Tài khoản Margin là gì? Khi nào Nên/ Không nên sử dụng Margin?

Fergal Nguyễn Tác giả Fergal Nguyễn 20/02/2024 12 phút đọc

Margin là gì? Tài khoản Margin là gì? Đây chắc hẳn là câu hỏi được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm khi tham gia vào thị trường chứng khoán. Chính vì vậy trong bài viết dưới đây hãy cùng mình tìm hiểu về Tài khoản Margin là gì và khi nào nên sử dụng tài khoản margin nhé!

1. Margin là gì? Tài khoản Margin là gì?

Margin là gì?

Margin còn được gọi là Giao dịch Ký quỹ Chứng khoán. Đây là một thuật ngữ quen thuộc, thường được sử dụng trong đầu tư. Hiểu đơn giản, Margin sẽ cho phép nhà đầu tư sử dụng các khoản vay từ công ty chứng khoán để mua thêm cổ phiếu. Đồng thời sử dụng các cổ phiếu này làm tài sản thế chấp.

Lãi suất vay Margin sẽ được quy định vào từng thời điểm khác nhau, tùy theo các công ty chứng khoán. Thông thường mức lãi suất sẽ được tính theo ngày. Ví dụ 0.037%/ ngày. Dù chưa đến 0.1% nhưng nếu tính lãi kép theo từng ngày, đây chính là một số không hề nhỏ. Ví dụ 0.037%/ngày sẽ tương ứng với 14.5%/ năm.

Lưu ý: Bạn có thể trao đổi, thương lượng với công ty chứng khoán để được áp dụng 1 mức chính sách tính lãi suất ưu đãi hơn.

Ví dụ: Bạn có 100 triệu đồng để mua cổ phiếu FLC. Tuy nhiên, bạn cũng có thể dùng Margin từ công ty chứng khoán và vay thêm 100 triệu để đầu tư cổ phiếu. Vậy tài sản cầm cố chính là giá trị cổ phiếu trong danh mục, là 100 triệu đồng cổ phiếu FLC.

Tài khoản Margin là gì?

Tài khoản margin là tài khoản môi giới cho phép khách hàng sử dụng đòn bẩy để mua chứng khoán. Điều này có nghĩa chủ tài khoản có thể vay từ nhà môi giới để thực hiện đầu tư. Các quy tắc về margin được điều chỉnh ở phạm vi liên bang, nhưng các yêu cầu về margin và lãi suất giữa các nhà môi giới và các đại lý giao dịch có thể khác nhau.

2. Ưu và nhược điểm của tài khoản Margin

Ở phần trên chúng ta đã tìm hiểu Tài khoản Margin là gì . Vậy tài khoản Margin có những ưu, nhược điểm gì?

Tài khoản margin được cung cấp bởi các nhà môi giới cho phép các nhà đầu tư vay tiền để mua chứng khoán. Nhà đầu tư có thể thanh toán 50% giá mua và mượn phần còn lại từ nhà môi giới. Nhà môi giới tính lãi với nhà đầu tư trên quyền vay tiền và sử dụng số chứng khoán trên làm tài sản thế chấp.

Tuy nhiên, ở các thị trường nhiều biến động, nhà môi giới có thể tính toán giá trị tài khoản vào cuối ngày giao dịch và sau đó tiếp tục tính toán lãi suất qua đêm vào các ngày tiếp theo trên cơ sở thời gian thực.

Khoản vay margin có thể là một công cụ có giá trị trong nhiều hoàn cảnh thích hợp, nhưng nên lưu ý nó có thể khuếch đại lợi nhuận lẫn thua lỗ lên nhiều lần. Một khi tài sản equity trên tài khoản của bạn giảm xuống và bạn rơi xuống thấp hơn ngưỡng duy trì margin của nhà môi giới, khi đó họ sẽ có quyền đưa ra "Margin Call" (cảnh báo ký quỹ).

Một thông báo margin call cho biết rằng nhà môi giới của bạn có thể bán các vị thế của bạn mà không cần sự đồng ý của bạn nhằm thu hồi lại các khoản đầu tư của họ, hoặc họ có thể yêu cầu bạn ký quỹ một khoản vốn bổ sung vào tài khoản của bạn để đưa bạn qua khỏi ngưỡng duy trì margin.

Việc mua theo margin chủ yếu được sử dụng cho các khoản đầu tư ngắn hạn vì áp dụng phí lãi suất. Margin hoạt động tốt khi giá trị các khoản đầu tư tăng lên nhưng cũng có thể sẽ tê liệt nếu giá trị giảm xuống. Đó là lý do tại sao tài khoản ký quỹ thích hợp hơn với các nhà đầu tư tinh vi hiểu biết về các rủi ro đầu tư tăng thêm và các yêu cầu.

3. Các quy định liên bang về tài khoản Margin

Cục Dự Trữ Liên Bang giới hạn tỉ suất vay trên margin là 50% của giá trị mua hàng. Tài khoản margin cần thiết khi muốn bán khống cổ phiếu, thường được dùng bởi những người chỉ muốn tạo đòn bẩy đầu tư hơn là những người không có khả năng trả toàn bộ giá mua của chứng khoán.

Bên cạnh đó, không thể dùng tài khoản margin để mua cổ phiếu trên margin cho tài khoản hưu trí cá nhân (IRA), tài khoản Đồng Nhất Về Quà tặng Cho Trẻ Em (UGMA), tài khoản tín thác hoặc ủy thác khác - các tài khoản này yêu cầu gửi tiền bằng tiền mặt.

