R:R là gì? Làm thế nào để cải thiện tỷ lệ Risk reward trong giao dịch?

Fergal Nguyễn Tác giả Fergal Nguyễn 17/04/2024 27 phút đọc

Risk reward là một khái niệm quan trọng trong đầu tư. Nhưng bạn đã hiểu rõ R:R là gì và tại sao nó quan trọng? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng Citinews tìm hiểu về khái niệm, cũng như cung cấp những cách để cải thiện tỷ lệ Risk:Reward trong đầu tư. Hãy cùng khám phá để tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro trên thị trường tài chính nhé!

R:R là gì? Một vài nội dung cơ bản về Risk Reward Ratio

R:R là gì?

Tỷ lệ R:R tên đầy đủ là tỷ lệ Risk:Reward (tiếng Anh là Risk:Reward Ratio). Đây là tỷ lệ Rủi ro:Lợi nhuận hay còn gọi là tỷ lệ lỗ/lời trong đầu tư. Và trên thị trường đầu tư tài chính thì đây là tỷ lệ dừng lỗ/chốt lời (stop loss/take profit).

Diễn giải một cách rõ ràng thì Risk:Reward Ratio là tỷ lệ giữa thua lỗ tối đa phải gánh chịu với lợi nhuận tiềm năng có thể đạt được khi nhà đầu tư thực hiện một chiến lược đầu tư hay một giao dịch cụ thể. Nói cách khác, tỷ lệ Risk:Reward cho biết nhà đầu tư với mỗi phần thua lỗ có khả năng gánh chịu thì có thể sẽ có lợi nhuận bao nhiêu khi giao dịch thành công.

risk-reward-la-gi
R:R là gì?

Giả sử bạn là một người giao dịch ngoại hối và bạn quyết định mở một vị thế mua khi dự đoán rằng đồng Euro (EUR) sẽ tăng giá so với đồng Đô la Mỹ (USD). Giá hiện tại của EUR/USD là 1.2000. Bạn đặt lệnh dừng lỗ (stop-loss) ở mức 1.1950, tức là nếu giá EUR/USD giảm xuống dưới mức này, bạn sẽ tự động thoát khỏi vị thế để giảm thiểu tổn thất. Đồng thời, bạn đặt lệnh chốt lời (take-profit) ở mức 1.2100, tức là nếu giá EUR/USD tăng lên trên mức này, hệ thống sẽ tự động chốt lời để thu được lợi nhuận.

Trong trường hợp này, mức rủi ro của bạn là khoảng 50 pip (1.2000 - 1.1950), còn mức lợi nhuận tiềm năng của bạn là khoảng 100 pip (1.2000 - 1.2100). Với tỷ lệ này, bạn có tỷ lệ R:R là 1:2 (50 pip/100 pip), có nghĩa là với mỗi đơn vị rủi ro bạn chấp nhận, bạn có cơ hội kiếm được 2 đơn vị lợi nhuận.

Với ví dụ trên, bạn sẽ chấp nhận rủi ro 50 pip để có cơ hội thu được lợi nhuận 100 pip. Điều này có nghĩa là nếu bạn thực hiện nhiều giao dịch theo tỷ lệ R:R này và giữ được mức lợi nhuận trung bình, thì trong thời gian dài bạn có thể đạt được lợi nhuận đáng kể.

R:R là gì? Cách xác định Risk:Reward Ratio

Risk:Reward Ratio là một chỉ số quan trọng trong đầu tư giúp bạn đánh giá mức độ rủi ro và lợi nhuận của một chiến dịch hay một giao dịch. Để xác định Risk:Reward Ratio, bạn cần phải xác định dựa vào các thành phần: Điểm vào lệnh, điểm dừng lỗ (stop-loss) và điểm chốt lời) take-profit.

  • Điểm vào lệnh là giá mà bạn mở vị thế mua hoặc bán. 
  • Điểm dừng lỗ là giá mà bạn sẽ thoát vị thế đang mở nếu thị trường di chuyển ngược lại bạn. 
  • Điểm chốt lời là giá mà bạn sẽ đóng lệnh khi thị trường di chuyển đến điểm dự kiến theo hướng mong muốn của bạn.

