củ cải gãi nát rồi đắp lến vết bầm hoặc sắt lát cảu cải tẩm muối rồi chà vào vết bầm.

Viêm phế quản, viêm họng: Củ cải 500 ~ 1000g, quả trám 250g sắc uống hoặc ngậm nuốt dần.

Vú nổi mụn, nhọt: Lấy củ cải còn lá giã nát rồi đắp lên

Trên đây là những thông tin về công dụng, cách chế biến và bảo quản củ cải trắng mà mình tổng hợp được. Hy vọng nó sẽ giúp ích được cho bạn trong việc chế biến cất trữ củ cải trắng mà bạn vừa mua ủng hộ

0/5 - (0 bình chọn)

Được viết bởi

Ban biên tập Chanh Tươi Là một đội ngũ gồm các biên tập viên và chuyên gia có kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng về các sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng. Ban biên tập Chanh Tươi luôn nghiên cứu kỹ lưỡng, ...
img_avatar

Bình luận

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!