Bệnh gout và những bài thuốc điều trị hiệu quả nhất

09.01.2019 - 08:40

Bệnh gout là một căn bệnh lâu đời xuất hiện ở nước ta từ 2000 năm trước. Người ta thường ví căn bệnh này là "bệnh con nhà giàu" vì những ảnh hưởng của nó gây ra. Vậy bệnh gout là gì? Nguyên nhân bệnh gout? Phòng ngừa bệnh gout bằng cách nào? Hay những thực phẩm cho người bệnh gout giúp điều trị bệnh? Chúng ta sẽ tìm hiểu tất cả những thông tin đó trong bài viết dưới đây nhé.

Bệnh gout có thể xảy ra trên cả nam hay nữ và khiến chất lượng của người bệnh suy giảm một cách nhanh chóng. Do đó người có dấu hiệu bệnh gout nên chủ động đi khám để phát hiện và điều trị kịp thời. Những dấu hiệu thường thấy ở người bệnh gout như đau khớp dai dẳng, đau tứ chi liên tục,....

benh-gout-va-nhung-bai-thuoc-dieu-tri-hieu-qua-nhat-4

Bệnh gout.

1. Bệnh gout là gì?

Gút là một trong những dạng viêm khớp gây đau đớn nhất. Bệnh gút xảy ra khi có quá nhiều axit uric tích tụ trong cơ thể. Việc tích tụ axit uric có thể dẫn đến:

  • Các tinh thể axit uric sắc nhọn lắng đọng lại ở các khớp, thường ở ngón chân cái
  • Các lớp axit uric lắng đọng (được gọi là sạn urat) trông giống như những cục u dưới da
  • Sỏi thận từ các tinh thể axit uric trong thận.

Đối với nhiều người, cơn đau đầu tiên do bệnh gút xảy ra ở ngón chân cái. Thông thường, cơn đau đó khiến một người đang ngủ phải tỉnh dậy. Ngón chân rất đau, tấy đỏ, ấm và sưng lên.

2. Nguyên nhân gây bệnh gout

benh-gout-va-nhung-bai-thuoc-dieu-tri-hieu-qua-nhat-5

Nguyên nhân gây bệnh gout do nhiều axit uric.

Bệnh gút là do sự tích tụ quá nhiều axit uric trong cơ thể gây ra. Axit uric được sản sinh từ sự phân hủy của các chất gọi là purin. Purin có trong tất cả các mô của cơ thể. Các chất này cũng có trong nhiều loại thực phẩm, chẳng hạn như gan, các loại đậu và đậu Hà Lan khô và cá cơm.

  • Bệnh này do nồng độ acid uric trong máu tăng quá cao. Acid uric là một sản phẩm phụ tạo ra do sự thoái giáng của purin. Chất này có thể thấy trong tự nhiên như một số loại thực phẩm – tạng động vật như gan, não, thận, lách – và cá trồng, cá trích, cá thu. Purin cũng có trong tất cả các loại thịt, cá và gia cầm.
  • Thông thường thì acid uric bị phân hủy trong máu và được thải ra ngoài qua thận để ra nước tiểu. Nhưng đôi khi cơ thể bạn tạo ra quá nhiều acid uric hoặc thải acid này ra nước tiểu quá ít. Hậu quả là acid uric trong máu tăng lên, tích lũy dần dần và lắng đọng thành những tinh thể sắc nhọn hình kim tại các khớp hoặc các bao quanh khớp gây ra triệu chứng đau đớn, viêm sưng khớp.
  • Một số tình trạng khác, gọi là giả gout, cũng có tình trạng lắng đọng tinh thể ở khớp nhưng không phải tinh thể acid uric mà là tinh thể calcium pyrophosphate dihydrate. Bệnh giả gout cũng có thể gây đau khớp ngón chân cái tương tự Gout nhưng thường thì ở các khớp lớn hơn như gối, cổ tay hoặc mắt cá chân.

XEM THÊM: Mách bạn cách thoát khỏi bệnh đau dạ dày một lần và mãi mãi

3. Mối liên hệ giữa bệnh gout và chỉ số khối cơ thể (BMI)

Chỉ số khối cơ thể - Body Mass Index (BMI) là chỉ số dùng để đánh giá mức độ gầy hay béo của một người, do nhà bác học người Bỉ tên Adolphe Quetelet đưa ra vào năm 1832. Để tính chỉ số này, bạn cần phải xác định được chiều cao (m) và trọng lượng (kg) của mình. Chỉ số khối cơ thể được tính bằng cân nặng chia cho bình phương chiều cao của người đó.

benh-gout-va-nhung-bai-thuoc-dieu-tri-hieu-qua-nhat-6

Bệnh gout và chỉ số BMI có mối liên hệ đặc biệt.

Ví dụ: Một người có chiều cao 1,6 m và cân nặng 45 kg thì chỉ số khối cơ thể của họ là : BMI = 48/(1.6) = 18.75

Ý nghĩa của chỉ số BMI:

gout1

Một nghiên cứu được tiến hành trong khoảng thời gian vào các năm 1988 – 1994 và 2007 – 2010 của các nhà khoa học của tổ chức Third National Health and Nutrition Examination Mỹ đối với những người trên 20 tuổi đế xác định mối liên hệ giữa chỉ số BMI và bệnh gút.

Kết quả cho thấy rằng trong số những người tham gia thì nguy cơ mắc bệnh gút tương ứng như sau:

  • 1-2% ở những người có chỉ số BMI = 18.5 – 24.9;
  • 3% ở những người có chỉ số BMI = 25 – 29.9;
  • 4-5% ở những người có chỉ số BMI = 30 – 34.9 và
  • 5-7% ở những người có chỉ số BMI >35.

Và một điều đáng chú ý hơn nữa là tỷ lệ mắc bệnh gút càng tăng mạnh khi có sự gia tăng chỉ số BMI liên tiếp. Ví dụ như, trong 2 giai đoạn khảo sát, hai người Mỹ có cùng chiều cao là 1.76 m, nhưng họ chênh lệch nhau 3,1 kg và điều này khiến cho chỉ số BMI tăng lên liên tiếp 1 đơn vị thì khả năng mắc bệnh gút tăng đến 5%, mặc dù họ đã được điều chỉnh nồng độ acid uric máu (http://benhgut.com.vn/bai-viet/thong-tin-benh/moi-lien-quan-giua-chuyen-hoa-acid-uric-va-benh-gut.html) để tương đương nhau.

Kết quả nghiên cứu còn nhấn mạnh rằng, nếu như bạn đang có chỉ số BMI >25 thì nên có những thay đổi tích cực về chế độ ăn uống và lối sống của mình ngay bây giờ để tránh nguy cơ phát triển bệnh gút. Ngoài ra, những người bị bệnh gút mạn nên có chỉ số BMI ở mức độ người gầy.

Kết luận ghi nhận được từ nghiên cứu này cho thấy: những người có chỉ số BMI càng cao thì nguy cơ mắc bệnh gút càng tăng. Vì vậy các bạn có thể phòng ngừa và tăng tiến triển của bệnh gout thông qua việc điều chỉnh chỉ số BMI.

4. Tại sao bệnh gout lại gia tăng?

Trong vài thập niên gần đây, số lượng bệnh nhân gout gia tăng rất nhanh trên toàn thế giới. Cùng với sự thay đổi về kinh tế – xã hội, mô hình bệnh tật của nước ta đã có những thay đổi sâu sắc. Cũng như nhiều bệnh lý chuyển hóa khác (đái tháo đường, rối loạn lipid máu, béo phì,…) bệnh Gout đã trở nên rất thường gặp trong thực tế lâm sàng. Mới đây, tại Hội nghị Thấp khớp học châu Âu ở Paris, tác giả Roddy. E và cộng sự đã nêu ra những nguyên nhân chính làm bệnh Gout gia tăng trên toàn thế giới, điều này cũng hoàn toàn phù hợp với sự thay đổi đáng kể về lối sống và các điều kiện kinh tế xã hội của nước ta hiện nay:

  • Tăng tiêu thụ bia và rượu trong cộng đồng.
  • Tăng sử dụng thiazide và liều nhỏ aspirin cho các bệnh lý tim mạch.
  • Tăng sử dụng các thức ăn giàu purine.
  • Gia tăng các bệnh lý chuyển hóa (đái tháo đường, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp,…) và béo phì.
  • Gia tăng tuổi thọ, tăng tỷ lệ người trên 65 tuổi trong cộng đồng (người ta nhận thấy, có mối liên quan giữa sự lắng đọng các tinh thể urate và sụn khớp bị thoái hóa, vì vậy nguy cơ bị bệnh sẽ gia tăng theo tuổi).
  • Gia tăng và kéo dài thời gian sống của các bệnh nhân suy thận mãn.

Béo phì, cao huyết áp, rối loạn lipid máu

benh-gout-va-nhung-bai-thuoc-dieu-tri-hieu-qua-nhat-7

Người béo phì dễ mắc bệnh gout.

Các yếu tố này vừa là các yếu tố nguy cơ, vừa là các bệnh lý thường đi kèm với bệnh gout. Nếu không được kiểm soát tốt, các yếu tố này gây ảnh hưởng xấu tới bệnh và ngược lại nếu các yếu tố này được điều chỉnh tốt sẽ góp phần làm bệnh gout dễ điều trị hơn.

Uống nhiều rượu

benh-gout-va-nhung-bai-thuoc-dieu-tri-hieu-qua-nhat-8

Uống nhiều rượu khiến cơ thể tăng axit uric gây bệnh gout.

Việc uống nhiều rượu, rượu mạnh sẽ không những góp phần làm tăng thêm acid uric máu mà còn làm cho acid uric dễ dàng bị lắng đọng tại tổ chức, gây cơn gout cấp, gây sỏi thận,…Uống nhiều rượu còn ảnh hưởng tới gan, thận, dạ dày,…tới các bệnh lý đi kèm như: tim mạch, huyết áp, rối loạn lipid máu.

Ăn nhiều thức ăn chứa purine

Trên nhóm người có tăng acid uric máu, việc ăn nhiều thức ăn giàu purine sẽ làm tăng thêm tình trạng tăng acid uric máu sẵn có, thúc đẩy họ trở thành bệnh nhân gout, làm nhanh tái phát các cơn gout, khó kiểm soát bệnh và sớm trở thành gout mãn.

Tăng acid uric máu

Nếu chỉ có tăng acid uric máu đơn thuần, không phải là bệnh gout, đây chỉ là một tình trạng rối loạn chuyển hóa purine, làm tăng acid uric trong máu (trên 7mg% hay trên 420mmol/L) nhưng chưa gây bệnh. Tăng acid uric máu đơn thuần có tỷ lệ khá cao: Từ 4- 14% dân số (tùy từng dân tộc, từng quốc gia). Tình trạng này có thể xuất hiện rất sớm, ngay lúc dậy thì. Đa số trường hợp, tình trạng này hoàn toàn không gây triệu chứng gì, thường chỉ được tình cờ phát hiện khi làm xét nghiệm.

Tăng acid uric máu được coi là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của bệnh gout. Lượng acid uric máu càng cao, càng nhiều khả năng trở thành bệnh Gout.
Khoảng 5 – 10 % số người có tăng acid uric máu sẽ trở thành bệnh nhân gout vào cuối thập niên thứ 3 trở đi (trên 35 tuổi).

XEM THÊM: Bệnh hôi miệng gây trở ngại giao tiếp và cách điều trị tận gốc

5. Những biến chứng khủng khiếp của bệnh gout

Tàn phế khớp: Hạt tophi cùng với thoái hóa khớp sẽ gây biến dạng khớp, cản trở hoạt động của khớp, có những bàn tay, bàn chân của bệnh nhân mà các bác sĩ điều trị phải miêu tả chúng như nải chuối sứ, như rễ cây cổ thụ hay như những củ khoai. Hạt tophi chèn ép mạch máu và thần kinh, gây các bệnh lý mạch máu và thần kinh ngoại biên. Đến lúc những hạt tophi này quá to lớn khiến phần da, phần cơ bao bọc chúng không chịu đựng được nữa thì chúng sẽ bị vỡ, rò rỉ muối urat khó liền vết thương và vi khuẩn sẽ có cơ hội xâm nhập vào trong khớp gây viêm khớp nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết. Các bệnh viện lớn như Bạch Mai, BV quân đội 103, 108, Chợ Rẫy,… phải tiếp nhận điều trị cho nhiều bệnh nhân lỡ loét đến không thể giữ khớp mà bắt buộc phải tháo khớp hoặc có trường hợp đã phải cắt cụt chi.

benh-gout-va-nhung-bai-thuoc-dieu-tri-hieu-qua-nhat-9

Bệnh gout có thể gây biến chứng tàn phế khớp.

Sự nguy hại của hạt tophi không chỉ dừng lại ở việc phá hủy khớp, chúng còn có thể lắng đọng ở các cơ quan như thận, tim, mạch máu, màng não… Có thể nói tinh thể muối urat lắng đọng ở đâu là sẽ gây tổn thương ở đó.

Hủy hoại thận: Trong số các cơ quan trong cơ thể, thận là cơ quan trực tiếp chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự lắng đọng tinh thể muối urat. Theo thống kê của bộ y tế, 10-15% bệnh nhân gút mắc bệnh lý về thận, chủ yếu là viêm khe thận và viêm cầu thận. Nồng độ acid uric máu tăng cao và được đào thải qua đường nước tiểu là điều kiện thuận lợi để muối urat lắng đọng tại hệ thống dẫn niệu, lâu ngày sẽ gây ra các bệnh lý như viêm khe thận, sỏi thận, tắc ống thận. Chính những tổn thương nhu mô thận, khiến thận bị ứ nước, suy giảm trầm trọng chức năng thận. Mặt khác, nhiều trường hợp không biết thận đang bị tổn thương nên vẫn dùng các thuốc điều trị gút khiến thận bị ngộ độc, làm nguy cơ sỏi thận tăng lên hoặc ngày càng trầm trọng, hậu quả là dẫn tới suy thận. Do đó bệnh gút và bệnh suy thận là hai bệnh lý thường mắc song song ở bệnh nhân nhất.

Đột qụy: Không những thế, ở nhiều bệnh nhân bị gút mãn tính lâu năm còn có nguy cơ bị đột quỵ, tai biến cao hơn so với người bình thường lý do là các tinh thể urat này còn có thể bị lắng đọng ở những mảng xơ vữa trong lòng mạch máu, gây ra những tổn thương trong hệ mạch, làm giảm lưu thông máu, viêm màng trong và cơ tim, tổn thương van tim, tích tụ ở mạch máu não... những biến chứng này khi phát hiện được thì cực kỳ nguy hiểm và khó điều trị, nhiều trường hợp còn dẫn đến tử vong vì phát hiện ra những biến chứng bệnh gút mạn tính quá trễ.

benh-gout-va-nhung-bai-thuoc-dieu-tri-hieu-qua-nhat-10

Người bệnh gout có thể bị đột quỵ.

6. Cách chẩn đoán bệnh gout như thế nào?

Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng, bệnh sử của các bạn và tiền sử gia đình về bệnh gút. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh gút bao gồm:

  • Tăng axit uric huyết (hàm lượng axit uric trong máu cao)
  • Tinh thể axit uric trong dịch khớp
  • Nhiều cơn đau do viêm khớp cấp tính
  • Viêm khớp phát triển trong 1 ngày, dẫn đến khớp bị sưng, tấy đỏ và nóng lên
  • Các cơn đau do viêm khớp chỉ ở một khớp, thường là ngón chân, mắt cá chân hoặc đầu gối.
  • Để xác nhận chẩn đoán về bệnh gút, bác sĩ có thể lấy mẫu chất dịch từ khớp bị viêm để tìm các tinh thể liên quan đến bệnh gút.

7. Điều trị bệnh gout như thế nào

  • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) dùng làm giảm đau, kháng viêm trong các cơn Gout cấp tính. Gồm các thuốc như: Indomethacin (Indocin) hoặc các thuốc bán tự do ở nhà thuốc như Ibuprofen (Advil, Motrin,…). Bác sĩ cũng có thể kê toa cho bạn các kháng viêm steroid như prednisone.
  • Tuy nhiên hãy cẩn thận với các thuốc này và tham vấn ý kiến bác sĩ của bạn cụ thể cách dùng và thời gian dùng (thường chỉ nên dùng từ 3 – 10 ngày), vì nếu điều trị kéo dài chúng có thể gây các biến chứng như viêm loét và xuất huyết dạ dàt tá tràng.
  • Trường hợp bạn bị cơn gout cấp, bác sĩ có thể cho bạn dùng Colchicin hoặc chích Cortisone thẳng vào khớp, đồng thời dùng các biện pháp điều trị ngăn ngừa nhằm hạ lượng acid uric trong máu của bạn.

Đôi khi các bác sĩ kê toa NSAID hoặc conchixin ở các liều nhỏ hàng ngày để ngăn chặn các cơn đau sau này. Ngoài ra cũng có các loại dược phẩm giúp giảm lượng axit uric trong máu.

8. Chế độ ăn uống có điều trị được bệnh gout?

Đối với tình trạng tăng acid uric máu

Chế độ ăn uống và chế độ sinh hoạt sẽ giúp phòng ngừa bệnh gout, làm giảm số người trở thành bệnh nhân Gout.

Chế độ ăn uống không thể thay thế được các thuốc điều trị bệnh gout, nhưng có một vai trò quan trọng trong điều trị, góp phần làm bệnh gout và các bệnh kèm theo dễ kiểm soát hơn, giảm bớt liều thuốc phải dùng, giảm bớt số thuốc phải dùng. Chế độ ăn uống càng quan trọng hơn khi người bệnh bị dị ứng với các thuốc làm giảm acid uric máu, hoặc vì một lý do nào đó không sử dụng được các thuốc này. Chế độ ăn uống còn là biện pháp chính, không thể thiếu được trong việc phòng ngừa bệnh gout cho các đối tượng có tăng acid uric máu đơn thuần.

Các bệnh rối loạn chuyển hóa ở người thường đi kèm với nhau, ngày càng gia tăng và đang là một hiểm họa lớn cho loài người trong thế kỷ 21. Hội chứng chuyển hóa kinh điển gồm 4 biểu hiện: Béo phì, cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu. Nay thêm một biển hiện thứ 5 là tăng acid uric máu, nói cách khách, các bệnh nhân béo phì, cao huyết áp, bệnh mạch vành,…rất dễ bị gout và ngược lại, bệnh nhân gout thường mắc bệnh các bệnh béo phì, xơ mỡ động mạch, rối loạn lipid máu, đái tháo đường, cao huyết áp, bệnh mạch vành.

Đối với bệnh gout

Trong đa số trường hợp, chế độ ăn uống góp phần điều trị cho bệnh gout và các bệnh kèm theo (cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu,…) chứ không thể thay được thuốc. Thực hiện tốt chế độ ăn uống có thể giảm bớt số lượng thuốc, số loại thuốc cần dùng, giảm bớt các hậu quả xấu của bệnh.
Chế độ ăn uống được sử dụng để thay thế thuốc trong một số ít trường hợp, người bệnh không dùng được các thuốc làm hạ acid uric (dị ứng thuốc, suy thận, suy gan,…).

9. Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người bệnh gout hiệu quả

Hạn chế thực phẩm nhóm giàu đạm: chiếm khoảng 10% tổng giá trị dinh dưỡng.

benh-gout-va-nhung-bai-thuoc-dieu-tri-hieu-qua-nhat-11

Nhóm thực phẩm giàu đạm.

Hầu hết các nhóm thực phẩm giàu đạm là cách nhận biết tương đối cho nhóm thực phẩm giàu purin. Do đó, người bệnh nên giảm tiêu thụ nhóm thực phẩm chứa cao hơn 50 mg% purin như: thịt bò, thịt gà, thịt trâu, tôm cua ốc, một số loại đậu và tránh xa tuyệt đối các nhóm thực phẩm trên 150mg% purin như: gan, thận, tim, não động vật, thịt ngỗng, cá cơm, cá mòi, cá thu, cá trích,…

Nhóm thực phẩm chất béo: Tổng lượng chất béo tiêu thụ mỗi ngày không nên vượt quá 20% tổng giá trị dinh dưỡng.

benh-gout-va-nhung-bai-thuoc-dieu-tri-hieu-qua-nhat-12

Nhóm thực phẩm giàu chất béo.

Chất béo có mặt chủ yếu trong hầu hết các loại thực phẩm là dầu, bơ, mỡ của động vật và thực vật, nhóm chất này cung cấp năng lượng và cần thiết cho sự cấu tạo tế bào. Nhưng chúng ta nên sử dụng nhóm chất béo từ thực vật, vì chúng là nhóm chất béo không bão hòa nên thường tốt cho sức khỏe hơn là nhóm chất béo từ động vật (nhóm chất béo bão hòa). Bạn nên sử dụng dầu oliu, dầu lạc, dầu vừng và không nên sử dầu hạt hướng dương và dầu đậu nành vì hạt hướng dương và đậu nành có hàm lượng purin khoảng 50mg% - không có lợi cho người bệnh gút. Do đó, bạn nên dùng dầu thực vật cho chế biến thức ăn thay vì là mỡ hoặc dầu động vật.

Nhóm thực phẩm carbonhydrat (đường bột): Tổng lượng tiêu thụ phù hợp cho nhóm đường bột nằm trong khoảng 70% tổng giá trị dinh dưỡng.

Nhóm đường bột cung cấp hầu hết nguồn năng lượng cho cơ thể và chiếm tổng lượng dinh dưỡng cao nhất trong khẩu phần ăn của người bệnh gút. Vì đa số các thực phẩm đường bột chỉ chứa hàm lượng purin dưới 20mg%. Do đó, bạn có thể chọn bất kỳ loại thực phẩm giàu tinh bột nào như: cơm, phở, bún, mì, khoai, sắn, ngô…
Bên cạnh đó, các nhóm rau xanh, củ quả cũng được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng cho người bệnh gút. Hầu hết, người bệnh có thể sử dụng bất kỳ loại rau củ quả nào vì đa số chúng đều chứa hàm lượng purin thấp, chỉ trong khoảng 20-25mg%. Tuy nhiên, bạn phải hạn chế các thực phẩm sau vì chứa nhiều hơn 50mg%: mầm giá đỗ, súp lơ, cải bó xôi, bắp cải, bí ngô, nấm hương, tránh nấm rơm và măng tây.

Nhóm thực phẩm nên hạn chế:

Hạn chế protid (dưới 1g protein/kg/ ngày tương đương dưới 200g thịt nạc mỗi ngày). Không ăn nhiều (vừa phải, điều độ) đồ biển (tôm, cua,…). Không ăn nhiều (vừa phải, điều độ) các loại đậu hạt, măng tây. Không ăn nhiều (vừa phải, điều độ) chocolate, cacao, trà, cà phê. Người bệnh gout nên:

  • Tránh stress, tránh gắng sức, tránh lạnh đột ngột,…
  • Tăng cường vận động.
  • Chống béo phì.
  • Chế độ sinh hoạt
  • Sữa, trứng.
  • Các loại ngũ cốc.
  • Uống nhiều nước, nước khoáng có bicarbonate, nước sắc lá xakê.
  • Các loại rau xanh, trái cây tươi.

Người bệnh gout tuyệt đối không nên dùng:

Không uống nhiều rượu mạnh. Không ăn các thức ăn chứa nhiều purine như: Phủ tạng động vật: tim, gan, thận, lá lách, óc,…hột vịt, gà lộn, trứng cá, cá trích, cá đối, cá mòi. Không ăn mỡ động vật, không ăn đường.

Sau đây là một thực đơn mẫu dành cho những người bệnh gout trong 1 ngày:

Bữa sáng:

  • Ngũ cốc nguyên hạt với sữa gầy hoặc sữa ít béo/Bún thịt/Bánh cuốn thịt (150gam)
  • 5 quả dâu tây tươi/ 1 quả chuối/ 1 quả xoài
  • 1-2 cốc nước lọc/ nước khoáng

Bữa trưa:

  • Cơm 1 bát nhỏ (150gr)
  • Gà rang/giò chay/tôm chay (50gr)
  • Salad rau xanh hoặc canh rau (200gr)
  • 1 cốc nước ép cà rốt/ dưa hấu hoặc 1-2 cốc nước khoáng
  • Bữa xế:
  • Dưa hấu/nhãn (200gr)
  • 1-2 cốc nước lọc/ nước khoáng

Bữa tối:

  • Cơm (150gr)
  • Lạc, vừng rang/tôm (50gr)
  • Đậu xanh luộc/ canh bí xanh/ su hào xào (200gr)
  • Xoài chín/dưa lưới (200gr)
  • Sữa chua ít chất béo
  • Trà thảo dược

10. Những bài thuốc nam chữa bệnh gout hiệu quả

Cách chữa bệnh gút bằng cây sói rừng

Cây sói rừng đượ coi là một trong những loại cây thảo dược có công dụng rất tốt trong việc bài trừ phong thấp, tiêu độc rất tốt. Đặc biệt nó còn giúp giảm acid uric trong máu cực tốt. Một trong những nhân tố khiến bạn bị bệnh gout.

benh-gout-va-nhung-bai-thuoc-dieu-tri-hieu-qua-nhat-3

Chữa bệnh gout bằng cây sói rừng.

Cách làm:

Cây sói rừng bạn lấy phần rễ đem phơi khô hoặc có thể dùng tưoi khoảng 30gr rồi đem sắc với nước uống nhiều lần trong ngày. Có thể uống thay nước hằng ngày.

Chữa bệnh gout bằng cây tía tô

benh-gout-va-nhung-bai-thuoc-dieu-tri-hieu-qua-nhat-2

Lá tía tô giúp chữa bệnh gout.

Tía tô là một trong những loại cây gia vị được trồng nhiều trong gia đình việt. Tia tô được sử dụng làm gia vị rất tốt và hiệu quả đặc biệt là chữa một số bệnh như cảm cúm, ho, sốt, nấu cháo trứng gà giúp hồi phục sức khỏe ở người bệnh. Ngoài ra tía tô còn có công dụng chữa viêm khớp và bệnh gout cực tốt mà không phải ai cũng biết. Bạn có thể xem hướng dẫn chi tiết Cách chữa bệnh gout bằng lá tía tô đơn giản.

Cách làm:

Lá tía tô bạn sử dụng khoảng 1 nắm sau đó đem sắc với 350ml nước còn 100ml để uống. Có tác dụng giảm đau nhanh và giảm các triệu chứng của bệnh.

Việc sử dụng lá tía tô để ăn kèm với những loại đồ ăn khác cũng có công dụng rất tốt.

Mẹo chữa bệnh gút bằng cây Hy Thiêm

Nhắc đến cây Hy Thiêm không phải ai cũng biết tuy nhiên nó lại chính là cây chó đẻ hoa vàng hay một số nơi còn gọi đó là cây nụ áo rìa. Một trong những cây mọc hoang dại ở bìa đường, bìa rừng. Theo đông y thì cây hy thiêm là một trong những loại cây có công dụng rất tốt trong việc điều trị các chứng bệnh trừ thấp, giảm đau, và các chứng bệnh xương khớp, bệnh gút, bệnh ngoài da…

benh-gout-va-nhung-bai-thuoc-dieu-tri-hieu-qua-nhat-1

Chữa bệnh bằng cây Hy Thiêm.

Theo nghiên cứu y học thì trong cây Hy Thiêm có chứa nhiều các hoạt chất như daturosid, orientin có công dụng rất tốt trong việc hạ acid uric trong máu. Chính vì vậy mà nó là một trong những vị thuốc không thể thiếu trong các bài thuốc đông y chữa bệnh gout.

Mẹo chữa bệnh gout bằng cải bẹ xanh

benh-gout-va-nhung-bai-thuoc-dieu-tri-hieu-qua-nhat-13

Cải bẹ xanh chữa bệnh gout.

Cải bẹ xanh là loại rau xanh bạn có thể tìm thấy ở bất cứ khu chợ hay siêu thị nhỏ, to nào. Từ đó có thể thấy đây là loại rau rất phổ biến, giá cả cũng không đắt đỏ. Do đó chữa bệnh Gút bằng nguyên liệu là cải bẹ xanh là hoàn toàn có thể đối với mọi nhà.

Cách làm: Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy lá cải bẹ xanh về rửa sạch, cho vào nồi đun sôi, dùng thay nước lọc uống mỗi ngày.

Lưu ý: không nấu quá đặc vì sẽ khó hấp thu và khó uống ( do nước có vị đắng).

11. Nghiên Cứu Nào Đang Được Tiến Hành về Bệnh Gút?

Các nhà khoa học đang nghiên cứu:

  • Các loại NSAID nào điều trị bệnh gút hiệu quả nhất
  • Liều lượng dược phẩm tối ưu cho bệnh gút
  • Các loại dược phẩm mới giúp làm giảm axit uric trong máu và giảm triệu chứng một cách an toàn
  • Các liệu pháp mới để ngăn chặn hóa chất được gọi là yếu tố hoại tử khối u
  • Các enzim phân hủy purin trong cơ thể
  • Vai trò của thực phẩm và một số vitamin
  • Vai trò của các yếu tố di truyền và môi trường
  • Sự tương tác giữa các tế bào liên quan đến cơn đau cấp tính do bệnh gút.
  • Các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu về vai trò của các yếu tố di truyền học và môi trường trong viêc tăng axit uric huyết và bệnh gút.

Trên đây là những thông tin về bệnh gout mà chúng tôi đã nghiên cứu và tổng hợp từ những nguồn tin đáng tin cậy. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh.

0/5 - (0 bình chọn)

Được viết bởi

Ban biên tập Chanh Tươi Là một đội ngũ gồm các biên tập viên và chuyên gia có kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng về các sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng. Ban biên tập Chanh Tươi luôn nghiên cứu kỹ lưỡng, ...
img_avatar

Bình luận

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!