Usd Index là gì? Tầm ảnh hưởng của chỉ số DXY trong forex

Fergal Nguyễn Tác giả Fergal Nguyễn 17/04/2024 21 phút đọc

Trong thị trường giao dịch ngoại hối, chỉ số USD Index chính là thước đo giá trị của những đồng đô la với 6 loại tiền tệ của các quốc gia khác là đối tác thương mại lớn của Mỹ. Vậy cụ thể nó quan trọng như thế nào đối với thị trường tiền tệ, chúng ta hãy cùng Citinews đi tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

Chỉ số USD Index là gì?

Chỉ số USD Index, hay còn gọi là US Dollar Index (ký hiệu là DX, DXY, USDX) là một loại thước đo giá trị sức mạnh đồng đô la Mỹ so với 6 loại tiền tệ của những quốc gia khác đang là đối tác thương mại lớn của Mỹ, bao gồm: Euro (EUR), Yên Nhật (JPY), Bảng Anh (GBP), Đô la Canada (CAD), Kronor Thụy Điển (SEK), Franc Thụy Sĩ (CHF). Chính vì vậy, sự lên xuống của đồng tiền từng nước thành viên trong chỉ số này cũng ảnh hưởng lớn tới sự lên xuống của DXY.

Trong số 6 loại tiền tệ trên, giá trị của DXY chịu tác động mạnh nhất từ đồng Euro (chiếm khoảng 57,6%). Các đơn vị tiền tệ khác bao gồm: đồng Bảng Anh GBP (11,90%), đồng Yên Nhật JPY (13,60%), đồng Krona Thụy Điển SEK (4,20%), đô la Canada CAD (9,10%) và đồng Franc Thụy Sĩ CHF (3,60%). Điều này cũng cho thấy DXY là chỉ số phản ánh “sức mạnh” của đồng USD. Chỉ số DXY sẽ biến động cùng chiều với giá trị đồng USD. Khi DXY tăng, đồng nghĩa với việc tỷ giá của đồng USD cũng đang tăng và ngược lại.

Lịch sử hình thành chỉ số DXY

Vào năm 1973 tổng thống Nixon xóa bỏ tiêu chuẩn Vàng và cho phép đô la Mỹ được định giá tự do theo thị trường forex, cục dự trữ liên bang (FED) thiết lập chỉ số này để theo dõi giá trị đồng đô la Mỹ. Thời điểm trước 1973, đô la Mỹ được định giá là $35 bằng một ounce vàng (theo hiệp định Bretton Woods, 1944).  

Sau năm 1973, khi bản vị vàng được từ bỏ và đồng USD được giao dịch với mức giá thả nổi trên thị trường ngoại hối, chính vì vậy chỉ số DXY được ra đời nhằm đánh giá sức mạnh của đồng tiền này. Từ 1985, Sàn giao dịch Liên Lục Địa (Intercontiniental Exchange, mã chứng khoán ICE), quản lý USDX, và từ đó các giao dịch liên quan đến USDX (DXY) được hình thành.

Công thức tính chỉ số USD Index

usd-index1
Biểu đồ chỉ số DXY 

Chỉ số DXY được tính theo công thức sau:

USDX = 50.14348112 × tỷ giá EUR/USD^(-0.576) × tỷ giá USD/JPY^(0.136) × tỷ giá GBP/USD^(-0.119) × tỷ giá USD/CAD^(0.091) × tỷ giá USD/SEK^(0.042) × tỷ giá USD/CHF^(0.036)

Nhìn vào công thức và bảng phía trên có thể thấy giá trị của mỗi loại tiền tệ sẽ được nhân với trọng số. Trọng số là số dương khi đồng đô la Mỹ là đồng định giá. Trọng số là một số âm khi đồng đô la Mỹ là đồng yết giá.

Trong số 6 loại ngoại tệ chỉ có Euro và bảng Anh là hai loại tiền tệ duy nhất có đồng đô la Mỹ là đồng định giá, 4 loại tiền tệ còn lại đều có đồng đô la Mỹ là đồng yết giá.

Cách đọc chỉ số DXY?

Chỉ số USD INDEX đo lường giá trị của đồng đô la Mỹ so với số cơ bản để so sánh là 100. Bạn nên lưu ý rằng chỉ số này chỉ được tính 24 giờ một ngày với 5 ngày trong tuần, 286 ngày trong năm.

Ví dụ: 

Ngày 20/3/2023, chỉ số Dollar index đóng cửa ở mức 105.

Ngày 20/03/2023, chỉ số Dollar index biến động ở mức 108, ta nói, ngày 20/03, đồng dollar đang mạnh hơn 2.85% so với rổ các tiền tệ chính ngày hôm qua. 

