Ngân hàng chính sách xã hội là gì? Có phải ngân hàng nhà nước?
Có thể khi nhắc đến Ngân hàng chính sách xã hội thì nhiều người sẽ cảm thấy khá xa lạ với cái tên này. Vậy chính xác thì ngân hàng chính sách xã hội là gì, tổng quan, chức năng nhiệm vụ,… ra sao. Đây có phải ngân hàng của nhà nước có vai trò hỗ trợ người nghèo? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về ngân hàng này nhé!
Ngân hàng chính sách xã hội là gì?
Ngân hàng chính sách xã hội là gì được quy định tại Quyết định số 525/QĐ-TTg ngày 31/8/1995 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là một tổ chức tín dụng nhưng nhà nước là chủ thể có quyền sở hữu thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Ngân hàng chính sách xã hội có phạm vi hoạt động trên toàn quốc và có đầy đủ các đặc điểm của một pháp nhân.
Phương thức hoạt động chủ yếu của ngân hàng chính sách xã hội là xây dựng nguồn vốn từ nguồn là các tổ chức, cá nhân và nguồn vốn tín dụng của Nhà nước đối với người nghèo nhằm mục đích tạo lập quỹ để cho người nghèo vay vốn để phát triển sản xuất. Đây cũng là một trong những biểu hiện của chính sách xóa đói giảm nghèo của Nhà nước ta.
Mô hình tổ chức của ngân hàng chính sách xã hội
Bộ máy tổ chức của Ngân hàng chính sách xã hội là gì được cơ cấu gồm các bộ phận như sau:
Một là, Hội đồng quản trị ở Trung ương
– Hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã hội gồm: Các thành viên chuyên trách và các thành viên kiêm nhiệm. Đây là những thành viên là đại diện của cơ quan quản lý Nhà nước hoặc các tổ chức chính trị – xã hội được trao thẩm quyền.
– Hội đồng quản trị giữ chức năng quản trị và quyết định tất cả các hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội. Gồm:
- Chiến lược phát triển
- Kế hoạch hoạt động hàng năm
- Ban hành các quy định, quy chế tổ chức và hoạt động
– Ban chuyên gia tư vấn và Ban kiểm soát NHCSXH là cơ quan giúp việc cho Hội đồng quản trị
Hai là, Ban đại diện Hội đồng quản trị ở cấp tỉnh và cấp huyện
– Ban đại diện Hội đồng quản trị ở cấp tỉnh và cấp huyện là bộ phận được phân bố tại các chi nhánh của Ngân hàng chính sách xã hội các cấp. Trong đó, các thành viên là cán bộ tại các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể, trong đó Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) cùng cấp làm Trưởng ban.
– Chức năng của Ban đại diện là thực hiện giám sát việc thực thi các Nghị quyết, và các quyết định của Hội đồng quản trị khi ban hành.
Chức năng, nhiệm vụ của ngân hàng chính sách xã hội
– Mục đích của việc thành lập Ngân hàng chính sách xã hội là gì nhằm để cung cấp hoạt động tín dụng với chính sách ưu đãi dành cho người nghèo và một số đối tượng thuộc diện chính sách khác.
– Hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội là không phải vì lợi nhuận.
– Theo quy định hiện hành, ngân hàng chính sách xã hội thực hiện chức năng và vai trò của mình thông qua các hoạt động tín dụng sau:
- Huy động vốn
- Cho vay
- Thanh toán
- Ngân quỹ
- Nhận vốn ủy thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, chính trị – xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho các chương trình dự án phát triển kinh tế – xã hội.
– Ngân hàng chính sách xã hội có chức năng như một công cụ kinh tế của Nhà nước để thực hiện hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác có thể được tiếp cận với nguồn vốn vay nhiều ưu đãi để thực hiện các mục đích phát triển. Từ đó giúp nâng cao thu nhập và cải thiện đối sống, bảo đảm an sinh xã hội, dân giàu – nước mạnh.
Đối tượng vay vốn ngân hàng chính sách xã hội
- Cho vay hộ nghèo.
- Cho vay hộ cận nghèo.
- Cho vay hộ mới thoát nghèo.
- Cho vay học sinh, sinh viên.
- Cho vay đối tượng chính sách đi lao động nước ngoài.
- Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
- Cho vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn.
- Cho vay thương nhân vùng khó khăn.
- Cho vay mua nhà trả chậm đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên.
- Cho vay hộ nghèo làm nhà ở.
- Cho vay hộ nghèo làm nhà ở tránh lũ.
- Cho vay hộ gia đình có người HIV, sau cai nghiện.
- Cho vay hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi ngành nghề.
- Cho vay hỗ trợ trồng rừng, phát triển chăn nuôi.
- Cho vay hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn.
- Cho vay hộ hộ dân tộc thiểu số vùng đồng bằng sống Cửu Long.
- Cho vay hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi ngành nghề.
- Cho vay xuất khẩu lao động tại huyện nghèo.
- Các chương trình dự án vốn nước ngoài.
Lãi suất cho vay của ngân hàng chính sách xã hội
Lãi suất cho vay đối với người nghèo của ngân hàng chính sách xã hội
Hiện nay, lãi suất cho vay đối với các đối tượng người nghèo rất ưu đãi. Nhằm giúp các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo hay HSSV khó khăn có điều kiện cải thiện cuộc sống, vươn lên thoát nghèo, học tập tốt góp phần thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước về xóa đói, giảm nghèo, tăng nhận thức, đảm bảo an sinh xã hội…
Đối tượng cho vay | Lãi suất cho vay |
Hộ nghèo | 6,6%/Năm |
Hộ nghèo tại 64 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a năm 2008 của Chính Phủ | 3,3%/Năm |
Hộ cận nghèo | 7,92%/Năm |
Hộ mới thoát nghèo | 8,25%/Năm |
HSSV có hoàn cảnh khó khăn | 6,6%/Năm |
Lãi suất vay dành cho các đối tượng hoàn cảnh khác
Bên cạnh những ưu đãi dành cho đối tượng người nghèo thì Ngân hàng Chính sách xã hội cũng đáp ứng được khả năng của các đối tượng muốn vay để giải quyết việc làm và đi lao động có thời hạn nước ngoài bằng mức lãi suất thấp. Cụ thể như sau:
Đối tượng cho vay | Lãi suất cho vay |
Người lao động là người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện KT – XH đặc biệt khó khăn, người khuyết tật. | 3,3%/năm |
Hộ gia đình vay vốn cho người lao động mà người lao động là người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện KT – XH đặc biệt khó khăn, người khuyết tật. | 3,3%/năm |
Cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật. | 3,3%/năm |
Cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng 30% tổng số lao động trở lên là người dân tộc thiểu số. | 3,3%/năm |
Cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật và người dân tộc thiểu số. | 3,3%/năm |
Các đối tượng khác | 6,6%/năm |
Người lao động là hộ nghèo và người dân tộc thiểu số thuộc 64 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a năm 2008 của Chính Phủ. | 3,3%/năm |
Các đối tượng còn lại thuộc 64 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a năm 2008 của Chính Phủ. | 6,6%/năm |
Cho vay xuất khẩu lao động | 6,6%/năm |
Các hoạt động ngoại hối của ngân hàng chính sách
Theo quy định pháp luật, ngân hàng chính sách được thực hiện một số hoạt động ngoại hối thuộc phạm vi hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường trong nước và trên thị trường quốc tế phù hợp với quy định tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thành lập, phê duyệt Điều lệ ngân hàng chính sách.
Hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường trong nước
Ngân hàng Chính sách Xã hội được thực hiện các hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường trong nước mà không phải xin chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước, bao gồm:
- Thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ giao ngay
- Thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ kỳ hạn, giao dịch hoán đổi ngoại tệ, giao dịch quyền chọn mua, bán ngoại tệ
- Nhận tiền gửi, cho vay bằng ngoại tệ đối với các khách hàng không phải là tổ chức tín dụng
- Cung cấp các dịch vụ chuyển tiền và thanh toán bằng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam; Dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ
- Mua, bán, chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác bằng ngoại tệ
- Cung cấp các dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản bằng ngoại hối; Nhận ủy thác cho vay bằng ngoại tệ
- Cung ứng các dịch vụ tư vấn cho khách hàng về ngoại hối
- Mở tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác được phép hoạt động ngoại hối
- Vay vốn, cho vay bằng ngoại tệ với các tổ chức tín dụng được phép khác;
- Gửi tiền, nhận tiền gửi bằng ngoại tệ với các tổ chức tín dụng được phép khác.
Hoạt động ngoại hối cơ bên trên thị trường quốc tế
Ngân hàng Chính sách Xã hội được thực hiện các hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường quốc tế mà không phải xin chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước, bao gồm:
- Thanh toán, chuyển tiền quốc tế
- Mua, bán ngoại tệ giao ngay trên thị trường quốc tế
- Thực hiện các giao dịch mua, bán ngoại tệ kỳ hạn, giao dịch hoán đổi ngoại tệ với tổ chức tài chính nước ngoài nhằm mục đích phòng ngừa, hạn chế rủi ro đối với hợp đồng mua bán ngoại tệ, giao dịch hoán đổi ngoại tệ đã giao kết và thực hiện với khách hàng trong nước
Kết luận: Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp về Ngân hàng chính sách xã hội là gì, tổng quan, chức năng, nhiệm vụ…Có thể thấy ngân hàng chính sách xã hội có vai trò rất lớn trong việc xóa đói giảm nghèo của người dân có hoàn cảnh khó khăn. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích đến bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết.
Đăng nhập
Bạn mới biết đến Chanh Tươi Review? Đăng ký
Chúng tôi sẽ gửi đường link lấy lại mật khẩu vào Email của bạn. Vui lòng nhập chính xác Email:
Bình luận 0 Bình luận
Chanh Tươi Review trân trọng mọi ý kiến đóng góp. Đánh giá của bạn có thể giúp hàng ngàn người khác đưa ra quyết định mua hàng chính xác. Xem chính sách bình luận.