Risk:Reward Ratio được tính bằng cách chia khoảng cách từ điểm vào lệnh đến điểm dừng lỗ với khoảng cách từ điểm vào lệnh đến điểm chốt lời. 

Ví dụ, nếu bạn mua EUR/USD tại 1.2000, đặt điểm dừng lỗ tại 1.1950 và điểm chốt lời tại 1.2100, thì Risk:Reward Ratio của bạn là:

Risk:Reward Ratio = (1.2000 - 1.1950) / (1.2100 - 1.2000) = 0.05 / 0.10 = 0.5

Một Risk:Reward Ratio nhỏ hơn 1 có nghĩa là bạn có thể chấp nhận rủi ro nhỏ hơn để đạt được lợi nhuận cao hơn. Một Risk:Reward Ratio lớn hơn 1 có nghĩa là bạn có thể chấp nhận rủi ro cao và đạt được lợi nhuận nhỏ hơn.

Một Risk:Reward Ratio phù hợp sẽ phụ thuộc vào chiến lược giao dịch, tỷ lệ thắng và mục tiêu của bạn.

risk-reward
R:R là gì? Cách xác định tỷ lệ R:R trong một giao dịch

Tỷ lệ Risk:Reward bao nhiêu là hợp lý?

Đừng miễn cưỡng và cố ép các lệnh của mình phải đạt được một tỷ lệ Risk:Reward nào đó như ý muốn, 1:2, 1:3 hay thậm chí 5:1 chẳng hạn vì sẽ không có một con số nào là hợp lý cho mọi trường hợp. Rất nhiều nhà đầu tư mới áp dụng tỷ lệ Risk:Reward hoàn toàn sai lầm, họ lựa chọn một tỷ lệ Risk:Reward mà họ cho là tốt, chẳng hạn như 1:3, với mỗi chiến lược giao dịch, họ chỉ cần xác định điểm stop-loss rồi từ đó nhân 3 lên để tạo thành điểm take-profit.

Thông thường, mỗi chiến lược giao dịch sẽ có các tín hiệu giúp nhà đầu tư xác định được các điểm vào lệnh, stop-loss hay take-profit từ đó tính ra được tỷ lệ Risk:Reward cho chiến lược đó. Sẽ có chiến lược có tỷ lệlỗ/lời tốt nhưng cũng có những chiến lược có tỷ lệ lỗ/lời không tốt. Tốt hay không tốt ở đây không phải là lớn hơn 1 hay nhỏ hơn 1 mà là tỷ lệ đó có khả năng tạo ra được lợi nhuận tốt trong dài hạn hay không, với một tỷ lệ Win-rate đã biết trước.

Quay trở lại với hệ thống giao dịch có tỷ lệ Win-rate 50%, nếu một lệnh có tỷ lệ Risk:Reward là 1:1.5, mặc dù không phải là một tỷ lệ cao nhưng lệnh này này vẫn mang về lợi nhuận thì đây là một tỷ lệ lỗ/lời tốt. Mặt khác, với hệ thống giao dịch có tỷ lệ Win-rate chỉ 30%, một lệnh có tỷ lệ Risk:Reward là 1:2.5 (5% lãi cho mỗi lệnh), đây được xem là một tỷ lệ lỗ/lời khá cao nhưng tỷ lệ này không giúp nhà đầu tư đạt được lợi nhuận mục tiêu trong dài hạn. (30*5% – 70*2% = 10%, trong vòng 6 tháng tạo ra 10% lợi nhuận là một tỷ lệ khá thấp).

Chính vì vậy, để biết được một tỷ lệ Risk:Reward hợp lý, điều đầu tiên cần làm là xác định mục tiêu lợi nhuận trong dài hạn, sau đó là tỷ lệ Win-rate của hệ thống giao dịch. Nếu một chiến lược có tỷ lệ Risk:Reward không tốt, các bạn nên bỏ qua, không nên giao dịch.

Tầm quan trọng của tỷ lệ Risk Reward là gì?

