Kinh nghiệm đi khám dinh dưỡng bác sỹ Collins phòng khám Family ở 298 Kim mã

07.04.2023 - 11:17

Bác sỹ Collins nổi tiếng trong giới nhi khoa rồi. Nếu bạn muốn con mình không bị lạm dụng kháng sinh, nuôi con khoa học thì tìm đến bác sỹ Collins sẽ là lựa chọn tốt nhất. Nếu khám bệnh bình thường bạn có thể tham khảo bài viết "Kinh nghiệm đặt lịch khám bác sĩ Collin phòng khám Family Medical Practice ở 298 kim mã". Còn trong bài viết này mình sẽ tổng hợp lại kinh nghiệm của 2 mẹ cho con đi khám dinh dưỡng.

kinh-nghiem-di-kham-dinh-duong-bac-sy-collins

Kinh nghiệm khám dinh dưỡng bác sỹ Collins của mẹ Mun

Lý do mình cho con đi khám dinh dưỡng là vì con gái trong suốt 2 tháng gần như không tăng cân, con chỉ nhích khoảng 3 lạng trong 2 tháng. Mình không phải nhóm ng quan trọng cân nặng của con, nhưng vì con đang ở giai đoạn dễ tăng cân nhất mà con lại chững như vậy nên mình muốn đi khám xem sao.

Bác Collins là bác sĩ người Pháp, từng là trưởng khoa Nhi tại bv Pháp sau đó sang Việt Nam làm tại bệnh viện Việt - Pháp. Khi nghỉ hưu bác về làm ở phòng khám Family. Nếu như các nơi khác khám dinh dưỡng sẽ kê 1 loạt thuốc bổ, thực phẩm chức năng về dùng thì với bác sĩ Collins điều đó CHẮC CHẮN KHÔNG XẢY RA trừ khi các xét nghiệm cho thấy con mình thiếu vi chất. Nên các mẹ đừng đánh đồng tất cả các nơi khám dinh dưỡng đều như vậy. Đấy là lý do mà dù đắt nhưng mình vẫn cho con đi gặp bác Collins chứ không phải viện dinh dưỡng.

Bác Collins không quan trọng cân nặng của con mà bác sẽ khám trên tổng thể sự phát triển của con, nên mẹ nào muốn con TĂNG CÂN NHƯ NUÔI CÔNG NGHIỆP thì đây ko phải là nơi các mẹ tìm đâu ạ.

Thêm nữa, bác chỉ đơn giản khám theo kiểu hỏi - đáp - tư vấn thôi nên mẹ nào cần cái gì thần thánh cao siêu quá thì không có ạ. Khám dinh dưỡng cho con nhưng thực chất đến gặp bác là để CHỮA TÂM LÝ CHO MẸ nhiều hơn đấy ạ ?

Giá khám dinh dưỡng bác sỹ Collins bao nhiêu

Khoảng 3tr2/lần riêng tiền khám trong 60 phút không bao gồm phí xét nghiệm

Phí xét nghiệm ở đây khá cao, các mẹ có thể đi xét nghiệm ở ngoài rồi mang kết quả đến cho bác Collins đọc cũng được, không vấn đề gì ạ các bác sĩ ở đây cũng vẫn vui vẻ.

Không phải bé nào đi khám bác cũng chỉ định xét nghiệm, như con mình là chưa cần xét nghiệm nên mình chỉ hết tiền khám 3tr2/lần thôi.

Phí khám dinh dưỡng không sử dụng được với thẻ sống khoẻ cũng như không được thanh toán bảo hiểm

Kinh nghiệm đặt lịch khám dinh dưỡng bác sỹ Collins

Mình gọi theo số hotline của phòng khám Family medical practice 024-38430748 rối ấn số máy lẻ 112, 113, 117 (EN vs VN) làm theo hướng dẫn là đặt được lịch.

Tuy nhiên việc đặt lịch được bác Collins không phải chuyện đơn giản, mình gọi nhiều lần khi thì bác kín lịch trước cả tháng, khi thì bác về Pháp.

