Tài khoản ký quỹ là gì? Ký quỹ phù hợp với những nhà đầu tư nào?

11.08.2022 - 09:58

Ký quỹ là gì? Tài khoản ký quỹ là gì? Đây chắc hẳn là câu hỏi mà rất nhiều nhà đầu tư tài chính đang quan tâm. Chính vì vậy trong bài viết dưới đây hãy cùng mình tìm hiểu về ký quỹ và tài khoản ký quỹ ngay thôi nào!

1. Ký quỹ là gì?

1.1. Khái niệm ký quỹ

Ký quỹ là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm: Cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lưu quyền sở hữu, bảo lãnh, tín chấp, cầm giữ tài sản.

Ký quỹ được quy định tại khoản 1, 2 điều 330 Bộ luật dân sự năm 2015. Việc ký quỹ thường được pháp luật quy định trong một số trường hợp cụ thể nhất định bên có nghĩa vụ phải thực hiện để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Cụ thể, theo điều 330 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

Điều 330. Ký quỹ:

  • Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ.
  • Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên có quyền được tổ chức tín dụng nơi ký quỹ thanh toán, bồi thường thiệt hại do bên có nghĩa vụ gây ra, sau khi trừ chi phí dịch vụ.
  • Thủ tục gửi và thanh toán thực hiện theo quy định của pháp luật.

tai-khoan-ky-quy-la-gi-1657077613

Như vậy, có thể hiểu ký quỹ là việc một bên gửi tài sản có trị của mình cho tổ chức tín dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đã được cam kết và thỏa thuận. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ mà không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên có quyền yêu cầu tổ chức tín dụng thanh toán và bồi thường thiệt hại (nếu có).

1.2. Đặc điểm của ký quỹ

Một vài đặc điểm chung của hình thức ký quỹ mà bạn cần biết đó là:

  • Loại tiền ký quỹ: Thường là VNĐ hoặc USD, EUR, GBP (những ngoại tệ phổ biến)
  • Số dư tối thiểu: Tùy thuộc vào từng hình thức ký quỹ
  • Hình thức này sẽ áp dụng lãi suất theo cả hai loại: Có kỳ hạn và không kỳ hạn

Trong một giao dịch ký quỹ luôn luôn phải có sự tham gia của 3 bên liên quan, bao gồm:

  • Ngân hàng hoặc bên tổ chức tín dụng nhận tài sản ký quỹ
  • Doanh nghiệp hoặc tổ chức có tài sản ký quỹ (bên ký quỹ)
  • Bên có quyền được thanh toán, bồi thường thiệt hại (thường là đối tác kinh doanh của bên ký quỹ) từ ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khi có sự cố xảy ra

1.3. Lợi ích của việc gửi tiền ký quỹ

Theo định nghĩa thì có thể thấy được, bản chất của hình thức ký quỹ là việc khách hàng thế chấp tài sản. Mục đích của việc này là tạo niềm tin với người khác. Và lợi ích cụ thể của việc gửi tiền ký quỹ là:

  • Các tổ chức hay doanh nghiệp nhờ việc này sẽ tạo dựng được uy tín, mang đến cho đối tác kinh doanh
  • Tiền ký quỹ gửi vào ngân hàng vẫn có khả năng sinh lời
  • Đảm bảo an toàn cho sự phát triển, mang lại tâm lý thoải mái cho các tổ chức, doanh nghiệp cũng như phía đối tác

2. Tài khoản ký quỹ là gì?

2.1. Khái niệm Tài khoản ký quỹ

Tài khoản ký quỹ là gì? Tài khoản ký quỹ là tài khoản được Ngân hàng mở, sử dụng và quản lý theo yêu cầu hoặc theo thỏa thuận khác với Khách hàng nhằm mục đích chứng minh năng lực tài chính phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

tai-khoan-ky-quy-la-gi-2-1657077393

Ví dụ: Các quy định về mở tài khoản ký quỹ tại ngân hàng Techcombank như sau:

  • Loại tiền áp dụng: VND.
  • Điều kiện khách hàng: Có tài khoản thanh toán tại TCB.
  • Số dư trên tài khoản thanh toán đủ để thực hiện ký quỹ theo quy định.
  • Số tiền ký quỹ: Theo quy định của từng ngành nghề.
  • Thời gian ký quỹ: Theo quy định của Pháp luật và tùy vào mục đích của từng loại ký quỹ
  • Kỳ hạn ký quỹ: không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn (từ 1 tháng trở lên)
  • Các ngành nghề ký quỹ: Ký quỹ để thành lập doanh nghiệp/bổ sung ngành nghề kinh doanh lĩnh vực: Kinh doanh dịch vụ bảo vệ; Kinh doanh dịch vụ đòi nợ; Kinh doanh bất động sản; Kinh doanh tư vấn tư vấn du học; Kinh doanh sản xuất phim; Kiểm toán; Thành lập Sở giao dịch hàng hóa…
  • Ký quỹ để đảm bảo duy trì hoạt động kinh doanh lĩnh vực: Kinh doanh bảo hiểm; Kinh doanh đa cấp; Cho thuê lại lao động; Cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số; Kinh doanh lữ hành; Hoạt động giới thiệu việc làm; Hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; Kinh doanh tạm nhập tái xuất…

2.2. Khái niệm giao dịch ký quỹ chứng khoán

Giao dịch ký quỹ chứng khoán hay còn gọi là margin trading. Đây là hình thức giao dịch trong đó nhà đầu tư vay tiền từ công ty chứng khoán để mua cổ phiếu với mức lãi suất đã được xác định trước.