Trong lĩnh vực đầu tư, tỷ lệ Risk Reward đóng vai trò rất quan trọng, vì nó giúp các nhà đầu tư xác định được các giao dịch hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao. Để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của cách tính tỷ lệ Risk Reward, hãy xem ví dụ cụ thể sau:

Ví dụ: Trong 2 giao dịch có mức quản lý vốn tương tự nhau và mức Stop Loss là 2%:

  • Trường hợp hệ thống A: Tỷ lệ Risk Reward là 1/3 (mất 2% khi thua và kiếm được 6% khi thắng), tỷ lệ win-rate ~ 40%. Hệ thống A thực hiện 10 lệnh mỗi tháng, trong đó 4 lệnh thắng và 6 lệnh thua. => Lợi nhuận tổng = 4 * 6% - 6 * 2% = 24% - 12% = 12%/tháng.
  • Trường hợp hệ thống B: Tỷ lệ Risk Reward là 1/1 (mất và kiếm cùng mức và đều là 2%), tỷ lệ win-rate ~ 60%. Hệ thống B thực hiện 10 lệnh mỗi tháng, trong đó 6 lệnh thắng và 4 lệnh thua. => Lợi nhuận tổng của hệ thống B/tháng = 6 * 2% - 4 * 2% = 12% - 8% = 4%/tháng.

Từ ví dụ trên, ta thấy rằng hệ thống A có tỷ lệ thắng thấp hơn so với hệ thống B, nhưng tỷ lệ Risk Reward lại cao hơn. Do đó, trung bình hàng tháng, hệ thống A vẫn mang lại lợi nhuận cao hơn gấp 3 lần so với hệ thống B.

rr-la-gi
R:R là gì?  

R:R là gì? Mối quan hệ giữa Risk:Reward Ratio và Win-rate

Bạn đã từng kiểm tra lịch sử giao dịch của mình và thấy rằng nó thường chỉ hiển thị các giao dịch thành công, xanh lè xanh từ đầu đến cuối? Chỉ có vài lệnh đỏ so với hàng chục lệnh xanh? Nhưng những lệnh đỏ lại có tổng giá trị lớn hơn cả hàng trăm lệnh xanh? Điều này là hiện thực mà nhiều người đối mặt.

Đa phần, nhà giao dịch thường có tâm lý "có lãi rồi, chốt luôn thôi". Nhưng bạn có biết rằng khi bạn chốt lỗ cho một lệnh chỉ với vài pip, rủi ro thực sự của lệnh đó có thể là vài chục pip hoặc thậm chí mấy trăm pip không? Bạn có thể thoát khỏi rủi ro đó khi đã chốt lỗ cho một lệnh, nhưng bạn sẽ không thể thoát khỏi rủi ro của MỘT CHUỖI LỆNH. Điều đó có nghĩa là bạn có thể chốt lỗ cho 9 lệnh, mỗi lệnh chỉ với vài pip. Nhưng khi đến lệnh thứ 10, bạn có thể mất toàn bộ tài khoản hoặc ít nhất là mất lợi nhuận của 9 lệnh còn lại.

Tỷ lệ Thắng (Win-rate) là phần trăm số lệnh giao dịch thành công trên tổng số lệnh đã được thực hiện trong một hệ thống giao dịch cụ thể. Dù tỷ lệ thắng cao, nhưng R:R cũng cao nghĩa là rủi ro lớn, thì kết quả giao dịch cuối cùng cũng không được khả quan.

Vì vậy, chúng ta cần quan tâm đến mối quan hệ giữa tỷ lệ Rủi ro:Lợi nhuận (Risk:Reward) và tỷ lệ Thắng vì cả hai yếu tố này đều liên quan đến quản lý vốn trong chiến lược giao dịch và giúp xác định lợi nhuận tiềm năng của nhà đầu tư trong dài hạn.

Mối quan hệ nghịch đảo giữa Win-rate và R:R là gì?

Trong một hệ thống giao dịch cụ thể, thường tỷ lệ Rủi ro:Lợi nhuận (Risk:Reward) và tỷ lệ Thắng (Win-rate) có mối quan hệ ngược chiều với nhau. Nghĩa là, khi tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận giảm, tức là cùng mức rủi ro, khi mức lợi nhuận tăng nghĩa là điểm chốt lời sẽ được dời xa hơn điểm vào, thì đồng nghĩa với tỷ lệ thắng cũng giảm.

