Note 30 thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ tốt nhất

Quỳnh Trang 23 tháng 06, 2023 - 13:31 (GMT +07)   Note 30 thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ tốt nhất

Thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn những món ăn gì, ăn như thế nào để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi và kiểm soát được lượng đường cho mẹ. 

Đây chắc hẳn là vấn đề quan tâm của rất nhiều mẹ bầu đặc biệt là những mẹ mang thai lần đầu. Hãy tham khảo ngày bài viết dưới đây nhé.

1. Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ còn có tên gọi khác là bệnh đái tháo đường trong thai kỳ là tình trạng rối loạn khả năng dung nạp đường huyết dẫn đến lượng đường huyết tăng cao trong quá trình mang thai. 

Tình trạng này thường xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, nhưng thường được phát hiện ở khoảng tháng thứ 4 của thai kỳ và thường tự khỏi sau khi sinh được 6 tuần.

Để biết mình có bị tiểu đường thai kỳ hay không mẹ nên đến gặp bác sĩ để được lấy máu để xét nghiệm lượng glucose trong máu và chẩn đoán bị tiểu đường thai kỳ khi:

  • Đường huyết lúc đói: >= 126mg/dL.
  • Đường huyết bất kỳ: >= 200mg/dl.
  • Ngoài ra có thể làm xét nghiệm phương pháp dung nạp đường cho kết quả dương tính.
thuc-don-cho-ba-bau-bi-tieu-duong-thai-ky-1
Tiểu đường thai kỳ là gì

2. Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng như thế nào tới mẹ và thai nhi?

Bệnh đái tháo đường thai kỳ cần được kiểm soát để không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Ảnh hưởng đối với mẹ:

  • Nếu người mẹ đã từng bị tiểu đường thai kỳ ở lần mang thai trước, những lần mang tiếp theo có thể sẽ bị tiểu đường thai kỳ nặng hơn.
  • Sản phụ sẽ tăng cân nhiều trên 20kg, thai to, đa ối, có thể gây nguy hiểm cho mẹ khi sinh nở, xảy ra các tình trạng như băng huyết, sinh non, thai chết lưu, vỡ ối.
  • Ăn nhiều, uống nhiều và đi tiểu nhiều lần trong ngày, nước tiểu có đường.
  • Mẹ bầu có thể xảy ra tình trạng tiền sản giật cao gấp 4 lần so với người bình thường.

Ảnh hưởng đối với thai nhi:

  • Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có thể khiến thai nhi to bất thường dẫn đến tình trạng béo phì sau này và có thể gây nguy cơ dị tật bẩm sinh ở đường tiết niệu, tim mạch.
  • Làm tăng tỷ lệ tử vong của thai nhi và em bé khi chào đời ở những tuần đầu tiên gấp 2-5 lần so với bình thường.
  • Bé có thể bị suy hô hấp, hạ đường huyết, tụt canxi, có nguy cơ bị tiểu đường do di truyền.
thuc-don-cho-ba-bau-bi-tieu-duong-thai-ky-2
Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nhiều nguy hại cho cả mẹ và sự phát triển của thai nhi

3. Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

Bệnh đái tháo đường có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vì vậy để bệnh không gây ra biến chứng nguy hiểm các mẹ bầu nên thăm khám bệnh thường xuyên, uống và điều trị thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ có chuyên môn.

Đặc biệt cần phải tuân thủ theo chế độ dinh dưỡng hợp lý để mẹ bầu vừa kiểm soát tốt lượng đường huyết thai kỳ, vừa cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi phát triển.

Thực phẩm tốt nên bổ sung vào thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ:

  • Các mẹ bầu nên thường xuyên ăn những thực phẩm giàu protein nhiều nạc như: cá, thịt bò, thịt nạc, thịt gia cầm, đậu và các loại quả hạch như hạnh nhân, óc chó, hạt điều. 
  • Nên ăn các thực phẩm ít gây tăng đường máu như: đậu đỗ, các loại trái cây ít ngọt, rau củ quả xanh, gạo lứt.
  • Nên ăn những thực phẩm bổ sung chất béo có lợi như dầu oliu, dầu thực vật, rau quả trái cây tươi ít tinh bột, nhiều chất xơ vitamin tốt cho mẹ bầu.
  • Để tránh trường hợp đường máu lên quá cao sản phụ nên ăn làm nhiều bữa trong ngày. Các bữa ăn cũng không nên cách quá xa vì có thể sẽ khiến đường máu hạ quá thấp. Để tốt nhất trong ngày nên ăn 3 bữa chính và 2 bữa phụ.
  • Bổ sung đầy đủ canxi, vitamin, sắt và các loại khoáng chất cần thiết khác theo sự chỉ dẫn của bác sĩ có chuyên môn giúp thai nhi phát triển.

Lưu ý:

Phụ nữ mang thai trong 6 tháng cuối cần phải tăng lượng ăn thêm 350KCal/ngày so với người bình thường. Phụ nữ đang cho con bu cần tăng thêm 550 Kcal/ngày so với người bình thường.

Tham khảo: Bà bầu nên ăn gì để con khỏe mạnh và thông minh? Thực đơn cho mẹ bầu

thuc-don-cho-ba-bau-bi-tieu-duong-thai-ky-3
Tiểu đường thai kì nên ăn gì và nên kiêng ăn những loại thực phẩm nào.

Thực phẩm mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cần tránh hoặc hạn chế:

  • Trong thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường nên hạn chế ăn những thực phẩm gây tăng đường huyết như: Bánh kẹo, kem chè và các loại trái cây ngọt,...
  • Không nên ăn mặn và có loại thực phẩm chế biến sẵn có nhiều muối để phòng ngừa tăng huyết áp như: Thịt nguội, đồ hộp, cháo,..
  • Không nên ăn nhiều các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo tăng mỡ máu như: lòng đỏ trứng, thức ăn chiên xào, nội tạng (tim, gan, thận),...
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ và đồ ngọt.
  • Hạn chế uống các loại nước ngọt, trái cây ngọt, rượu bia, cà phê,...
  • Hạn chế ăn những thực phẩm nhiều tinh bột như cơm, bún, phở. Có thể thay thế bằng những thực phẩm khác như các loại đậu, khoai hoặc ngũ cốc vẫn giúp mẹ bầu cảm thấy no và cũng cấp đầy đủ chất dinh dưỡng 

4. Gợi ý thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ        

Mẹ bầu bị tiểu đường nên chia thành 5 – 6 bữa ăn mỗi ngày, trong đó gồm có 3 bữa chính và 2 – 3 bữa phụ. 

Nếu các mẹ bị tiểu đường thai kỳ vẫn chưa nghĩ ra mỗi ngày nên ăn gì để kiểm soát lượng đường và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi, có thể tham khảo những gợi ý cụ thể về thực phẩm ăn theo từng ngày và ăn trong 1 tuần dưới đây nhé.

Thực đơn bữa sáng cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ

Bữa sáng rất quan trọng, bữa ăn hợp lý sẽ giúp mẹ ổn định đường huyết và cung cấp dinh dưỡng cho mẹ và bé. Hãy tham khảo thực đơn ăn sáng phù hợp với mẹ bầu tiểu đường thai kỳ dưới đây nhé!

thuc-don-cho-ba-bau-bi-tieu-duong-thai-ky-4
Thực đơn bữa sáng cho mẹ bầu 1
thuc-don-cho-ba-bau-bi-tieu-duong-thai-ky-5
Thực đơn bữa sáng cho mẹ bầu 2
thuc-don-cho-ba-bau-bi-tieu-duong-thai-ky-6
Thực đơn bữa sáng cho mẹ bầu
thuc-don-cho-ba-bau-bi-tieu-duong-thai-ky-7
Thực đơn bữa sáng cho mẹ bầu 3
thuc-don-cho-ba-bau-bi-tieu-duong-thai-ky-8
Thực đơn bữa sáng cho mẹ bầu 4
thuc-don-cho-ba-bau-bi-tieu-duong-thai-ky-9
Thực đơn bữa sáng cho mẹ bầu 5
thuc-don-cho-ba-bau-bi-tieu-duong-thai-ky-10
Thực đơn bữa sáng cho mẹ bầu 6