Lần cuối cùng mình đặt bạn nv trực máy cũng trả lời bác đã kín lịch nhưng mình năn nỉ bạn xem lại ca trống xem còn 1 ca nào không, vào bất kì ngày nào giờ nào cũng được. May mắn là bạn tìm đc cho mình 1 ca vào ngày cuối cùng bác làm việc ở Việt Nam năm 2018, sau đó bác về Pháp nghỉ tết và chữa bệnh chừng 2 tháng mới quay lại Việt Nam.

Vậy nên các mẹ đặt lịch cho con khi được trả lời là kín lịch đừng cúp máy vội, hãy nhờ bạn trực máy rà lại 1 lần xem còn trống ca nào không hoặc nhờ bạn xem ai huỷ lịch thì báo lại. Hoặc 1-2 ngày mình gọi 1 lần hỏi xem có ai huỷ lịch ko để mình nhận ca đó luôn ?

Kinh nghiệm cần chuẩn bị trước khi đi khám dinh dưỡng bác sỹ Collins

Vì thời gian khám chỉ gói trong 1 tiếng, nên các mẹ cần chuẩn bị trước tất cả thông tin cần thiết để khi cần là trả lời được luôn đỡ phí thời gian. Các thông tin cần thiết sẽ xoay quay vấn đề sinh hoạt của con, giờ ăn ngủ hiện tại, con ăn được gì ăn như thế nào, tâm trạng ra sao, các mốc thời gian quan trọng ( lẫy, bò, cười, cầm nắm...) diễn ra như thế nào, cân nặng chiều cao thay đổi theo từng tháng ra sao...

Các mẹ có điều gì cần giải đáp cũng nên suy nghĩ và ghi trc ra giấy vì đến đó là quên hết luôn ấy ?

Quy trình khám dinh dưỡng tại phòng khám Family Medical Practice ở 298 Kim Mã

Các mẹ nên có mặt trc khoảng 30p trước giờ hẹn để làm các thủ tục cần thiết và các con sẽ được đưa vào phòng khám tổng quát, con được đo chiều cao, cân nặng ( không bao gồm quần áo), chỉ số vòng đầu ( rất quan trọng, con có thể không tăng cân nhưng nếu vòng đầu con không tăng là vấn đề lớn), đo nhịp tim, huyết áp... tất cả các thông số này sẽ được chuyển cho bác Collins để bác đánh giá về tình trạng của con.

Khi vào khám với bác Collins, bác sẽ hỏi các vấn đề chủ yếu như:

  • Con sinh ra được mấy kg, các tháng tiếp theo con tăng cân như thế nào? - 3.5kg, thời điểm đi khám là 6.3kg đã cởi bỉm quần áo
  • Con đã biết nhìn chăm chú chưa, khi nào? + Ra tháng là con biết rồi
  • Con đã biết cười thành tiếng chưa, khi nào? + Hơn 1 tháng con đã cười rồi.
  • Con đã biết cầm nắm chưa, khi nào? +Chừng 2 tháng
  • Con đã biết lẫy, bò, ngồi... chưa, khi nào? +Con biết lẫy lúc 3 tháng, 4.5 tháng học ngồi, 6.5 tháng tự ngồi 1 mình và đang trườn để học bò (Nói đến đây bác khá ngạc nhiên và nói Mun như vậy là nhanh , phát triển vận động rất tốt đấy chứ)
  • Con ăn bữa đầu tiên lúc mấy giờ, ăn gì, bao nhiêu? + 130ml sữa 6h sáng
  • Bữa tiếp theo? +10h trưa 130ml sữa + ăn blw cùng gia đình (không ăn được gì, chỉ học kỹ năng)
  • Bữa tiếp theo? + 2h chiều 130ml sữa
  • Tiếp theo? + 6h tối 50g cháo + sữa theo nhu cầu
  • Tiếp theo? +10h tối 130ml sữa
  • Tiếp theo? +2h sáng 130ml sữa 
  • Tâm trạng khi con ăn, con có vui không, có khóc không? + Con rất hào hứng vui vẻ, đến bữa ăn nhìn thấy bình sữa là cuống lên đòi ăn. Ăn cháo thì bữa con ăn rất nhanh, có bữa cương quyết từ chối, ăn là ăn trong 5p hết còn đã không ăn là từ chối quyết liệt
  • Con có uống VitD không, từ bao giờ, loại nào, mỗi ngày mấy giọt? +Con uống từ khi sinh ra, ZymaD và PediaKid mỗi ngày 3-4 giọt.

Và nhiều câu hỏi khác nữa xoay quanh lịch sinh hoạt của con.

Sau khi hỏi đáp đưa lời khuyên xong, bác nói mẹ cởi hết đồ của con ra để bác khám vận động, bác khám xem con có đủ lực không, nếu con yếu hơn bt, bác sẽ kê cho con các xét nghiệm cần thiết.

Lời khuyên cho các mẹ muốn đi khám dinh dưỡng bác sỹ Collins cho con 

Sau khi tổng hợp lại hết các vấn đề, bác đưa ra lời khuyên cho nhà Mun:

Con phát triển vận động tốt, có phần tốt hơn nhanh hơn các bạn cùng độ tuổi nên năng lượng con nạp vào cơ thể được sử dụng nhiều vào phát triển vận động, đó là một trong những lý do làm con tăng cân chậm. Mẹ không phải lo lắng về cân nặng của con

Tuy nhiên, lịch ăn uống sinh hoạt của con chưa đảm bảo khoa học, hợp lý. Con ăn dặm khi 5.5 tháng, tức là đến thời điểm đi khám con đã ăn dặm đc 1 tháng nhưng lượng ăn của con mới chỉ dậm chân TUẦN ĐẦU TIÊN. Con không ăn dặm được nhiều là vì con KHÔNG ĐƯỢC ĐÓI chứ không phải KHÔNG ĂN ĐƯỢC. Vậy nên bác đưa ra lịch ăn mới cho con như sau:

  • 7h sáng: 180ml sữa + bột lắc sữa. Có thể bột lắc hoặc ko nếu k chịu đói đc đến 11h thì lắc thêm bột lắc
  • 11h: 130g cháo ( ăn dặm) cháo ở đây bao gồm nhiều thứ cộng lại: cháo+ rau... + nước hoa quả, hoa quả...
  • 3h chiều: 100g sinh tố
  • 7h tối: 130g cháo như 11h
  • 10h: 180ml sữa + bột lắc
  • Và sau đó ngủ xuyên đêm đến 7h sáng hôm sau tiếp tục vòng lặp đó.

kinh-nghiem-di-kham-dinh-duong-bac-sy-collins-1

Bảng cân nặng theo độ tuổi và chế độ dinh dưỡng bác sỹ Collins khuyên áp dụng

NGHIÊM TÚC VỚI BỮA ĂN CỦA CON

Khi nhận được lịch này, ban đầu mình rất hoài nghi vì khá ít bữa, lượng sữa cho con cũng không nhiều như mình nghĩ. Mình hỏi đi hỏi lại là ăn như này con đói thì sao? Con không chịu hợp tác thì sao? Khi con không hợp tác có dặm thêm các bữa giữa các bữa ấy cho con làm quen từ từ không vì nếu đói con sẽ quấy khóc...

Bác trả lời: Mẹ nên nghiêm túc với bữa ăn của con ( nghĩa là nên tuân thủ theo lịch đó, con không ăn thì kệ, để con đói bữa sau con ăn tiếp chứ không ăn vặt vãnh ).

Sau này khi mình về, mình mới thấy càng nể phục bác sĩ vì giờ giấc bác đưa ra quá hợp lý. Mình lo con mất cả tháng mới theo được sự thay đổi này nhưng con chỉ mất 3 ngày là con theo được, vì ăn đúng nên con ngủ cũng đúng. Giờ giấc nhàn hơn nhiều.

ĂN ĐA DẠNG, ĂN NHIỀU RAU

Bữa ăn của con cần được đa dạng, bổ sung nhiều rau, vitamin và khoáng chất. Mình không nhớ bác lăp đi lặp lại câu CHO CON ĂN ĐA DẠNG 8 hay 10 lần nữa vì bác nhấn mạnh và nói nhiều để mình nhớ. Mẹ không cần quan trọng gì hết, chỉ cần nhớ cho ăn thật đa dạng, thật nhiều thật nhiều loại thực phẩm đặc biệt là rau.

Trong lịch ăn bác kê cho Mun, bác còn nói ăn sữa chua + hoa quả nghiền sau khi ăn cháo. Mình cũng hoài nghi hỏi như vậy cũng được ạ? Bác chỉ trả lời: KHÔNG SAO CON CẦN ĂN ĐA DẠNG ?

Vậy mình rút ra 1 điều: ĐA DẠNG! ĐA DẠNG! ĐA DẠNG! ???

kinh-nghiem-di-kham-dinh-duong-bac-sy-collins-3

Bảng tư vấn chế độ ăn uống, chất dinh dưỡng cần cung cấp cho từng độ tuổi

TUYỆT ĐỐI KHÔNG CHO CON ĂN CÁC LOẠI GIA VỊ

Dưới 3 tuổi con không nên ăn, hạn chế hết mức các loại gia vị. Dưới 1 tuổi là tuyệt đối không. Mẹ nên để cho con được cảm nhận HƯƠNG VỊ TỰ NHIÊN, NGUYÊN BẢN của các loại thực phẩm.

Một số mẹ sẽ nghĩ không cho muối cháo nhạt toẹt làm sao con ăn được. Đây là sai lầm ạ, người lớn mình vì đã ăn gia vị rồi nên mới thấy ko có muối là nhạt toẹt, chứ con trẻ chưa biết muối là gì, và vị giác của con khác ng lớn nên vị tự nhiên của đồ ăn đã đủ thơm ngon với con rồi ạ. Hơn nữa, hệ tiêu hoá của con chưa hoàn thiện, con ăn gia vị không tốt cho sức khoẻ, đặc biệt là thận. Mẹ nào đã cho con ăn gia vị rồi nên giảm dần đi, còn mẹ nào chưa thì hãy cứ duy trì nhé.

KHÔNG ĂN VẶT, KHÔNG ĂN BÁNH KẸO, BIM BIM, ĐỒ ĂN CỦA NGƯỜI LỚN...

Con không nên ăn vặt vì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng các bữa ăn chính. Khi con ăn vặt con sẽ ngang bụng, đến bữa chính sẽ chán ăn, lâu dần sẽ biếng ăn.

Con không được ăn đồ ăn của ng lớn, đồ ăn vặt vì trong đó đều có đường, muối, phụ gia...

KHÔNG ÉP CON ĂN

Để con ăn theo nhu cầu, trẻ con rất bản năng, đói là sẽ ăn nên mẹ không cần ép con ăn. Nếu con từ chối không ăn bữa này thì mẹ để đến bữa sau cho con ăn ( ăn đúng lịch).

Biếng ăn của trẻ con có BIẾNG ĂN SINH LÝ VÀ BIẾNG ĂN TÂM LÝ. Biếng ăn sinh lý đứa trẻ nào CHẮC CHẮN AI CŨNG PHẢI TRẢI QUA ở các mốc thời điểm như: con mọc răng, tuần Wonder week, con ốm, con học được kỹ năng mới... biếng ăn sinh lý là tự nhiên đến và tự nhiên đi, con sẽ tự hết. Nhưng nếu ép con ăn, con sẽ rơi vào khủng hoảng, con sợ ăn thì dần dần sẽ trở thành BỆNH BIẾNG ĂN TÂM LÝ, rất khó để cải thiện.