Thường những nhà đầu tư mới chỉ quan tâm đến tỷ lệ Win-rate mà lơ đi tỷ lệ Risk Reward. Điều này dẫn đến việc trong quá trình đầu tư, bạn có rất nhiều giao dịch thành công, nhưng chỉ cần một lệnh thua thì đã trở nên hòa vốn hoặc thậm chí là thua lỗ. Vì vậy, đối với những trader chuyên nghiệp họ thường cân bằng tỷ lệ Winrate và Risk Reward một cách hợp lý. Cho nên, thay vì bạn vào lệnh liên tục và ăn non, thì hãy nghiên cứu thật kỹ để có được những giao dịch có tỷ lệ Risk Reward ổn, như vậy mới mong chiến thắng được thị trường.

r-r-la-gi
Mối quan hệ nghịch đảo giữa Win-rate và R:R là gì?  

Risk:Reward và Win-rate xác định lợi nhuận tiềm năng trong dài hạn

Trường hợp 1

Hệ thống giao dịch A có tỷ lệ Rủi ro:Lợi nhuận là 1:3, tỷ lệ thắng là 40%. Hệ thống giao dịch B có tỷ lệ Rủi ro:Lợi nhuận là 1:2, tỷ lệ thắng là 60%. Cả hai hệ thống này đều áp dụng chiến lược quản lý vốn 2% và thực hiện 100 lệnh trong vòng 6 tháng.

  • Hệ thống A: Mỗi lệnh thua mất 2%, mỗi lệnh thắng đạt được 6%. Trong 100 lệnh, có 40 lệnh thắng và 60 lệnh thua. Lợi nhuận trong 6 tháng = 40 * 6% - 60 * 2% = 120%.
  • Hệ thống B: Mỗi lệnh thua mất 2%, mỗi lệnh thắng đạt được 4%. Trong 100 lệnh, có 60 lệnh thắng và 40 lệnh thua. Lợi nhuận trong 6 tháng = 60 * 4% - 40 * 2% = 160%.

Trường hợp 2

Hệ thống A có tỷ lệ Rủi ro:Lợi nhuận là 1:3, tỷ lệ Thắng là 50%. Hệ thống B có tỷ lệ Rủi ro:Lợi nhuận là 1:2, tỷ lệ Thắng là 60%. Các yếu tố khác giống như trường hợp 1.

  • Lợi nhuận trong 6 tháng của hệ thống A = 50 * 6% - 50 * 2% = 200%.
  • Lợi nhuận trong 6 tháng của hệ thống B = 60 * 4% - 40 * 2% = 160%.

Qua 2 trường hợp trên, ta có thể thấy rằng việc lựa chọn giữa tỷ lệ Rủi ro:Lợi nhuận (Risk:Reward) và tỷ lệ Thắng (Win-rate) để tối đa hóa lợi nhuận trong dài hạn không có một quy tắc cố định. Trong trường hợp 1, hệ thống với tỷ lệ Risk:Reward cao hơn mang lại lợi nhuận thấp hơn, trong khi trường hợp 2 lại ngược lại, hệ thống với tỷ lệ Risk:Reward cao hơn mang lại lợi nhuận cao hơn.

Nếu một trong hai tỷ lệ này được giữ nguyên và ta muốn tăng lợi nhuận, ta có thể điều chỉnh tỷ lệ còn lại để tối đa hóa lợi nhuận trong dài hạn. Điều này là rõ ràng. Tuy nhiên, thông thường, mỗi hệ thống giao dịch sẽ có một tỷ lệ Thắng cố định và nhiệm vụ của các nhà đầu tư là điều chỉnh tỷ lệ Risk:Reward để tối đa hóa lợi nhuận.

Một hệ thống giao dịch với tỷ lệ Thắng là 50% chỉ có thể mang lại lợi nhuận khi tỷ lệ Risk:Reward tốt hơn 1:1. Cần lưu ý rằng 1:1 không phải là tỷ lệ hòa vốn vì trader phải đối mặt với các chi phí giao dịch khác như phí giao dịch hay phí swap.

Mẹo chọn tỷ lệ Risk Reward phù hợp với bạn nhất

R:R là gì ? Cách chọn tỷ lệ risk reward phù hợp như thế nào? Hãy cùng xem công thức dưới đây mà mình muốn chia sẻ với các bạn:

E = [1+ (W / L)] x P – 1

Ở đây:

  • W là kích thước trung bình của chiến thắng của bạn.
  • L là kích thước trung bình của lỗ thua của bạn.
  • P là tỷ lệ chiến thắng.

Ví dụ: Bạn đã thực hiện 10 giao dịch, trong đó có 6 giao dịch thắng và 4 giao dịch thua. Điều này có nghĩa tỷ lệ chiến thắng của bạn là 6/10 hoặc 60%. Nếu 6 lần chiến thắng mang lại lợi nhuận $3.000 cho bạn, thì kích thước trung bình của chiến thắng là $3.000/6 = $500. Nếu 4 lần thua là $1.600, thì kích thước trung bình của lỗ thua là $1.600/4 = $400. Tiếp theo, áp dụng các số liệu này vào công thức: E = [1+ (500/400)] x 0,6 – 1 = 0,35 hoặc 35%. Tức là, trong dài hạn, mục tiêu lợi nhuận phù hợp với bạn sẽ là 35%.

Từ ví dụ trên, chúng tôi muốn bạn hiểu rằng, đừng quá quan tâm Risk Reward là bao nhiêu. Bạn có thể có tỷ lệ Risk Reward không cao nhưng nếu tỷ lệ thắng của bạn đủ cao… bạn vẫn sẽ có lãi trong thời gian dài.

Làm thế nào để cải thiện tỷ lệ Risk:Reward trong giao dịch forex?

Tối đa hóa chiến lược giao dịch trong R:R là gì?

Để tối đa hóa chiến lược giao dịch, nhà đầu tư cần áp dụng các biện pháp sau đây:

  • Học hỏi từ các chuyên gia: Trader nên tìm kiếm sự tư vấn và học hỏi từ những chuyên gia có kinh nghiệm. Điều này giúp bạn hiểu sâu hơn về thị trường và xu hướng của dòng tiền trong các ngành khác nhau, từ đó tránh được những sai lầm có thể ảnh hưởng đến vốn đầu tư.
  • Đánh giá và quản lý rủi ro: Nhà đầu tư nên thường xuyên đánh giá mức độ rủi ro có thể chấp nhận được. Điều này giúp nhà đầu tư đánh giá chiến lược ngắn hạn và dài hạn. Đối với nhà đầu tư dài hạn, họ có thể chấp nhận rủi ro cao hơn, trong khi nhà đầu tư ngắn hạn thích đầu tư vào các sản phẩm tài chính có rủi ro thấp hơn để đa dạng hóa danh mục đầu tư. Nên kiểm soát vốn đầu tư mạo hiểm ở mức 10% trong tổng vốn đầu tư.
  • Sử dụng phân tích kỹ thuật : Phân tích kỹ thuật là một yếu tố quan trọng giúp nhà đầu tư xác định cơ hội giao dịch mới và đánh giá sức mạnh của các phiên điều chỉnh. Cần chú ý đến khối lượng giao dịch, chỉ số sức mạnh tương đối (RSI), chỉ báo Stochastic… để so sánh mức giá đóng cửa trong khoảng thời gian nhất định. Những phân tích này sẽ giúp trader nhận biết các tín hiệu mua và bán và quyết định đặt lệnh ở mức giá phù hợp.
  • Xác định thời hạn nắm giữ cổ phiếu : Việc này sẽ có tác động trực tiếp đến quản lý rủi ro và mục tiêu đặt ra cho từng cổ phiếu. Cổ phiếu ngắn hạn hoặc cổ phiếu "lướt sóng" thường có mức rủi ro chấp nhận được thấp hơn so với cổ phiếu dài hạn. Do đó, để tối đa hóa chiến lược giao dịch, bạn cần xác định thời gian nắm giữ cổ phiếu.

Tuân thủ quy trình chốt lời và cắt lỗ

Khi giao dịch, quy trình tối ưu hóa lợi nhuận rất quan trọng. Bạn không nên vào hoặc ra lệnh một cách ngẫu nhiên hoặc dựa trên cảm tính. Thay vào đó, bạn cần tuân thủ quy tắc chốt lời và dừng lỗ. Đồng thời, không nên vội vàng chốt lời ngay sau khi vào lệnh. Trong trường hợp thị trường có xu hướng tăng mạnh, bạn có thể điều chỉnh mức chốt lời để tối đa hóa lợi nhuận.

