Tín dụng là gì? Những điều cơ bản cần biết khi nhắc đến tín dụng

11.08.2022 - 09:49

Tín dụng là gì? Tín dụng có những đặc điểm gì? Tín dụng có vai trò gì? Các sản phẩm tín dụng phổ biến nhất hiện nay là gì? Lãi suất tín dụng được tính như thế nào? Đây chắc hẳn là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm. Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây hãy cùng mình tìm hiểu xem tín dụng là gì và những kiến thức cơ bản về tín dụng nhé!

Tín dụng là gì?

Tín dụng (Credit) được định nghĩa rõ ràng là sự thể hiện cho mối quan hệ vay và cho vay. Trong đó, người vay có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Còn người cho vay là ngân hàng, hoặc tổ chức tài chính tín dụng nào đó. Sản phẩm vay có thể là hàng hóa hoặc tiền.

tin-dung-la-gi-1659452624

Mối quan hệ vay và cho vay này có những quy định và ràng buộc cụ thể. Như vay tín chấp hay vay thế chấp. Bên cạnh đó, tín dụng thì luôn gắn với lãi suất. Những khoản vay tín dụng đều được áp lãi suất theo quy định của bên cho vay. Mà người vay muốn vay phải chấp nhận thực hiện.

Tín dụng cá nhân là gì?

Để chỉ các khoản vay mượn của cá nhân phục vụ các nhu cầu cho cá nhân như: Tự kinh doanh, mua nhà, mua xe, mua sắm, tiêu dùng cá nhân, du học…

Khách hàng cá nhân có thể vay tại ngân hàng nếu muốn vay khoản lớn, đảm bảo an toàn, uy tín, lãi suất ưu đãi. Ngược lại, nếu đang cần vay gấp một khoản tiền mà không cần cung cấp quá nhiều loại giấy tờ hồ sơ thì lời khuyên cho bạn là nên chọn các tổ chức tín dụng khác ngoài ngân hàng.

Tín dụng doanh nghiệp là gì?

Để chỉ các khoản vay mượn do doanh nghiệp đứng ra vay nhằm phục vụ mục đích kinh doanh của doanh nghiệp, ví dụ: Xoay vòng vốn, bổ sung vốn, mua nguyên vật liệu phục vụ kinh doanh, sản xuất, thực hiện dự án…

Với khách hàng doanh nghiệp, vay vốn tại ngân hàng để đầu tư kinh doanh là lựa chọn tối ưu!

Tín dụng ngân hàng là gì?

Tín dụng ngân hàng là khái niệm để chỉ mối quan hệ cho vay mượn giữa ngân hàng/tổ chức tín dụng với các cá nhân hoặc tổ chức khác. Trong đó, ngân hàng có thể đóng vai trò là người đi vay và người cho vay. Những khách hàng cá nhân/doanh nghiệp gửi tiết kiệm ngân hàng sẽ đóng vai trò là người cho vay đối với ngân hàng.

Đặc điểm của tín dụng

Tín dụng thường có các đặc điểm sau:

  • Hoạt động tín dụng thường có những quy định ràng buộc người vay và người cho vay như vay thế chấp (có tài sản đảm bảo), vay tín chấp (dựa trên uy tín và khả năng thanh toán của người vay), vay thấu chi (có chứng thực thu nhập cố định),…
  • Các khoản vay tín dụng sẽ áp dụng mức lãi suất nhất định. Điều này đồng nghĩa với việc người đi vay phải trả cả gốc và lãi cho bên cho vay khi đến kỳ hạn thanh toán.
  • Chuyển giao quyền sử dụng vốn mang tính chất tạm thời từ bên cho vay sang bên vay theo thỏa thuận giữa các bên.

Phân loại tín dụng

Sau khi nắm được tín dụng là gì, chúng ta cùng tìm hiểu về phân loại.

Căn cứ vào thời hạn tín dụng, tín dụng được chia thành:

  • Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn không quá 12 tháng, thường được dùng để cho vay bổ sung vốn lưu động của các doanh nghiệp và nhu cầu thanh toán cho sinh hoạt cá nhân.
  • Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 12 tháng đến 60 tháng, dùng để cho vay vốn mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kĩ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình qui mô nhỏ của các doanh nghiệp và cho vay xây dựng nhà ở hoặc mua sắm hàng tiêu dùng có giá trị lớn của cá nhân.
  • Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 60 tháng, được sử dụng để cho vay dự án đầu tư xây dựng mới, cải tiến và mở rộng sản xuất có qui mô lớn.

Căn cứ vào đối tượng tín dụng:

Theo tiêu thức này, tín dụng được chia làm hai loại:

  • Tín dụng vốn lưu động: Là loại tín dụng được cấp nhằm hình thành vốn lưu động cho các doanh nghiệp hoặc các chủ thể kinh tế khác.
  • Tín dụng vốn cố định: Là loại tín dụng được cấp nhằm hình thành vốn cố định của các doanh nghiệp hoặc các chủ thể kinh tế khác. Loại tín dụng này được thực hiện dưới hình thức cho vay trung và dài hạn.

phan-loai-tin-dung-1659452642

Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn tín dụng:

Theo tiêu thức này, tín dụng được chia làm hai loại:

  • Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: Là loại tín dụng cấp cho các doanh nghiệp và chủ thể kinh tế khác để tiến hành sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
  • Tín dụng tiêu dùng: Là loại tín dụng cấp cho các cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng

Căn cứ vào chủ thể tín dụng:

Dựa vào chủ thể trong quan hệ tín dụng được chia thành hình thức tín dụng sau:

  • Tín dụng thương mại: Là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp được thực hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa hoặc ứng tiền trước khi nhận hàng hóa.
  • Tín dụng ngân hàng: Là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức xã hội.
  • Tín dụng nhà nước: Là hình thức tín dụng thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước với các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức xã hội. Nhà nước vừa là người đi vay, vừa là người cho vay.

Căn cứ vào tính chất bảo đảm tiền vay:

  • Tín dụng đảm bảo bằng tài sản: Là loại tín dụng được đảm bảo bằng các loại tài sản của khách hàng, bên bảo lãnh hoặc hình thành từ vốn vay.
  • Tín dụng đảm bảo không bằng tài sản: Là loại tín dụng được đảm bảo dưới hình thức tín chấp, cho vay theo chỉ định của Chính phủ và hộ nông dân vay vốn được bảo lãnh của các tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương.

Căn cứ vào lãnh thổ hoạt động tín dụng:

Dựa vào tiêu thức này tín dụng được chia thành hai loại:

  • Tín dụng nội địa: Là quan hệ tín dụng phát sinh trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.
  • Tín dụng quốc tế: Là quan hệ tín dụng phát sinh giữa các quốc gia với nhau hoặc giữa một quốc gia với một tổ chức tài chính - tín dụng quốc tế.

Vai trò của tín dụng

Ở phần trên chúng ta đã tìm hiểu về tín dụng là gì và các đặc điểm của tín dụng. Vậy tín dụng có những vai trò gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong phần tiếp theo nhé!

Đối với cá nhân và tổ chức kinh tế

Không phải lúc nào các cá nhân và tổ chức kinh tế cũng có sẵn một lượng vốn nhất định để tài trợ cho hoạt động chi tiêu, mua sắm hay duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt là đối với các trường hợp người có nhu cầu về vốn là những người lao động có thu nhập thấp hoặc các hộ gia đình sản xuất, doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.

vai-tro-cua-tin-dung-1659452659

Việc thiếu vốn sẽ trở thành gánh nặng kinh tế lớn trong cuộc sống và làm gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó, tín dụng ra đời với mục tiêu giải quyết “cơn khát vốn” của các cá nhân và doanh nghiệp.

Hơn nữa, các tổ chức tín dụng thường tạo điều kiện vay vốn cho bên có nhu cầu với mức lãi suất ưu đãi và thời gian vay có thể ngắn hay dài tùy theo nguyện vọng của bên vay.

Đối với ngân hàng/ các tổ chức tài chính

Cho vay là một trong những mục đích tồn tại chính của các ngân hàng/tổ chức tài chính. Việc cho vay và tính lãi suất sẽ đem về nguồn lợi nhuận lớn cho các tổ chức tín dụng này. Nhờ đó mà họ có thêm vốn để mở rộng quy mô, nâng cấp về mặt công nghệ...

Đối với nền kinh tế

Trong thời đại hội nhập như hiện nay, việc vay nợ từ các ngân hàng, tổ chức tài chính quốc tế. Đã trở thành một nhu cầu bức thiết đối với tất cả các quốc gia đang phát triển trên thế giới. Việc vay vốn này sẽ giúp các nước đang phát triển tăng trưởng kinh tế, đời sống của người dân. Cũng nhờ thế mà được nâng cao và cải thiện hơn.

Việc cho vay tiêu dùng trong nước cũng cần được đẩy mạnh để giúp giảm bớt tình trạng giảm phát. Và xử lý phần nào những khó khăn mà khủng hoảng kinh tế toàn cầu gây ra cho lĩnh vực xuất khẩu của nước ta.

Các sản phẩm tín dụng phổ biến nhất hiện nay

Vay tín chấp

Vay tín chấp là hình thức tín dụng (cho vay) thông qua uy tín của người đi vay. Cụ thể, khách hàng vay vốn chứng minh uy tín của bản thân tương đương năng lực trả nợ thông qua các loại giấy tờ tín chấp để được các đơn vị cho vay hỗ trợ duyệt vay.

Dưới đây là các hình thức vay tín chấp phổ biến nhất hiện nay:

  • Vay tín chấp theo lương (thông qua việc chứng minh thu nhập từ lương hàng tháng)
  • Vay tín chấp theo giấy đăng ký xe máy (cung cấp giấy tờ đăng ký xe máy để đảm bảo cho khoản vay)
  • Vay tín chấp theo giấy đăng ký xe ô tô (cung cấp giấy tờ đăng ký xe ô tô để đảm bảo cho khoản vay. Do cà vẹt ô tô là loại giấy tờ giá trị, hạn mức vay tín chấp theo giấy đăng ký xe ô tô rất cao)
  • Vay tín chấp theo CMND và sổ hộ khẩu (vay tiền chỉ cần có bản gốc sổ hộ khẩu và CMND)
  • Vay tín chấp theo hóa đơn điện nước (chứng minh uy tín thông qua giấy tờ hóa đơn điện/nước của 3 tháng gần nhất)
  • Vay tín chấp theo sổ bảo hiểm nhân thọ (chứng minh uy tín thông qua giấy tờ sổ bảo hiểm nhân thọ)

Hạn mức vay tín chấp sẽ phụ thuộc vào từng hình thức vay và mức độ tin cậy từ hồ sơ vay mà bạn cung cấp cho các tổ chức tín dụng.

Hiện nay, hầu hết ngân hàng chỉ hỗ trợ gói tín dụng vay tín chấp theo lương với hạn mức tối đa 10 - 12 lần lương, thời hạn vay từ 6 - 60 tháng, lãi suất dao động từ 15 - 30%/năm tính theo dư nợ giảm dần.

Với các hình thức vay tín chấp khác, hạn mức vay tối đa thông thường từ 30 - 50 triệu tùy theo chính sách của từng đơn vị vay. Khách hàng có nhu cầu vay tín chấp theo đăng ký xe, vay theo CMND và sổ hộ khẩu, vay theo hóa đơn điện nước… có thể tìm đến các công ty tài chính uy tín khác trên thị trường để được hỗ trợ.

Vay thế chấp

Vay thế chấp là hình thức vay tiền thông qua việc thế chấp/cầm cố tài sản hiện hữu. Khách hàng đem thế chấp/cầm cố tài sản để được vay một khoản tiền theo nhu cầu và sẽ nhận lại tài sản thế chấp sau khi hoàn trả đầy đủ cả lãi và gốc của khoản vay. Nếu quá thời hạn mà người vay không thể trả nợ, tài sản sẽ bị đơn vị cho vay thu giữ và thanh lý.

vay-the-chap-1659452669

Các hình thức vay thế chấp phổ biến hiện nay:

  • Vay thế chấp BĐS/nhà đất
  • Vay thế chấp xe ô tô
  • Vay cầm cố sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá
  • Vay cầm cố tài sản nhỏ: Xe máy, điện thoại, máy tính, vàng, đồng hồ,...

Hạn mức vay thế chấp sẽ phụ thuộc vào giá trị tài sản thế chấp của bạn, tối đa lên tới 70 - 90% giá trị tài sản.

Do có tài sản thế chấp làm đảm bảo, lãi suất vay thế chấp hiện nay rất ưu đãi, thấp hơn so với mức lãi suất vay tín chấp. 

Vay thấu chi

Vay thấu chi là gói tín dụng dành riêng cho khách hàng vay vốn tại ngân hàng, khi người đi vay có nhu cầu sử dụng vượt số tiền hiện có trong tài khoản thanh toán cá nhân.

Hiện nay, hạn mức vay thấu chi tối đa là 5 lần thu nhập hàng của khách hàng. Người vay thấu chi cần chứng minh được mức thu nhập cố định hàng tháng để ngân hàng tin tưởng hỗ trợ duyệt vay vượt mức tài khoản thanh toán.

Lãi suất tín dụng

Lãi suất tín dụng là gì?

Khi đi vay tiền, bạn cần trả một khoản phí dịch vụ vay tiền cho các đơn vị tài chính, khoản phí này chính là lãi suất tín dụng.

Lãi suất là tỷ lệ % tính trên khoản vay gốc mà bạn cần trả thêm cho các đơn vị vay cũng là chi phí cần trả cho việc vay mượn. Lãi suất có thể tính theo tháng hoặc theo năm, trả định kỳ hàng tháng hoặc tất toán vào cuối kỳ tùy theo chính sách của đơn vị vay.

lai-suat-tin-dung-1659452680

Cách tính lãi suất tín dụng

  • Lãi suất tính theo dư nợ ban đầu

Là cách tính lãi suất dựa trên số nợ gốc ban đầu, số tiền lãi phải trả sẽ không đổi trong suốt quá trình vay vốn.

Ví dụ: Anh A vay 30 triệu tại ngân hàng trong 30 tháng, lãi suất 12%/năm tính theo dư nợ ban đầu. Như vậy, tỷ lệ lãi suất tính theo tháng là 12/12 = 1%/tháng.

Do lãi suất tính theo dư nợ ban đầu nên hàng tháng, số tiền lãi anh A phải trả ngân hàng cố định là: 30 triệu x 1% = 300.000đ cho 1 tháng

Tổng số tiền lãi phải trả là: 300.000đ x 30 tháng = 9 triệu.

  • Lãi suất tính theo dư nợ giảm dần

Là cách tính lãi suất dựa trên số dư nợ còn lại sau khi đã trả góp 1 tiền nợ gốc định kỳ hàng tháng. Với cách tính này, số tiền lãi phải trả sẽ giảm dần qua từng tháng.

Ví dụ: Anh A vay 30 triệu tại ngân hàng trong 30 tháng, lãi suất 18%/năm tính theo dư nợ giảm dần. Như vậy, tỷ lệ lãi suất tính theo tháng là 18/12 = 1,5%/tháng.

Mỗi tháng, số tiền gốc phải trả góp định kỳ là: 30 triệu/30 tháng = 1 triệu

  • Tháng đầu tiên, số tiền lãi phải trả là: 1,5% x 30 triệu = 450.000đ
  • Tháng thứ 2, số tiền lãi phải trả là: 1,5% x (30 triệu - 1 triệu) = 435.000đ
  • Tháng thứ 3, số tiền lãi phải trả là: 1,5% x (29 triệu - 1 triệu) = 420.000đ
  • Tiếp tục giảm như vậy cho đến tháng trả nợ cuối cùng, số tiền lãi phải trả còn: 1,5% x 1 triệu = 15.000đ

Như vậy, tùy vào cách tính lãi suất khác nhau sẽ cho ra số tiền phải trả khác nhau. Cùng một con số lãi suất, số tiền lãi phải trả khi tính theo dư nợ giảm dần sẽ nhỏ hơn so với số tiền lãi phải trả khi tính theo dư nợ gốc, do đó khi đi vay, khách hàng cần lưu ý đến cách tính lãi suất tín dụng.

Trên đây là những thông tin cơ bản về tín dụng giúp bạn hiểu được tín dụng là gì và những điều cần biết khi nhắc đến tín dụng. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích.

0/5 - (0 bình chọn)

Được viết bởi

avatar-co-to-quoc
Tú Cao

Kỹ sư công nghệ, Doanh nhân

Tác giả Tú Cao Tú Cao là một kỹ sư công nghệ thông tin, một doanh nhân và một blogger về marketing và tài chính. Anh có nhiều kinh nghiệm và kiến thức trong lĩnh vực web-app, SEO, quản lý và xây dựng ...
img_avatar

Bình luận

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!