KHÔNG NÊN SỬ DỤNG CÁC LOẠI THỰC PHẨM CHỨC NĂNG

Khi đi khám mình có mang theo 2 lọ: men vi sinh Probiotic của Life - space Úc, và 1 lọ Lysin của bioisland để hỏi bác xem con dùng các loại này được không. Bác cầm đọc thành phần rồi hỏi

Tại sao mẹ muốn cho con dùng các loại này? + Thấy mng đều dùng cho con nhỏ và khen rất tốt.

Bác sĩ cười rồi nói: Trên quan điểm của bác, bác khuyên mẹ KHÔNG NÊN sử dụng các loại thực phẩm chức năng, các loại thuốc kích thích ăn ngon vì hiện tại chưa có một báo cáo khoa học nào về việc các loại này khi sử dụng có tác dụng thực sự tốt như quảng cáo hay không. Các nhãn hàng này đánh vào tâm lý tiêu dùng nên rất giỏi rút hầu bao của các mẹ.

Với bác, bác ưu tiên mẹ nạp dinh dưỡng cho con qua đường ĂN, sẽ tốt hơn rất nhiều so với việc UỐNG THUỐC. Mẹ nên cho con ăn ĐA DẠNG ( vâng lại là đa dạng ạ, điều này có vẻ rất quan trọng?)

kinh-nghiem-di-kham-dinh-duong-bac-sy-collins-2

Từng giai đoạn và các loại thức ăn giới thiệu cho bé

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CON TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG? 

Bác trả lời có 3 yếu tố để con tăng sức để kháng:

  • Ăn đa dạng
  • Vận động lành mạnh
  • Tiêm vacxin đầy đủ

CON CẦN UỐNG VITAMIN D HÀNG NGÀY VÀ ĐỦ LIỀU LƯỢNG

Trẻ em cần bổ sung 800-1000 IU Vitamin D/ ngày từ khi sinh ra đến khi trẻ 6 tuổi. Nên các mẹ không nên bỏ qua. Ví dụ loại Vitamin D này thì cho bé uống 2 viên, ngậm tan trong miệng luôn

QUA 6 THÁNG MẸ ĐI LÀM MẸ CÓ NÊN TIẾP TỤC THEO CHỦ NGHĨA SỮA MẸ HOÀN TOÀN KHÔNG?

Mẹ không cần gò bó mình, mẹ hoàn toàn có thể bổ sung sữa công thức cho con. 6 tháng đầu đời con được ăn sữa mẹ hoàn toàn là rất tốt rồi.

NẾU CON TIẾP TỤC KHÔNG TĂNG CÂN THÌ SAO?

Cân nặng không phải vấn đề trước mắt. Vấn đề trước mắt mẹ cần làm được là thay đổi lịch sinh hoạt, ăn uống cho con theo đúng lịch, đảm bảo đủ về lượng và chất. Sau khi con ăn được như vậy mà tiếp tục không tăng cân thì mẹ con con đi khám lại để kiểm tra xem con có thiếu vi chất dẫn đến chuyển hoá kém, hấp thụ dinh dưỡng kém không. Lúc đó mới cần thiết bổ sung thêm thuốc nếu con thiếu.

Kinh nghiệm khám dinh dưỡng của mẹ Bơ bác sỹ Collin tại Family Kim Mã

Bấy lâu nay vẫn nghe các mẹ truyền miệng khám bs Colin khoái lắm, thích lắm. Năm ngoái đã dự định đặt lịch cho Bống rồi nhưng c Nga gàn vì bác Colin chuyên về hô hấp.

Năm nay Bống Bơ đều có vấn đề với sk nên em chốt đặt lịch ở phòng khám Family. Về mức khám thì em ko bàn thêm, ko so sánh, dù đã từng khám ở Vic rồi. Tại sao em chọn Vic hay Family vì là các phòng khám mà bác sĩ có cùng tư tưởng hạn chế kháng sinh, cùng hướng tới chế độ chăm con chú trọng cả kĩ năng, tư vấn giãn bữa, tư vấn ngủ xuyên đêm, ko ăn hoa hồng chỉ dẫn mẹ bổ sung tpcn cho con.... đại loại là nuôi con tân tiến, khoa học.

