Quả hồng châu là quả gì? Chúng có độc không, cách để nhận biết chúng

31.12.2021 - 08:20

Quả hồng châu là quả gì? Có ăn được hay không và làm thế nào để xử lý khi bị ngộ độc hồng châu. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để có thêm thông tin về hồng châu cũng như giải đáp được những thắc mắc của bạn.

1. Quả hồng châu là quả gì?

Quả hồng châu là quả gì? Cây hồng châu có tên khoa học (Capparis versicolor Griff), họ Màn màn (Capparaceae). Tên gọi theo địa phương khác là: cây Rom, cây Mề gà, cây Khua mật, cây Móc quạ (Thái Nguyên), chi pản sloa (Cao Bằng)...

qua-hong-chau-la-qua-gi-01

Cây hồng châu thuộc dạng cây leo, vỏ thân cây màu xanh nhạt, có gai nhọn, cứng. Lá cây có màu xanh đậm, to bằng 2 ngón tay người lớn, dài khoảng từ 11 - 12cm. Quả hồng châu thường được mọc hoang ở vùng núi đá và thường được tìm thấy ở vùng cao như Hà Giang.

Đặc điểm nhận dạng quả hồng châu:

  • Quả tròn to gần bằng quả trứng gà, vỏ nhẵn mượt không có lông.
  • Quả non vỏ màu xanh nhạt, khi quả chín vỏ có màu tím và hơi mềm.
  • Bổ vào trong có lớp vỏ màu hồng, mỗi quả có từ 4 - 6 hạt, các hạt có một lớp cùi màu trắng đục, nhiều nước và mềm bao bọc, bên trong cùi có một hạt to bằng hạt ngô có màu tím và hơi dẹp.
  • Hồng châu chín rộ vào tháng 7, 8, 9 hằng năm.

2. Quả hồng châu có độc hay không?

Quả hồng châu có độc, loại độc tố mà chúng mang trong mình là alcaloid và chứa trong hạt. Độc tính của chúng tác động chủ yếu lên tế bào cơ tim và gây phù phổi cấp. 

Thử nghiệm trên động vật cho thấy liều tối thiểu gây chết qua đường tiêu hóa của hạt có cả cùi đối với thỏ là 18g/kg thể trọng, đối với chuột cống trắng là 72g/kg thể trọng (động vật chết do suy hô hấp và trụy tim mạch).

qua-hong-chau-la-qua-gi-02

Trường hợp bị ngộ độc quả hồng châu không phải là hiếm xảy ra, đặc biệt là các em học sinh tuổi thiếu niên và nhi đồng. 

Để tránh những vụ ngộ độc đáng tiếc xảy ra, người dân, đặc biệt là trẻ em tuyệt đối không ăn quả hồng châu cũng như các loại cây, củ, quả lạ khác mọc trong rừng.

Khi thấy nạn nhân có xuất hiện các các triệu chứng ngộ độc cần nhanh chóng đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời, tránh trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra

Cách nhận biết ngộ độc quả hồng châu.

Khi bị ngộ độc quả hồng châu, người ngộ độc thường thấy các biểu hiện như nôn, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy. Nếu không được chữa trị kịp thời thì sẽ dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng.
Ngộ độc hồng châu có thể dẫn đến suy hô hấp, trụy tim mạch. Độc tính của chúng tác động chủ yếu lên tế bào cơ tim và gây phù phổi cấp. 

Cách xử lý khi bị ngộ độc hồng châu

Một số cách sơ cứu khi gặp trường hợp ngộ độc quả hồng châu bạn có thể áp dụng như sau:

  • Gây nôn (bằng biện pháp cơ học) ngay lập tức bằng cách cho người bệnh uống nước và gây nôn.
  • Uống than hoạt tính với liều dùng là 1gam/kg cân nặng người bệnh. 
  • Cho người bệnh uống đủ nước, tốt nhất là dùng oresol. 
  • Nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất. 
  • Nếu người bệnh hôn mê, co giật hãy cho người bệnh nằm nghiêng. 
  • Nếu người bệnh thở yếu, ngừng thở cần hà hơi thổi ngạt hoặc hô hấp nhân tạo bằng các phương tiện cấp cứu có tại chỗ.

Khi bị ngộ độc hồng châu, không có thuốc điều trị đặc hiệu mà phải điều trị căn nguyên và điều trị triệu chứng là chủ yếu. 

Cần vận chuyển nạn nhân đến bệnh viện bằng xe cơ giới (tuyệt đối không để bệnh nhân đi bộ). 

Gây nôn, rửa dạ dày càng sớm càng tốt, uống than hoạt với liều 1-2 g/kg thể trọng kèm theo 4-6 gói sorbitol (nếu không có thể cho uống lòng trắng trứng), tăng cường thải độc tố, duy trì chức năng sống (trợ tim, trợ hô hấp, chống co giật, chống phù phổi cấp).

Xét nghiệm, theo dõi và điều chỉnh chất điện giải trong máu.

Để chủ động phòng chống ngộ độc quả rừng, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Hà Giang khuyến cáo người dân, học sinh tuyệt đối không ăn quả Hồng Châu và cũng như các loại quả dại khác kể cả chỉ ăn thử một lần, để phòng ngừa ngộ độc dẫn đến tử vong đáng tiếc xảy ra. 

Trường hợp phát hiện thì cần đưa người bệnh đến Trạm Y tế xã hoặc bệnh viện gần nhất.

3. Quả hồng châu nguy hiểm như thế nào?

Để dể hình dung hơn mức độ nghiêm trọng khi ngộ độc hồng châu. Dưới đây là ví dụ cho thấy mức độ nghiêm trọng khi ngộ độc phải hồng châu.

qua-hong-chau-la-qua-gi-03

BV Nhi Trung Ương cho biết, vào 4 giờ sáng ngày 4/10/2021, Khoa Cấp cứu Chống độc - Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận 8 trẻ (từ 9-13 tuổi; ở huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai) bị ngộ độc do ăn quả hồng châu.

Theo lời kể của các gia đình, trưa ngày 2/10, trên đường từ trường về nhà, một nhóm khoảng 16 em học sinh thấy quả dại trên đồi chín nên hái ăn. Khoảng 3 giờ sau ăn, trẻ xuất hiện tình trạng nôn, lơ mơ, mệt mỏi, choáng váng kèm đau bụng dữ dội.

Sau khi theo dõi, thấy tình trạng của trẻ ngày càng nặng, tầm 20 giờ đến 22 giờ cùng ngày, 9 gia đình đưa con đến Bệnh viện Đa khoa huyện Văn Bàn để cấp cứu và được chẩn đoán trẻ bị ngộ độc quả hồng châu. 

Các bác sĩ tại Bệnh viện Huyện đã nhanh chóng xử trí bằng gây nôn, truyền dịch, lợi tiểu, nhuận tràng cho 9 trẻ. Tuy nhiên,sau khi theo dõi thì 1 trẻ đã tử vong do diễn biến bệnh nhanh, nặng và cấp tính. Đêm 3/10, 8 trẻ còn lại được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương để tiếp tục theo dõi và điều trị.

Qua trường hợp trên, chúng ta thấy được mức độ nghiêm trọng của việc ngộ độc hồng châu. Vậy chúng ta cần nên cảnh giác cao độ việc con em mình ăn trái cây dại để hạn chế việc đáng tiếc xảy ra.
Hy vọng qua bài viết trên có thể cung cấp thông tin về quả hồng châu là quả gì và những cách xử lý thông dụng khi ngộ độc phải hồng châu.

0/5 - (0 bình chọn)

Được viết bởi

Ban biên tập Chanh Tươi Là một đội ngũ gồm các biên tập viên và chuyên gia có kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng về các sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng. Ban biên tập Chanh Tươi luôn nghiên cứu kỹ lưỡng, ...
img_avatar

Bình luận

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!