Tủ lạnh bị đóng tuyết có tốn điện không? Khắc phục như thế nào

14.08.2021 - 11:58

Sau khi sử dụng tủ lạnh một thời gian bạn phát hiện tủ lạnh bị đóng tuyết. Những lớp tuyết dày khiến cho tủ lạnh vừa bị mất thẩm mỹ, để đồ khó khăn. Nhiều người còn thắc mắc tủ lạnh bị đóng tuyết liệu có tồn điện không và làm thế nào để khắc phục tình trạng này. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Tủ lạnh bị đóng tuyết có tốn điện không

Đặc điểm của loại tủ lạnh bị đóng tuyết (hay tủ Coil) là thường có thiết kế nhỏ gọn (thường dưới 160 lít). Tủ không có quạt và chế độ tự xả đá, do đó mỗi khi xả đá thì phải tắt nguồn điện, đợi đá tan mới làm sạch được. Bên cạnh đó, do không có dây nhiệt làm nóng, tủ lạnh sẽ có tình trạng đóng tuyết trên dàn lạnh.

tu-lanh-bi-dong-tuyet-1

Tủ lạnh đóng tuyết có cấu tạo đơn giản chỉ bao gồm Compressor hay còn gọi là giàn nóng có tác dụng giải nhiệt cho gas làm lạnh khi bị nén ở áp lực cao. Thermosta có tác dụng ngắt mạch cho Compressor khi tủ lạnh đạt được độ lạnh cần thiết. Tủ lạnh loại này có dàn lạnh nằm bên ngoài, không có quạt như tủ không đóng tuyết. Ngoài ra, cũng có nhiều nguyên nhân khác khiến tủ lạnh gia đình bạn bị đóng tuyết.


Tủ lạnh bị đóng tuyết có lớp tuyết dày không chỉ làm tốn diện tích bên trong tủ lạnh mà còn gây lãng phí điện năng nếu như không sớm tìm ra giải pháp khắc phục kịp thời. Khi tủ lạnh bị đóng tuyết trên ngăn đá sẽ làm cản trở sự lưu thông của hơi lạnh, lúc này hơi lạnh bị ứ đọng, không thổi ra ngoài được để làm đông đá.

tu-lanh-bi-dong-tuyet-2

Đôi khi lớp tuyết còn làm cản trở hơi lạnh thổi xuống ngăn mát, khiến cho ngăn mát không làm lạnh được. Chính bởi vậy, mặc dù động cơ của tủ lạnh vẫn phải hoạt động hết công suất nhưng các ngăn của tủ lạnh lại không có hơi lạnh để bảo quản thực phẩm và rau củ.

Những nguyên nhân khiến cho tủ lạnh bị đóng tuyết

1. Do bị đứt cầu chì nhiệt

Cầu chì nhiệt nằm trên ngăn đá. Chức năng của cầu chì nhiệt là bảo vệ không cho bộ phận xả đá hoạt động quá lâu làm nóng tủ lạnh gây ra hỏng hóc. Nếu cầu chì nhiệt bị đứt, bộ phận xả đá cũng sẽ ngưng hoạt động gây ra hiện tượng đóng đá tuyết trong tủ lạnh.

2. Sò lạnh hay âm tủ lạnh không thông mạch

tu-lanh-bi-dong-tuyet-3

Sò lạnh thực chất là rơ le xả tuyết nằm sau ngăn đá của tủ lạnh, được kẹp vào dàn lạnh để phát hiện lớp tuyết phủ đầy trên dàn lạnh. Chức năng chính của sò lạnh là để đảm bảo thanh điện trở xả tuyết hoạt động khi có tuyết phủ đầy dàn lạnh nhằm giúp thanh điện trở hoạt động tốt hơn, ngăn chặn trường hợp thanh điện trở đốt nóng dàn lạnh khi không cần thiết. Do đó, nếu sò lạnh hư hỏng, nó sẽ khiến thanh điện trở nóng lên khi tuyết phủ đầy dàn lạnh.

