Bảng so sánh lãi suất vay ngân hàng mới nhất 04/2024

22.02.2024 - 15:43

Hiện nay có rất nhiều ngân hàng cho vay vốn với nhiều lãi suất khác nhau, việc so sánh lãi suất vay ngân hàng sẽ giúp cho những ai có nhu cầu vay vốn lựa chọn được ngân hàng có mức lãi suất thấp nhất. Qua đó sẽ giúp người vay tính toán được khả năng tài chính của mình để có kế hoạch trả nợ đúng thời hạn.

Trong bài viết này mình sẽ so sánh lãi suất vay vốn của các ngân hàng nhà nước, ngân hàng tư nhân cũng như các ngân hàng nước ngoài để bạn đọc cùng tham khảo, hãy cùng tìm hiểu nhé.

1. Bảng so sánh lãi suất vay ngân hàng tại Việt Nam mới nhất

1. 1. Lãi suất vay ngân hàng tư nhân

Ngân hàng tư nhân là những ngân hàng được thành lập và hoạt động dựa trên nguồn vốn của tư nhân. Do được tư nhân thành lập nên họ có chính sách, chiến lược hoạt riêng biệt, tuy nhiên những hoạt động đó vẫn phải nằm trong sự quản lý của Ngân hàng Nhà Nước.

Các hoạt động nằm trong sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước như lãi suất, tiền vay và các chính sách khác. Các ngân hàng tư nhân ở nước ta bao gồm Sacombank, Techcombank, TPBank, VPBank, HDBank, MSB, ACB, VIB, OCB, SHB…

Sau đây là bảng so sánh lãi suất vay ngân hàng tư nhân mới nhất, các bạn cùng tham khảo:

Ngân hàngVay tín chấp (%/năm)Vay thế chấp (%/năm)
Agribank7.0 – 176.5 – 7.5
Techcombank13.78 – 165.99 – 12.99
VPBank14 – 206.9 – 8.6
ACB12.5 – 206.9 – 12
TPBank8.7 – 176.4 – 12.03
HDBank13 – 246.6 – 10.6
Sacombank9.6 – 187.49 – 12
VIB16 – 187.8 – 11.4
SHB8.5 – 176.99 – 10
OCBTừ 20,25.99 – 9.5
MSB9.6 – 185.99 – 9.1
Vietcombank10.8 – 14.47 – 9
Vietinbank9.67.7 – 8.5
Bản Việt14.9 – 20.58.49 – 14.8
BIDV11.97 – 9
MB Bank12.5 – 206 – 9.5

Bảng tham khảo lãi suất vay của một số Ngân hàng tư nhân

Như vậy theo bảng thống kê so sánh ở trên, bạn có thể thấy so sánh lãi ở các ngân hàng tư nhân, ngân hàng MSB và Sacombank có mức lãi suất cho vay tín chấp thấp nhất, còn ngân hàng MSB, OCB có mức lãi suất cho vay thế chấp thấp.

so sanh lai suat ngan hang
so sánh lãi suất ngân hàng

1.2. So sánh lãi suất vay ngân hàng 100% vốn nước ngoài

Ngân hàng 100% vốn ở nước ngoài đây là một loại hình công ty con được sở hữu 100% vốn điều lệ bởi ngân hàng thương mại Việt Nam. Các ngân hàng này có tư cách pháp nhân, được thành lập tại nước ngoài theo quy định luật pháp nước ngoài theo quy định của ngân hàng nhà nước Việt Nam.

Một số ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam như: Citibank Việt Nam, Public Bank Việt Nam, Hong Leong Việt Nam, ANZ Việt Nam, Standard Chartered Việt Nam, HSBC Việt Nam, Woori Việt Nam, Shinhan Việt Nam, UOB Việt Nam…

Sau đây là bảng so sánh lãi suất ngân hàng 100% vốn nước ngoài mới nhất, các bạn cùng tham khảo:

Ngân hàngVay tín chấpVay thế chấp
Hong Leong9 – 126.49
HSBC15.99 6.49
Public BankTừ 78
Shinhan 8.4 – 13.27.7
Standard Chartered17 – 186.49
UOB138.7
WooriTừ 6 7
Citibank14.76 – 20.9618
ANZ13.436.5 – 8

Bảng tham khảo lãi suất vay của một số Ngân hàng 100% vốn nước ngoài

Như vậy, theo số liệu thống kê của bảng so sánh lãi suất ngân hàng 100% vốn nước ngoài trên, lãi suất cho vay tín chấp thấp nhất đó là ngân hàng Woori và lãi suất cho vay thế chấp thấp nhất là các ngân hàng Standard Chartered, Hong Leong, HSBC.

so sanh lai suat ngan hang 2
so sánh lãi suất vay mua nhà các ngân hàng

1.3. Lãi suất Ngân hàng nhà nước Việt Nam

Đối với các ngân hàng thuộc Nhà nước, hiện nay có 03 loại ngân hàng, đó là Ngân hàng Thương mại quốc doanh, Ngân hàng chính sách và Ngân hàng Thương mại cổ phần sở hữu vốn nhà nước trên 50%.

Ngân hàng Thương mại quốc doanh là ngân hàng thương mại được mở bằng 100% nguồn vốn từ ngân sách của nhà nước. Bao gồm những ngân hàng sau:

  • Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank).
  • Ngân hàng TNHH MTV Dầu khí toàn cầu (GP Bank).
  • Ngân hàng TNHH MTV Đại Dương (Oceanbank).
  • Ngân hàng TNHH MTV Xây dựng (CB).

Ngân hàng chính sách được thành lập là một tổ chức tín dụng thuộc Chính phủ Việt Nam, mục đích của Ngân hàng chính sách là hoạt động không vì lợi nhuận. Ngân hàng chính sách bao gồm những ngân hàng:

Ngân hàng Thương mại cổ phần sở hữu vốn nhà nước trên 50% là ngân hàng được thành lập dưới sự góp vốn nhà nước và các cá nhân (hai hay nhiều) hoặc công ty theo cổ phần. Trong đó nguồn vốn nhà nước chiếm hơn 50% cổ phần của ngân hàng đó. Các ngân hàng bao gồm:

  • Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).
  • Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).
  • Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank).

Sau đây là bảng so sánh lãi suất vay ngân hàng thuộc nhà nước mới nhất, các bạn cùng tham khảo:

Ngân hàng

Vay tín chấp

Vay thế chấp

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank)

13% - 19% năm

6 - 9%/ năm

Ngân hàng TNHH MTV Dầu khí toàn cầu (GP Bank)

8,4 - 25,2%/ năm

5,5 - 6,25%/ năm

Ngân hàng TNHH MTV Đại Dương (Oceanbank)

20%/ năm

5,99 - 7,2%/ năm

Ngân hàng TNHH MTV Xây dựng (CB)

Không

7,5 - 10,5%/ năm

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

11,9%/ năm

6,6 - 7,8%/ năm

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)

10,8 - 14,4%/ năm

7,5%/ năm

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank)

9,6%/ năm

7,7%/ năm

Bảng tham khảo lãi suất vay của một số Ngân hàng thuộc Nhà nước

Như vậy, theo số liệu thống kê của bảng so sánh lãi suất các ngân hàng thuộc Nhà nước trên chúng ta có thể thấy lãi suất cho vay tín chấp thấp nhất đó là ngân hàng Vietinbank và lãi suất cho vay thế chấp thấp nhất là ngân hàng GP Bank.

Đối với Ngân hàng chính sách, đây là các ngân hàng cho vay theo diện đối tượng ưu tiên nên mình không đề cập đến trong bảng so sánh lãi suất này.

2. Cách tính lãi suất vay ngân hàng chính xác nhất

Khi chúng ta có nhu cầu vay vốn, ai cũng đều tự hỏi làm thế nào để tính lãi suất vay ngân hàng chính xác nhất để biết được số tiền lãi mà mình phải trả là bao nhiêu. Trên thực tế có nhiều cách tính lãi suất vay ngân hàng, sau đây là 03 cách tính lãi suất vay dễ dàng nhất, hãy cùng tham khảo nhé.

2.1. Áp dụng công thức

Đối với việc áp dụng công thức để tính lãi suất vay ngân hàng thì có 02 công thức tính như sau:

Công thức tính lãi suất theo dư nợ giảm dần

 

  • Lãi suất ở tháng đầu tiên = Số tiền vay ban đầu x Lãi suất vay/ 12 tháng.
  • Lãi suất ở tháng thứ 2 = (Số tiền vay ban đầu - Số tiền gốc đã trả ở tháng trước) x lãi suất vay/ 12 tháng.
  • Lãi suất ở tháng thứ 3 = (Số tiền vay còn lại - Số tiền gốc đã trả ở tháng trước) x lãi suất vay/ 12 tháng.
  • Lãi suất ở tháng thứ 4 = (Số tiền vay còn lại - Số tiền gốc đã trả ở tháng trước) x lãi suất vay/ 12 tháng.
  • Đối với lãi suất các tháng tiếp theo tính tương tự tháng thứ 4.

 

Ví dụ cụ thể như sau: Bạn vay ở một ngân hàng 100 triệu, với lãi suất vay ngân hàng đó là 10% trong vòng 12 tháng, lãi suất được tính:

  • Lãi suất tháng đầu tiên = Số tiền vay ban đầu x Lãi suất vay/ 12 tháng = 100 triệu x 10%/ 12= 833.333 đồng.
  • Lãi suất tháng thứ 2 = (Số tiền vay ban đầu - số tiền gốc đã trả ở tháng trước) x lãi suất vay/ 12 tháng = (100.000.000 - 8.000.000) x 10%/ 12 =  766.666 đồng.
  • Lãi suất tháng thứ 3 = (Số tiền vay còn lại - số tiền gốc đã trả ở tháng trước) x lãi suất vay/ 12 tháng = (92.000.000 đồng - 8.000.000 đồng) x 10%/ 12 = 700.000 đồng.
  • Lãi suất tháng thứ 4 = (Số tiền vay còn lại - số tiền gốc đã trả ở tháng trước) x lãi suất vay/ 12 tháng = (84.000.000 đồng - 8.000.000 đồng) x 10%/ 12 = 633.333 đồng.
  • Đối với lãi suất ở các tháng tiếp theo tính tương tự tháng thứ 4.

Công thức tính lãi suất theo dư nợ ban đầu

Công thức tính lãi suất theo dư nợ ban đầu được tính như sau:

Lãi suất = Số tiền vay ban đầu x Lãi suất vay/ 12 tháng.

Với cách tính này thì người vay sẽ phải trả lãi suất cố định được tính theo công thức.

Ví dụ cụ thể như sau: Bạn vay ở một ngân hàng 100.000.000đ, với lãi suất là 10% trong vòng 12 tháng. Trong suốt 12 tháng, lãi luôn được tính trên số tiền nợ gốc 100.000.000đ.

Lãi suất = Số tiền vay ban đầu x Lãi suất vay/ 12 tháng = 100.000.000 đồng x 10%/ 12= 833.333 đồng.

so-sanh-lai-suat-vay-ngan-hang
so sánh lãi suất vay ngân hàng

2.2. Dùng ứng dụng tính lãi trên điện thoại

Hiện nay, các ứng dụng trên điện thoại hỗ trợ cho việc tính toán lãi suất vay được phát triển rất nhiều. Người vay chỉ cần tìm kiếm và tải ứng dụng về điện thoại sau đó nhập các thông số liên quan khoản vay như số tiền vay, thời hạn vay (tháng/năm), lãi suất vay, loại hình vay (thế chấp hoặc tín chấp).

Sau đó, ứng dụng sẽ tính toán và báo chính xác số tiền lãi tương ứng để người vay được biết. Ưu điểm của việc sử dụng ứng dụng là người vay không cần phải tính toán nhiều mà chỉ cần nhập các thông tin là hệ thống tự động trả kết quả.

2.3. Sử dụng công cụ tính lãi của ngân hàng

Đối với các ngân hàng, tại trang web của ngân hàng đó đều có hỗ trợ người vay tham khảo lãi suất phải trả khi vay ngân hàng. Để sử dụng công cụ tính lãi suất này, người vay cần phải nhập đầy đủ thông tin của số tiền vay, thời hạn vay, lãi suất vay, loại hình vay để hệ thống công cụ tính toán số tiền lãi cho người vay biết.

Khi sử dụng công cụ ngày, lãi suất sẽ được hệ thống tính toán dựa trên toàn bộ những thông tin mà người vay cung cấp. Tuy nhiên, những con số này mang tính chất tham khảo thôi nhé, để người vay có thể so sánh lãi suất vay của các ngân hàng với nhau.

Như vậy, lãi suất ngân hàng là một điều rất quan trọng cần tìm hiểu kỹ khi chúng ta có nhu cầu vay vốn tại các ngân hàng, bởi tìm được ngân hàng có lãi suất thấp sẽ giúp chúng ta giảm được áp lực tài chính khi vay vốn.

Hy vọng rằng qua bài viết trên sẽ giúp được bạn đọc có được thêm những kiến thức về lãi suất khi vay vốn ngân hàng và so sánh lãi suất vay ngân hàng với nhau để lựa chọn được ngân hàng có mức lãi suất tốt nhất. 

0/5 - (0 bình chọn)

Được viết bởi

avatar-co-to-quoc
Tú Cao

Kỹ sư công nghệ, Doanh nhân

Tác giả Tú Cao Tú Cao là một kỹ sư công nghệ thông tin, một doanh nhân và một blogger về marketing và tài chính. Anh có nhiều kinh nghiệm và kiến thức trong lĩnh vực web-app, SEO, quản lý và xây dựng ...
img_avatar

Bình luận

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!