Cảm cúm trong thai kỳ có đáng lo không? Cách trị cảm cúm cho bà bầu
Khi mang thai, hầu hết hệ miễn dịch đều được dồn cho thai nhi vì thai nhi còn quá yếu và cần hệ thống miễn dịch để phát triển tốt. Do đó, cơ thể người mẹ sẽ yếu và dễ bị cảm cúm hơn so với thông thường. Cảm cúm ở phụ nữ có thai thường sẽ biến chứng nặng hơn so với người bình thường nên đây vốn là mối quan tâm của rất nhiều mẹ bầu. Bài viết hôm nay sẽ cung cấp tất tần tật các cách trị cảm cúm cho bà bầu để các mẹ bầu chuẩn bị kiến thức, tâm lý và sức khỏe ổn định nhất, hạn chế tối đa các mối nguy hại đến con và bản thân mình.
1. Những nguy cơ xảy ra khi bị cảm cúm trong thai kỳ
1.1. Ảnh hưởng đến thai nhi
Tuy rằng, không phải mẹ bầu nào bị cúm cũng ảnh hưởng xấu đến thai nhi vì bệnh cúm có nhiều thể, chỉ có một vài thể cúm đặc biệt khi bị lọt qua nhau thai sẽ tác động tiêu cực đến hệ miễn dịch của bào thai; sự gia tăng thân nhiệt (một cách đột ngột và kéo dài) của mẹ bầu sẽ ảnh hưởng xấu đến não bộ của thai nhi; các thuốc trị bệnh cúm cũng gây nên một phần tác đọng không nhỏ đến hệ thần kinh trung ương của đứa bé đó. Trong thời điểm mang thai, hệ miễn dịch, não bộ hay hệ thần kinh của thai nhi đều còn rất yếu và non nớt, có nhiều khả năng sẽ phát sinh các nguy cơ như sau:
- Thai nhi có khả năng bị rối loạn tâm thần nếu mẹ bị cảm cúm trong 5 tháng đầu tiên của thai kỳ.
- Thai nhi dễ bị dị tật bẩm sinh (hở hàm ếch, hở van tim, tồn tại một số khuyết điểm trên cơ thể,...) nếu mẹ bầu bị cảm cúm trong vòng 13 tuần đầu tiên của chu kỳ mang thai.
- Thai nhi có thể bị chết lưu hoặc sinh non nếu mẹ sốt cao từ 39oC kết hợp cùng đột tính virus mạnh kích thích quá trình co bóp tử cung.
1.2. Ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai
Đối với phụ nữ, bệnh cúm là một trong số những bệnh khó tránh nhất khi mang thai. Thông thường, các bệnh cúm mùa sẽ tiến triển một cách lành tính, nhưng vẫn xảy ra một số trường hợp có biến chứng nặng khiến phụ nữ gặp một só thay đổi ở cơ thể:
- Suy giảm hệ thống miễn dịch, đề kháng cơ thể yếu đi.
- Nội tiết thay đổi, cơ thể đặc biệt nhạy cảm hơn trước đối với các tác nhân gây bệnh.
- Thời gian kéo dài bệnh cũng lâu hơn, thay vì chỉ kéo dài từ 3 - 4 ngày ở người bình thường, bệnh cảm cúm trong thai kì có thể kéo dài đến hơn một tuần là chuyện bình thường.
- Các triệu chứng sốt, ho của bà bầu cũng sẽ tiến triển nặng hơn so với các trường hợp cảm thông thường.
- Nguy hiểm hơn, nếu để bệnh cảm cúm tiến triển nặng, nó sẽ chuyển hóa thành viêm phổi, mẹ bầu sẽ gặp nhiều nguy hiểm vì lúc này cơ thể đang có nhu cầu sử dụng nhiều oxy trong khi hệ miễn dịch cơ thể lại đang yếu.
2. Cách trị cảm cúm cho bà bầu không cần dùng đến thuốc
2.1. Một số mẹo dân gian giúp trị cảm cúm cho bà bầu
Sử dụng Tỏi
Tỏi có tính ấm, vô cùng lành tính lại chứa nhiều vitamin, khoáng chất nên an toàn cho bà bầu trong việc chữa trị các bệnh cảm cúm, ho, nhức đầu,… thông thường.
Có 2 cách dùng tỏi để trị cảm cúm cho bà bầu là:
- Nghiền nát tỏi, dùng nó để ngửi nhiều lần cho thông mũi hoặc là bạn hòa vào với nước rồi uống trực tiếp.
- Tuy nhiên, cách tốt nhất vẫn là ăn tỏi sống, hiệu quả trị bệnh sẽ tốt hơn, nhưng nếu không quen bạn cũng có thể thử làm tỏi ngâm giấm.
Nước kinh giới + Lá tía tô
Theo Đông Y, kinh giới và tía tô có tính nóng nhờ vị cay, thích hợp để trị các bệnh như sưng họng, nặng đầu, cảm mạo phong hàn, cũng rất an toàn cho các mẹ bầu.
Bạn lấy một nắm lá tía tô và một nắm kinh giới cho vào nồi, đổ thêm vào đấy 2 bát nước rồi sắc cho đến khi nước cạn còn khoảng 1 bát. Sau đó, bạn để cho đến khi nó còn hơi ấm thì uống.
Cây bạc hà
Bạc hà xuất hiện nhiều trong các bài thuốc dân gian bởi bạc hà có chứa hàm lượng tinh dầu cao cũng các hợp chất đắng như monoterpenoid, alkane hay sesquiterpenoid,... có tác dụng thanh lọc phổi và hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày, đường tiêu hóa,...
Bạn chuẩn bị 20g bạc hà khô, 10g tỏi, 5g hạt mùi khô sau đó cho tất cả vào nồi, đổ thêm 3 bát nước. Bạn sắc cho đến khi hỗn hợp còn khoảng 1 bát thì dừng lại. Đối với loại thuốc này, bạn lấy 1 phần để uống, 1 phần còn lại dùng để xông mũi. Mỗi ngày áp dụng cách này 1 lần trong 2 ngày liên tiếp, bệnh cảm cúm sẽ khỏi rất nhanh.
Sử dụng Gừng
Gừng từ xưa đến nay nổi tiếng chữa các bệnh về dạ dày và tiêu hóa. Ngoài việc đóng vai trò như một loại gia vị, gừng còn chống lại virus và ngăn ngừa mầm bệnh cực kỳ tốt.
Đầu tiên, bạn thái 4 - 5 lát gừng, chỉ thái mỏng thôi sau đó cho vào nồi nước, đun sôi từ 5 - 10 phút rồi rót ra cốc, có thể thêm chút đường trắng cho dễ uống rồi khuấy đều. Cách này cần bạn uống nóng và uồng 3 lần/ngày để bệnh khỏi nhanh hơn.
Sử dụng Hành
Không phải ngẫu nhiên mà khi cảm người ta thường hay nấu cháo hành, bởi theo Y học phương Đông, hành có vị cay, tính bình có thể thông khí, làm tan lạnh và giúp giải cảm, ngoài ra nó còn có tính sát trùng cao.
Bạn chuẩn bị các nguyên liệu gồm hành củ, húng tươi, chè búp khô, tía tô. Sau đó bạn cũng sắc chúng lên như cách trên rồi uống nóng 2 lần/ngày, đảm bảo chỉ cần 2 ngày là thấy hiệu quả rõ rêt.
2.2. Một số loại thuốc trị được bác sĩ chỉ định
Cảm Xuyên Hương
Được bào chế từ thảo dược, ít tác dụng phụ, không có chống chỉ định nên người người mang thai giai đoạn nào, kể cả đang cho con bú cũng uống được, trị cảm cúm, nhức đầu rất tốt.
Acetaminophen
Đây cũng là một loại thuốc điều trị cảm cúm được nhiều mẹ bầu tin dùng, có thể sử dụng ở bất kì giai đoạn nào của thai kì.
Chlorpheniramin
Đây là một trong số ít loại thuốc kháng sinh được kê vào danh sách thuốc điều trị cảm cúm cho phụ nữ mang thai.
Pseudoepherin
Loại thuốc này có thể điều trị chứng nghẹt mũi cho mẹ bầu khá tốt nhưng chỉ nên dùng khi mẹ bầu đã mang thai trên 3 tháng bởi nếu dùng sớm hơn, một số thành phần thuốc có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của thai nhi.
3. Lưu ý khi trị cảm cúm trong thai kỳ
Khi bị cảm cúm, các mẹ bầu nên cố gắng khống chế bệnh, loại trừ mầm bệnh một cách nhanh chóng bằng những phương pháp hợp lý, an toàn, tránh để bệnh lây sang người khác.
Khi có bất kì dấu hiệu biến chứng sau như chóng mặt, khó thở, đau hoặc tức ngực, chảy máu âm đạo, lú lẫn, nôn mửa dữ dội, sốt cao và dùng paracetamol để hạ sốt không hiệu quả, chuyển động của thai nhi giảm,... người nhà cần đưa sản phụ ngay đến bệnh viện để được các bác sĩ kiểm tra và điều trị, các biện pháp diễn ra càng nhanh càng giảm được các mối gây hại không đang có đến thai nhi và người mẹ.
Đặc biệt nhất, các mẹ bầu tuyệt đối không được sử dụng các phương thuốc lạ, kể cả thuốc Bắc, thuốc Nam, thuốc Tây,... khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ bởi trong một vài loại thuốc sẽ có chất gây ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi. Chỉ cần xảy ra một chút sơ sót nào, thai nhi cũng có khả năng sẽ bị nhiễm độc, phát sinh dị tật, thậm chí là sảy thai,... Một số loại thuốc cần tránh khi bị cảm cúm trong thai kỳ:
- Thuốc giảm đau: Aspirin, Motrin, Advil hoặc Aleve,...
- Thuốc thông mũi: Claritin-D, Sudafed hoặc DayQuil,...
- Thuốc xịt mũi: Không nên sử dụng Afrin và một số loại khác trừ khi được bác sĩ cho phép.
- Ngoài ra, Echinacea, Kẽm, Vitamin C hay các chất bổ sung khác (kẽm và vitamin C cũng không nên tự ý dùng nếu chưa có sự chấp thuận của bác sĩ.
Tốt nhất, khi bị cảm cúm trong quá trình mang thai, ngoài áp dụng các phương pháp lành tính, người mẹ cần đi khám thai định kì đầy đủ, để các bác sĩ có thể theo dõi sát sao, tư vấn các cách, các phương thuốc phù hợp nhất với cơ thể người mẹ, tránh để những tác động xấu ảnh hưởng đến quá trình mang thai.
Bên cạnh đó, mẹ cần hết sức lưu ý đến chế độ ăn uống khi bị cảm cúm nữa nhé!
Một số thực phẩm nên bổ sung khi bị cảm cúm:
- Súp gà: Nhờ tính kháng viêm nhẹ, cổ họng của mẹ bầu sau khi ăn sẽ bớt sưng và giảm chất nhầy tiết ra, bên cạnh đó, nhiệt độ cơ thể cũng sẽ tăng lên, sức khỏe được bồi bổ, tránh bị nhiễm lạnh.
- Cháo trứng, hành và tía tô: Ở trên đã đề cập đến hành và tía tô như các phương thuốc hữu hiệu làm tan lạnh, thông khi, giảm buồn nôn và đau họng,... kết hợp cùng trứng khi nấu cháo sẽ giúp mẹ bầu dễ nuốt, dễ tiêu hóa hơn đặc biệt là bổ sung thêm protein giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi.
- Các loại quả chứa nhiều vitamin C: Khi bị bệnh, cơ thể dễ bị giảm đề kháng, tình trạng này còn diễn ra mạnh mẽ hơn ở các bà bầu nên việc bổ sung vitamin C tăng sức đề kháng và chống oxy hóa không có gì là khó hiểu.
- Các loại rau xanh màu lá đậm: Màu xanh lá đậm có nghĩa là loại rau đó giàu vitamin và khoáng chất giúp cơ thể mẹ bầu có khả năng chống lại nhiễm trùng, tăng hệ miễn dịch, đẩy nhanh quá trình phục hồi.
Mặt khác, các mẹ bầu cần tránh ăn các thực phẩm sau để tình trạng cảm đừng nặng thêm:
- Thực phầm nhiều dầu mỡ: Ăn nhiều dầu mỡ ngoài việc gây khó tiêu còn làm tăng lượng đờm, ức chế quá trình hồi phục của cơ thể.
- Thực phẩm lạnh: Cơ thể khi bị cảm sẽ mang tính hàn do đó nếu ăn thực phẩm chưa qua làm nóng sẽ khiến cơ thể dễ bị cảm lạnh hơn.
- Thực phẩm được nêm nếm quá ngọt, mặn: Các loại đồ ăn này sẽ làm cho tình trạng ho ở các mẹ bầu diễn ra dai dẳng hơn, không dứt, thời gian hồi phục sẽ kéo dài.
- Thực phẩm có mùi tanh: Khi bị cảm, đồ tanh đặc biệt kích thích các giác quan khiến cho mẹ bầu ho nhiều hơn.
4. Các biện pháp phòng ngừa cảm cúm
Các mẹ bầu có thể đi chích Vắc-xin cúm để ngăn ngừa cảm cúm khi mang thai. Ngoài ra, khi mẹ được tiêm, các đề kháng mẹ truyền qua nhau thai cũng có nhiều lợi ích tích cực cho thai nhi, có thể bảo vệ được trẻ sơ sau sau 6 tháng sinh. Các mẹ bầu không cần quá lo vì vắc-xin cúm đã được chứng minh là an toàn cho mẹ bầu và thai nhi, có thể dùng được cho các mẹ đang cho con bú, kháng thể truyền qua sữa mẹ là vô hại với trẻ. Chỉ có vắc-xin LAIV dạng xịt mũi thì không được các bác sĩ khuyến cáo dùng cho các cá nhân là phụ nữ mang thai hoặc đang cố gắng thụ thai.
Bên cạnh đó, ngoài việc tiêm chủng, các mẹ bầu cũng cần phải thường xuyên đi khám thai định kì ở những cơ sở y tế uy tín, chẳng may người mẹ mắc các căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng, các bác sĩ còn có thể phát hiện sớm và tìm ra cách chữa trị tốt nhất.
Ngoài ra, các mẹ bầu cũng nên chú ý đến chế độ sinh hoạt của mình, làm sao để sinh hoạt thật hợp lý, vừa đảm bảo sức khỏe cho con, vừa khiến mẹ thoải mái, thư giãn. Bạn nên thường xuyên rửa tay, tập thể dục, tham gia các hoạt động giải trí nhẹ nhàng để giảm căng thẳng, quan trọng là các mẹ bầu cần ngủ đủ giấc, có chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều dưỡng chất, hạn chế tiếp xúc gần gũi với người thân hoặc bạn bè đang bị bệnh,...
Trên đây là toàn bộ những cách trị cảm cúm cho bà bầu thiết thực nhất! Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin bổ ích cho các mẹ trong giai đoạn thai kỳ nặng nhọc này nhé!
Đăng nhập
Bạn mới biết đến Chanh Tươi Review? Đăng ký
Chúng tôi sẽ gửi đường link lấy lại mật khẩu vào Email của bạn. Vui lòng nhập chính xác Email:
Bình luận 0 Bình luận
Chanh Tươi Review trân trọng mọi ý kiến đóng góp. Đánh giá của bạn có thể giúp hàng ngàn người khác đưa ra quyết định mua hàng chính xác. Xem chính sách bình luận.