Ngược lại, nếu DXY giảm còn 103, nghĩa là giá trị đồng đô la Mỹ giảm 0.97% so với rổ tiền tệ. Sự tăng hoặc giảm giá trị này thay đổi theo thời gian thực.

Các thuật ngữ liên quan đến chỉ số DXY

Rổ tiền tệ

Rổ tiền tệ bao gồm các ngoại tệ khác nhau trong đó mỗi ngoại tệ có một trọng số khác nhau. Hiện nay, đồng Euro (EUR) là loại tiền tệ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong rổ tiền tệ với gần 58%. Ngoài ra, các đồng tiền tệ khác như đồng Nhân dân tệ Trung Quốc (RMB) hoặc đồng Peso Mexico (MXN) cũng có thể được thêm vào rổ tiền tệ và hiện tại các quốc gia này đã trở thành đối tác quan trọng của Hoa Kỳ.

Chỉ số Đô la Mỹ theo trọng số thương mại (Broad Index)

Chỉ số này được FED tạo ra vào năm 1998 để đo giá trị của đồng đô la Mỹ so với các đồng tiền khác. Nó được sử dụng để xác định sức mua của đồng đô la và tổng quan tác động của sự tăng/giảm giá trị của đồng đô la đến thị trường tiền tệ. Chỉ số này bao gồm tiền tệ của 26 quốc gia và khu vực, với trọng số được điều chỉnh hàng năm.

Broad Index bao gồm các khu vực đồng Euro, Canada, Nhật Bản, Mexico, Trung Quốc, Vương Quốc Anh, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông, Malaysia, Brazil, Thụy Sĩ, Thái Lan, Philippines, Úc, Indonesia, Ấn Độ, Israel, Ả Rập Saudi, Nga, Thụy Điển, Argentina, Venezuela, Chile và Colombia.

USDx

USDx là một đồng tiền kỹ thuật số (giống như Bitcoin, Ethereum...) được phát triển bởi công ty Lighthouse trên nền tảng Blockchain . Tuy nhiên, do ký hiệu gần giống nhau (USDX và USDx), bạn không nên nhầm lẫn giữa đồng tiền USDx và chỉ số đô la Mỹ.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số USD Index?

usd-index3
Những yếu tố ảnh hưởng đến cung/cầu của các đồng tiền trong rổ tính DXY

Chỉ số DXY bị ảnh hưởng bởi cung và cầu đối của đồng USD và 6 loại tiền tệ liên quan. Chính vì vậy, suy rộng ra thì những yếu tố ảnh hưởng đến cung/cầu của các đồng tiền trong rổ tính DXY đều sẽ ảnh hưởng đến chỉ số DXY. Cụ thể có thể thấy như sau:

Chính sách tiền tệ quốc gia

Chính sách tiền tệ có ảnh hưởng lớn đến cung và cầu của các đồng tiền, đặc biệt là lãi suất. 

Ví dụ: 

  • Nếu FED giảm lãi suất, nhiều nhà đầu tư đã bắt đầu mua đồng đô la Mỹ và tạo ra quy luật cung cầu trên thị trường tiền tệ, điều này đã tác động đến giá trị của đồng đô la Mỹ dẫn đến đồng USD bị mất giá hơn. 
  • Ngược lại, nếu FED tăng lãi suất thì sẽ kích thích gửi tiền vào ngân hàng hoặc nhu cầu về đô la Mỹ sẽ tăng cao hơn, khiến giá trị đồng USD được đẩy lên cao, và chỉ số DXY cũng tăng theo. 

Tỷ lệ lạm phát

Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến thị trường, khi lạm phát xảy ra nhà nước sẽ tăng lãi suất lên, giữ cho đồng đô la Mỹ trở lại vị trí ban đầu. Nói một cách đơn giản, thì lạm phát cao hơn sẽ làm tiền bị mất giá bởi chi phí hàng hóa và dịch vụ đang tăng lên.

Ví dụ: Giá hàng hóa ở Mỹ tăng lên, thì sẽ làm giảm nhu cầu đối với những sản phẩm của Mỹ, và người dân sẽ có xu hướng dùng hàng nhập khẩu nhiều hơn. Lúc này, hàng hóa nhập khẩu trở nên hấp dẫn, khiến giá trị các đồng tiền ngoại tệ tăng lên, còn USD bị mất giá. Từ đó sẽ khiến chỉ số USD Index trực tuyến giảm theo.

Nhu cầu về tiền tệ

Khi tiền tệ của một quốc gia có nhu cầu lớn, thì đồng tiền đó vẫn mạnh bất kể quốc gia đó có chịu ảnh hưởng từ lãi suất hay lạm phát cao thế nào. Một trong những cách mà tiền tệ duy trì được nhu cầu là nếu quốc gia đó xuất khẩu các sản phẩm mà các quốc gia khác muốn mua và yêu cầu thanh toán bằng đồng tiền của mình. Mặc dù Mỹ không xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu, nhưng họ đã tìm ra một cách khác để tạo ra nhu cầu giả tạo đối với đô la Mỹ.

USD được biết đến như một loại tiền tệ dự trữ. Các loại tiền tệ dự trữ được các quốc gia trên thế giới sử dụng để mua các hàng hóa mong muốn, chẳng hạn như dầu và vàng. Khi người bán những mặt hàng này yêu cầu thanh toán bằng đồng tiền dự trữ, cụ thể là USD, một nhu cầu giả đối với USD sẽ được tạo ra, giữ cho nó luôn có giá trị mạnh hơn các đồng tiền khác.

Tăng trưởng kinh tế

Chỉ số DXY có mối quan hệ mật thiết tới sự tăng trưởng kinh tế của các nước bởi khi nền kinh tế bị biến động thì chỉ số DXY cũng sẽ biến đổi theo. Nguyên nhân là khi nền kinh tế phát triển và tăng trưởng mạnh, lợi nhuận doanh nghiệp sẽ tăng cao, làm nhu cầu về tiền của đất nước này lớn hơn, thúc đẩy giá trị đồng tiền đó tăng lên. Ngược lại, tăng trưởng kinh tế chậm lại sẽ khiến các nhà đầu tư lấy tiền của họ đi nơi khác đầu tư, từ đó có thể làm suy yếu tiền tệ của quốc gia đó.

Vì sao trader cần chú ý đến chỉ số DXY trong giao dịch Forex?

Trong thị trường ngoại hối, tiền tệ luôn được giao dịch theo cặp. Tuy nhiên, vẫn có một chỉ số không đi theo cặp nhưng lại rất quan trọng trong giao dịch ngoại hối, chính là Chỉ số DXY. Chỉ số DXY được cấu tạo từ rổ tiền của 6 loại tiền tệ, bao gồm đồng USD. 

Do sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế Mỹ, đồng USD đã trở thành đồng tiền giao dịch phổ biến trên toàn thế giới. Vì vậy, các biến động từ USD sẽ có tác động lớn tới thị trường Forex cùng với những đồng tiền hoặc những loại hàng hóa như vàng, bạc, dầu thô,… cũng biến đổi theo.

Chỉ số DXY phản ánh sức khỏe của đồng đô la Mỹ. Do đó, DXY tăng thì USD khỏe và ngược lại. Nhà đầu tư có thể chọn các chiến lược mua đồng USD sao cho hợp lý so với các đồng tiền khác.

Nếu DXY giảm, nhà đầu tư nên hạn chế mua đồng USD và áp dụng chiến lược bán khống loại tiền tệ này. Thay vào đó, họ có thể chuyển sang sử dụng các hình thức đầu tư an toàn hơn như mua vàng, bạc, bất động sản… DXY được cấu tạo từ rổ tiền của 6 loại tiền tệ, bao gồm cặp EUR/USD chiếm tỷ trọng quá bán là 57,6%. Vì vậy, bạn có thể dựa vào xu hướng của USD để tiến hành giao dịch kiếm lời, bằng cách bạn có thể dùng chỉ số DXY làm căn cứ dự đoán cho nhiều loại đồng tiền chứa USD khác.

Chỉ số USD Index thay đổi làm ảnh hưởng đến thị trường tài chính như thế nào?

usd-index2
Biểu đồ chỉ số USD

Những ảnh hưởng của chỉ số DXY lên thị trường tài chính quốc tế

  • Ảnh hưởng của DXY đến thị trường Bitcoin (Crypto ): Có thể nói rằng Bitcoin (BTC) và USD có mối tương quan tỉ lệ nghịch với nhau do BTC và vàng thuộc cùng một loại tài sản được những người tham gia thị trường theo dõi sát sao. Hiểu rằng khi đồng USD tăng thì BTC sẽ giảm và ngược lại.
  • Ảnh hưởng của DXY đến thị trường ngoại hối (Forex): USD được sử dụng rộng rãi và được coi là đồng tiền chung để trao đổi với tất cả tài sản và hàng hoá. Vì thế mà chỉ số DXY có sức ảnh hưởng rất lớn đến thị trường Forex. Dựa vào sự biểu thị của cặp tỷ giá mà nhà đầu tư có thể cân nhắc có nên đầu tư hay không.
  • Ảnh hưởng của DXY đến thị trường chứng khoán: Chỉ số DXY có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của các quốc gia và tác động đến nhiều ngành nghề, doanh nghiệp theo mức độ khác nhau.
  • Ảnh hưởng của DXY đến thị trường Vàng: Hiện nay, Vàng vẫn được coi là loại tiền tệ được các ngân hàng dự trữ và đầu tư, và đây cũng là loại tài sản được mang ra để trao đổi.

Ví dụ: Khi đồng USD tăng giá thì nhiều người có xu hướng đổi vàng mua USD. Ngược lại, khi đồng USD mất giá thì nhiều người sẽ đổi USD để mua vàng nhằm đảm bảo tài sản của mình.

Chỉ số DXY có ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Việt nam không?

Theo kết quả phân tích ở trên thì USD index có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của các quốc gia, và VIệt Nam cũng không phải ngoại lệ. Chỉ số này tác động đến nhiều ngành nghề và doanh nghiệp theo các mức độ khác nhau, có những doanh nghiệp được hưởng lợi khi đồng USD tăng giá và cũng sẽ có những doanh nghiệp bị ảnh hưởng khi đồng USD tăng.

Cụ thể như sau:

  • Doanh nghiệp được hưởng lợi khi đồng USD tăng bao gồm: Những doanh nghiệp thanh toán bằng đồng USD như hàng dệt may, thuỷ sản, gỗ. Do đó, cổ phiếu của những doanh nghiệp này sẽ được hưởng lợi (Ví dụ: GIL, VHC,…). Không chỉ thế, những doanh nghiệp vay nợ bằng loại tiền tệ khác trong rổ tiền tệ của USD cũng được hưởng lợi do USD tăng thì loại tiền tệ này sẽ bị mất giá (Ví dụ: ACV, TMS,…)
  • Những doanh nghiệp bị ảnh hưởng khi đồng USD tăng bao gồm: Những doanh nghiệp này chủ yếu ở các ngành như: hoá chất, dược phẩm,…đây là những doanh nghiệp nhập khẩu từ Mỹ về, do đó sẽ gặp khó khăn vì đồng USD tăng giá. Ngoài ra, cổ phiếu của những doanh nghiệp có tỷ trọng vay nợ USD cao trên tổng tài sản cũng gặp bất lợi khi đồng USD tăng giá do việc vay nợ USD khiến họ bị lỗ tỷ giá, dẫn đến tăng chi phí tài chính và làm cho lợi nhuận sau thuế giảm.

Xem thêm:

Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết. Hy vọng Citinews đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích, giúp bạn vận dụng chỉ số USD Index vào trong giao dịch để tạo ra lợi nhuận cao nhất. Chúc bạn thành công!

Fergal Nguyễn
Tác giả Fergal Nguyễn Chuyên gia tài chính

FERGAL NGUYỄN LÀ AI?

Chào mọi người, tôi tên thật là Nguyễn Trường. Tôi là một người yêu thích về phân tích những con số và biểu đồ chỉ số tăng giảm của thị trường. Với hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh lực tài chính doanh nghiệp, ngân hàng, đầu tư và chứng khoán mình mong muốn giúp mọi người tiếp cận với những kiến thức tài chính kinh doanh đồng thời cập nhật những thông tin mới nhất trên thị trường tài chính Việt Nam và Quốc tế.

TẦM NHÌN TƯƠNG LAI

Với sứ mệnh truyền tải một kho kiến thức khổng lồ về mảng tài chính doanh nghiệp, ngân hàng và các kiến thức về chứng khoán, đầu tư tới mọi người trên mọi miền Tổ quốc Việt Nam.

Qua đó chia sẻ, đưa ra cái nhìn khách quan nhất để bạn đọc có kế hoạch quản lý tài chính và đầu tư an toàn, hiệu quả.

MỤC TIÊU:

  • Năm 2022: Xây dựng và phát triển thành kênh kiến thức trực tuyến chính xác, uy tín nhất.
  • Năm 2023: Trở thành sợi dây gắn kết giữa doanh nghiệp và người dùng
  • Năm 2024: Là đối tác của các ngân hàng lớn tại Việt Nam: Agribank, Techcombank,...

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Website: https://citinews.org/

Email: infofergalnguyen@gmail.com

Facebook: https://www.facebook.com/nguyenfergal/

Twitter: https://twitter.com/fergalnguyen

Địa chỉ: 55 Đường Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Số điện thoại: 0981.690.369

Bài viết trước Lịch kinh tế là gì? Cách giao dịch theo tin tức trong forex

Lịch kinh tế là gì? Cách giao dịch theo tin tức trong forex

Bài viết tiếp theo

Các loại tài khoản FxPro và những điều Trader cần lưu ý

Các loại tài khoản FxPro và những điều Trader cần lưu ý
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo