Coi chừng tử vong khi thiếu vitamin K ở trẻ sơ sinh

12.04.2023 - 16:05

Các chị em đã biết rằng vitamin K ở trẻ sơ sinh có vai trò rất quan trọng chưa? Tầm quan trọng của vitamin K ở trẻ sơ sinh khiến chúng ta không thể coi thường được, thiếu vitamin K sẽ khiến trẻ bị xuất huyết máu và khiến sự sống của trẻ "mong manh". Vậy làm thế nào để xác định trẻ có thiếu vitamin K hay không? Có những cách nào để bổ sung vitamin K ở trẻ sơ sinh? Các chị em hãy cùng mình tìm hiểu nhé.

Nhiều chị em lần đầu làm mẹ vẫn còn bỡ ngỡ không biết làm sao để trang bị cho con đầy đủ chất dinh dưỡng nhất, giúp bé phát triển khỏe mạnh. Và chưa hẳn tất cả các chị em đều đã biết rằng vitamin K ở trẻ sơ sinh có vai trò quan trọng như thế nào. Hãy tỉnh táo để tìm hiểu những kiến thức mà chúng tôi cung cấp sau đây để phòng tránh bé yêu nhà mình bị thiếu vitamin K gây hại cho sức khỏe.

Vitamin K là gì?

coi-chung-mong-manh-su-song-khi-thieu-vitamin-k-o-tre-so-sinh-1

Vitamin K có vai trò quan trong đối với cơ thể.

Vitamin K là một nhóm các vitamin hòa tan trong chất béo, giống nhau về cấu trúc mà cần cho có một vai trò quan trọng trong sự điều chỉnh sự đông đặc của máu, vitamin K là chất giúp chống lại sự băng huyết. Vitamin K hỗ trợ sự trao đổi chất của xương và trao đổi chất của canxi trong hệ thống mạch máu.

Có hai loại vitamin K dạng tự nhiên: Vitamin K1 hay còn gọi là phylloquinone được tìm thấy trong thức ăn tự nhiên. Vitamin K2 hay còn gọi là menaquinone, dạng này được tạo ra bởi các loại vi khuẩn có ích ở trong ruột.

Có 3 dạng vitamin K tổng hợp được biết: các vitamin K3, K4, K5.

Vai trò của vitamin K với trẻ sơ sinh

Hầu hết trẻ lúc mới sinh có rất ít vitamin K1 trong cơ thể do vitamin K1 không qua được nhau thai, vi khuẩn đường ruột chưa phát triển, lượng vitamin K1 trong sữa mẹ không đủ, do đó hầu hết trẻ sơ sinh đều thiếu vitamin K1 và có nguy cơ bị xuất huyết sớm hay muộn, trong đó nguy hiểm nhất là xuất huyết não và màng não.

coi-chung-mong-manh-su-song-khi-thieu-vitamin-k-o-tre-so-sinh-2

Vitamin K làm đông máu, tránh xuất huyết.

Vitamin K đóng một vai trò đặc biệt trong quá trình làm đông máu, tránh xuất hiện chảy máu ở trẻ. Vitamin K cũng giúp cho canxi được hấp thụ dễ dàng, giúp cho xương bé chắc khỏe.

Trẻ sơ sinh bị thiếu hụt vitamin K rất dễ bị xuất huyết ở mũi, miệng, gốc rốn thậm chí là tử vong. Vì vậy, tất cả trẻ sơ sinh bắt buộc phải tiêm phòng viatmin K, tốt nhất trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh.

Thiếu vitamin K là do một lý do nào đó khiến gan bị viêm trong thời kỳ trong bào thai, chức năng gan của bé chưa được hoàn thiện. 

Những bé sinh ra trước 37 tuần tuổi của thai kỳ, những bé sinh ra nhờ mổ lấy thai hoặc có sự can thiệp của kẹp forcep, bé vừa sinh ra đã bị thâm tím mình mẩy, bé bị khó thở khi sinh, những bé có vấn đề về gan hoặc không khỏe khi sinh là những đối tượng cần vitamin K hơn cả.

  • Trẻ sơ sinh bị thiếu hụt vitamin K rất dễ bị xuất huyết ở mũi, miệng, gốc rốn thậm chí là tử vong.
  • Tuy vitamin K không phổ biến như các loại vitamin khác nhưng chúng vô cùng quan trọng với sự sống, giúp cơ thể bé khỏe mạnh và được phát triển toàn diện. Tình trạng thiếu hụt vitamin K chỉ xảy ra ở trẻ sơ sinh không xảy ra ở người lớn. Bởi sự vận chuyển vitamin K qua nhau thai của trẻ còn yếu.
  • Vitamin K là một vitamin tan được trong chất béo, do đó, chúng thường được “lưu trữ” trong mô mỡ và gan. “K” xuất phát từ tiếng Đức: Koagulations vitamin.
  • Vitamin K đóng một vai trò đặc biệt trong quá trình làm đông máu, tránh xuất hiện chảy máu ở trẻ. Đông máu, hay còn gọi là tình trạng máu vón cục và quá trình chống đông, hiện tượng này vô cùng quan trọng, giúp duy trì trạng thái cân bằng bên trong cơ thể bé. Vitamin K cũng giúp cho canxi được hấp thụ dễ dàng, giúp cho xương bé chắc khỏe.
  • Vì vậy, các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng tất cả trẻ sơ sinh bắt buộc phải tiêm phòng viatmin K, tốt nhất trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh.
  • Thiếu vitamin K là do một lý do nào đó khiến gan bị viêm trong thời kỳ trong bào thai, chức năng gan của bé chưa được hoàn thiện.
  • Bé có thể hấp thụ vitamin K bằng đường uống hoặc tiêm. Số liều cần thiết phụ thuộc vào phương pháp được sử dụng và xem em bé có bú sữa mẹ hay bú bình.
  • Các bác sĩ về nhi cho biết trẻ sơ sinh bú mẹ được tiếp nhận vào cơ thể một lượng vitamin K ít hơn nhiều so với những bé bú bình, và do đó rất dễ có nguy cơ bị bệnh xuất huyết cao, còn những trẻ bú bình lại có lượng vitamin K trong máu cao hơn bởi các nhà sản xuất sữa đã thêm một lượng vitamin thích hợp vào sữa công thức.
  • Chính vì thế, ở những trẻ sau 4 tuần tuổi, bậc phụ huynh nên chú ý đến việc cho con bú thêm sữa ngoài.
  • Những bé sinh ra trước 37 tuần tuổi của thai kỳ, những bé sinh ra nhờ mổ lấy thai hoặc có sự can thiệp của kẹp forcep, bé vừa sinh ra đã bị thâm tím mình mẩy, bé bị khó thở khi sinh, những bé có vấn đề về gan hoặc không khỏe khi sinh là những đối tượng cần vitamin K hơn cả.

XEM THÊM: Trẻ sơ sinh bị táo bón và cách mẹ trẻ xử lý êm đẹp

Triệu chứng thiếu vitamin K ở trẻ sơ sinh

Một vài triệu chứng để nhận biết khi trẻ thiếu hụt vitamin K sẽ giúp các mẹ bảo vệ con mình tránh khỏi tình trạng nguy kịch sức khỏe có thể dẫn đến tử vong.

Các mẹ đã biết Vitamin K là rất hữu ích và cần thiết để giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương cho con yêu của mình. Bên cạnh đó, đây là loại vitamin có vai trò quan trọng trong việc hình thành xương và bảo dưỡng của thận. Loại vitamin này rất tốt và cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là cho trẻ em khi trẻ là đối tượng rất dễ bị thương do trẻ tham gia nhiều hoạt động khác nhau mà phải di chuyển và chạy rất nhiều.

coi-chung-mong-manh-su-song-khi-thieu-vitamin-k-o-tre-so-sinh-3

Con thiếu vitamin K có thể gặp nguy hiểm dẫn đến tử vong.

Bởi vì những lợi ích tuyệt vời của loại vitamin này nên các mẹ luôn luôn phải cung cấp cho con mình nguồn thức ăn lành mạnh để bổ sung lượng vitamin K cần thiết cho cơ thể của con. Một vài cách dưới đây sẽ giúp các mẹ nhận biết xem con mình có thiếu vitamin K hay không:

  • Việc sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài khiến cho những loại vi khuẩn có lợi trong ruột sản xuất thiếu hụt vitamin K dẫn đến tình trạng trẻ sẽ bị chảy máu, chảy máu sau phẫu thuật, đi tiểu ra máu. Những trẻ mắc các bệnh về gan hoặc gặp vấn đề về đường tiêu hóa gần như chắc chắn bị thiếu vitamin K.
  • Vitamin K thiếu hụt trong cơ thể trẻ là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Điều này là tất yếu do hệ thống tiêu hóa của trẻ được vô trùng và không chứa vi khuẩn có thể tổng hợp vitamin K, đặc biệt là sữa mẹ chỉ chứa vitamin K với một liều lượng rất nhỏ. Cho nên để phòng ngừa,các mẹ hãy bổ sung lượng vitamin K cho các bé khi sinh.
  • Nếu vitamin K trong cơ thể, khi gặp sự cố tạo ra những vết thương chảy máu, máu có thể không đông. Hơn thế một biểu hiện dễ nhận thấy nhất khi con bạn thiếu Vitamin K, con sẽ rất dễ bị chảy máu hay xuất huyết.

Hậu quả nghiêm trọng của việc thiếu vitamin K ở trẻ sơ sinh

Trước đó, khoa Cấp cứu, BV Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới cũng tiếp nhận bệnh nhi T.N.L, 41 ngày tuổi, trú tại huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) trong tình trạng ly bì, bỏ bú, da xanh, niêm mạc nhợt, thóp căng phồng, tính mạng nguy kịch. Sau khi thăm khám, chụp CT scanner, các bác sỹ kết luận cháu bị xuất huyết não - màng não do giảm tỷ lệ prothrombin. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do cháu thiếu vitamin K. May mắn do nhập viện kịp thời, tình trạng xuất huyết chưa nghiêm trọng nên bé chỉ bị biến chứng nhẹ.

BSCK II Phạm Cầm Kỳ, Giám đốc BV Sản Nhi Ninh Bình cho biết, tại Ninh Bình cũng đã tiếp nhận nhiều trường hợp xuất huyết não do rất nhiều nguyên nhân khác nhau như ngạt, chấn thương, đẻ non, thiếu vitamin K… Gần đây, bệnh viện đã cấp cứu bệnh nhi Dương Lê Đình Hải, 35 ngày tuổi ở Kỳ Anh (Hà Tĩnh) trong tình trạng ngừng thở, ngừng tim (bệnh nhân trên đường chuyển lên BV Nhi TƯ) và được chuẩn đoán là xuất huyết não do thiếu Vitamin K. Trẻ đã được mổ cấp cứu, hiện đã chuyển viện về Hà Tĩnh.

BV Nhi TƯ cũng đã tiếp nhận rất nhiều bệnh nhi trong tình trạng rất nặng do thiếu vitamin K gây nên. Phần lớn bệnh nhi nói trên từ tuyến dưới chuyển lên và một tỷ lệ lớn trong số đó đã tử vong.

BS Nguyễn Văn Lộc, Khoa Khám bệnh theo yêu cầu (BV Nhi TƯ) cho biết, trẻ thiếu vitamin K rất dễ dẫn tới bệnh xuất huyết não – màng não. Đây là một bệnh rất nặng, tỷ lệ tử vong từ 25-40% trẻ mắc bệnh. Vitamin K là một thành phần quan trọng để tham gia vào quá trình đông máu, cụ thể là cần cho sự tạo thành prothrombin trong gan. Với trẻ sơ sinh, vitamin K giúp dự phòng, điều trị xuất huyết, ngăn ngừa chứng thiếu máu và chứng xuất huyết. Triệu chứng thiếu vitamin K ở trẻ nhỏ thường xảy ra rất sớm, từ tuần lễ đầu tiên sau sinh đến 3 tháng tuổi. 90% trường hợp xảy ra vào lúc trẻ từ 30-60 ngày tuổi, gặp nhiều nhất là trẻ từ 30 - 45 ngày tuổi.

Ngoài ra, trẻ em thiếu còn có thể mắc các nguy cơ sau khi thiếu vitamin K:

