Chia sẻ bí mật về cách dạy con của người Do Thái khiến các bố mẹ Việt ao ước

31.03.2023 - 16:19

Chắc hẳn chúng ta đều biết người Do Thái có chỉ số thông minh cao nhất thế giới, vậy làm thế nào để dạy con thông minh như những người Do Thái đã làm? Các bố mẹ hãy cùng mình tìm hiểu cách dạy con của người Do Thái trong bài viết này nhé.

Theo số liệu thống kê thì có đến 40% giải Nobel thuộc về người Do Thái, con số này thật đáng tự hào biết bao đúng không. Cách dạy con của người Do Thái có gì đặc biệt? Các bố mẹ Việt nên học tập những bí quyết hay để áp dụng với con mình nhé.

chia-se-bi-mat-ve-cach-day-con-cua-nguoi-do-thai-khien-cac-bo-me-viet-ao-uoc-8

Cách dạy con của người Do Thái.

1. Tìm hiểu về người Do Thái

Trong lịch sử, người Do Thái bị đàn áp và thảm sát trên nhiều vùng đất khác nhau. Vì vậy, dân số và phân bố dân số của họ thay đổi qua nhiều thế kỉ.

Ngày nay, dân số Do Thái dao động ở khoảng từ 12 đến 14 triệu. Theo báo Jewish Agency, trong năm 2007 có 13,2 triệu người Do Thái trên toàn thế giới; 5.4 triệu (40.9%) ở Israel, 5.3 triệu (40.2%) ở Hoa Kỳ và số còn lại rải rác khắp thế giới.

chia-se-bi-mat-ve-cach-day-con-cua-nguoi-do-thai-khien-cac-bo-me-viet-ao-uoc-7

Hình ảnh về những người Do Thái.

Nguồn gốc của người Do Thái theo truyền thống là vào khoảng 1800 TCN với những câu chuyện ghi lại trong Kinh Thánh về sự ra đời của đạo Do Thái.

Merneptah Stele, niên đại vào khoảng 1200 TCN, là một trong những tài liệu khảo cổ xưa nhất của người Do Thái sinh sống trong vùng đất Israel, nơi Do Thái giáo, tôn giáo độc thần đầu tiên được phát triển.

Theo những câu chuyện chép lại trong Kinh Thánh, người Do Thái hưởng thụ những giai đoạn tự chủ đầu tiên dưới những quan tòa từ Othniel cho tới Samson, sau đó vào khoảng năm 1000 TCN, vua David thiết lập Jerusalem như là kinh đô của Liên hiệp Vương quốc Israel và Judah và từ đó cai quản Mười hai bộ lạc của Israel.

Các nhân vật Do Thái điển hình Cộng đồng Do Thái có những đóng góp rất lớn đối với các lĩnh vực hoạt động của nhân loại như: khoa học, nghệ thuật, chính trị và thương mại. Số người Do Thái giành được giải thưởng Nobel ước tính khoảng 160 người thuộc tất cả các lĩnh vực, chiếm khoảng 25% (tức 1/4) số giải thưởng của toàn thế giới.

2. Cách dạy con của người Do Thái

Những nguyên tắc sau đã giúp những đứa trẻ Do Thái lớn lên thông minh hơn bao giờ hết. Đó là:

Dạy con tiếp xúc với tiền từ nhỏ

Một trong những cách dạy con rất hay của người Do Thái khiến cả thế giới phải nể phục nữa là cha mẹ Do Thái dạy con cách kiếm tiền từ rất sớm. Bằng cách nào, đó là thay vì cho con tiền họ dạy con biết cách sử dụng sức lao động của mình để kiếm tiền.

Khi đứa trẻ 2 tuổi, ba mẹ sẽ dạy cho con những cách tự phục vụ bản thân. Lên 5 tuổi, cha mẹ bắt đầu giao việc nhà cho trẻ và có trả tiền. Tuy nhiên, ba mẹ Do Thái phân biệt rất rạch ròi những việc nào làm sẽ được trả tiền (tưới cây, dọn dẹp nhà cửa…) và những việc nào trẻ bắt buộc phải làm để phục vụ bản thân (xếp sách vở, tự gấp quần áo của mình…). Chính cách phân chia hợp lý như vậy đã nâng cao tinh thần nhiệt tình của trẻ, giúp trẻ nhận biết đâu là trách nhiệm và đâu là công việc mình phải làm.

chia-se-bi-mat-ve-cach-day-con-cua-nguoi-do-thai-khien-cac-bo-me-viet-ao-uoc-6

Dạy con những khái niệm về tiền bạc qua sức lao động.

Cũng chính vì cách giáo dục con đặc biệt như vậy, nên khi trưởng thành, tỷ lệ thất nghiệp của người Do Thái không biết làm việc nhà cao hơn 15 lần người biết làm việc nhà. Thu nhập bình quân của họ cũng thấp hơn 20% so với người thạo việc gia đình.

Luôn đặt câu hỏi cho con

Khi con có bất cứ thắc mắc nào, các bà mẹ Do Thái thay vì cho con câu trả lời sẽ đặt câu hỏi ngược lại. Ví dụ: khi trẻ hỏi khẩu trang dùng để làm gì? Mẹ Do Thái sẽ hỏi: Theo con khẩu trang có những tác dụng gì để bắt buộc trẻ động não suy nghĩ, từ đó hiểu thêm nhiều chức năng khác của khẩu trang đó là: che bụi, che khuyết điểm, giúp giấu mặt…

XEM THÊM: Bật mí cách dạy con của người Nhật khiến các mẹ phải "ngả mũ"

Rèn chỉ số AQ – chỉ số vượt khó

chia-se-bi-mat-ve-cach-day-con-cua-nguoi-do-thai-khien-cac-bo-me-viet-ao-uoc-4

Rèn luyện chỉ số vượt khó cho con.

Ở các trường học người Do Thái, ngay cả trường quý tộc đều luôn đào tạo và rèn luyện cho học sinh biết được khó khăn, thử thách. Có một chỉ số được các vị phụ huynh đánh giá cao ở trẻ là AQ - chỉ số vượt khó. Càng con nhà khá giả càng cần rèn luyện chỉ số này. Công thức cho chỉ số vượt khó AQ của họ là: 20% IQ + 80% (AQ + EQ) = 100% thành công. (IQ:chỉ số thông minh, EQ: chỉ số cảm xúc). Họ tin rằng điểm số tốt nghĩa là trường học tốt, trường học tốt sẽ có tấm bằng đẹp, tấm bằng đẹp sẽ có công việc tốt, nhưng công việc tốt khác với người có sự nghiệp thành công.

Cha mẹ là quân sư của con

chia-se-bi-mat-ve-cach-day-con-cua-nguoi-do-thai-khien-cac-bo-me-viet-ao-uoc-5

Bố mẹ luôn là quân sư của con.

Người Do Thái có câu nói nổi tiếng là “Bố mẹ đừng làm quản gia mà hãy làm quân sư cho con”. Hàm ý của câu nói này là cha mẹ hãy chỉ hướng dẫn, tư vấn cho con, đừng quá bao bọc và làm thay con mọi việc. Điều này khá khác biệt so với công thức 421 của người Việt Nam - 4 ông bà nội ngoại, 2 bố mẹ vây quanh 1 đứa trẻ.

Nguyên tắc 3 không

Người mẹ Do Thái nói rằng “phụ huynh 100 điểm không bằng phụ huynh 80 điểm”. Bởi vì cha mẹ ẩn giấu 20% tình yêu con để trở nên lý trí, khoa học, nghệ thuật hơn trong cách dạy con. Theo đó, có ba điều mà người mẹ không nên làm với con là: Không thỏa mãn trước; Không thỏa mãn tức thời; Không thỏa mãn quá mức yêu cầu của con.

XEM THÊM: Top cuốn sách thai giáo cho bà bầu kinh điển chị em nào cũng nên sở hữu

Cha mẹ là quân sư của con

Người Do Thái có câu nói nổi tiếng là “Bố mẹ đừng làm quản gia mà hãy làm quân sư cho con”. Hàm ý của câu nói này là cha mẹ hãy chỉ hướng dẫn, tư vấn cho con, đừng quá bao bọc và làm thay con mọi việc. Điều này khá khác biệt so với công thức 421 của người Việt Nam - 4 ông bà nội ngoại, 2 bố mẹ vây quanh 1 đứa trẻ.

Không quá bao bọc con

Bất kỳ bà mẹ nào trên thế giới cũng yêu con nhưng cách yêu con của các bà mẹ Do Thái lại rất khác biệt. Họ dành cho con "tình yêu đống lửa" - tức là sự nhen nhóm, khích lệ chứ không phải chỉ là cảm giác an toàn, bao bọc. Yêu thương con với người Do Thái là phải nhìn xa trông rộng, đem lại lợi ích suốt đời cho con, đào tạo đứa trẻ trở thành bản lĩnh, thực sự mạnh mẽ trong đường đời.

Dạy con cách đọc sách, yêu sách

Với người Do Thái, không có con đường nào đi đến sự thông thái ngoài sách. Tài sản duy nhất người Do Thái để lại cho con cũng là sách, đó là những lý do hầu hết trẻ con Do Thái đều rất yêu sách và xem đó như những “món ăn ngọt ngào”.

chia-se-bi-mat-ve-cach-day-con-cua-nguoi-do-thai-khien-cac-bo-me-viet-ao-uoc-3

Người Do Thái dạy trẻ đọc và yêu sách.

Cách người Do Thái dạy con cũng rất đặc biệt, bởi theo họ đọc 101 lần sẽ tốt hơn 100 lần. Do vậy trẻ con được dạy đọc sách rất kỹ tuần tự theo các bước sau: đọc lần 1 để hiểu nội dung cuốn sách; lần 2 đọc từng phần để nắm các ý chính; lần 3 đọc để hiểu rõ hơn nội dung; lần 4 đọc để rút ra những gì tinh túy nhất của cuốn sách; lần 5 đọc đi đọc lại nội dung cuốn sách…

3. Phân tích từ chuyên gia về cách người Do Thái dạy con

Chuyên gia giáo dục Lại Thị Hải Lý, người đã trực tiếp đến Isarel - đất nước của người Do Thái - để tìm hiểu về phương pháp giáo dục trẻ tại đây cho biết, cách nuôi dạy con của các bà mẹ Do Thái khá đặc biệt. Họ dành cho con "tình yêu đống lửa" - tức là sự nhen nhóm, khích lệ chứ không phải chỉ là cảm giác an toàn, bao bọc kiểu "tình yêu tử cung" như phần lớn các bà mẹ Việt.

Bà mẹ nào trên thế giới cũng yêu con, nhưng cách yêu và thể hiện tình yêu khác nhau. Giữa "Tình yêu dòng nước mát" và "tình yêu dòng máu đào", người Israel quan niệm nước mát chỉ giải cơn khát nhất thời còn "dòng máu đào" là tình yêu con phải nhìn xa trông rộng, đem lại lợi ích suốt đời cho con, đào tạo đứa trẻ trở thành bản lĩnh, thực sự mạnh mẽ trong đường đời.

Người mẹ Do Thái nói rằng “phụ huynh 100 điểm không bằng phụ huynh 80 điểm”. Có ba điều mà người mẹ không nên làm với con là: Không thỏa mãn trước; Không thỏa mãn tức thời; Không thỏa mãn quá mức yêu cầu của con.

"Cha mẹ ẩn giấu 20% tình yêu con để trở nên lý trí, khoa học, nghệ thuật trong cách dạy con. Ở Israel có những trường quý tộc nhưng lại đào tạo và rèn luyện cho học sinh biết được khó khăn, thử thách. Có một chỉ số được các vị phụ huynh đánh giá cao ở trẻ là AQ - chỉ số vượt khó. Càng con nhà khá giả càng cần rèn luyện chỉ số này", bà Hải Lý chia sẻ.

Người Israel tự đưa ra công thức cho chỉ số vượt khó AQ của họ là: 20% IQ + 80% (AQ + EQ) = 100% thành công. (IQ:chỉ số thông minh, EQ: chỉ số cảm xúc). Họ tin rằng điểm số tốt nghĩa là trường học tốt, trường học tốt sẽ có tấm bằng đẹp, tấm bằng đẹp sẽ có công việc tốt, nhưng công việc tốt khác với người có sự nghiệp thành công.

chia-se-bi-mat-ve-cach-day-con-cua-nguoi-do-thai-khien-cac-bo-me-viet-ao-uoc-2

Những bà mẹ Do Thái luôn nhớ một câu châm ngôn “Con lừa thồ sách”, ý muốn gửi một thông điệp tới các con rằng: “Nếu chỉ đọc sách mà không ứng dụng nó trong cuộc sống thì cũng chỉ là trí tuệ chết mà thôi”.

Và vì thế, người Do Thái coi làm việc nhà là dạy trẻ cơ hội sinh tồn cơ bản. Theo một nghiên cứu của Tạp chí giáo dục Gia đình tại Israel thì tỷ lệ thất nghiệp của người không biết làm việc nhà cao hơn 15 lần người biết làm việc nhà, thu nhập bình quân của họ cũng thấp hơn 20% so với người thạo việc gia đình. Họ dạy con làm việc nhà từ nhỏ, tùy theo lứa tuổi, và thông thường, trẻ 2 tuổi đã có thể tự phục vụ bản thân.

“Người Do Thái có câu nói nổi tiếng là ‘bố mẹ đừng làm quản gia mà hãy làm quân sư cho con’ ý nói hãy chỉ hướng dẫn, tư vấn cho con, đừng quá bao bọc và làm thay con mọi việc. Tuyệt đối không rơi vào căn bệnh 421 (4 ông bà nội ngoại, 2 bố mẹ vây quanh 1 đứa trẻ) vì điều đó chẳng khác cha mẹ sẵn sàng là nô lệ của con và chỉ đầu độc con mà thôi”, bà Hải Lý chia sẻ.

Đồng quan điểm này, bà Meirav Eilon Shahar, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Israel tại Việt Nam cho rằng, trong thế giới đầy biến động hiện nay, việc giáo dục con luôn cần sự điều chỉnh và đầu tư lâu dài.

Theo bà, ở bất kỳ đâu trên thế giới, cha mẹ và giáo viên luôn là hình mẫu gần gũi của trẻ, vì thế có mối liên hệ tự nhiên, ý nghĩa giữa cha mẹ và con cái. Việc giáo dục trẻ ngày nay phức tạp hơn trước đây nhiều. Thế giới ngày nay thay đổi chóng mặt và người làm cha mẹ đôi khi không bắt kịp. Trẻ có thể tiếp cận với nhiều thông tin, có khi đi trước bố mẹ một bước, chúng ngày càng độc lập và phụ huynh không thể áp đặt, nhưng vẫn phải giữ vững vị trí là người đi đầu, hướng dẫn.

Bà cho rằng không một phương pháp giáo dục nào có thể áp dụng cho tất cả trẻ. Bản thân bà có 3 người con, con trai đầu 13 tuổi, con gái thứ hai 8 tuổi và cậu út 5 tuổi, và cũng không thể dạy các con giống nhau vì mỗi bé có một cá tính và khả năng nhận thức khác nhau.

Nhưng có một điều chung cần thực hiện là các con đều cần được tôn trọng. Bố mẹ khuyến khích trẻ đưa ra ý tưởng riêng, có thể ra ngoài những khuôn mẫu thông thường, thậm chí tranh luận với người lớn. Khuyến khích con đặt câu hỏi để giúp con luôn sáng tạo, linh động... "có lúc tôi cũng thấy hối hận khi không thể thoát ra quanh những câu hỏi bất tận của con", bà Shahar đùa vui. Bà cũng động viên con tham gia các hoạt động ngoại khóa để trẻ phát huy các thiên hướng và những sở trường của mình.

“Khen ngợi con cũng rất cần thiết, khi con được điểm cao, lúc con thể hiện là một người bạn tốt ở trường... Với trẻ, thất bại cũng quan trọng. Phải để trẻ thử điều mới, phải biết liều lĩnh, để trẻ hiểu rằng không phải mọi điều đều thành công. Khi con làm sai, không phán xét trẻ, để trẻ học hỏi từ thất bại của chính mình và tìm ra cách có thể làm khác vào lần sau”, bà nói.

Là một nhà ngoại giao, phải đi nhiệm kỳ ở nhiều nước khác nhau, các con của bà Meirav Eilon Shahar cũng gặp nhiều khó khăn khi phải liên tục thay đổi nơi sống và học tập, tìm cách thích nghi với môi trường mới, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau. Bà luôn dạy con tôn trọng người khác, sự khác biệt.

Đến Việt Nam 10 tháng trước, các con đều thấy mới lạ, bà không yêu cầu trẻ phải thích nghi ngay mà chỉ bảo các cháu giữ tư duy tích cực, để ý đến em út. Bé út 5 tuổi không nói được tiếng Anh nên gặp khó khăn khi đến trường, giao tiếp với bạn bè. Bà đã đặt ra một thử thách cho cậu con đầu trong việc giúp em, và cậu bé 13 tuổi đã tự nguyện đi cùng em lên xe bus, kiểm tra xem ở lớp em có làm được bài tập hay có vui chơi với các bạn không... và cháu đã làm tốt hơn cả mẹ mong đợi. Sau việc này, cháu thể hiện trách nhiệm người anh hướng dẫn em chu đáo.

"Trẻ em ngoài nghĩa vụ còn có các quyền lợi: được tôn trọng, được thất bại, được có ý kiến. Nên đặt trách nhiệm cho con nhưng chỉ vừa sức vì trẻ con luôn cần được vui chơi. Bố mẹ tạo điều kiện tốt nhất cho con, ai cũng muốn con cái thành công nhưng chỉ là người tư vấn, khuyên bảo chứ không ép buộc", bà Shahar chia sẻ.

4. Những việc phụ huynh nên để trẻ làm theo độ tuổi

Trẻ từ ba đến bốn tuổi

  • Đánh răng.
  • Giúp cha mẹ cất quần áo và đồ dùng gọn gàng.
  • Dọn dẹp phòng ở và thu xếp đồ chơi.
  • Bỏ quần áo bẩn vào máy giặt.

Trẻ từ bốn đến năm tuổi

  • Tưới nước cho cây trong nhà.
  • Giúp cha mẹ lau bàn.
  • Giúp người lớn lấy một vài tờ báo.

Trẻ từ sáu đến tám tuổi

  • Biết làm hầu hết các công việc vệ sinh cá nhân.
  • Quét dọn, lau sàn nhà trong phòng của mình.
  • Mang rác xuống thùng rác dưới nhà.
  • Biết dọn bàn ăn.
  • Bỏ đồ linh tinh vào nơi thích hợp.
  • Sắp xếp giường chiếu của mình.

Trẻ từ chín đến mười hai tuổi

  • Tự làm tất cả các công việc vệ sinh cá nhân.
  • Lau chùi đồ dùng trong nhà.
  • Giặt một số quần áo.
  • Lau sàn nhà phòng khách.
  • Giúp mẹ nhặt rau, rửa rau trong phòng bếp.

Trẻ từ mười ba đến mười lăm tuổi

  • Chuẩn bị bữa cơm cho các thành viên trong gia đình.
  • Giặt giũ toàn bộ quần áo của mình.
  • Giúp cha mẹ hoàn thành một vài việc khá rắc rối.
  • Dự toán tiền cho mình.
  • Lựa chọn mua sắm quần áo.
  • Làm một số công việc ở khu vực lân cận.
  • Là quần áo.

Trẻ từ mười sáu tuổi trở lên

  • Làm thuê kiếm tiền ở bên ngoài.
  • Đi du lịch dưới sự quản giáo của người lớn.
  • Lập kế hoạch đạt trình độ học vấn cao.
  • Tự lo liệu chuyện ăn mặc của cá nhân.
  • Lên kế hoạch và chuẩn bị bữa cơm cho cả nhà.

5. Những hạn chế trong cách dạy con của người Việt

  • Bao bọc con quá mức.
  • Luôn “nhân nhượng” với những yêu cầu của con.
  • Đầu tư toàn bộ thời gian cho con học tập, nghỉ ngơi, dẫn đến tình trạng con không biết làm việc nhà, lười vận động…
  • Quá coi trọng bằng cấp và thiếu thực tiễn xã hội.
  • Do tập quán sinh sống 3 thế hệ (ông bà, cha mẹ, con cái) trong cùng một gia đình nên việc giáo dục con đôi khi không được đồng nhất….

chia-se-bi-mat-ve-cach-day-con-cua-nguoi-do-thai-khien-cac-bo-me-viet-ao-uoc-1

Người Do Thái dạy con.

Cách mẹ dạy con mới lớn về tình dục cực hay, ý nghĩa gây sốt cộng đồng mạng

Cách dạy con của người Do Thái quả là khác biệt có đúng không? Chỉ số thông minh chỉ góp phần quyết định 20% sự thành công mà thôi, do đó bố mẹ nên rèn luyện cho con những đức tính tốt ngay từ nhỏ để trẻ phát triển toàn diện và đạt được nhiều thành công trong cuộc sống.

0/5 - (0 bình chọn)

Được viết bởi

Ban biên tập Chanh Tươi Là một đội ngũ gồm các biên tập viên và chuyên gia có kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng về các sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng. Ban biên tập Chanh Tươi luôn nghiên cứu kỹ lưỡng, ...
img_avatar

Bình luận

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!