Kháng cự hỗ trợ là gì? Cách xác địng vùng hỗ trợ- kháng cự

Fergal Nguyễn Tác giả Fergal Nguyễn 22/12/2023 30 phút đọc

Với bất kỹ trader nào, chắc hẳn đều không lạ gì với khái niệm kháng cự hỗ trợ nữa, bởi đây là những vùng tranh chấp giá quan trọng, giúp trader xác định điểm vào lệnh, cắt lỗ, chốt lời tiềm năng. Nhưng không phải trader nào cũng biết cách xác định các vùng kháng cự hỗ trợ quan trọng hoặc chưa hiểu hết về tầm quan trọng của công cụ này. Vì vậy, hãy theo dõi bài viết dưới đây, Chanh Tươi Review sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ về hỗ trợ kháng cự là gì? Cách xác định và giao dịch hiệu quả với kháng cự và hỗ trợ? Cùng xem nhé!

Kháng cự hỗ trợ là gì?

Kháng cự - hỗ trợ là hai khái niệm quan trọng trong phân tích kỹ thuật, giúp nhà đầu tư xác định các mức giá có thể ảnh hưởng đến xu hướng của thị trường. Kháng cự là mức giá mà thị trường khó có thể vượt qua được trong quá trình tăng giá, do sự xuất hiện của lực bán mạnh. Hỗ trợ là mức giá mà thị trường khó có thể vượt qua được trong quá trình giảm giá, do sự xuất hiện của lực mua mạnh. 

Kháng cự và hỗ trợ có thể được xác định bằng cách quan sát các điểm cao nhất và thấp nhất của biểu đồ giá trong một khoảng thời gian nhất định. Khi thị trường vượt qua một mức kháng cự hoặc hỗ trợ, có thể coi là có sự đảo chiều hoặc tiếp tục xu hướng của thị trường. Nhà đầu tư có thể dựa vào các mức kháng cự và hỗ trợ để đưa ra các quyết định mua bán hợp lý.

Kháng cự là gì?

Trong giao dịch chứng khoán , kháng cự (Resistance) là một vùng giá mà lực bán đủ mạnh để ngăn chặn giá tăng lên. Khi giá tiếp cận vùng kháng cự, nhiều nhà đầu tư sẽ bán ra để chốt lời hoặc cắt lỗ, tạo ra áp lực giảm cho giá. Kháng cự có thể được xác định bằng cách vẽ đường thẳng nối các điểm cao trên biểu đồ giá, hoặc bằng cách sử dụng các công cụ phân tích kỹ thuật khác như Fibonacci, Pivot Point, Bollinger Bands, v.v.

khang-cu-ho-tro
Kháng cự hỗ trợ

Hỗ trợ là gì?

Hỗ trợ (Support) là một khái niệm chỉ vùng giá mà tại đó giá có xu hướng tăng lên do sự cầu mạnh hơn cung. Hỗ trợ thể hiện sức mạnh của người mua và sự yếu kém của người bán. Khi giá tiếp cận vùng hỗ trợ, nhiều nhà đầu tư sẽ mua vào để tận dụng cơ hội giá rẻ, đồng thời nhiều nhà đầu tư bán lỗ sẽ chốt lệnh để thoát khỏi thị trường. Do đó, hỗ trợ có thể được coi là một vùng cân bằng giữa cầu và cung.

Về bản chất, kháng cự và hỗ trợ là vùng tranh chấp lợi ích giữa bên mua (cầu) và bên bán (cung) trên thị trường, bên nào mạnh hơn thì bên đó thắng. Forex càng biến động mạnh thì càng có nhiều vùng kháng cự, hỗ trợ được tạo ra. Và kháng cự có thể trở thành hỗ trợ bất cứ lúc nào và ngược lại.

Ý nghĩa của hỗ trợ kháng cự

Hỗ trợ và kháng cự là không thể thiếu đối với bất kỳ thị trường tài chính nào, bao gồm cả forex. Các nhà giao dịch dựa vào các mức này để xác định xu hướng, điểm ra vào, điểm dừng lỗ và chốt lời. Cùng xem qua nó có ý nghĩa như thế nào trong thị trường forex nhé.

Phản ánh tâm lý nhà giao dịch

Những yếu tố góp phần hình thành các mức kháng cự và hỗ trợ chính là tâm lý và thói quen của các nhà giao dịch như sợ hãi, tham lam hoặc tiếc nuối quá khứ. Điều này cho thấy các mức hỗ trợ và kháng cự không phải là những sự kiện xảy ra tình cờ mà thực chất là một phản ánh của tâm lý và hành vi của các nhà giao dịch tham gia thị trường.

Tại vùng kháng cự, nhiều nhà đầu tư đã mua được ở mức giá tốt, tuy nhiên khi giá tăng thêm, họ lại bị ám ảnh bởi sự lo ngại giá sẽ giảm trở lại nên quyết định bán ra để chốt lời sớm. Trong khi đó, tại vùng hỗ trợ, nhiều nhà đầu tư có xu hướng tham lam vì trước đó đã không mua được nhiều lot hơn hoặc có thói quen tiếc nuối quá khứ vì đã bỏ lỡ cơ hội mua vào vùng giá tốt, do đó khi giá quay đầu giảm họ sẽ ồ ạt mua vào.

Điểm tựa vào lệnh

Kháng cự hỗ trợ là những vùng giá quan trọng trong thị trường, khi giá chạm vào đó thường có xu hướng quay đầu. Nếu giá phá vỡ các mức kháng cự hoặc hỗ trợ quan trọng, thì các vùng giá đó sẽ có xu hướng di chuyển mạnh mẽ theo hướng phá vỡ. Điều này cung cấp cho các trader thông tin quan trọng để đưa ra quyết định vào lệnh hoặc thoát lệnh nhanh chóng.

Quản lý rủi ro, cắt lỗ, chốt lời

Dựa vào khoảng cách từ đường kháng cự đến đường hỗ trợ, nó giúp trader thiết lập các điểm dừng lỗ và chốt lời phù hợp, 

Cách xác định vùng hỗ trợ và kháng cự và ứng dụng trong phân tích chứng khoán

Sử dụng công cụ Fibonacci 

Sử dụng công cụ Fibonacci là một trong những phương pháp xác định vùng hỗ trợ và kháng cự quan trọng trong giao dịch.

 Công cụ này dựa trên chuỗi số Fibonacci để xác định các mức giá tiềm năng. Thông thường, các mức giá quan trọng được xác định bằng cách sử dụng các tỷ lệ Fibonacci như 23.6%, 38.2%, 50%, 61.8% và 78.6%. 

Khi giá tiếp cận các mức giá này, các nhà giao dịch thường sẽ chú ý đến khả năng giá sẽ tăng hoặc giảm và đưa ra quyết định giao dịch phù hợp. Tuy nhiên, việc sử dụng công cụ Fibonacci cần phải kết hợp với các phương pháp khác để đảm bảo tính chính xác và hiệu quả của giao dịch.

khang-cu-ho-tro-1
Sử dụng công cụ Fibonacci 

Ví dụ: Cặp tiền EUR/USD trên khung H4

Trong một đợt giảm giá, sử dụng Fibonacci Retracement, trader có thể xác định được những vùng quan trọng 50%, 61.8%, 78,6% lần lượt trùng với các vùng đỉnh 1,13030; 1,13455; 1,1499.

Sau đó, nhà đầu tư có thể soi các mốc này trên những khung thời gian nhỏ hơn như H1, M15 để tìm kiếm những vùng giá cụ thể mà tại đó giá sẽ phản ứng và tìm kiếm cơ hội vào lệnh Sell thuận theo đoạn xu hướng downtrend. Việc này sẽ giúp trader tìm kiếm những cơ hội giao dịch chính xác hơn và giảm thiểu rủi ro.

Sử dụng đường xu hướng (trendline) trong kháng cự hỗ trợ

Nếu giá cổ phiếu liên tục biến động theo xu hướng tăng hoặc giảm, bạn có thể sử dụng phương pháp này để xác định các vùng hỗ trợ và kháng cự, từ đó quyết định mua hoặc bán cổ phiếu. Để làm điều này, bạn có thể nối các đỉnh hoặc đáy của giá cao nhất hoặc thấp nhất trong một khoảng thời gian nhất định để tạo ra đường xu hướng (trendline), và áp lực mua hoặc bán sẽ tăng khi giá đến gần đường xu hướng này.

khang-cu-ho-tro-a
Sử dụng đường xu hướng (trendline)

Ví dụ: Cặp tiền EUR/USD

Quan sát vào biểu đồ trên có thể thấy, có 3 lần giá giảm chạm vào đường trendline sau đó tăng trở lại (1,17; 1,197; 1,204). Lúc này, đường trendline trở thành đường hỗ trợ mà tại đó giá sẽ phản ứng trước khi đảo chiều tăng trở lại. Dựa đây nhà giao dịch có thể tìm kiếm các lệnh Buy tiềm năng.