Ngoài ra, không thể dùng tài khoản margin để mua cổ phần dưới $2.000; mua cổ phiếu khi phát hành ra công chúng lần đầu (IPO); mua cổ phiếu được giao dịch dưới giá $5/cổ phiếu; hoặc mua cổ phiếu được giao dịch ở bất cứ đâu ngoài Sở Giao Dịch Chứng Khoán New York (NYSE ) hoặc Sàn Giao Dịch Chứng Khoán Hoa Kỳ.

4. Nhà đầu tư được vay bao nhiêu tiền? Tỉ lệ đòn bẩy là bao nhiêu?

Số tiền nhà đầu tư đựợc vay tuỳ thuộc vào cổ phiếu NĐT đang nắm giữ, vào từng thời điểm, vào từng công ty chứng khoán Tỷ lệ đòn bẩy do đó cũng khác nhau.

Ví dụ:

Nếu nhà đầu tư đang có tài sản là 100 triệu, công ty chứng khoán cho phép nhà đầu tư mua đến 150 triệu, như vậy tỉ lệ đòn bẩy là 1:1.5. Nếu công ty chứng khoán cho phép nhà đầu tư mua đến 200 triệu, thì tỉ lệ đòn bẩy là 1:2 và nếu công ty chứng khoán cho phép nhà đầu tư mua đến 300 triệu, như vậy nhà đầu tư có được tỉ lệ đòn bẩy là 1:3.

Với những cổ phiếu tốt nhất trên thị trường hiện giờ thì Ủy ban chứng khoán nhà nước cũng chỉ cho phép công ty chứng khoán cho nhà đầu tư vay với tỉ lệ 50%, tức là NĐT có thể sử dụng tỉ lệ đòn bảy tối đa là 1:2.

Tuy nhiên, một số công ty chứng khoán có thể lách luật cho phép nhà đầu tư sử dụng tỉ lệ đòn bảy cao hơn lên đến 1:3, thậm chí 1:4 khi nhà đầu tư mua những cổ phiếu tốt mà công ty chứng khoán có thể kiểm soát được rủi ro.

5. Vậy khi nào Nên/ Không nên sử dụng Margin?

Việc dùng margin cũng như sử dụng một con dao hai lưỡi, mà dao hai lưỡi thì chỉ nên dành cho những người thật sự kinh nghiệm.

Vì vậy margin chỉ hiệu quả cho những nhà đầu tư lâu năm, sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Một cách vắn tắt thì:

  • Chỉ nên sử dụng margin khi bạn là một người có kinh nghiệm lâu năm. Nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm thì không nên sử dụng.
  • Chỉ sử dụng margin khi thị trường có dấu hiệu tăng trưởng rõ ràng. Thị trường ở giai đoạn lình xình cũng không nên sử dụng margin.
  • Chỉ nên sử dung margin trong các giao dịch ngắn hạn. Nếu đầu tư lâu dài thì margin không phải một lựa chọn khôn ngoan.
  • Chỉ nên dùng margin khi đầu tư vào các cổ phiếu có tính thanh khoản tốt như Cổ phiếu cơ bản, cổ phiếu Bluechip. Với các cổ phiếu có lợi nhuận quá thấp thì không nên dùng margin.

Xem thêm:

  • Tỉa nến, cắt nến, thổi nến, gọi nến tài chính 4.0 là gì?
  • Lệnh long short là gì? Đâu là chiến lược giao dịch phù hợp nhất?

Trên đây là phần tổng hợp kiến thức giúp bạn hiểu rõ hơn tài khoản Margin là gì? Hy vọng bài viết có thể hữu ích với bạn trong việc tìm hiểu về tài khoản Margin.

Fergal Nguyễn
Tác giả Fergal Nguyễn Chuyên gia tài chính

FERGAL NGUYỄN LÀ AI?

Chào mọi người, tôi tên thật là Nguyễn Trường. Tôi là một người yêu thích về phân tích những con số và biểu đồ chỉ số tăng giảm của thị trường. Với hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh lực tài chính doanh nghiệp, ngân hàng, đầu tư và chứng khoán mình mong muốn giúp mọi người tiếp cận với những kiến thức tài chính kinh doanh đồng thời cập nhật những thông tin mới nhất trên thị trường tài chính Việt Nam và Quốc tế.

TẦM NHÌN TƯƠNG LAI

Với sứ mệnh truyền tải một kho kiến thức khổng lồ về mảng tài chính doanh nghiệp, ngân hàng và các kiến thức về chứng khoán, đầu tư tới mọi người trên mọi miền Tổ quốc Việt Nam.

Qua đó chia sẻ, đưa ra cái nhìn khách quan nhất để bạn đọc có kế hoạch quản lý tài chính và đầu tư an toàn, hiệu quả.

MỤC TIÊU:

  • Năm 2022: Xây dựng và phát triển thành kênh kiến thức trực tuyến chính xác, uy tín nhất.
  • Năm 2023: Trở thành sợi dây gắn kết giữa doanh nghiệp và người dùng
  • Năm 2024: Là đối tác của các ngân hàng lớn tại Việt Nam: Agribank, Techcombank,...

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Website: https://citinews.org/

Email: infofergalnguyen@gmail.com

Facebook: https://www.facebook.com/nguyenfergal/

Twitter: https://twitter.com/fergalnguyen

Địa chỉ: 55 Đường Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Số điện thoại: 0981.690.369

Bài viết trước Top sàn chứng khoán quốc tế uy tín nhất hiện nay

Top sàn chứng khoán quốc tế uy tín nhất hiện nay

Bài viết tiếp theo

Các loại tài khoản FxPro và những điều Trader cần lưu ý

Các loại tài khoản FxPro và những điều Trader cần lưu ý
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo