Thanh khoản là gì? Thanh khoản trong chứng khoán là gì?

30.10.2023 - 17:03

Thanh khoản là một khái niệm mà chúng ta thường nghe thấy trong lĩnh vực đầu tư tài chính, chứng khoán. Các nhà đầu tư thường rất quan tâm đến tính thanh khoản trên sàn giao dịch vì nó sẽ mang lại nhiều lợi ích cho họ trong việc giao dịch. Vậy thanh khoản là gì? Tính thanh khoản trong chứng khoán là gì? Có ý nghĩa như thế nào? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé.

Thanh khoản là gì?

Thanh khoản là một thuật ngữ thường được sử dụng trong lĩnh vực tài chính. Đây là thuật ngữ chỉ mức độ, khả năng lưu động của một sản phẩm, hàng hoá trên thị trường mà không ảnh hưởng đến giá cả thị trường của chúng. Hoặc chúng ta có thể hiểu một cách cụ thể và đơn giản hơn, tính thanh khoản là khả năng chuyển giá trị vật chất của một sản phẩm, tài sản sang giá trị tiền mặt của nó. 

Tính thanh khoản là gì? 

Tính thanh khoản (Liquidity) là một khái niệm chỉ mức độ lưu động của một tài sản hay sản phẩm bất kỳ nào đó. Các tài sản này được mua, bán trên thị trường mà không tác động quá lớn tới giá cả của chúng.

Nói một cách dễ hiểu hơn thì tính thanh khoản được sử dụng để nói về khả năng chuyển đổi thành tiền mặt của một tài sản hay sản phẩm đang có mặt trên thị trường. Từ đó, chúng ta có thể hiểu rằng tiền mặt chính là thước đo để đánh giá thanh khoản của một tài sản nào đó.

Tính thanh khoản giúp ta biết được sự lưu động và mức độ an toàn của một tài sản hoặc một thị trường bất kỳ nào đó. Nghĩa là một tài sản có giá thị trường ít bị biến động, tăng giảm theo thời gian thì nó sẽ có tính thanh khoản cao. Bên cạnh đó, tính thanh khoản sẽ đơn giản hơn với các thị trường năng động, sôi nổi trong các hoạt động mua bán. 

tinh-thanh-khoan-la-gi-4-1

Ý nghĩa của thanh khoản 

Tính thanh khoản cho thấy sự linh hoạt và an toàn của một tài sản/thị trường:

  • Tài sản ngắn hạn/lưu động có tính thanh khoản cao khi giá của nó ít bị biến động trên thị trường. 
  • Thị trường hoạt động càng năng động và có hiệu quả thì tính thanh khoản càng cao

Đặc điểm về tính thanh khoản

Đặc điểm về tính thanh khoản của tài sản có thể được liệt kê như sau:

  • Là tiền mặt hoặc tài sản có thể chuyển đổi về tiền mặt một cách nhanh chóng.
  • Tiền mặt chính là tài sản có tính thanh khoản cao nhất.
  • Tài sản thanh khoản thường được coi là tiền mặt bởi các chủ sở hữu tin rằng các tài sản ấy có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt bất cứ lúc nào.
  • Tài sản thanh khoản phải ở trong thị trường thanh khoản cùng với số lượng người mua phải lớn.

 

tinh-thanh-khoan-la-gi-1

 

Xếp loại tài sản theo tính thanh khoản

Trong kế toán, các tài sản ngắn hạn/lưu động được sắp xếp theo tính thanh khoản từ cao đến thấp như sau: 

  • 1. Tiền mặt, 
  • 2. Đầu tư ngắn hạn
  • 3. Khoản phải thu
  • 4. Ứng trước ngắn hạn
  • 5. Hàng tồn kho.

Tiền mặt có tính thanh khoản cao nhất vì luôn luôn dùng được trực tiếp để thanh toán, lưu thông, tích trữ. 

Hàng tồn kho có tính thanh khoản thấp nhất do phải trải qua giai đoạn phân phối và tiêu thụ, rồi mới chuyển thành khoản phải thu, sau đó một thời gian mới chuyển thành tiền mặt.

Ngoài 5 loại tài sản nêu trên chứng khoán cũng là một loại tài sản có khả năng thanh khoản.

Một số loại thanh khoản mà bạn cần biết

Trên thị trường hiện nay có 3 loại thanh khoản phổ biến nhất. Đó là thanh khoản tiền điện tử, thanh khoản ngân hàng và thanh khoản chứng khoán. Để biết rõ hơn về các loại thanh khoản này, các bạn hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu ở dưới đây nhé:

1. Tính thanh khoản chứng khoán là gì?

Tính thanh khoản chứng khoán là khả năng chuyển đổi từ tiền mặt thành chứng khoán và ngược lại.

Chứng khoán có tính thanh khoản cao là những chứng khoán có sẵn trong thị trường, nên việc mua đi bán lại dễ dàng, giá cả tương đối ổn định theo thời gian, có khả năng cao để phục hồi nguồn vốn đã đầu tư ban đầu. 

Tính thanh khoản của chứng khoán cho phép nhà đầu tư/người mua chứng khoán có thể chuyển đổi thành tiền mặt nhanh khi cần thiết. Điều này khiến thị trường chứng khoán càng trở nên hấp dẫn với nhà đầu tư. Tính thanh khoản của chứng khoán càng cao chứng tỏ thị trường càng năng động

Rủi ro trong thanh khoản chứng khoán

Nếu nhà đầu tư nắm trong tay những cổ phiếu nhưng không thể bán ra được, đây được gọi là rủi ro thanh khoản trong đầu tư chứng khoán

Yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản chứng khoán

Tính thanh khoản có ảnh hưởng quyết định tới “số mệnh” chứng khoán của một doanh nghiệp. Vậy nên có nhiều yếu tố ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến tính thanh khoản chứng khoán như sau:

Yếu tố thứ nhất, những con số tài chính sẽ phản ánh tính hình hoạt động sản xuất – kinh doanh có ổn định và phát triển hay không. Doanh nghiệp lớn uy tín, làm ăn tốt sẽ có tính thanh khoản cao và ngược lại, tình hình kinh doanh không tốt, tính thanh khoản cũng thấp.

Yếu tố thứ hai, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều tuân theo và chịu tác động từ chính sách – quy định của Nhà nước và các cơ quan quản lý. Do đó, tính thanh khoản cũng chịu sự tác động này.

Ví dụ năm 2007, chỉ thị số 03 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành về khống chế dư nợ vốn cho vay và chiết khấu giấy tờ có giá… cho khách hàng đầu tư, kinh doanh chứng khoán của Tổ chức tín dụng ở mức dưới 3% đã gây sốc với thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán lao dốc, hàng loạt mã chứng khoán giảm mạnh nhưng nhà đầu tư không có nguồn tiền hỗ trợ từ ngân hàng nên không thể mua vào ở thời điểm chỉ thị được ban hành.

Yếu tố thứ ba ảnh hưởng đến tính thanh khoản chứng khoán trong nước là đối với các nhà đầu tư nước ngoài: Pháp luật nước ta quy định chỉ cho phép nhà đầu tư nước ngoài được mua 30% cổ phiếu của ngân hàng thương mại cổ phần đã niêm yết, được mua 49% cổ phiếu của doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề khác đã niêm yết. Điều này khiến giới đầu tư nước ngoài không được phép mua hết cổ phiếu họ đang nhắm đến nên buộc phải chọn loại phù hợp nhất. Do đó cơ hội cho doanh nghiệp trong nước tiếp cận giới đầu tư nước ngoài bị hạn chế hơn.

Yếu tố cuối thứ tư là tâm lý của các nhà đầu tư. Việc mua bán trên thị trường phụ thuộc nhiều vào thời điểm và nhu cầu của nhà đầu tư. Khi thị trường đang khởi sắc thì nhà đầu tư cũng hứng thú chi tiền mua bán hơn. Khi thị trường đang giảm điểm, nhà đầu tư sẽ có tâm lý hoang mang, dè dặt và cẩn trọng hơn.

Khuyến cáo nhằm hạn chế rủi ro

Các sản phẩm như vàng, bất động sản hay bảo hiểm... trên thị trường đều có mối quan hệ liên thông với nhau. Khi thị trường biến động đều sẽ ảnh hưởng toàn diện tới thị trường chứng khoán, gây nên rủi ro thanh khoản.

Do đó khi lựa chọn chứng khoán để đầu tư, ngân hàng hay các nhà đầu tư nên xem xét đến khả năng bán lại để bảo toàn nguồn vốn đầu tư ban đầu. Đây là cách để tránh rủi ro chứng khoán, phòng ngừa khả năng không bán lại được, hoặc bị mất giá khi bán.

Kết luận: Để hạn chế rủi ro thanh khoản chứng khoán, các nhà đầu tư nên tìm cách phân bổ nguồn vốn phù hợp.

tinh-thanh-khoan-la-gi-3

2. Thanh khoản ngân hàng là gì?

Thanh khoản ngân hàng là thuật ngữ được sử dụng để ám chỉ khả năng đáp ứng nhu cầu rút, gửi tiền và giải ngân các khoản tín dụng cho khách hàng. Riêng đối với thanh khoản ngân hàng, sẽ còn phải tùy thuộc vào đặc tính nhu cầu của khách hàng nên thời gian thanh khoản có thể diễn ra ngắn hoặc dài hạn.

Tuy nhiên, thanh khoản ngắn hạn hiện đang chiếm đa số hiện nay. Lý do là bởi các khoản tiền giao dịch hoặc tiền gửi có kỳ hạn, các công cụ huy động bị tác động bởi thị trường tiền tệ,…

Trong khi đó đối với vay dài hạn, các khoản vay sẽ thường mang tính thời điểm, chu kỳ và bị tác động bởi xu hướng. Nhưng chung quy lại, dù là thanh khoản ngắn hay dài hạn đi chăng nữa thì vẫn đòi hỏi các ngân hàng phải có nguồn tiền dự phòng.

Rủi ro trong thanh khoản ngân hàng

Rủi ro thanh khoản ngân hàng có thể xảy ra khi ngân hàng thiếu hụt ngân quỹ hoặc tài sản ngắn hạn. Điều này khiến cho ngân hàng không thể đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh khoản của khách hàng.

Việc thiếu hụt thường xảy ra theo hai hình thức chính đó là: Thiếu dự trữ tại ngân hàng và không thể huy động được nguồn vốn.

Tất cả các thanh khoản và quản lý thanh khoản đều đòi hỏi nhà quản trị, do đó các nhà đầu tư cần phải cẩn trọng khi quan sát cung – cầu. Hãy cố gắng để đầu óc thật tỉnh táo để nhìn ra bản chất của sự việc nhằm tránh tình trạng mất thanh khoản và gây ra thiệt hại tài chính không đáng có nhé.

Nguyên nhân gây ra rủi ro trong thanh khoản ngân hàng

  • Vay mượn quá nhiều: Khi vay mượn quá nhiều từ các cá nhân, tổ chức tài chính khác rồi chuyển thành tài sản đầu tư có kỳ hạn sẽ dẫn tới tình trạng mất cân đối về thời hạn giữa nguồn và sử dụng vốn. Rất ít khi xảy ra trường hợp luồng tiền được thu hồi từ các khoản đầu tư cân bằng chính xác với luồng tiền đang chi trả cho các nguồn vốn huy động trước đây.
  • Sự thay đổi về lãi suất: Các khoản tiền gửi bị khách hàng rút ra chỉ vì muốn đầu tư vào nơi có tỷ suất sinh lời cao hơn. Trong khi đó, các khách hàng vay tiền có thể trì hoãn yêu cầu vay vốn để tiếp cận các khoản tín dụng có lãi suất thấp hơn. Từ đó, ảnh hưởng sâu sắc tới khách hàng gửi tiền và khách hàng vay tiền, dẫn đến những rủi ro trong tính thanh khoản của ngân hàng.

tinh-thanh-khoan-la-gi-2-1

3. Thanh khoản tiền điện tử là gì?

Đến với loại thanh khoản đầu tiên chính là thanh khoản tiền điện tử. Tính thanh khoản trong thị trường Crypto đơn giản là khả năng chuyển đổi từ tiền mặt sang tiền điện tử và ngược lại.

Tiền điện tử hiện đang là một trong những tài sản có tính thanh khoản cao. Từ khi Internet phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới, sự phổ biến của thị trường Crypto đã lan rộng ra khắp mọi nơi

Và đó cũng chính là lúc tiền điện tử trở thành tài sản thanh khoản hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư. Thị trường tiền điện tử ngày một sôi nổi nhờ tính thanh khoản cao của các đồng tiền điện tử. Hứa hẹn chỉ trong vòng một vài năm nữa thôi, Crypto sẽ nhanh chóng soán ngôi các thị trường khác và trở thành nơi có tính thanh khoản cao nhất.

Yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản tiền điện tử

  • Đầu tiên chính là khối lượng giao dịch. Để biết được thị trường đó có tính thanh khoản cao hay không, các nhà đầu tư chỉ cần thống kê khối lượng giao dịch của thị trường. Nếu thị trường có nhiều người tham gia mua bán thì chắc chắn sẽ có tính thanh khoản tốt và ngược lại. Dựa vào đây, nhà đầu tư có thể cân nhắc và đánh giá thị trường một cách chính xác.
  • Yếu tố tác động tiếp theo chính là sàn giao dịch. Trên thị trường tiền ảo hiện nay có rất nhiều sàn giao dịch đang hoạt động. Tuy nhiên, không phải sàn giao dịch nào cũng có tính thanh khoản cao. Do đó, trước khi quyết định đầu tư, các bạn nên tìm hiểu xem sàn giao dịch đó có tính thanh khoản cao hay không. Như vậy sẽ giúp việc trade coin của các bạn được diễn ra thuận lợi hơn rất nhiều.
  • Sự đồng thuận của số đông. Muốn trở thành tài sản có tính thanh khoản cao thì đương nhiên tài sản đó phải có sự chấp nhận của mọi người. Tiền điện tử được ra mắt trên thế giới vào cuối những năm 2000s và nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư trên thế giới.

tinh-thanh-khoan-la-gi

Những chia sẻ trên chắc các bạn đã hiểu thanh khoản là gì và tính thanh khoản trong chứng khoán là gì? Cùng với đó là những kiến thức về thanh khoản ngân hàng và tiền điện tử. Hy vọng với những kiến thức chuyên ngành này sẽ giúp bạn là người đầu tư thông thái và gặt hái nhiều thành công. 

0/5 - (0 bình chọn)

Được viết bởi

avatar-co-to-quoc
Tú Cao

Kỹ sư công nghệ, Doanh nhân

Tác giả Tú Cao Tú Cao là một kỹ sư công nghệ thông tin, một doanh nhân và một blogger về marketing và tài chính. Anh có nhiều kinh nghiệm và kiến thức trong lĩnh vực web-app, SEO, quản lý và xây dựng ...
img_avatar

Bình luận

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!