  • Nếu không được bổ sung hoặc bổ sung vitamin K không kịp thời, trẻ sẽ bị chảy máu kéo dài ở nhiều nơi như cuống rốn, ngoài da, chảy máu mũi, đường tiêu hoá…
  • Chảy máu kéo dài nặng nhất là ở não. Những trường hợp chảy máu trong não nhiều, bệnh rất nặng có diễn tiến rất nhanh. Trẻ có các biểu hiện kích thích, nôn ói, thóp phồng lên, co gồng, li bì, hôn mê, yếu liệt chi, rối loạn nhịp thở, dẫn đến tử vong. Trường hợp chảy máu trong não ít, các biểu hiện thường không rõ ràng nên khó phát hiện sớm. Do não trẻ sơ sinh chưa phát triển và hoạt động, các tế bào thần kinh chưa đầy đủ, cũng chưa hoàn chỉnh do vậy các tổn thương ở não sớm thường rất nặng, gây tử vong hoặc không thể hồi phục hoàn toàn mà sẽ để lại di chứng.
  • Tỉ lệ di chứng não nặng của bệnh lý này lên đến rất cao, 82,9% trong nhóm di chứng. Các di chứng tâm thần vận động hoặc động kinh. Đây là những di chứng trầm trọng cho đứa trẻ, kéo dài gây tàn tật suốt thường gặp theo thứ tự là liệt tứ chi, liệt nửa người, liệt ở 2 chân, trẻ bị di chứng cũng còn bị chậm phát triển đời. Điều đáng lưu ý các bà mẹ chưa có những hiểu biết về nguy cơ này nên hầu hết họ đều không biết con mình đã tiêm phòng vitamin K hay chưa do vậy nhiều trường hợp sinh con tại nhà đã mắc bệnh vì không được tiêm vitamin K sau sinh.
  • Một nghiên cứu vừa được công bố tại Scotland đã chỉ ra rằng trẻ em mới sinh đến 14 tuổi không có nguy cơ ung thư bạch cầu từ việc tiêm vitamin K vào cơ thể khi còn nhỏ.

Cách bổ sung vitamin K ở trẻ sơ sinh

Có thể phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm ở trẻ sơ sinh bằng một liều 1mg vitamin K1 tiêm bắp cho trẻ trong 6 giờ đầu sau khi sinh, trong giai đoạn sơ sinh cũng cần đưa trẻ đến bệnh viện nhi để tiêm nhắc lại vitamin K1 khi có các dấu hiệu chảy máu.

coi-chung-mong-manh-su-song-khi-thieu-vitamin-k-o-tre-so-sinh-4

Bổ sung vitamin K bằng những nhóm thực phẩm tự nhiên.

Trẻ 4 tuần tuổi trở ra nên bổ sung thêm sữa ngoài để cung cấp thêm vitamin K từ sữa. Hoặc có thể bổ sung bằng cách cho uống một liều vitamin K trong tuần đầu tiên sau sinh và liệu còn lại khi bé được 1 tháng(nuôi con bằng sữa mẹ), cho bé uống hai liều Vitamin K trong tuần đầu sau sinh(nuôi bộ).

Trẻ đã ăn dặm có thể bổ sung VitaminK qua thực phẩm: Các loại rau củ (rau xà lách xanh, cải xoăn, rau bina, ngò xanh, các loại rau diếp, củ cải đường…), các loại cải(bông cải xoăn, bắp cải, măng tây, đậu bắp, đậu hà lan…), các loại gia vị (cây kinh giới, húng tây, hung quế, cần tây, rau mùi…), một số loại khác (mận tươi, mận khô, gan động vật, dầu cá, mì trứng sợi, ruột bánh mì…).

Những nguy cơ có thể gặp khi uống vitamin K

Tác dụng phụ của vitamin K đường uống rất hiếm gặp khi sử dụng với liều được khuyến cáo.

Tương tác thuốc: Nhiều thuốc có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của vitamin K như thuốc kháng axit, thuốc chống đông, kháng sinh, aspirin, và thuốc điều trị ung thư, động kinh, cholesterol máu cao và một số bệnh lí khác.

Nguy cơ: Bạn không nên sử dụng các sản phẩm bổ sung vitamin K trừ khi được các nhân viên y tế khuyến cáo. Những người đang sử dụng Coumadin để điều trị bệnh tim mạch, rối loạn đông máu và các bệnh lí khác có thể cần được kiểm soát chặt chẽ lượng vitamin K cung cấp trong chế độ ăn. Họ không nên sử dụng các sản phẩm bổ sung vitamin K trừ khi có chỉ dẫn của bác sĩ.

Biện pháp phòng tránh thiếu vitamin K cho trẻ sơ sinh

Trước khi sinh

Bạn nên bổ sung vitamin K ngay từ thời kỳ mang thai bằng cách ăn nhiều loại rau xanh, thực phẩm giàu vitamin K như: Các loại rau xanh, cải bắp, cải soong, su hào, xà lách, cải bó xôi, đậu nành, xúp lơ, hoa quả, ngũ cốc, sữa, trứng gà, đậu phụ, lợn nạc, thịt bò… Riêng thịt gà, vịt lại hầu như không chứa vitamin K.

coi-chung-mong-manh-su-song-khi-thieu-vitamin-k-o-tre-so-sinh-5

Vitamin K có trong xúp lơ, trứng gà,...