Ai quen con bé Ngân Béo bạn em và biết chuyện ngày xưa những ngày em nó lặn lội bắt xe về HN đi khám dinh dưỡng ở viện mà-ai-cũng-biết-là-viện-gì-đấy rồi khuyên con ăn nêm mắm, ngày 2 tiếng ăn 1 lần thì dễ thông cảm hơn cho việc chi mạnh tay vào những khoản mục này của dân miền lúi bọn iem dù không phải đại gia gì.

Tại năm ngoái review khám ở Vic đã bị mỉa mai chịu chơi thế này thế nọ nên cũng thấy hơi buồn cười, sao các mẹ bỏ vài trăm tiền khám, thu về 1 lố kiến thức dinh dưỡng lệch lạc và 1 loạt thuốc bổ không cần thiết được mời mọc bổ sung cho con thì cho là rẻ. 

kinh-nghiem-di-kham-dinh-duong-bac-sy-collins-6

Quy trình khám dinh dưỡng bác sỹ Collin tại Family Medical Practice

Khám xong bs Colin các thắc mắc chăm con dc giải quyết tuyệt đối, cảm thấy rất an lòng.
Cũng như hồi khám ở Victoria Heathcare bên bác Trí Đoàn.

Trước khi vào khám có đo chỉ số cơ thể, nhịp tim, nhiệt độ để phân tích

  • Bơ 10m: Cao 74cm, Nặng 9.1kg
  • Vòng đầu 46cm.

Trong pk bác Colin hỏi rất kĩ, từ newborn sinh thường hay mổ, bn kg. Bé thứ mấy trong nhà, nuôi con bằng sm hay sữa ct, ăn dặm từ mấy tháng, ngày ăn mấy bữa đến vận động của con: lẫy khi nào, ngồi khi nào, mấy tháng biết bò - phần này Bơ được Bác đánh giá rất cao nên cần chú trọng và khắc phục thêm - em sẽ viết rõ bên dưới

1. Thực đơn ăn uống của con ở nhà như nào?

Trong chế độ ăn của Bơ ít xơ, ko có men tiêu hóa. Thật ra là do em trình bày với chị phiên dịch không đầy đủ gãy gọn câu hỏi của bác Bơ ăn j, chỉ trả lời ăn cơm ?

Chứ ngoài cơm thì gồm cả yến mạch nguyên cám, mận tây, gạo lứt, bột mì nguyên cám, siêu nhiều rau.... Nói chung là output ổn

- Độ ăn thô của Bơ được đánh giá tốt

- Khẩu phần ăn ko có men tiêu hóa, cụ thể ko thấy Bơ ăn sữa chua nên bác yêu cầu ăn thêm. Khi em đang định nói nhà hạn chế dùng sữa thì bác đón lõng bảo luôn có thể làm sữa chua từ sm ?

+ Hỏi thêm về Kombucha, bác ko rõ nên khuyến cáo ko cho con dùng.

+ Bác khuyên sữa giai đoạn này giảm còn chừng 600ml/ ngày

kinh-nghiem-di-kham-dinh-duong-bac-sy-collins-4-1556335616

Thực đơn bác sỹ tư vấn cho Bơ

2. Sữa mẹ hoàn toàn và bổ sung vitamin D?

Bác Colin có nói con đến tuổi vận động nhiều cần bổ sung 800-1000 IU Vitamin D/ ngày. tương ứng 2-2,5ml ostelin D Bơ đang uống. Giai đoạn này con vận động nhiều, mọc răng... mà sữa mẹ thì hàm lượng vitamin D cực thấp.

Khi e có hỏi e đang uống vitamin D rồi thì bác lắc đầu bảo chỉ vào mẹ, uống cho mẹ chứ ko truyền qua sm được mấy.

