Nôn trớ là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục nôn trớ cho trẻ

12.10.2022 - 15:26

Nôn trớ là gì? Vì sao trẻ lại bị nôn trớ và cách khắc phục? 

Có lẽ đây là câu hỏi của không ít ông bố bà mặc, đặc biệt là những bố mẹ có bé lần đầu, thế nên hiểu được tâm lý chung của mọi người bài viết này Đình sẽ tập trung trả lời giúp bố mẹ ba câu hỏi trên để các bạn có thể có cái nhìn khách quan nhất về tình trạng này và chăm bé tốt hơn nhé!

Nôn trớ là gì? Nôn trớ có nguy hiểm không?

Nôn trớ là hiện tượng phổ biến trong những tuần đầu sau sinh, khi bé vừa ăn xong hay bé vặn người. Bé nôn ra sữa vón cục và thường khóc khi nôn xong.

tri-non-tro-1

Nôn trớ là hiện tượng phổ biến ở hầu hết các bé

Nôn trớ thường không nguy hiểm và hầu như bé nào cũng có hiện tượng này, tuy nhiên khi bé nôn trớ quá nhiều và có những biểu hiện sau thì bố mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để được chuẩn đón ngay:

Bé càng lớn mà tình trạng nôn trớ càng nghiêm trọng thì đừng do dự, hãy đưa bé tới bác sĩ ngay. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo cần tới bệnh viện ngay:

– Đau bụng quằn quại.

– Bụng trướng.

– Lơ mơ hay ở trạng thái kích thích.

– Co giật.

– Liên tục nôn trớ hay tiếp tục nôn trớ trên 24 tiếng.

– Có dấu hiệu cơ thể bị khử nước như miệng khô, ít nước mắt, ít đi tiểu (thay ít hơn 6 tã lót/ngày).

– Xuất hiện máu hay mật (màu xanh) khi nôn trớ.

Nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ? 

Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng nôn trớ của trẻ trong những tuần đầu sau sinh là bởi một số ít lượng sữa được lưu giữ lại trong túi khí khi bé bú.

Ngoài ra vẫn còn những nguyên nhân gây nôn trớ cho trẻ như sau:

- Thức ăn quá nhiều.

- Nôn sinh lý: Thực quản của trẻ sơ sinh tương đối ngắn, vì thế nếu ăn quá nhanh, trẻ sẽ nuốt thêm nhiều khí vào bụng và xảy ra hiện tượng nôn trớ)

- Nhiễm trùng đường ruột sẽ khiến trẻ hay có hiện tượng nôn trớ.

tri-non-tro-4

Cho bé ăn quá nhiều cũng là một trong những nguyên nhân gây nên nôn trớ

- Nuốt nước ói: Hiện tượng trẻ nuốt phải nước ối khi còn ở trong bụng mẹ là khá phổ biến. Khi đó, trẻ sơ sinh sẽ nôn ra chất nhầy có bọt.

- Phản ứng thuốc, trẻ có thể bị nôn do chưa quen uống thuốc hoặc thuốc quá đắng.

- Trẻ bị táo bón, táo bón cũng có thể là nguyên nhân ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và làm trẻ nôn ra những gì đã ăn.

Mẹo chữa nôn trớ cho trẻ?

- Không ép bé ăn nhiều. Chia thức ăn ra nhiều bữa nhỏ trong ngày để đảm bảo đủ số lượng thức ăn cần thiết. Ăn nhiều bữa cũng là phương pháp chống nôn trớ hiệu quả.

-  Khi cho 1 loại thức ăn mới nên cho từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc, chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày .

-  Ở những trẻ bú mẹ thì sau khi bú xong nên bế trẻ 10-15 phút rồi mới đặt trẻ nằm.

- Nên cho bé bú bầu vú bên trái trước (bé mới bú nên lượng sữa trong dạ dày còn ít, có thể nằm nghiêng phải). Sau đó, chuyển bé sang bú bầu bên phải (Lúc này dạ dày bé đã nhiều sữa, cần nằm nghiêng trái). Cách bú này giúp sữa sẽ dễ dàng xuống dạ dày mà không gây trào ngược... 

tri-non-tro-3

Cho bé bú đúng cách giúp giảm tình trạng nôn trớ

- Khi cho trẻ bú bình lưu ý sao cho sữa ngập núm vú bình để tránh nuốt không khí vào dạ dày.

-  Khi cho bé bú nên nới lỏng quần áo, nhất là khu vực quanh bụng, tránh chèn ép thành bụng và dạ dày gây nôn trớ.

Lưu ý, đối với những bé nôn trớ rơi vào những trường hợp nghiêm trọng như các dấu hiệu Đình đã liệt kê ở trên thì bố mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được chăm sóc tốt nhất nhé!

Xem thêm: Có nên dùng quần chũn cho bé không? Quần chũn loại nào tốt nhất?

Trên là những kinh nghiêm tích lũy cũng như sưu tầm của Đình về tình trạng nôn trớ ở trẻ, mong là với những chia sẻ từ Đình bố mẹ sẽ có thể yên tâm hơn trong việc chăm sóc và khắc phục tình trạng nôn trớ ở bé nhé!

0/5 - (0 bình chọn)

Được viết bởi

Ban biên tập Chanh Tươi Là một đội ngũ gồm các biên tập viên và chuyên gia có kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng về các sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng. Ban biên tập Chanh Tươi luôn nghiên cứu kỹ lưỡng, ...
img_avatar

Bình luận

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!