Sử dụng kênh giá 

Sử dụng kênh giá cũng tương tự như công cụ trendline. Nhưng trendline chỉ tìm ra vùng hỗ trợ trong đoạn giá Uptrend và kháng cự trong đoạn giá Downtrend, còn kênh giá khác biệt hơn, nó sẽ giúp trader tìm ra cả kháng cự và hỗ trợ.

Bằng cách sử dụng kênh giá, bạn sẽ có cơ hội giao dịch cả 2 đầu. Nhưng theo đánh giá, những giao dịch thuận xu hướng sẽ an toàn và xác suất thành công cao hơn giao dịch ngược xu hướng. 

khang-cu-ho-tro-2
Sử dụng kênh giá 

Sử dụng đường trung bình giá MA

Một phương pháp khác để xác định các mức kháng cự hỗ trợ là sử dụng đường trung bình giá MA (Moving Average) trong thời gian ngắn hạn. Khi đó, đường trung bình giá sẽ giúp làm phẳng các tín hiệu nhiễu giá trong thời gian ngắn hạn và giúp bạn xác định các mức kháng cự (nằm dưới đường trung bình giá) và hỗ trợ (nằm trên đường trung bình giá).

  • Nếu giá càng tiến gần đến đường trung bình giá thì lực bán sẽ càng tăng, dẫn đến giá cổ phiếu sẽ có xu hướng giảm.
  • Nếu giá càng giảm gần đến đường trung bình giá thì lực mua sẽ càng tăng, dẫn đến giá cổ phiếu sẽ có xu hướng tăng.
khang-cu-ho-tro-3
Sử dụng đường trung bình giá MA

Hướng dẫn cách giao dịch với hỗ trợ kháng cự hiệu quả nhất

Tùy thuộc vào phản ứng của giá tại những vùng kháng cự, hỗ trợ quan trọng mà chúng ta sẽ có kế hoạch giao dịch phù hợp. Dưới đây là 3 chiến lược giao dịch điển hình mà trader có thể tham khảo:

Chiến lược giao dịch dựa trên hỗ trợ kháng cự

Tại những vùng hỗ trợ và kháng cự quan trọng, giá cặp tiền tệ thường tôn trọng những mức giá này. Vì vậy, khi giá tiếp cận với những vùng này, nó có xu hướng bật ngược trở lại. Tùy thuộc vào tình hình thị trường, trader sẽ tìm kiếm các lệnh mua hoặc bán để đảo chiều.

  • Bước 1: Xác định xu hướng

Trader cần xác định xu hướng hiện tại bằng các công cụ như đường trendline, kênh giá hoặc phân tích trên các khung thời gian lớn hơn như H4, D1…

  • Bước 2: Xác định các mức hỗ trợ và kháng cự quan trọng

Để quyết định lệnh giao dịch, trader cần xác định chính xác các mức kháng cự hỗ trợ quan trọng. Các phương pháp đã được chia sẻ ở trên có thể giúp trader xác định các mức này.

  • Bước 3: Đưa ra lệnh

Khi giá tiếp cận với mức kháng cự quan trọng và xuất hiện nến từ chối tăng giá, trader có thể đưa ra lệnh bán. Ngược lại, khi giá tiếp cận với mức hỗ trợ quan trọng, trader có thể đưa ra lệnh mua để đảo chiều.

Chiến lược giao dịch:

+ Điểm vào lệnh: Tại các vùng hỗ trợ/kháng cự và theo tín hiệu nến.

+ Điểm cắt lỗ: Bên trên vùng kháng cự (đối với lệnh Sell) hoặc bên dưới vùng hỗ trợ (với lệnh Buy) vài pips.

+ Điểm chốt lời: Dựa trên kỳ vọng của nhà giao dịch và các mốc Fibonacci quan trọng.