Bữa chính - thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ

Bữa trưa và bữa tối là thời điểm nạp thêm năng lượng và duy trì đường huyết không bị giảm quá thấp. Bữa chính mẹ cũng cần chú ý lượng chất dinh dưỡng để tránh lượng đường huyết tăng quá cao sau khi ăn nhé! Mẹ có thể tham khảo những gợi ý dưới đây:

thuc-don-cho-ba-bau-bi-tieu-duong-thai-ky-11
Thực đơn bữa chính cho mẹ bầu tiểu đường 1
thuc-don-cho-ba-bau-bi-tieu-duong-thai-ky-12
Thực đơn bữa chính cho mẹ bầu tiểu đường 2
thuc-don-cho-ba-bau-bi-tieu-duong-thai-ky-13
Thực đơn bữa chính cho mẹ bầu tiểu đường 3
thuc-don-cho-ba-bau-bi-tieu-duong-thai-ky-14
Thực đơn bữa chính cho mẹ bầu tiểu đường 4
thuc-don-cho-ba-bau-bi-tieu-duong-thai-ky-15
Thực đơn bữa chính cho mẹ bầu tiểu đường 5
thuc-don-cho-ba-bau-bi-tieu-duong-thai-ky-16
Thực đơn bữa chính cho mẹ bầu tiểu đường 6
thuc-don-cho-ba-bau-bi-tieu-duong-thai-ky-17
Thực đơn bữa chính cho mẹ bầu tiểu đường 7
thuc-don-cho-ba-bau-bi-tieu-duong-thai-ky-18
Thực đơn bữa chính cho mẹ bầu tiểu đường 8
thuc-don-cho-ba-bau-bi-tieu-duong-thai-ky-19
Thực đơn bữa chính cho mẹ bầu tiểu đường 9
thuc-don-cho-ba-bau-bi-tieu-duong-thai-ky-20
Thực đơn bữa chính cho mẹ bầu tiểu đường 10
thuc-don-cho-ba-bau-bi-tieu-duong-thai-ky-21
Thực đơn bữa chính cho mẹ bầu tiểu đường 11
thuc-don-cho-ba-bau-bi-tieu-duong-thai-ky-22
Thực đơn bữa chính cho mẹ bầu tiểu đường 12

Thực đơn bữa phụ cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ

Trong thực đơn cho bà bầu tiểu đường thai kỳ, một ngày sẽ có khoảng 2-3 bữa phụ giúp mẹ cung cấp thêm năng lượng để duy trì đường huyết ổn định. Thời điểm nên ăn bữa phụ: 10h00 sáng, 15h30 chiều và 21h30 tối. 

Một số thực phẩm mẹ nên ăn vào bữa phụ: 

  • Trái cây: một lượng phù hợp táo, chuối, quả ô liu, bơ, kiwi, ổi, dâu tây,…
  • Sữa chua không đường.
  • Các loại hạt: đậu phộng, hạnh nhân, óc chó, hạt điều,…
  • Bánh quy nguyên cám, bánh yến mạch không đường, bánh quy hạt chia,…
  • 1 cốc sữa ít béo ít đường, sữa không đường
  • 1 nửa bắp ngô luộc
  • ⅓ củ khoai lang luộc

Thực đơn bà bầu bị tiểu đường trong thai kỳ có thể điều chỉnh theo mỗi thể trạng, cân nặng, chiều cao cũng như mức độ vận động. Để tính toán chính xác các mẹ nên mua cho mình một chiêc máy đo tiều đường để liển tra lượng đường trong mái trước và sau khi ăn 1 - 2 giờ. Nếu chỉ số sau ăn dưới 10 mmol/l thì mẹ bầu có thể yên tâm về chế độ ăn của mình, nếu trên thì mẹ cân đối lại giảm bớt tinh bột ở các bữa sau nhé.

Trên đây mình đã chia sẻ chi tiết các thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ. Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất.

Bình luận 0 Bình luận

Chanh Tươi Review trân trọng mọi ý kiến đóng góp. Đánh giá của bạn có thể giúp hàng ngàn người khác đưa ra quyết định mua hàng chính xác. Xem chính sách bình luận.

Gửi bình luận
quynhtrang
Tác giả: Quỳnh Trang
Chuyên Gia Mẹ và Bé
Cô là một chuyên gia tư vấn sản phẩm mẹ và bé. Cô đã trực tiếp sử dụng và đánh giá nhiều sản phẩm để giúp các mẹ chọn được sản phẩm tốt nhất cho con.
Đọc tiểu sử đầy đủ của Quỳnh Trang

Thông báo