Gợi ý 7+ thực đơn cho người tiểu đường kiểm soát đường hiệu quả

13.06.2023 - 10:31

Thực đơn cho người tiểu đường nên bao gồm những thực phẩm gì? Người bệnh tiểu đường chế độ ăn uống như thế nào? Đây là vấn đề bệnh nhân tiểu đường cần quan tâm. Bởi nếu không có chế độ ăn hợp lý, lượng đường không kiểm soát được sẽ gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Hãy tham khảo bài viết này ngay nhé!

thuc-don-cho-nguoi-tieu-duong-1
Chế độ ăn uống ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ của người bệnh tiểu đường

Những điều cần biết về bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường. Bệnh tiểu đường là tình trạng bệnh lý lượng đường trong máu tăng cao hơn mức bình thường. Nguyên nhân là do cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không sử dụng insulin đúng cách. Đây là một hormone được sản xuất bởi tuyến tụy giúp cơ thể sản xuất năng lượng.

Có hai loại chính của bệnh tiểu đường:

  • Tiểu đường loại 1: Đây là loại tiểu đường khi cơ thể không sản xuất insulin hoặc sản xuất rất ít insulin. Loại tiểu đường này thường xuất hiện ở trẻ em và người trẻ tuổi. Biểu hiện của bệnh là cơ thể cảm thấy đói, mệt mỏi, đi tiểu thường xuyên, cảm thấy khát nước, khô miệng, khô da, ngứa da, và sút cân nhiều trong vài ngày hoặc vài tuần.
  • Tiểu đường loại 2: Đây là loại tiểu đường phổ biến nhất, đối với người bị loại tiểu đường này, cơ thể không sử dụng insulin đúng cách hoặc không sản xuất đủ insulin. Loại tiểu đường này thường xuất hiện ở người trưởng thành và người lớn tuổi. Bệnh diễn biến âm thầm, không có nhiều biểu hiện. Chúng ta chỉ phát hiện bệnh khi đi khám bác sĩ vì bệnh khác và vô tình xét nghiệm lượng đường trong máu cao hơn bình thường. 
  • Tiểu đường thai kỳ: Bệnh này thường gặp và phát hiện ở thai phụ khi đi làm nghiệm pháp 3 mẫu glucose lúc thai 28 tuần. Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ sẽ cảm thấy hay khát nước, đi tiểu nhiều lần.

Tác động của chế độ ăn uống đến bệnh tiểu đường

Bệnh nhân tiểu đường cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng vì chế độ ăn uống là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu. 

Nếu ăn quá nhiều thức ăn có đường, lượng đường trong máu sẽ tăng lên cao hơn so với mức bình thường. Trong trường hợp không kiểm soát được lượng đường, người bệnh có thể gặp các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm bệnh tim mạch, thần kinh và thị lực.

Ngoài ra, chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng đến cân nặng của người bị tiểu đường. Việc giảm cân thông qua chế độ ăn uống và tập thể dục có thể giúp cải thiện khả năng kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến bệnh tiểu đường. 

Thực đơn cho người tiểu đường lành mạnh, giàu chất xơ, ít chất béo và các loại thực phẩm có chỉ số glycemic thấp có thể giúp kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ bệnh.

Vậy nên, bệnh nhân tiểu đường cần tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, giữ cân nặng ở mức ổn định và thường xuyên kiểm tra đường huyết để kiểm soát bệnh và giảm thiểu các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường.

2. Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho bệnh nhân tiểu đường

Đảm bảo cân bằng chất dinh dưỡng trong thực đơn cho người tiểu đường

Bệnh nhân tiểu đường cần có chế độ ăn hợp lý, để đảm bảo cơ thể nhận đủ dinh dưỡng cần thiết và kiểm soát lượng đường trong máu. Dưới đây là những chất dinh dưỡng cần thiết cho bệnh nhân tiểu đường:

  • Tinh bột: Chế độ ăn của người bệnh tiểu đường cần giảm tinh bột, không nên ăn thực phẩm có chỉ số đường huyết cao. Thay vào đó, thực đơn cho bệnh nhân tiểu đường cần ưu tiên thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp hoặc rất thấp. (GI - chỉ số đường huyết - thấp là < 55%, rất thấp là < 40%)
  • Đạm: Người bệnh tiểu đường nên bổ sung khoảng 1 -1,5g đạm /kg trọng lượng/ngày
  • Chọn thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ giúp kiểm soát lượng đường trong máu và giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Bệnh nhân tiểu đường nên ăn nhiều rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt và đậu để bổ sung chất xơ.
  • Hạn chế lượng chất béo: Bệnh nhân tiểu đường nên hạn chế lượng chất béo trong khẩu phần ăn để giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Nên chọn những loại chất béo có lợi cho sức khỏe như dầu oliu, dầu hạt lanh, dầu đậu nành, hạt hướng dương và các loại hạt.
  • Điều chỉnh lượng protein: Người bênh tiểu đường cần điều chỉnh lượng protein để đảm bảo cơ thể nhận đủ dinh dưỡng cần thiết và kiểm soát lượng đường trong máu. Nên ăn những loại thịt không béo, cá, đậu và các sản phẩm từ đậu, trứng, sữa không béo.
  • Điều chỉnh lượng calo: Bệnh nhân tiểu đường cần điều chỉnh lượng calo trong khẩu phần ăn để duy trì cân nặng và kiểm soát lượng đường trong máu. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để tìm kiếm lượng calo phù hợp cho mình.
  • Theo dõi thường xuyên: Bệnh nhân tiểu đường nên theo dõi khẩu phần ăn hàng ngày và đo lường lượng đường trong máu thường xuyên để kiểm soát bệnh tiểu đường một cách hiệu quả. 

Thực phẩm bệnh nhân tiểu đường nên ăn

Một số thực phẩm tốt cần thêm vào thực đơn cho người tiểu đường ổn định đường huyết và có khả năng hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng bệnh bao gồm:

  • Bông cải xanh: Chứa nhiều chất xơ và vitamin C, có khả năng giảm đường huyết.
  • Đậu hà lan: Thực phẩm giàu chất xơ và protein, giúp ổn định đường huyết và cung cấp năng lượng cho cơ thể.
  • Cà chua: Chứa nhiều chất chống oxy hóa và vitamin C, giúp cải thiện sức khỏe chung và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • Hạt điều: Chứa chất béo không bão hòa và protein, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể.
  • Bí đỏ: Chứa nhiều chất xơ và vitamin A, có khả năng giảm đường huyết và tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Củ cải đỏ: Chứa nhiều chất xơ và vitamin C, có khả năng giảm đường huyết và tăng sức đề kháng.
  • Lúa mạch: Thực phẩm giàu chất xơ và protein, giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch và ổn định đường huyết.
thuc-don-cho-nguoi-tieu-duong-2
Nhóm thực phẩm tốt cho người tiểu đường
  • Sữa chua không đường: Thực phẩm giàu protein và canxi, không chứa đường, giúp ổn định đường huyết và cung cấp năng lượng cho cơ thể.
  • Cải bó xôi: Chứa nhiều chất xơ và vitamin C, có khả năng giảm đường huyết và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • Hạt lanh: Thực phẩm giàu chất xơ và chất béo không bão hòa, giúp ổn định đường huyết và giảm nguy cơ bệnh tim mạch.
  • Cải thìa: Chứa nhiều chất xơ và vitamin C, có khả năng giảm đường huyết và tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Trái cây tươi: Nhiều loại trái cây như táo, dứa, kiwi, lựu, chanh, dứa, bưởi, dâu tây … đều là các loại trái cây giàu chất xơ và vitamin C, có khả năng giảm đường huyết và giúp cải thiện sức khỏe chung.
  • Hạt chia: Chứa nhiều chất xơ và chất béo không bão hòa, giúp ổn định đường huyết và giảm nguy cơ bệnh tim mạch
  • Tỏi: Nhiều nghiên cứu chỉ ra, tỏi có tác dụng giảm viêm, kiểm soát lượng đường huyết trong máu cũng như cholesterol xấu LDL ở người bị tiểu đường tuýp 2
  • Thực phẩm chứa chất béo tốt: Thực đơn cho người tiểu đường nên ăn các loại chất béo tốt như dầu oliu, dầu hạt lanh, dầu đậu nành, dầu hướng dương, hạt hướng dương và các loại hạt.
  • Sữa và sản phẩm từ sữa không béo: Sữa và sản phẩm từ sữa như sữa chua và phô mai không béo là nguồn canxi và protein tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Nên chọn những loại sữa có ít đường hoặc không đường để giảm lượng đường trong máu.
  • Các loại thịt không béo: Bệnh nhân tiểu đường nên ăn những loại thịt không béo như thịt gà không da, cá, tôm, hàu, sò điệp, đậu hủ, đậu nành và trứng. Những loại thực phẩm này là nguồn protein tốt và có ít chất béo
  • Ngũ cốc nguyên hạt: Ngũ cốc nguyên hạt như lúa mì nguyên hạt, lúa mạch, yến mạch, hạt điều, hạt hướng dương, hạt lanh, hạt chia đều là những thực phẩm giàu chất xơ và có hàm lượng carbohydrate thấp. Chúng cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin B, sắt và magie.

 

Những thực phẩm bệnh nhân tiểu đường tránh, hạn chế

Để điều trị bệnh tiểu đường cũng như kiểm soát lượng đường trong máu, trong thực đơn cho người tiểu đường cần tránh những loại thực phẩm sau:

  • Đường và các loại bánh ngọt, kẹo ngọt, nước ngọt: Đây đều là những thực phẩm có hàm lượng đường cao, làm tăng đường huyết nhanh chóng và không có giá trị dinh dưỡng.
  • Thực phẩm có nhiều tinh bột: Các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột như khoai tây, bắp, mì, bánh mì, gạo trắng khiến chỉ số đường huyết tăng.
  • Thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa: Các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như thịt đỏ, phô mai, kem, bơ, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và không tốt cho sức khỏe chung.
  • Đồ ăn nhanh: Đồ ăn nhanh như pizza, hamburger, khoai tây chiên, làm tăng đường huyết và chứa nhiều chất béo bão hòa và sodium, không tốt cho người bệnh tiểu đường.
  • Thực phẩm có nhiều cholesterol: Các loại thực phẩm chứa nhiều cholesterol như lòng đỏ trứng, gan, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, người bệnh tiểu đường nên hạn chế.
  • Đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ: Thực phẩm chiên như khoai tây chiên, thịt chiên, làm tăng đường huyết và chứa nhiều chất béo bão hòa, không tốt cho sức khỏe. Thay vào đó, hãy chế biến các món ăn bằng cách luộc, hấp nhé!
  • Đồ ăn mặn: Không nên ăn mặn, đặc biệt ở những bệnh nhân bị cả đái tháo đường và tăng huyết áp. Người bệnh nên ăn nhạt, mỗi ngày ăn không quá 6g muối.
thuc-don-cho-nguoi-tieu-duong-3
Thực phẩm không tốt cho người tiểu đường

Một số câu hỏi liên quan đến chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân tiểu đường

Bệnh nhân tiểu đường không nên ăn cơm, chỉ nên ăn miến rong?

Đây là thông tin sai, không chính xác. Miến dong và cơm đều là 2 loại thực phẩm chứa tinh bột, trong đó chỉ số đường huyết của miến dong là 95, còn gạo trắng là 83. Do đó, nếu bạn đang thực hiện chế độ ăn miến dong, không ăn cơm thì hãy ngừng ngay nhé

Bệnh nhân tiểu đường cần dừng ăn tinh bột?