Chiến lược giao dịch sẽ thành công nếu vùng hỗ trợ/kháng cự thật sự quan trọng và giá không thể phá vỡ. Tuy nhiên, nếu giá có nguy cơ phá vỡ vùng hỗ trợ/kháng cự, giá sẽ di chuyển theo hướng cũ hoặc đảo chiều.

khang-cu-ho-tro-4
Cặp tiền EUR/USD trên khung thời gian H4

Ví dụ: Cặp tiền EUR/USD trên khung thời gian H4

Xu hướng chính hiện tại là xu hướng giảm. Trader sẽ tìm kiếm cơ hội để đặt lệnh bán trong xu hướng chính khi giá đến gần vùng kháng cự. Vùng giá từ 1,190 - 1,193 USD đã được giá chạm 2 lần và là một vùng kháng cự quan trọng. Do đó, trader có thể đặt lệnh bán giới hạn (Sell Limit) với điểm vào lệnh như sau:

  • Điểm vào lệnh: Tại mức giá 1,19013 USD
  • Điểm cắt lỗ: Bên trên vùng kháng cự tại mức giá 1,19410 (hơn 30 pips)
  • Điểm chốt lời: Tại vùng Fibonacci mở rộng 100% ở mức giá 1,1593 USD, đảm bảo tỷ lệ rủi ro / lợi nhuận (R:R) lớn hơn 1:3.

2. Giao dịch khi giá breakout khỏi kháng cự hỗ trợ

Đây là chiến lược giao dịch ngược với cách giao dịch trên. Thông thường khi giá phá vỡ vùng kháng cự hoặc hỗ trợ quan trọng, giá sẽ di chuyển mạnh mẽ theo hướng phá vỡ đó. Cách giao dịch này thường được áp dụng cho các giao dịch thuận xu hướng và được đánh giá là an toàn và có xác suất thành công cao hơn.

  • Bước 1: Xác định xu hướng chính đang diễn ra
  • Bước 2: Xác định vùng kháng cự/hỗ trợ quan trọng dựa vào một trong các phương pháp trên.
  • Bước 3: Chờ giá phá vỡ vùng kháng cự/hỗ trợ đó rồi mới vào lệnh.

Nhà giao dịch có thể đặt lệnh chờ (pending order) hoặc vào lệnh trực tiếp như sau:

+ Điểm vào lệnh: Tại mức giá đóng cửa của cây nến phá vỡ vùng kháng cự (Lệnh Mua) hoặc hỗ trợ (Lệnh Bán).

+ Điểm cắt lỗ: Bên dưới vùng kháng cự (đối với lệnh Mua) hoặc bên trên vùng hỗ trợ (đối với lệnh Bán) khoảng 20-30 pips.

+ Điểm chốt lời: Theo tỷ lệ rủi ro / lợi nhuận (R:R) kỳ vọng của nhà giao dịch.

Trader cần nhớ, cách vào lệnh này chỉ có hiệu quả trong trường hợp giá phá vỡ các vùng hỗ trợ/kháng cự một cách mạnh mẽ và không tạo ra một cú hồi rõ ràng nào.

khang-cu-ho-tro-5
EUR/CHF trên H1

Ví dụ: EUR/CHF trên H1

Trong xu hướng giảm của cặp tiền EUR/CHF trên khung thời gian H1, vùng đáy hỗ trợ 1,06364 USD là rất quan trọng. Tuy nhiên, xu hướng giảm trên khung thời gian cao hơn cho thấy phe bán vẫn đang chiếm ưu thế. Vì vậy, trader có thể thực hiện lệnh SELL theo xu hướng tại vùng hỗ trợ này khi có tín hiệu breakout. Cụ thể, lệnh Sell limit có thể được thiết lập như sau:

+ Điểm vào lệnh: tại mức giá 1,06364 USD

+ Điểm cắt lỗ: bên trên đỉnh cao nhất tại mức giá 1,06679 USD (khoảng cách cắt lỗ 34,5 pips)

+ Điểm chốt lời: tại vùng Fibonacci mở rộng từ 100% đến 168%, đảm bảo tỷ lệ R:R theo kỳ vọng của trader.

