Sự tích cây Nêu ngày Tết - Cây Nêu ngày Tết được bắt nguồn từ đâu

21.01.2022 - 09:20

Hình ảnh cây nêu ngày Tết bắt nguồn từ “Sự tích cây nêu ngày Tết” là một hình ảnh thiêng liêng và vô cùng quen thuộc đối với dân tộc Việt Nam mỗi dịp Tết đến xuân về. Đây được xem như là một biểu tượng trừ tà ma và thể hiện tinh thần dân tộc của người Việt Nam.

Tuy nhiên, có thể một vài bạn đọc vẫn chưa biết đến cây nêu là cây gì? Nó bắt nguồn từ đâu? Và “Sự tích của cây nêu ngày tết” là gì? Và ý nghĩa của nó. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp cho các bạn đọc giải đáp mọi thắc mắc và hiểu hơn về tục lệ thờ cây nêu ngày Tết này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Cây nêu là cây gì?

Cây nêu là một thân cây (cao tầm 5 đến 6 mét) được các dân tộc Việt Nam trồng trước nhà vào mỗi dịp Tết cổ truyền đến.

su-tich-cay-neu-ngay-tet
Cây nêu ở hai bên đường

Tuy nhiên mỗi dân tộc Việt Nam lại có những dạng cây nêu với những trang trí khác nhau.

Cây nêu của người Kinh được làm bằng bằng thân cây tre hoặc thân cây bương, cây lồ ô được tỉa hết lá và nhánh chỉ để lại một vài nhánh nhỏ trên phần ngọn. Còn đối với các dân tộc thiểu số khác thì thân cây nêu của họ thường được làm từ cây gỗ như là cây gạo của người dân tộc Gia Rai.

Bên cạnh đó, phía trên ngọn của các cây nêu được treo một chiếc vòng nhỏ và một vài vật dụng khác tùy vào tục lệ của từng địa phương, từng dân tộc. Còn về thân cây nêu còn có thể được trang trí bằng các đèn lồng, chuông gió hoặc các câu đối ngày Tết.

Cây nêu bắt nguồn từ đâu

Nguồn gốc của cây nêu ngày Tết bắt nguồn từ “Sự tích cây nêu ngày Tết” của giáo sư Nguyễn Đổng Chi (một nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Việt Nam) trong Kho tàng Truyện cổ tích Việt Nam.

Và để hiểu sâu hơn về nguồn gốc của cây nêu ngày Tết thì các bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về "Sự tích của cây nêu ngày Tết" sau đây nhé!

Tóm tắt sự tích cây nêu ngày tết

su-tich-cay-neu-ngay-tet-1
Tóm tắt "Sự tích của cây nêu ngày Tết"

Ngày xưa, cũng không biết là bắt đầu từ bao giờ Quỷ chiếm hết tất cả đất của con người. Người chỉ ăn nhờ ở đậu và làm thuê ruộng đất cho bọn Quỷ.

Chúng nó đối xử với con người ngày càng tàn bạo. Chúng tăng số phải nộp lên gấp đôi và mỗi năm lại nhích lên một ít. Cuối cùng, chúng bắt Người phải nộp cho chúng theo một thể lệ do chúng nghĩ ra đó là “ăn ngọn cho gốc”.

Mặc dù Người không chịu nhưng chúng dùng áp lực buộc Người phải theo. Vì thế, sau mùa gặt người chỉ còn trơ trơ những rạ là rạ. Cảnh tưởng gầy gò của Người ở khắp nơi bên cạnh sự tươi cười đắc ý của bọn Quỷ gian manh.

Thấy vậy, Phật từ phương Tây lại giúp người chống lại sự bóc lột tàn bạo của bọn Quỷ. Sau mùa đói đó Phật bảo Người đừng trồng lúa nữa mà hãy cào đất thành luống trồng khoai lang. Người cứ y lời Phật dạy mà cào đất trồng khoai, bọn Quỹ không ngờ Người đã có mưu kế chống lại mình. Nên chúng vẫn nêu thể lệ như mùa trước.

Mùa thu hoạch đó Quỷ rất hậm hực nhìn Người gánh những gánh khoai lang về nhà từng đống lù lù còn nhà mình thì toàn những dây và lá khoai. Nhưng thể lệ đã giao chúng đành cứng họng không thể nào chối cãi được.

Sang mùa tiếp theo, chúng thay đổi thể lệ mới “Ăn gốc cho ngọn”. Phật bảo người chuyển sang trồng lúa, và Quỷ lại không có ăn. Chúng tức giận tuyên bố mùa sau “ăn cả gốc lẫn ngọn”.

Nhưng chúng không ngờ Phật đã trao cho Người hạt giống cây ngô để gieo khắp mọi nơi, mọi chỗ.

Năm ấy, lại một lần nữa Người sung sướng khi trong nhà thóc ăn chưa hết thì từng gánh ngô đã tiến về chất từng cót đầy ắm ắp. Và bọn Quỷ lại một vố uất ức tận mấy ngày liền.

Thế là bọn Quỷ quyết định bắt Người phải trả lại tất cả ruộng đất không cho làm nữa. Chúng nghĩ thà không ăn được gì còn hơn để Người ăn một mình.

Phật bảo Người giao kèo với Quỷ cho một miếng đất bằng bóng một chiếc áo cà sa. Nghĩa là Người sẽ trồng một cây tre rồi móc chiếc áo cà sa trên ngọn, bóng cơ sa che được bao nhiêu đất thì đó là đất của Người.

Ban đầu chúng không chịu nhưng sau nghĩ lại đất tậu ít “Bằng chiếc áo cà sa thì có bao nhiêu”. Thế là hai bên ký tờ giao ước: “Ngoài bóng tre là đất của Quỷ, trong bóng tre là đất của Người”.

Khi Người trồng xong cây tre thì Phật đứng ở trên tung áo cà sa bay tỏa thành một miếng vải tròn. Rồi Phật hóa phép giúp cây tre cao vút mãi lên tận trời. Đất trời dần trở nên âm u, bóng áo cà sa che kín khắp mặt đất.

Bọn Quỷ không ngờ lại có điều thần kì như thế mỗi lần bóng cà sa che đến đất của chúng, chúng phải lùi mãi, lùi mãi ra xa. Cuối cùng chúng không có đất nữa phải chạy ra biển Đông

Nhưng không dừng ở đó, Quỷ tiếc vì đất đai của mình về tay Người nên đã chiêu tập lũ Quỷ vào cướp lại. Phật cầm gậy tầm xích đánh giúp Người khiến bọn Quỷ không tiến lên được.

Quỷ hết lần này đến lần khác đánh nhau với Người nhưng Phật đã dùng những thứ bọn Quỷ sợ để chống lại. Quỷ chạy không kịp, bị Phật đày ra biển Đông. Chúng gập đầu xin Phật thương tình một năm cho vào đất liền 2, 3 lần để thăm phần mộ tổ tiên ngày trước.

Phật thấy vậy nên thương hại hứa cho, vì thế hàng năm cứ đến ngày Tết Nguyên Đán là ngày lũ Quỷ vào thăm đất liền, thì người ta theo tục trồng nêu để lũ Quỷ sợ không dám đến gần.

Trên câu Nêu có treo khánh đất để mỗi lần gió rung thì có tiếng động phát ra nhắc nhở bọn Quỷ nghe thấy mà tránh. Trên đó cũng buộc một bó dứa hoặc cành đa để Quỷ sợ mà bỏ đi.

Bên cạnh đó, người ta cũng vẽ cung tên mũi nhọn hướng về phía đông và rắc vôi quanh nhà vào những ngày tết để cấm Quỷ bén mảng đến. Cũng từ đó Người mới có thể yên ổn làm ăn, dường như mọi thứ mới bình yên hơn trước.

Ý nghĩa câu chuyện sự tích cây nêu ngày Tết

su-tich-cay-neu-ngay-tet-2
Ý nghĩa của Sự tích của cây nêu ngày Tết

Từ “Sự tích cây nêu ngày Tết” chúng ta có thể thấy cây nêu ngày Tết được sử dụng chủ yếu để trừ ma diệt quỷ, xóa bỏ được những điềm xui trong năm cũ, mang lại cả năm may mắn, góp phần làm phong phú thêm cho sắc màu ngày Tết.

Nhưng bên cạnh đó cây nêu còn để thờ phụng Thần linh, tổ tiên đó như là một lời nhắc nhở chúng ta luôn phải nhớ về cội nguồn của mình, "ăn quả nhớ kẻ trồng cây".

Cũng từ sự tích cây nêu ngày Tết này thì cây nêu dường như đã trở thành một biểu tượng cho sự đấu tranh bảo vệ lãnh thổ của dân tộc Việt Nam, chống lại những thế lực mạnh, tàn ác xâm chiếm lãnh thổ.

Ngày nay, việc thờ cây nêu ngày Tết có lẽ phổ biến hơn ở những vùng quê, người dân thành thị có thể vì sự hạn chế về diện tích nhà mà đã bỏ qua tục lệ này. Mặc dù thế, hình ảnh của những cây nêu ngày Tết vẫn luôn đi sâu vào tiềm thức của mỗi dân tộc Việt Nam.

Với thời kỳ hội nhập hiện nay, mặc dù hội nhập những yếu tố văn hóa mới thì cũng mong chúng ta hãy giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Bao gồm cả tập tục thờ cây nêu ngày Tết nhé!

Bài viết trên của chúng tôi đã cung cấp cho quý bạn đọc những thông tin chi tiết về cây nêu ngày Tết. Qua bài viết này mong các bạn có thể hiểu thêm về truyền thống văn hóa cao đẹp của dân tộc Việt Nam và giữ gìn cũng như là phát huy đừng để những phong tục này của dân tộc bị mai một nhé!

Và chắc rằng qua bài viết trên các bạn đọc đã biết thêm về sự ra đời của cây nêu qua "Sự tích cây nêu ngày Tết" rồi nhỉ?.

0/5 - (0 bình chọn)

Được viết bởi

Ban biên tập Chanh Tươi Là một đội ngũ gồm các biên tập viên và chuyên gia có kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng về các sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng. Ban biên tập Chanh Tươi luôn nghiên cứu kỹ lưỡng, ...
img_avatar

Bình luận

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!