EVFTA là gì? Việt Nam nhận được gì nếu gia nhập EVFTA?

21.03.2023 - 16:45

Hiệp định EVFTA là gì và nó có vai trò như thế nào đối với nền kinh tế nước nhà là câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất hiện nay. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, mở rộng tự do hóa thương mại, làn sóng ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đang trở nên mạnh mẽ trên khắp thế giới và trở thành một xu thế mới trong quan hệ kinh tế quốc tế. Tháng 6 năm 2019 đã đánh dấu một cột mốc cho nền kinh tế Việt Nam khi hiệp định EVFTA được chính thức ký kết. 

Vậy hiệp định EVFTA là gì?

Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam - EU, viết tắt là EVFTA, là một thỏa thuận thương mại tự do giữa Việt  Nam và 27 nước thành viên EU. Hiệp định này được chính thức ký kết vào 30/6/2020 tại Hà Nội sau 9 năm đàm phán. Đây được coi là sự kiện đi vào lịch sử của mối quan hệ giữa Việt Nam và EU và mở ra những lợi ích chưa từng có cho các công ty, người tiêu dùng và người lao động ở châu Âu và Việt Nam. 

evfta-la-gi-2


 

 

Những lợi ích Hiệp định EVFTA mang lại cho Việt Nam 

Phải nói rằng, EVFTA mang lại rất nhiều lợi ích cho nền kinh tế Việt Nam

Thứ nhất, phát triển thương mại giữa Việt Nam và EU 

EU hiện đang bao gồm 27 thành viên, vì thế Hiệp định EVFTA sẽ góp phần giúp mở rộng môi trường đầu tư và thuận lợi hơn sẽ làm cho triển vọng xuất khẩu hấp dẫn hơn sẽ thu hút đầu tư FDI từ EU vào Việt Nam nhiều hơn. Việc này cũng sẽ giúp chúng ta giảm bớt áp lực từ chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, là những đối tác hàng đầu của Việt Nam thời gian qua. 

Thứ hai, hồi phục nền kinh tế Việt Nam 

evfta-la-gi-1

Từ cuối năm 2019 đến nay, đại dịch Covid-19 đã tác động và ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình hình kinh tế - xã hội thế giới, trong đó bao gồm cả Việt Nam. Trong bối cảnh đó, việc EVFTA được đưa vào thực thi mang ý nghĩa quan trọng, giúp bù đắp sự suy giảm của nền kinh tế trong giai đoạn dịch bệnh. Từ phía doanh nghiệp, EVFTA mang đến cơ hội để doanh nghiệp mở rộng và đa dạng thị trường, lấy lại đà tăng trưởng hậu dịch bệnh.

Thứ ba, tăng cường vị thế của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường thế giới

Về xuất khẩu, nếu được xóa bỏ tới trên 99% thuế quan theo EVFTA, các doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội tăng khả năng cạnh tranh về giá của hàng hóa khi nhập khẩu vào khu vực thị trường quan trọng này. Các ngành dự kiến sẽ được hưởng lợi nhiều nhất là những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam mà hiện EU vẫn đang duy trì thuế quan cao như dệt may, giày dép và hàng nông sản.

Về nhập khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ được lợi từ nguồn hàng hóa, nguyên liệu nhập khẩu với chất lượng tốt và ổn định với mức giá hợp lý hơn từ EU. Đặc biệt, sẽ có cơ hội được tiếp cận với nguồn máy móc, thiết bị, công nghệ/kỹ thuật cao từ các nước EU, qua đó để nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm của mình.

Thứ tư, giúp Việt Nam trong việc bảo vệ môi trường

Hiện nay, do ảnh hưởng của công cuộc công nghệ hóa hiện đại hóa sau năm 1986, môi trường Việt Nam đang bị ô nhiễm nặng nề. Nhiều vấn đề về môi trường như: Ô nhiễm đất, ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí, suy thoái rừng, mất sự đa dạng sinh học. Việc ký kết hiệp định EVFTA sẽ giúp Việt Nam có những biện pháp đối phó để bảo vệ cho môi trường.