Bệnh nhân tiểu đường không cần dừng bổ sung tinh bột. Người bệnh chỉ cần cân đối lượng tinh bột nạp vào cơ thể,  tiêu thụ khoảng 50 - 60% lượng tinh bột so với những người khỏe mạnh bình thường;

Bệnh nhân tiểu đường ăn mì tôm thay cơm? 

Mì tôm nằm trong nhóm thực phẩm chứa hàm lượng bột đường cao. Do đó, người bệnh cần hạn chế ăn mì tôm. Nếu muốn ăn thì cần bổ sung thêm 150g rau xanh và 3 con tôm hoặc 30g thịt bò để cân bằng lại các chất dinh dưỡng, chỉ số đường huyết không bị tăng.

3. Gợi ý thực đơn cho người tiểu đường kiểm soát lượng đường hiệu quả

Nếu mọi người chưa biết lên thực đơn để kiểm soát lượng đường, hãy tham khảo 7 gợi ý dưới đây nhé!

Thực đơn số 1:

  • Bữa chính: Cơm sườn sốt chanh leo, cà rốt và súp lơ luộc, trứng gà luộc, dưa chuột, cà chua bi, nước luộc rau
  • Bữa phụ: Nước ép bưởi ớt chuông táo xanh, Sữa chua uống vị cherry, bưởi, cherry, hạt điều rang muối
thuc-don-cho-nguoi-tieu-duong-60
Thực đơn kiểm soát đường cho người tiểu đường

Thực đơn số 2:

  • Bữa chính: cơm trắng, tôm sốt chanh leo, súp lơ và bí luộc
  • Bữa phụ: Nước ép nho + cải tím + táo, sữa chua thanh long, sữa hạt điều đậu xanh
thuc-don-cho-nguoi-tieu-duong-61
Thực đơn dành cho người tiểu đường

Thực đơn số 3:

  • Bữa chính: cơm trắng, cá kho, chả tôm, bí luộc
  • Bữa phụ: Nước ép ổi+ cải tím + dứa, chè sen long nhãn, sữa chua hoa quả, sữa chuối yến mạch
thuc-don-cho-nguoi-tieu-duong-62
Thực đơn dành cho người tiểu đường

Thực đơn số 4:

  • Bữa chính: bún cẩm trộn bò lúc lắc, salat cà chua + dưa chuột
  • Bữa phụ: nước ép kale cần táo dứa, sữa khoai lang sen đậu đỗ, hoa quả, hạt điều, táo đỏ
thuc-don-cho-nguoi-tieu-duong-63
Thực đơn dành cho người tiểu đường

Thực đơn số 5:

  • Bữa chính: cơm trắng, bò xào nấm + cà rốt, tôm rim, bí xanh và cà rổ luộc, canh 
  • Bữa phụ: Nước ép kale + dứa+ táo, sữa đậu đen bí đỏ, sữa chua mix hoa quả, lê 
thuc-don-cho-nguoi-tieu-duong-64
Thực đơn dành cho người tiểu đường

Thực đơn số 6:

  • Bữa chính: cháo thập cẩm, dưa chuột
  • Bữa phụ: Nước ép cải xoăn + ổi+ táo, sữa chua chanh leo, sữa khoai lang yến mạch, lê
thuc-don-cho-nguoi-tieu-duong-65
Thực đơn tốt cho người tiểu đường

Thực đơn số 7:

  • Bữa chính: Cháo hạt den, đậu đỗ rau củ, hoa quả (dưa vàng, táo, cà chua bi, dưa chuột)
  • Bữa phụ: Nước ép táo + cà chua+ cà rốt, sữa bơ điều óc chó chuối, sữa chua, táo đỏ
thuc-don-cho-nguoi-tieu-duong-66
Thực đơn tốt cho người tiểu đường
Hy vọng với những thông tin trong bài, các bạn biết cách lên thực đơn cho người tiểu đường để quá trình điều trị bệnh tốt nhất nhé!
0/5 - (0 bình chọn)

Được viết bởi

img_avatar

Bình luận

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!