Lãi suất ký quỹ hiện nay phổ biến ở mức 13.5%/ năm hoặc 0.05%/ ngày. Mức lại suất này cao hơn khá nhiều so với lãi suất vay ngân hàng. Tuy nhiên nhiều nhà đầu tư không vay ngân hàng mà lại sử dụng ký quỹ?

tai-khoan-ky-quy-la-gi-3-1657077404

Lý do là bởi thị trường chứng khoán lên xuống từng giờ từng phút, thay đổi hàng ngày và cơ hội mua xuất hiện chỉ trong chớp mắt. Thời điểm mua bán trong giao dịch chứng khoán cực kỳ quan trọng và ký quỹ giải quyết được điều đó, nhà đầu tư có thể sử dụng chúng tức thời.

Mặt khác nếu sử dụng tốt, giao dịch ký quỹ sẽ mang lại lợi nhuận cực khủng cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, tài khoản ký quỹ chứng khoán cũng ẩn chứa nhiều nguy cơ cháy tài khoản nhanh hơn rất nhiều, khi thị trường đi xuống.

3. Tiền gửi ký quỹ là gì?

Tiền gửi ký quỹ là một loại tiền gửi không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn của một tổ chức tại các ngân hàng nhằm đảm bảo việc thực hiện một nghĩa vụ tài chính của tổ chức đó đối với ngân hàng và các bên có liên quan.

Mỗi công ty hay doanh doanh nghiệp sẽ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá khác vào tài khoản phong tỏa tại một ngân hàng để đảm bảo việc thực hiện bảo lãnh cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp định thực hiện 1 công việc gì hoặc 1 dự án gì đó.

Các khoản tiền, tài sản đem ký quỹ phải được theo dõi chặt chẽ và kịp thời thu hồi khi hết hạn thời gian ký quỹ.

tai-khoan-ky-quy-la-gi-4-1657077417

Dịch vụ tiền gửi ký quỹ sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp cần chứng minh năng lực tài chính trong các lĩnh vực pháp luật Việt Nam quy định phải ký quỹ. Cụ thể như: tư vấn du học, cho thuê lại lao động, kinh doanh bảo hiểm, lữ hành quốc tế, kinh doanh tạm nhập - tái xuất, doanh nghiệp và người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng…

Theo Điều 39 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành bộ luật dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, quy định về việc gửi, thanh toán tiền được dùng để ký quỹ như sau:

Điều 39. Việc gửi, thanh toán tiền được dùng để ký quỹ:

  • Khoản tiền được dùng để ký quỹ (sau đây gọi là tiền ký quỹ) được gửi vào tài khoản phong tỏa tại tổ chức tín dụng theo thỏa thuận hoặc do bên có quyền chỉ định để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
  • Tiền ký quỹ và việc ký quỹ một lần hoặc nhiều lần do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định.
  • Trường hợp nghĩa vụ được bảo đảm bị vi phạm thì tiền ký quỹ được dùng để thanh toán nghĩa vụ, bồi thường thiệt hại sau khi trừ phí dịch vụ (sau đây gọi là thanh toán nghĩa vụ).

4. Mức ký quỹ là gì?

Mức ký quỹ hay tỷ lệ ký quỹ (margin level) là một khái niệm quan trọng mà trader phải nắm rõ. Margin level là tỷ lệ tiền ký quỹ có thể sử dụng và số tiền ký quỹ đã được sử dụng theo giá trị phần trăm. Mức ký quỹ là một phương trình toán học, nó sẽ cho trader biết số tiền của họ sẵn cho các giao dịch mới.

Nếu mức ký quỹ càng cao thì lượng tiền mặt có sẵn để giao dịch cũng càng cao. Và ngược lại, mức ký quỹ càng thấp thì lượng tiền mặt có sẵn để giao dịch cũng càng thấp.

tai-khoan-ky-quy-la-gi-5-1657077425

Mức ký quỹ được tính theo công thức sau:

Mức ký quỹ = Vốn chủ sở hữu / Ký quỹ * 100%

Margin level sẽ bằng không nếu không có bất kỳ giao dịch nào đang mở. Và khi một lệnh được mở, mức ký quỹ cũng sẽ thay đổi và phụ thuộc vào các yếu tố:

  • Khối lượng giao dịch
  • Loại thị trường
  • Tỷ lệ đòn bẩy

Ví dụ về mức ký quỹ:

Giả sử bạn sở hữu 20.000 đô la trong tài khoản và một lệnh giao dịch thua lỗ với tiền ký quỹ là 2.000 đô la. Nếu thị trường đi ngược xu hướng mong muốn và bạn thua 18.000 đô la, vốn sở hữu chỉ còn 2.000 đô la (20.000 – 18.000 = 2,000), bằng với tiền ký quỹ đã sử dụng.