3. Giao dịch khi giá test lại vùng breakout 

Chiến lược giao dịch thứ ba là giao dịch khi giá test lại vùng breakout. Cách giao dịch này tương tự như chiến lược giao dịch breakout, nhưng khác biệt ở chỗ thay vì vào lệnh ngay khi giá vừa phá vỡ vùng kháng cự hỗ trợ, trader sẽ đợi giá retest vùng phá vỡ đó trước khi thực hiện giao dịch. Chiến lược này sẽ an toàn hơn, nhưng trader sẽ bỏ lỡ cơ hội vào lệnh nếu giá không quay lại retest.

Để giao dịch với phương pháp này, trader cần bình tĩnh và kiên nhẫn chờ giá phá vỡ và hồi về vùng break-out rồi mới thực hiện giao dịch. Điểm vào lệnh, Stop Loss và Take Profit tương tự như chiến lược giao dịch breakout tại vùng kháng cự/hỗ trợ chúng tôi đã chia sẻ ở trên.

khang-cu-ho-tro-6
 

Ví dụ: Cặp tiền GBP/USD trên khung thời gian H1

Để xác định điểm vào lệnh trong chiến lược giao dịch khi giá test lại vùng breakout, trước hết trader cần kiểm tra xu hướng chính trên các timeframe H4, D1 để xác nhận xu hướng đang đi lên. Tiếp theo, trader cần xác định vùng kháng cự quan trọng trên biểu đồ, ví dụ như vùng giá 1,34214. Khi giá tiếp cận vùng giá này và bị từ chối giảm xuống trong ít nhất 3 lần, đó là một kháng cự quan trọng.

Trong chiến lược này, trader cần chờ giá phá vỡ vùng đỉnh kháng cự quan trọng và sau đó hồi lại để test lại vùng phá vỡ trước khi thực hiện lệnh Buy theo xu hướng. Điểm vào lệnh được xác định tại mức giá 1,34214 theo nến tín hiệu màu xanh, sau khi giá quay lại test vùng phá vỡ. Điểm cắt lỗ được đặt bên dưới râu nến vừa breakout, tại mức giá 1,3399. Điểm chốt lời được đặt tại mức giá 1,35, đảm bảo tỷ lệ R:R kỳ vọng của trader.

Những lưu ý về hỗ trợ kháng cự

Trong giao dịch, việc xác định và sử dụng kháng cự hỗ trợ là rất quan trọng để đưa ra quyết định mua bán chính xác. Tuy nhiên, để tránh các sai lầm phổ biến, cần lưu ý những điểm sau:

  • Kháng cự - hỗ trợ là một vùng và chỉ mang tính tương đối

Có nhiều trường hợp nhà đầu tư cẩn thận xác định các mức hỗ trợ/kháng cự trên biểu đồ, nhưng sau đó lại bị bắt dừng lỗ. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn bình thường vì có thể nhà đầu tư chưa xác định chính xác vùng hỗ trợ/kháng cự và những vùng giá này cũng chỉ mang tính tương đối, không thể chính xác 100%. Vì vậy, trong giao dịch, cần phải có một chiến lược rõ ràng để giảm thiểu rủi ro.

  • Kháng cự - hỗ trợ càng ở gần thì độ tin cậy càng cao hơn

Có nhiều vùng hỗ trợ/kháng cự mà giá thường xuyên phản ứng tại đó, đây là những vùng quan trọng mà nhà đầu tư cần lưu ý. Tuy nhiên, nếu những vùng giá đó xảy ra ở quá khứ hoặc cách quá xa điểm giao dịch hiện tại thì mức độ tin cậy sẽ giảm đi. Do đó, khi phân tích và thực hiện giao dịch, nhà đầu tư nên ưu tiên lựa chọn những vùng hỗ trợ/kháng cự gần nhất để đưa ra quyết định giao dịch chính xác hơn.

  • Hỗ trợ - kháng cự trên khung thời gian lớn sẽ chính xác hơn

Hành động giá trên khung thời gian nhỏ thường có nhiều tín hiệu nhiễu và không rõ ràng, trong khi đó, phân tích trên khung thời gian lớn hơn sẽ cho ta một cái nhìn tổng quan hơn về xu hướng chung của thị trường.

+ Nếu đang tìm điểm vào lệnh trên khung thời gian M15, nên chọn khung thời gian H1 để xác định hỗ trợ/kháng cự. 