Thai phụ cũng nên uống vitamin K1 trước khi sinh. Cụ thể liều uống là một viên vitamin K1 5mg trước sinh từ 2 – 4 tuần và một viên vitamin K1 5mg trước khi sinh. Việc bổ sung viên vitamin K1 cho bà mẹ mang thai, sắp sinh sẽ giúp bổ sung hàm lượng vitamin K cho trẻ, tăng lượng vitamin K trong sữa mẹ. Tuy nhiên cần lưu ý, dù mẹ đã được uống vitamin K1 thì sau sinh, tốt nhất vẫn nên tiêm một liều 1mg vitamin K1 cho trẻ để phòng ngừa hiệu quả nguy cơ này.

Bên cạnh đó, khi có thai các bà mẹ nên đăng ký quản lý thai tốt tại địa phương mình để bảo đảm trẻ được tiêm vitamin K sau sinh.

Sau khi sinh

Để phòng tránh các nguy cơ trên các bà mẹ cần cho trẻ sơ sinh tiêm vitamin K tại các nhà bảo sinh hoặc bệnh viện Nhi ngay sau khi sinh để đề phòng những biến chứng nguy hiểm này.

Cung cấp vitamin K cho tất cả trẻ mới sinh theo 2 phương pháp sau:

Tiêm cho tất cả trẻ mới sinh một mũi vitamin K1 1mg, hoặc vitamin K3 2mg.

Cho tất cả trẻ mới sinh uống vitamin K1 2mg, 3 lần, lần một sau khi sinh, lần hai lúc 7 ngày tuổi và lần ba lúc 1 tháng tuổi.

Cách tốt nhất là dùng phương pháp tiêm một lần cho trẻ ngay sau sinh (tiêm cho tất cả trẻ ngay sau sinh không kể trẻ đó đủ tháng hay thiếu tháng, trẻ khỏe hay yếu). Hiệu quả của sử dụng vitamin K1 và K3 là như nhau.

Trong giai đoạn sơ sinh cũng cần đưa trẻ đến bệnh viện Nhi để tiêm nhắc lại vitamin K khi có các dấu hiệu chảy máu.

Bạn cũng nên nhớ rằng sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ mặc dù lượng vitamin K trong sữa rất thấp, nhưng đừng vì thế mà không cho trẻ bú sữa mẹ. Thay vào đó, để tăng lượng vitamin K, chúng ta chỉ cần một hoặc hai lần cho trẻ bú thêm sữa ngoài

coi-chung-mong-manh-su-song-khi-thieu-vitamin-k-o-tre-so-sinh-6

Đừng quên cho trẻ uống sữa vì hàm lượng vitamin K trong sữa thấp.

Thông thường, không có việc thiếu vitamin K trong chế độ ăn uống vì loại vitamin này được tổng hợp bởi các vi trùng trong ruột già và phân bố rộng trong các loại rau lá xanh và thịt. Chính vì thế, ở những trẻ sau 3 tuần tuổi, các bậc cha mẹ nên chú ý đến việc cho con trẻ bú thêm sữa ngoài để tăng cường loại vitamin này trong cơ thể trẻ.

Các chị em bổ sung vitamin K cho trẻ sơ sinh đúng cách có thể giúp con phòng ngừa nhiều bệnh tật nguy hiểm. Hi vọng những thông tin trong bài viết trên đem lại cho chị em nhiều kinh nghiệm đối phó với căn bệnh thiếu vitamin K ở trẻ. Các chị em hãy cân nhắc những thực phẩm chứa nhiều vitamin K vào khẩu phần ăn hàng ngày để bé được bổ sung một cách tối ưu nhé. Chúc các bé luôn khỏe mạnh và vui vẻ mỗi ngày.

0/5 - (0 bình chọn)

Được viết bởi

Ban biên tập Chanh Tươi Là một đội ngũ gồm các biên tập viên và chuyên gia có kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng về các sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng. Ban biên tập Chanh Tươi luôn nghiên cứu kỹ lưỡng, ...
img_avatar

Bình luận

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!