Ba kích là gì? Công dụng, cách ngâm rượu ba kích như thế nào?

Chanh Tươi Review 02 tháng 08, 2021 - 17:09 (GMT +07)   Ba kích là gì? Công dụng, cách ngâm rượu ba kích như thế nào?

Thời gian gần đây, rượu ba kích trở nên được ưa chuộng trên thị trường. Vậy ba kích là gì? Nó có tác dụng như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu ở bài viết này nhé!

I. Ba kích là gì?

ba-kich-la-gi

Ba kích hay còn có nhiều tên gọi khác như ba kích thiên, diệp liễu thảo, đan điền âm vũ, dây ruột gà,… Đây là cây dây leo, dạng thân thảo, thân non màu tím, thân mảnh, có nhiều lông mịn, phía sau nhẵn. Cây mọc leo thành bụi ven rừng với độ cao dưới 500m. Lá đơn nguyên, mọc đối, có hình mác hoặc hình bầu dục, thuôn nhọn, cứng, đầu là ngọn gấp, đuôi lá hình tròn hoặc hình tim.

Rễ ba kích được dùng làm thuốc, cắt thành từng đoạn ngắn, dài trên 5cm, đường kính khoảng 5mm, có nhiều chỗ đứt để lộ ra lõi nhỏ bên trong. Vỏ ngoài của rễ có màu nâu nhạt hoặc hồng nhạt, kèm vân dọc, bên trong là thịt màu hồng hoặc tím, vị hơi ngọt.

Ở Việt Nam, ba kích là một loại cây mọc hoang, phân bố nhiều ở vùng đồi núi thấp của miền núi và trung du ở các tỉnh phía Bắc. Người ta tìm thấy loại cây này nhiều ở Quảng Ninh, Vĩnh Phú, Hà Bắc, Lạng Sơn, Hà Giang, Hà Nội

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho biết, trong tự nhiên chúng được chia làm 2 loại, có đặc điểm và công dụng như sau:

ba-kich-la-gi
  • Ba kích tím: dược liệu này thuộc loại “hiếm có khó tìm” khi nó chỉ chiếm khoảng 20% trong tự nhiên. Vỏ cây có màu vàng đất, thịt quả bên trong có màu nâu tím, do đó khi dùng ngâm rượu sẽ có màu tím rất đẹp.
  • Ba kích trắng: đây là loại phổ biến hơn chiếm đến 80% trong tự nhiên, có vỏ ngoài màu vàng nhạt, phần thịt ở trong có màu trắng. Không giống như loại màu tím, loại này khi ngâm rượu lại không chuyển màu.

II. Rượu ba kích có tác dụng gì?

Rễ cây chứa các thành phần anthraglucosid: tectoquinon, rubiadin… các iridoid: asperulosid, monotropein, morindolid…. Các β-sitosterol, oxositosterol…, các lacton, các muối vô cơ: Mg, K, Na, Cu, Fe, Co…Chính vì vậy người ta thường dùng rễ ba kích ngâm rượu để hỗ trợ điều trị các bệnh suy thận, yếu sinh lý, liệt dương, giúp lấy lại “phong độ” của các đấng mày râu ngoài ra còn có các công dụng khác như sau:

  • Hỗ trợ điều trị viêm nhiễm, lở loét và hỗ trợ điều trị các chứng suy giảm chức năng sinh lý
  • Hỗ trợ điều trị thận hư, liệt dương, di tinh, xuất tinh sớm
  • Hỗ trợ các vấn đề về xương khớp như đau lưng, mỏi gối, tê chân tê tay, xương khớp yếu
  • Hỗ trợ điều trị huyết áp cao
  • Chữa suy nhược cơ thể, gầy gò, ăn ngủ kém

Ba kích chỉ là vị thuốc bổ trợ chứ không có tác dụng điều trị hoàn toàn và triệt để. Nếu muốn dùng ba kích để cường dương phải được bốc kèm với một số vị như dâm dương hoắc, đỗ trọng…

III. Những trường hợp sau không nên dùng ba kích:

Mặc dù ba kích có nhiều công dụng đối với sức khỏe nhưng đây không phải là loại dược liệu có thể dùng cho mọi đối tượng. Theo đó, rượu ba kích không phù hợp với những người mắc bệnh khó xuất tinh hay tinh trùng yếu, người có tiền sử bệnh tim mạch, người bị xơ gan, viêm thận mạn, người bị bệnh về đường tiêu hóa và bệnh về mắt, người già…

Những đối tượng khác không nên dùng rượu ba kích gồm:

  • Người có bệnh lý huyết áp thấp. Vì ba kích là vị thuốc có tác dụng hạ huyết áp, nên nếu tự ý dùng và dùng vô tội vạ thì có thể gây tai biến do tụt huyết áp đột ngột.
  • Trẻ em, phụ nữ có thai, người cho con bú
  • Người bị tiểu buốt, khó tiểu
  • Những người chuẩn bị phẫu thuật.
  • Người có cơ địa nóng, đại tiện táo bón cấm dùng
  • Không dùng cho các trường hợp tiêu chảy, đi ngoài phân sống, kinh nguyệt sớm, rong kinh

IV. Cách chế biến ba kích

ba-kich-la-gi

– Chọn củ ba kích không cần to, lưu ý, chọn củ già sần sùi vì củ càng già ngâm chất rượu tốt hơn, không chọn củ trơn bóng.

– Vừa rửa vừa chà bằng bàn chải để loại bỏ hết đất bẩn. Rửa nhiều lần đến khi nước trong thì vớt ra, để ráo nước.

– Rút lõi ba kích:

Bạn có thể rút lõi ba kích bằng một trong những cách sau:

  • Cách rút lõi ba kích bằng tay: dùng tay không để từ từ bóc vỏ rồi rút lõi. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng dao chẻ dọc củ ra làm 2 phần rồi dễ dàng kéo phần lõi về 2 phía (áp dụng cho ba kích trồng)
  • Cách rút lõi ba kích bằng cách đập: Cho củ lên thớt dùng chày hoặc vật cứng đập mạnh, phần thịt và phần lõi sẽ tách rời nhau. Cách này vừa nhanh chóng, vừa thuận tiện lại đạt năng suất cao nên được sử dụng khá rộng rãi đối với các loại ba kích rừng.
  • Cách rút lõi ba kích trong công nghiệp: Do nhu cầu khối lượng lớn, trong công nghiệp, người ta sẽ sử dụng phương pháp hấp hơi nóng làm mềm để rút lõi một cách dễ dàng.

- Chọn rượu và bình ngâm

  • Rượu ngâm ba kích, bạn nên lựa chọn loại rượu nếp trắng 40-50 độ hoặc rượu tẻ, nguyên chất, thời gian ủ càng lâu càng tốt.
  • Bình ngâm rượu ba kích nên chọn bình thủy tinh to có nắp đậy kín và có vòi để dễ dàng lấy rượu, không nên chọn bình nhựa, bình sánh, sứ.

V. Hướng dẫn ngâm rượu ba kích

Để ngâm rượu ba kích rất đơn giản, tùy theo sở thích của mỗi người mà bạn có thể ngâm rượu theo 2 cách như sau:

1. Ngâm rượu ba kích tươi

  • Sử dụng 1kg ba kích tươi đem rửa sạch, loại bỏ vỏ và phần lõi sau đó cho vào bình ngâm rượu.
  • Cứ 1kg ba kích sẽ ngâm tương đương với 2 – 3 lít rượu trắng. Nếu cho nhiều rượu thì mùi vị và màu của rượu 3 kích sẽ không còn đậm đà.
  • Theo kinh nghiêm ngâm rượu lâu năm, nếu chỉ ngâm độc vị, bạn chỉ cần dùng 1kg dược liệu với 2 lít rượu là sẽ cho ra một mẻ rượu thơm ngon, đậm đà mà màu sắc lại đẹp.
  • Nếu bạn không cạo vỏ mà ngâm luôn thì cho thêm 1 chút muối ăn để giảm vị chát của vỏ nhé. Ngâm trong vòng 3 – 4 tháng là có thể sử dụng được.
ba-kich-la-gi

2. Ngâm rượu ba kích khô

- Chuẩn bị:

  • 1 kg ba kích khô.
  • 0,5 kg bạch tật lê.
  • 0,5 kg Nhục thung dung
  • 0,5 kg Nấm ngọc cẩu
  • 0,5 kg Dâm dương hoắc
  • 0,5 kg Cây mú từn
  • 0,5 kg Kỷ tử
  • 0,5 kg Đương quy
  • 0,5 kg Đỗ trọng
  • 0,5 kg Sâm cau
  • 0,5 kg Cam thảo bắc
  • 0,5 kg Táo tàu (đại táo).

- Cách ngâm rượu:

  • Cho tất cả nguyên liệu vào bình ngâm, đổ vào 6 lít rượu 30 – 35 độ. Cho thêm 1 ít muối ăn nếu bạn chưa rút lõi ba kích.
  • Rượu chuyển màu nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường. Mùa hè, rượu lên màu tím từ 20 ngày và mùa đông thì chậm hơn từ 1 – 2 tháng.

3. Cách uống rượu ba kích như thế nào?

ba-kich-la-gi

Rượu 3 kích có tác dụng cường dương, bổ sung tinh lực và bồi bổ sức khỏe nhưng mỗi ngày bạn chỉ nên uống 100 – 150ml tương đương với 1 chén. Bạn có thể cho thêm mật ong để có vị ngọt ngọt dễ uống hơn.

Lưu ý: Rượu ba kích tím được ví như “con dao hai lưỡi” chính vì vậy để đảm bảo an toàn cho sức khỏe thì bạn cần lưu ý những điều sau trước khi sử dụng:

  • Tuyệt đối không được tự ý sáng tác bài thuốc ngâm rượu, tốt nhất nên tham khảo hướng dẫn của thầy thuốc.
  • Khi chế biến nên loại bỏ phần lõi củ ba kích, vì bộ phận này làm cho rượu bị chát, uống không ngon, có thể gây nhức mỏi và ngộ độc cho người sử dụng.

Hi vọng với những chia sẽ của bài viết bạn có thể biết rõ ba kích là gì và biết được cách ngâm rượu đúng chuẩn nhé!

Bình luận 0 Bình luận

Chanh Tươi Review trân trọng mọi ý kiến đóng góp. Đánh giá của bạn có thể giúp hàng ngàn người khác đưa ra quyết định mua hàng chính xác. Xem chính sách bình luận.

Gửi bình luận
phuongthao
Tác giả: Chanh Tươi Review
Đội ngũ biên tập
Là một đội ngũ gồm các biên tập viên và chuyên gia có kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng về các sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng.
Đọc tiểu sử đầy đủ của Chanh Tươi Review

Thông báo