+ Nếu đang tìm điểm vào lệnh trên khung thời gian H1, nên chọn khung thời gian H4 để xác định hỗ trợ/kháng cự.

+ Nếu đang tìm điểm vào lệnh trên khung thời gian H4, nên chọn khung thời gian D1 để xác định hỗ trợ/kháng cự.

  • Giao dịch theo kháng cự hỗ trợ nên kết hợp công cụ khác

Việc sử dụng độc lập hỗ trợ/kháng cự để thực hiện giao dịch sẽ khiến cho nhà đầu tư có cái nhìn phiến diện và không chính xác. Do đó, nhà đầu tư nên sử dụng thêm các chỉ báo, mô hình giá , mô hình nến, kết hợp với hành động giá để tìm kiếm những giao dịch có xác suất chính xác hơn.

Việc sử dụng các chỉ báo và mô hình giá sẽ giúp nhà đầu tư xác định được xu hướng chung của thị trường, cũng như đưa ra dự báo về sự biến động của giá cả. Những mô hình nến cũng giúp nhà đầu tư nhận biết được các tín hiệu mua và bán, giúp họ đưa ra quyết định giao dịch chính xác hơn.

Kết hợp với hành động giá, nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định giao dịch dựa trên các tín hiệu mua và bán mà giá cả cung cấp. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc kết hợp các phương pháp này cũng cần phải được thực hiện cẩn thận và tùy thuộc vào chiến lược giao dịch của từng nhà đầu tư.

Xem thêm:

  • Carry trade là gì? Cách sử dụng chiến lược cho hiệu quả nhất
  • Swing trading là gì? Chiến lược Swing forex hiệu quả nhất

Kết luận

Kháng cự hỗ trợ là những vùng tranh chấp giá quan trọng, giúp nhà giao dịch xác định điểm vào lệnh, cắt lỗ, chốt lời tiềm năng. Hy vọng rằng với những kiến thức mà Chanh Tươi Review đã cung cấp, sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ về khái niệm cũng như cách xác định vùng và giao dịch hiệu quả với kháng cự hỗ trợ. Chúc bạn có những giao dịch thành công!

Fergal Nguyễn
Tác giả Fergal Nguyễn Chuyên gia tài chính

FERGAL NGUYỄN LÀ AI?

Chào mọi người, tôi tên thật là Nguyễn Trường. Tôi là một người yêu thích về phân tích những con số và biểu đồ chỉ số tăng giảm của thị trường. Với hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh lực tài chính doanh nghiệp, ngân hàng, đầu tư và chứng khoán mình mong muốn giúp mọi người tiếp cận với những kiến thức tài chính kinh doanh đồng thời cập nhật những thông tin mới nhất trên thị trường tài chính Việt Nam và Quốc tế.

TẦM NHÌN TƯƠNG LAI

Với sứ mệnh truyền tải một kho kiến thức khổng lồ về mảng tài chính doanh nghiệp, ngân hàng và các kiến thức về chứng khoán, đầu tư tới mọi người trên mọi miền Tổ quốc Việt Nam.

Qua đó chia sẻ, đưa ra cái nhìn khách quan nhất để bạn đọc có kế hoạch quản lý tài chính và đầu tư an toàn, hiệu quả.

MỤC TIÊU:

  • Năm 2022: Xây dựng và phát triển thành kênh kiến thức trực tuyến chính xác, uy tín nhất.
  • Năm 2023: Trở thành sợi dây gắn kết giữa doanh nghiệp và người dùng
  • Năm 2024: Là đối tác của các ngân hàng lớn tại Việt Nam: Agribank, Techcombank,...

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Website: https://citinews.org/

Email: infofergalnguyen@gmail.com

Facebook: https://www.facebook.com/nguyenfergal/

Twitter: https://twitter.com/fergalnguyen

Địa chỉ: 55 Đường Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Số điện thoại: 0981.690.369

Bài viết trước Swing trading là gì? Chiến lược Swing forex hiệu quả nhất

Swing trading là gì? Chiến lược Swing forex hiệu quả nhất

Bài viết tiếp theo

Mitrade là gì? Đánh giá sàn Mitrade uy tín hay lừa đảo?

Mitrade là gì? Đánh giá sàn Mitrade uy tín hay lừa đảo?
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo