Đặc phái viên là gì? Những điều chưa biết về đặc phái viên

11.10.2022 - 16:58

Chắc hẳn qua các chương trình ngoại giao hay các bộ phim truyền hình, chúng ta đã được nghe tới cụm từ "đặc phái viên". Tuy nhiên, đặc phái viên là gì và nhiệm vụ hay công việc của vị trí này thì không phải ai cũng có thể hiểu tường tận. Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ thêm về một chức danh hay còn gọi là một nghề khá đặc biệt này.

1. Đặc phái viên là gì?

Theo Wikipedia, "Đặc phái viên là người được cử đi làm một việc đặc biệt."

Trong bối cảnh chính trị và ngoại giao thì là đại diện của nguyên thủ quốc gia hay của thủ tướng của một đất nước được cử đến một nước khác để thực hiện một nhiệm vụ trong quan hệ với nước ấy. Những người được bổ nhiệm làm đặc phái viên thường là những viên chức cao cấp như bộ trưởng, đại sứ hay cấp tương đương.

Tuy nhiên, cùng nhiệm vụ đại diện nhưng ở các khía cạnh khác nhau thì đặc phái viên có thể là một người hoặc một nhóm người đảm nhận những vị trí khác nhau. Bên cạnh đó, đặc phái viên không phải chỉ xuất hiện trong lĩnh vực chính trị. Ví dụ bên dưới có thể giúp các bạn hình dung rõ hơn.

- Nhóm nhạc Hàn Quốc nổi tiếng toàn thế giới BTS đã được Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In bổ nhiệm làm "Đặc phái viên của Tổng thống cho thế hệ tương lai và văn hóa". Với vị trí này, BTS sẽ tham gia rất nhiều hội nghị, sự kiện hay cuộc họp quan trọng trên thế giới nhằm truyền tải thông điệp tới giới trẻ và thế hệ tương lai.

Nhiệm vụ của đặc phái viên là gì khi BTS đảm nhiệm vị trí này

Nhiệm vụ của đặc phái viên là gì khi BTS đảm nhiệm vị trí này

2. Nhiệm vụ của đặc phái viên

Ở khía cạnh quyền hạn và nhiệm vụ thì đặc phái viên sẽ có thể giúp người mà họ đại diện xử lý công việc ở các lĩnh vực cụ thể như một người giúp việc bình thường.

- Đặc phái viên của Thủ tướng là người giúp Thủ tướng xử lý công việc ở những lĩnh vực cụ thể và có chức năng, quyền hạn như một người giúp việc bình thường. 

- Đặc phái viên của Tổng thống chính là người được đại diện cho Tổng thống để thực hiện các nhiệm vụ, công vụ được giao ở một nước khác trong nhiệm vụ quan hệ với nước ấy.

Tuy nhiên, không nhiều người hiểu rõ về khái niệm đặc phái viên nên thường có khá nhiều nhầm lẫn về quyền hạn của đặc phái viên cũng như tiêu chuẩn để lựa chọn. Sau đây là cụ thể phạm vi quyền hạn & một số đặc điểm lựa chọn đặc phái viên: 

Quyền hạn của đặc phái viên:

- Đặc phái viên Thủ tướng không có quyền huy động công an, quân đội hỗ trợ và cũng không được hưởng các chế độ VIP ...

Đặc điểm lựa chọn vị trí đặc phái viên Thủ tướng:

- Đặc phái viên Thủ tướng thường là những người đã cao tuổi, có sức khoẻ, hiểu biết và có uy tín để đảm trách được các công việc cụ thể mà Thủ tướng giao phó. (trích lời Nguyên Phó Thủ Tướng Vũ Khoan).

Phó Thủ tướng Vũ Khoan - nguyên đặc phái viên của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói về nhiệm vụ và quyền hạn của đặc phái viên là gì?

Phó Thủ tướng Vũ Khoan - nguyên đặc phái viên của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chia sẻ về nhiệm vụ và quyền hạn của đặc phái viên là gì?

- Đặc phái viên của Thủ tướng khác với thành viên Tổ tư vấn Thủ tướng. Đặc phái viên thì có thể xử lý, quyết định một công việc cụ thể nào đó, còn thành viên Tổ tư vấn Thủ tướng chủ yếu nghiên cứu, đề xuất chính sách.

Cũng chính vì những sự nhầm lẫn về quyền và nhiệm vụ mà đặc phái viên được giao cho nên hiện nay xuất hiện rất nhiều hiện tượng lừa đảo, mạo danh đặc phái viên của các viên chức cấp cao hay nguyên thủ quốc gia.

Chắc hẳn qua bài viết này, chúng ta đã phần nào hiểu về đặc phái viên cũng như nhiệm vụ của đặc phái viên là gì khi được giao ở mỗi vị trí mà họ đại diện phải không nào?

Hãy cùng chia sẻ bên dưới nếu bạn có thêm bất kì thông tin nào hay ho nhé!

0/5 - (0 bình chọn)

Được viết bởi

Ban biên tập Chanh Tươi Là một đội ngũ gồm các biên tập viên và chuyên gia có kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng về các sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng. Ban biên tập Chanh Tươi luôn nghiên cứu kỹ lưỡng, ...
img_avatar

Bình luận

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!