Như vậy, margin level là 100%. Lúc này, bạn không thể mở một lệnh giao dịch mới nào. Chỉ khi thị trường đột ngột đảo chiều và vốn sở hữu trở nên lớn hơn tiền ký quỹ, bạn mới có thể thực hiện một lệnh mới.

5. Ký quỹ phù hợp với những nhà đầu tư nào?

Ở phần trên chúng ta đã cùng tìm hiểu về Tài khoản ký quỹ là gì? Ký quỹ phù hợp với những nhà đầu tư nào?

Vậy Nói chung để thực hiện hiệu quả các biện pháp trên thì đối tượng phù hợp với sản phẩm giao dịch ký quỹ phải là các nhà đầu tư đã có kinh nghiệm trên thị trường chứng khoán và sở hữu tâm lý giao dịch tương đối vững vàng.

tai-khoan-ky-quy-la-gi-1-1657077440

Mọi thiệt hại khi chọn sai cổ phiếu đều có thể bị đẩy lên nhiều lần khi sử dụng ký quỹ. Do đó nhà đầu tư cần thực hiện các biện pháp sau để giảm thiểu rủi ro tài khoản của mình:

  • Tìm hiểu rõ các quy định, cơ chế hoạt động của giao dịch ký quỹ và các ngưỡng quản trị rủi ro
  • Tìm hiểu, phân tích kỹ càng các cổ phiếu được lựa chọn để giao dịch ký quỹ. Có kế hoạch giao dịch rõ ràng trước khi đặt lệnh.
  • Thực hiện các biện pháp giải ngân từng phần, tránh mua “full-margin” ở các cổ phiếu chưa khẳng định được đà tăng.

6. Các loại hình ký quỹ

Hiện nay, ký quỹ phổ biến nhất có ba loại gồm:

  • Ký quỹ mở L/C, có thể hiểu đơn giảnlà chữ viết tắt của Letter of credit có nghĩa là “thư tín dụng”.

Đây là hình thức giao dịch giữa bên mua và bên bán thông qua chung gian chính là ngân hàng. L/C là lá đơn do ngân hàng lập ra do yêu cầu bên mua và bên bán cam kết thanh toán toàn bộ hoặc một phần trong một khoản thời gian nhất định và phải đảm bảo thanh toán phù hợp với điều khoản đã ghi trong L/C.

L/C sẽ được thành lập trên cở sở của hợp đồng ngoại thương nhưng khi đã thực hiện phát hành ra rồi thì nó hoàn toàn độc lập với hợp đồng ngoại thương.

  • Ký quỹ bảo lãnh khi thực hiện hợp đồng

Đây là hình thức đảm bảo việc thanh toán cho chứng thư bảo lãnh do ngân hàng phát hành. Loại hình bảo lãnh này phù hợp trong lĩnh vực xây dựng giữa chủ thầu và nhà đầu tư.

  • Ký quỹ kinh doanh các ngành nghề:

Ký quỹ kinh doanh các ngành nghề là loại hình kinh doanh nhằm đảm bảo đối với một số ngành nghề như lữ hành, môi giới việc làm để tránh được rủi ro vỡ nợ hay phá sản.

7. Giải đáp các vấn đề liên quan

7.1 Ký quỹ trong chứng khoán là gì?

Ký quỹ là khoản tiền hoặc chứng khoán mà Nhà đầy tư (NĐT) gửi Trung tâm lưu ký chứng khoán Viêt Nam (VSD) để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh. Theo quy định hiện hành, tỷ lệ ký qũy bằng tiền không được thấp hơn 80% giá trị tài sản ký quỹ.

7.2 Ký quỹ là tài sản hay nguồn vốn?

Ký quỹ là tài sản.

7.3 Số dư ký quỹ là gì?

Số dư ký quỹ (MARGIN) là số tiền và/hoặc các chứng khoán được khách hàng gửi cho người môi giới để tài trợ một phần giá phí mua các chứng khoán đã niêm yết. Người môi giới tạm ứng số dư cần thiết, giữ chứng khoán đã mua làm tài sản thế chấp với tên của khách hàng và tính lãi số tiền vay.

Trên đây là phần kiến thức giúp bạn trả lời câu hỏi tài khoản ký quỹ là gì và những đặc điểm của tài khoản ký quỹ. Hy vọng bài viết có thể giúp ích cho bạn trong việc tìm hiểu về Tài khoản ký quỹ nhé!

0/5 - (0 bình chọn)

Được viết bởi

avatar-co-to-quoc
Tú Cao

Kỹ sư công nghệ, Doanh nhân

Tác giả Tú Cao Tú Cao là một kỹ sư công nghệ thông tin, một doanh nhân và một blogger về marketing và tài chính. Anh có nhiều kinh nghiệm và kiến thức trong lĩnh vực web-app, SEO, quản lý và xây dựng ...
img_avatar

Bình luận

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!