3. Do Rơ – le xả hay còn gọi là Timer không đóng sang tiếp điểm xả đá

Bộ phận này được lắp đặt ở vị trí trong ngăn để rau củ quả hay nằm sau lưng tủ trong phần hộp điện kế bên Compressor tùy theo thiết kế của từng loại tủ lạnh. Nhiệm vụ của nó rất quan trọng đó là chuyển mạch ngắt Compressor sang chế độ xả đá. Thiết bị này nếu bị hư hỏng sẽ thường gây ra tình trạng tủ lạnh không lạnh ngăn mát làm cho rau củ quả bên dưới bị hư do không đủ hơi lạnh để bảo quản.

Những cách khắc phục khi tủ lạnh bị đóng tuyết

Bước 1: Đầu tiên, bạn phải tắt hết nguồn điện cho tủ lạnh để đảm bảo an toàn khi sửa tủ lạnh và tránh lãng phí nguồn điện năng.

Bước 2: Sau đó, bạn phải lấy hết thực phẩm trong tủ lạnh ra ngoài để đảm bảo vệ sinh. Tốt nhất, bạn nên gói đồ ăn vào túi giữ nhiệt để thức ăn không bị hư hỏng và đặt vào một nơi thoáng mát, khô ráo trong nhà.

Bước 3: Lấy từ từ các khay đựng đá và ngăn đựng thức ăn ra ngoài. Bước này bạn nên cẩn thận vì những khay này được gắn với tủ lạnh bởi các điểm chốt, ốc vít. Nêu không cẩn thận thì rất dễ làm vỡ những mấu chốt này.

Bước 4: Khi mở tủ lạnh và tủ lạnh ngừng hoạt động, đá sẽ tan chảy ra thành nước. Do đó, để đảm bảo vệ sinh bạn nên lót giấy trên nền xung quanh tủ lạnh để ngăn không cho nước chảy lênh láng ra ngoài. Chuẩn bị khăn, giẻ lau để lau dọn.

Bước 5: Mở tất cả các cửa của tủ lạnh ra, đồng thời cho một ca nước nóng để trong tủ lạnh mục đích cho đá nhanh tan hơn.

Bước 6: Dùng khăn mềm lau sạch lớp đá trong tủ lạnh, vệ sinh tủ lạnh. Có thể cho một ít vani hoặc soda để cho tủ lạnh thơm tho hơn. Trường hợp lớp đá nhiều quá bạn nên chuẩn bị một cái chậu để hứng nước đá. Những khay đựng đá và thức ăn cần phải vệ sinh thật sạch sẽ để đảm bảo vệ sinh thực phẩm

Bước 7: Lau lại một lần cho thật sạch bằng khăn khô. Chú ý không làm rách phần đệm bằng cao su ở cửa đóng mở tủ lạnh.

Bước 8: Đặt các khay thức ăn vào tủ lạnh và khay đá vào vị trí cũ, mở nguồn chờ tủ lạnh đủ lạnh sau đó mới cho thức ăn vào sau nhé. Để làm giảm hiện tượng đông đá trong thành tủ lạnh, bạn nên thoa một lớp dầu thực vật quanh thành. Dầu thực vật có độ nhờn trơn cao, nó sẽ giảm đáng kể việc nước đóng thành tuyết.

Giờ thì bạn đã hiểu hơn nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng tủ lạnh bị đóng tuyết rồi đúng không. Hãy kiểm tra lại tủ lạnh gia đình mình thường xuyên để tránh hiện tượng này xảy ra nhé.

0/5 - (0 bình chọn)

Được viết bởi

Ban biên tập Chanh Tươi Là một đội ngũ gồm các biên tập viên và chuyên gia có kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng về các sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng. Ban biên tập Chanh Tươi luôn nghiên cứu kỹ lưỡng, ...
img_avatar

Bình luận

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!