Quá trình đàm phán và ký kết Hiệp định EVFTA

evfta-la-gi-3

Rất nhiều người họ không chỉ muốn biết EVFTA là gì mà còn muốn tìm hiểu sâu hơn về hiệp định này, điển hình như những mốc thời gian quan trọng trong quá trình đàm phán và ký kết EVFTA:

  • 10/2010, chủ tịch của liên minh EU đã đồng ý cùng Thủ Tướng Chính Phủ Việt Nam khởi động đàm phán về hiệp định EVFTA này.
  • Sau đó tháng 6/2012 tuyên bố khởi động đàm phán EVFTA mới được chính thức công bố bởi Cao Ủy Thương mại EU và Bộ trưởng Bộ Công thương Việt Nam. 
  • 12/2015: Kết thúc đàm phán và bắt đầu rà soát pháp lý để chuẩn bị cho việc ký kết Hiệp định
  • 6/2017: Hoàn thành rà soát pháp lý ở cấp kỹ thuật.
  • 9/2017: EU chính thức đề nghị Việt Nam tách riêng nội dung bảo hộ đầu tư và cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước với nhà đầu tư (ISDS) ra khỏi Hiệp định EVFTA thành một hiệp định riêng do phát sinh một số vấn đề mới liên quan đến thẩm quyền phê chuẩn các hiệp định thương mại tự do của EU hay từng nước thành viên.
  • 6/2018: Việt Nam và EU đã chính thức thống nhất việc tách riêng EVFTA thành hai hiệp định gồm Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA); chính thức kết thúc toàn bộ quá trình rà soát pháp lý Hiệp định EVFTA; và thống nhất toàn bộ các nội dung của Hiệp định IPA.
  • 8/2018: Hoàn tất rà soát pháp lý Hiệp định IPA.
  • 17/10/2018: Ủy ban châu Âu đã chính thức thông qua EVFTA và IPA.
  • 25/06/2019: Hội đồng châu Âu đã phê duyệt cho phép ký Hiệp định.
  • 30/06/2016: hai Hiệp định đã được ký kết.
  • 12/02/2020: Nghị viện châu Âu chính thức thông qua cả hai hiệp định.
  • 30/03/2020: Hội đồng châu Âu thông qua Hiệp định EVFTA
  • 08/06/2020: Quốc Hội Việt Nam biểu quyết thông qua Hiệp định này

Các nội dung chính của Hiệp định EVFTA

Hiệp định EVFTA gồm những nội dung chính sau:

  • Thương mại hàng hóa
  • Thương mại dịch vụ và đầu tư
  • Mua sắm của Chính phủ
  • Sở hữu trí tuệ
  • Doanh nghiệp nhà nước
  • Thương mại điện tử
  • Minh bạch hóa
  • Thương mại và phát triển bền vững

Và các nội dung khác liên quan tới hợp tác và xây dựng năng lực, pháp lý - thể chế, chính sách cạnh tranh và trợ cấp. Các nội dung này phù hợp với hệ thống pháp luật của Việt Nam, tạo khuôn khổ pháp lý để hai bên tăng cường hợp tác, thúc đẩy sự phát triển của thương mại và đầu tư giữa hai Bên.

Không thể phủ nhận rằng EVFTA mang lại rât nhiều lợi ích cho nền kinh tế Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tận dụng tốt các cơ hội mà EVFTA mang lại mang lại doanh thu lớn hơn khi tham gia quan hệ kinh tế đối ngoại. Qua bài viết này, chúng ta đã nắm vững được EVFTA là gì và những lợi ích mà nó mang lại cho Việt Nam. Cảm ơn các bạn đã đọc!

0/5 - (0 bình chọn)

Được viết bởi

Ban biên tập Chanh Tươi Là một đội ngũ gồm các biên tập viên và chuyên gia có kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng về các sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng. Ban biên tập Chanh Tươi luôn nghiên cứu kỹ lưỡng, ...
img_avatar

Bình luận

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!