Em cũng đắn đo lắm ko muốn nhắc về cái nè đâu, Bơ đi khám cả tháng rùi mà, nhưng sáng qua cầm cái kết quả xn máu Bơ đang thiếu vitamin D, cộng thêm với tư vấn của bác sĩ từ Medlatec giai đoạn này cần bổ sung thêm vitamin D khoảng 1000 IU thì e nghĩ việc e bán D cũng như bán tả pí lù chả liên quan giề cả ?

3. Vận độngcủa con như nào?

Đánh giá: như đã nói ở trên. Sau khi em trình bày các mốc vận động của Bơ thì bác khen ngợi. Có quan sát kĩ Bơ và nhận xét Bơ đang thiên hướng vđ thô tốt, lại hướng học bơi càng cứng cáp chắc khỏe nên cần tăng cường vận động tinh đó là các trò: 

- Đút hạt/ que kem vào chai lọ miệng rộng rồi thu lại bài tập khó hơn là miệng hẹp.

- Chơi với đồ chơi xếp chồng (xếp chồng của bác là bộ gỗ trên đỉnh tô màu như hình chú hề, Bơ "biểu diễn" ở đó ngon ơ, bác khen được)

screenshot-1-1556336892

Đồ chơi mẹ nên mua cho các bé từ khi biết ngồi - Xem sản phẩm

- Thả hình khối, trước 2y chú trọng chơi và học cầm nắm, học góc cạnh, tư duy bỏ hình nào vào khe hộp nào; sau 2 tuổi học chi tiết hình j, màu nào...1 số món đồ chơi khác bác review mà em ko chụp lại vì mải tập trung nghe, e sẽ kiếm hình minh hoạ sau nha

screenshot-2-1556336997

Chọn xe hình khối đơn giản để bé tập thả và nhận biết hình dạng - Xem sản phẩm

- Có 1 câu hỏi dc nhấn mạnh là Bơ có đi xe vòng ko, bác nói đi nói lại ko dc đi xe vòng, có thể dùng xe con chim hoặc đi men tường, bàn uống nước, ghế sofa... để tập đi, đến giờ sau 1m hướng dẫn làm theo như bác nói thì Bơ đã có thể tự đi vài bước lẫm chẫm rồi

Một số vấn đề về sức khoẻ của Bơ như viêm da cơ địa, bớt bẩm sinh.... lúc nào rảnh em viết sau ạ 

Buổi khám kéo dài hơn tiếng, được tư vấn kha khá nhiều, nói chung là củng cố quá trình làm mẹ không áp lực và đặc biệt là KHÔNG PHẢI MUA THUỐC BỔ đem về

kinh-nghiem-di-kham-dinh-duong-bac-sy-collins-5

Được tặng 1 cuốn sách cách ăn của bé 

Phí khám và tư vấn dinh dưỡng bác sỹ Collins tại Kim mã

Địa chỉ phòng khám Family ở 298 Kim mã

Về phí khám thì 990k/ lần, nếu làm thẻ Sống khoẻ phí khám còn: 690k/ lần. Cái này chỉ tính là khám sức khỏe hoặc khám bệnh nha, các bạn khám dinh dưỡng không thì không cần đăng ký khám cái này.

Khám tư vấn dinh dưỡng: 3,1triệu/ lần

Trên đây là kinh nghiệm khám dinh dướng bác sỹ Collins tại phòng khám Family Medical Practice ở 298 kim mã. Hy vọng sẽ giúp ích được nhiều cho các mẹ đang có con còi, nhẹ cân, chậm lớn, không tăng cân. Nếu còn điều gì cần tư vấn hãy để lại bình luận các bạn nhé. Chúng mình sẽ hỗ trợ các bạn!

Nguồn: Tổng hợp facebook

0/5 - (0 bình chọn)

Được viết bởi

Ban biên tập Chanh Tươi Là một đội ngũ gồm các biên tập viên và chuyên gia có kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng về các sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng. Ban biên tập Chanh Tươi luôn nghiên cứu kỹ lưỡng, ...
img_avatar

Bình luận

Ngoc Anh

Cho m hoi viem da cơ địa ah

  • 0 Thích

  • Trả lời

  • 19:52 13/10/2020
img-avatar