Tết Nguyên Tiêu là ngày gì? Vân khấn như nào? Cỗ cúng ra sao?

24.02.2021 - 23:50

Trong tín ngưỡng của nhiều người dân Việt Nam, Tết Nguyên Tiêu (Rằm Tháng Giêng) là ngày lễ truyền thống, có ý nghĩa đối với người dân Việt diễn ra vào Rằm Tháng Giêng Âm lịch hàng năm. Vào ngày này mọi người người, nhà nhà sẽ chuẩn bị mâm cỗ cúng và dâng hương thành kính tổ tiên, ông bà. 

Vậy bạn đã biết cách chuẩn bị mâm cỗ cúng ngày Rằm tháng giêng Âm lịch chưa? Biết vân khấn Tết nguyên Tiêu như nào là chuẩn nhất không? Nếu chưa hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết hơn nhé!

1. Tết Nguyên Tiêu là ngày gì, là ngày nào dương lịch?

Tết Nguyên Tiêu hay còn gọi Rằm tháng giêng kéo dài từ đêm 14 đến hết ngày 15 tháng Giêng âm lịch. Ngày lễ này có nguồn gốc Trung Quốc, và đây là ngày lễ cổ truyền của họ. Với Việt Nam, đây được xem là lễ thượng nguyên, là ngày lễ sớm nhất, quan trọng nhất đầu năm (Nguyên là thứ nhất, tiêu là đêm). So với tết cổ truyền thì rằm tháng giêng cũng có ý nghĩa quan trọng không kém.

Tết Nguyên Tiêu

Cha ông xưa đã có câu: “Cả năm được rằm tháng 7, cả thảy được rằm tháng giêng”, hay “Cúng quanh năm không bằng rằm tháng giêng”. Rằm tháng Giêng năm 2021 vào ngày 14, 15 âm lịch trùng ngày 25, 26 tháng 2 dương lịch.

2. Ý nghĩa của Tết Nguyên Tiêu

Ngày lễ mang ý nghĩa là ngày rằm đầu tiên của năm mới. Gọi đây là Tết Thượng Nguyên để phân biệt với Tết Trung Nguyên - Rằm tháng 7, Tết Hạ Nguyên - Rằm tháng 10.

Tết Nguyên Tiêu

Vào ngày rằm đầu tiên của năm mới, con cái sẽ quây quần, làm mâm cỗ cũng Phật, ông bà tổ tiên cầu mong sức khỏe, tài lộc cho mọi thành viên trong gia đình. Tùy theo từng vùng miền, theo điều kiện kinh tết, mâm cỗ cũng có thể khác nhau, có thể nhiều hoặc ít nhưng tựu chung lại, ý nghĩa bày tỏ lòng thành kính với nguồn cội không thay đổi.

3. Nguồn gốc Tết Nguyên Tiêu

Ngày lễ cổ truyền Rằm Tháng Giêng có nguồn gốc từ Trung Hoa, du nhập vào nước ta trong thời kỳ Bắc thuộc. Tại Trung Hoa xưa, ngày này còn gọi Tết Trạng Nguyên là dịp để nhà vua mời các Trạng Nguyên vào vườn Thượng Uyển thưởng trà, ngắm trăng, làm thơ.

Tết Nguyên Tiêu

Cũng có nhiều ghi chép cho rằng, nguồn gốc của Tết Nguyên Tiêu bắt nguồn từ thời điểm lập xuân các cung nữ thường nhớ nhà. Tuy nhiên do trong cung canh phòng nghiêm ngặt không thể tự do ra vào nên một viên quan đã giúp các cung nữ bằng cách hiến kế cho nhà vua. Vào ngày 14, 15 tháng Giêng âm lịch, các nhà dân sẽ treo đèn lồng để lừa Hỏa thần. Lúc này vua sẽ lánh ra ngoài, cung nữ sẽ có cơ hội gặp người thân. Từ đó trở về sau, cứ vào thời điểm này mỗi nhà đều treo đèn và là dịp để mọi người hội tụ.

Trải qua hàng nghìn năm và du nhập vào Việt Nam nhưng có sự thay đổi nhất định cả về tín ngưỡng và cách thức thực hiện để phù hợp với phong tục tập quán của nước ta.

4. Văn khấn Tết Nguyên tiêu

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị tôn thần.

Con kính lạy ngài bản cảnh Thành hoàng, ngài bản xứ Thổ địa, ngài bản gia Táo quân cùng chư vị tôn thần.

Con kính lạy Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỉ, thúc bá đệ huynh, cô di, tỉ muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là: ...............................................

Ngụ tại:........................................................................

Hôm nay là ngày rằm tháng giêng năm........ gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các các cụ Tổ khảo, Tổ tỉ, chư vị hương linh gia tiên nội ngoại họ................... nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy).

 5. Cỗ cúng Rằm Tháng Giêng

Mâm cỗ cúng Tết Nguyên Tiêu được thay đổi qua nhiều năm nhưng vẫn phải đảm bảo những món cơ bản. Trước hết là một con gà trống, đây được xem là vật tế không thể thiếu trong mâm cỗ mặn. Tiếp theo là bánh chưng, bánh giầy, cũng như ngày tết cổ truyền, đây là món tượng trưng cho trời và đất. Bên cạnh bánh, gia chủ phải có xôi gấc màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc. Cơm trắng thể hiện sự trọn vẹn, đủ đầy sẽ giúp hoàn thiện mâm cỗ mặn.

Tết Nguyên Tiêu

Ngoài những món cơ bản trên, bạn có thể tự biến tấu thêm những món ăn khác như nem cuốn, dưa muối, giò lụa….Tùy từng điều kiện hoàn cảnh, hãy lựa chọn món ăn phù hợp và chế biến với lòng thành tâm.

Tết Nguyên Tiêu là thời điểm để bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên của mình. Vì vậy dù bận rộn tới đâu cũng đừng quên sắp xếp thời gian làm mâm cỗ nhỏ để thể hiện sự tri ân bạn nhé. Hi vọng bài viết với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có được những thông tin hữu ích!

0/5 - (0 bình chọn)

Được viết bởi

Ban biên tập Chanh Tươi Là một đội ngũ gồm các biên tập viên và chuyên gia có kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng về các sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng. Ban biên tập Chanh Tươi luôn nghiên cứu kỹ lưỡng, ...
img_avatar

Bình luận

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!