Nên thiết lập R:R cố định

Thay vì cho phép tỷ lệ Risk:Reward thay đổi liên tục, có thể thiết lập một tỷ lệ cố định trên hệ thống giao dịch. Chọn những lệnh có tỷ lệ Risk:Reward tốt và duy trì tỷ lệ này liên tục. Khi tỷ lệ này không thuận lợi, người giao dịch có thể xem xét chốt lời ở mức hợp lý hơn.

Mỗi chiến lược giao dịch có tỷ lệ Risk:Reward nhất định, tuy nhiên, người giao dịch vẫn có thể cải thiện tỷ lệ này bằng cách tối ưu hóa điểm vào lệnh. Có thể thử mạo hiểm một chút để tìm điểm vào lệnh tốt hơn. 

Ví dụ, trong chiến lược sử dụng mô hình nến Hammer, thay vì chờ đợi sự xác nhận từ một cây nến tăng sau nến Hammer trước khi vào lệnh, người giao dịch có thể mạo hiểm và vào lệnh ngay khi nến Hammer đóng cửa để có tỷ lệ Risk:Reward tốt hơn. 

Ngoài ra, cũng có thể cải thiện tỷ lệ Risk:Reward bằng cách tối ưu hóa điểm stop loss và điểm take profit. Tuy nhiên, phương pháp này không được sử dụng phổ biến do hiệu quả không cao.

Xem thêm:

Kết luận

Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết. Hy vọng rằng, với những thông tin mà Citinews chia sẻ ở trên, các bạn có thể nhận định đúng đắn hơn về R:R là gì, mối quan hệ giữa Risk:Reward và Win-rate, cũng như tạo dựng được hệ thống giao dịch có Risk:Reward và Win-rate hợp lý. Chúc bạn thành công!

Fergal Nguyễn
Tác giả Fergal Nguyễn Chuyên gia tài chính

FERGAL NGUYỄN LÀ AI?

Chào mọi người, tôi tên thật là Nguyễn Trường. Tôi là một người yêu thích về phân tích những con số và biểu đồ chỉ số tăng giảm của thị trường. Với hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh lực tài chính doanh nghiệp, ngân hàng, đầu tư và chứng khoán mình mong muốn giúp mọi người tiếp cận với những kiến thức tài chính kinh doanh đồng thời cập nhật những thông tin mới nhất trên thị trường tài chính Việt Nam và Quốc tế.

TẦM NHÌN TƯƠNG LAI

Với sứ mệnh truyền tải một kho kiến thức khổng lồ về mảng tài chính doanh nghiệp, ngân hàng và các kiến thức về chứng khoán, đầu tư tới mọi người trên mọi miền Tổ quốc Việt Nam.

Qua đó chia sẻ, đưa ra cái nhìn khách quan nhất để bạn đọc có kế hoạch quản lý tài chính và đầu tư an toàn, hiệu quả.

MỤC TIÊU:

  • Năm 2022: Xây dựng và phát triển thành kênh kiến thức trực tuyến chính xác, uy tín nhất.
  • Năm 2023: Trở thành sợi dây gắn kết giữa doanh nghiệp và người dùng
  • Năm 2024: Là đối tác của các ngân hàng lớn tại Việt Nam: Agribank, Techcombank,...

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Website: https://citinews.org/

Email: infofergalnguyen@gmail.com

Facebook: https://www.facebook.com/nguyenfergal/

Twitter: https://twitter.com/fergalnguyen

Địa chỉ: 55 Đường Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Số điện thoại: 0981.690.369

Bài viết trước Mô hình cánh bướm là gì? Đặc điểm và cách giao dịch hiệu quả

Mô hình cánh bướm là gì? Đặc điểm và cách giao dịch hiệu quả

Bài viết tiếp theo

Các loại tài khoản FxPro và những điều Trader cần lưu ý

Các loại tài khoản FxPro và những điều Trader cần lưu ý
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo