Vì sao gặp những dấu hiệu bất thường khi mang thai này chị em nên cảnh giác?

31.03.2023 - 16:52

Các chị em đang mang bầu nên cảnh giác với các dấu hiệu bất thường của cơ thể như chảy máu âm đạo, đau bụng, ngứa ngáy,... vì đây có thể chính là nguyên nhân gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. Khi thấy bất cứ dấu hiệu khi mang thai nào thì chị em nên thu xếp thời gian đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Cùng chúng tôi tìm hiểu những dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai này nhé.

Xét về mặt chuyên môn thì thời gian thai kỳ được chia làm 3 giai đoạn. 3 tháng đầu là giai đoạn thứ nhất, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối cùng. Mỗi thời kỳ mang thai thì cơ thể mẹ bầu đếu có những dấu hiệu riêng, tuy nhiên các mẹ cần phân biệt được đâu là dấu hiệu bình thường và đâu là dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai

1. Các dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai

Chảy máu âm đạo

Cảnh báo nguy cơ: thai ngoài tử cung, sảy thai, bong nhau thai.

Trong thời kỳ đầu mang thai, nếu thấy thấy âm đạo bài tiết ra một lượng máu nhỏ, bạn nên nhanh chóng đi siêu âm tại cơ sở y tế để kiểm tra xem thai có nằm ngoài tử cung hay không. Với những phụ nữ có tiền sử viêm ống dẫn trứng, khả năng chửa ngoài tử cung có xác suất cao hơn nếu có hiện tượng chảy máu âm đạo.

Bên cạnh đó, chảy máu âm đạo cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ sảy thai. Trong trường hợp này, bạn cần uống thuốc giữ thai theo chỉ định của bác sĩ và nằm nghỉ ngơi trên giường. Chỉ cần máu ngừng chảy ở âm đạo thì đó là tín hiệu tốt.

vi-sao-gap-nhung-dau-hieu-bat-thuong-khi-mang-thai-nay-chi-em-nen-canh-giac-1

Chảy máu âm đạo là dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai.

Đối với 3 tháng cuối thai kỳ, bong nhau thai sớm cũng sẽ gây ra hiện tượng chảy máu âm đạo. Nếu chẳng may gặp tình huống này, bạn cần kịp thời đến bệnh viện để kiểm tra nhịp tim thai nhi, nếu nhịp tim yếu hơn thì rất có khả năng phải can thiệp bằng phẫu thuật để đảm bảo an toàn cho người mẹ.

Đau bụng

Cảnh báo nguy cơ: sảy thai, thai ngoài tử cung

Có thể nói, đau bụng âm ỉ trong một vài thời điểm là hiện tượng bình thường khi mang thai. Nhưng nếu bụng đau đột ngột và co cứng thì bạn cần hết sức cẩn thận. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, đau bụng dữ dội đi kèm với chảy máu âm đạo là triệu chứng cảnh báo nguy cơ sảy thai và chửa ngoài tử cung.

Nếu mang thai ngoài tử cung, người mẹ sẽ có cảm giác bụng đau như xé. Nếu có nguy cơ sảy thai, người mẹ có cảm giác “hụt” ở bụng tương đối rõ ràng mà không thấy bụng đau nhiều. Gặp các triệu chứng trên, mẹ bầu nên lập tức đến bệnh viện để bác sĩ có phương pháp điều trị kịp thời.

vi-sao-gap-nhung-dau-hieu-bat-thuong-khi-mang-thai-nay-chi-em-nen-canh-giac-2

Bị đau bụng cũng là dấu hiệu bất thường mà chị em nên để ý.

Ngứa

Cảnh báo nguy cơ: Ứ mật trong gan

Ngứa toàn thân và đặc biệt là ngứa ở vùng bụng, lòng bàn tay hay ngón chân kết hợp với da bị vàng là dấu hiệu cảnh báo hội chứng ứ mật trong gan. Hội chứng này có thể gây ra ngạt thai, sinh non, thai lưu, băng huyết sau sinh… Vì vậy, các bác sĩ khuyên bạn không nên chủ quan xem thường cảm giác ngứa khi mang thai.

XEM THÊM: Thai giáo và tất cả những điều chị em cần biết

Tăng huyết áp và phù nề

Cảnh báo nguy cơ: Huyết áp cao khi mang thai

Triệu chứng cao huyết áp thường xuất hiện ở khoảng tuần thứ 20 của thai kỳ. Phụ nữ lớn tuổi mang thai lần đầu có nguy cơ bị cao huyết áp gấp 5 lần so với những phụ nữ trẻ hơn. Cao huyết áp thường khiến mẹ bầu bị trướng gan, chức năng gan bất thường và luôn ở trang thái ý thức mơ hồ… Điều này ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi, làm tăng tỉ lệ dị tật, đe dọa tính mạng của cả mẹ và thai nhi.

vi-sao-gap-nhung-dau-hieu-bat-thuong-khi-mang-thai-nay-chi-em-nen-canh-gia-3

Phù nề khi mang thai.

Thai nhi có dấu hiệu bất thường

Cảnh báo nguy cơ: Thai nhi bị thiếu oxy.

Thông thường, từ tuần thứ 18, thai nhi bắt đầu phát triển ổn định, mỗi ngày vào buổi sáng, trưa, tối đều vận động trong khoảng 1 giờ đồng hồ. Thai đạp từ 3 lần trở lên trong một giờ đồng hồ hoặc 30 lần trong 12 giờ đồng hồ chứng tỏ thai nhi có sức khỏe tốt. Nếu chưa đạt được con số này, có thể thai nhi đang bị thiếu oxy, trong trường hợp thai chỉ đạp ít hơn 10 lần trong 12 giờ đồng hồ thì nguy cơ này là rất cao. Người mẹ cần đến bệnh viện ngay lập tức.

Chiều cao của tử cung phát triển bất thường

Cảnh báo nguy cơ: Thai to hoặc chậm phát triển.

Theo dõi chiều cao của tử cung có thể xác định kích thước của thai nhi có phát triển bình thường không. Tuần 21 – 34 của thai kỳ, chiều cao của tử cung phát triển tương đối nhanh, trung bình tăng 1 cm/tuần. Sau tuần thứ 34, tốc độ phát triển của chiều cao tử cung chậm hơn một chút, chỉ còn khoảng 0,65 cm/tuần. Nếu tốc độ phát triển của tử cung thấp/ lớn hơn nhiều so với các con số kể trên, rất có khả năng thai nhi phát triển chậm/ to hơn chuẩn.

Nước ối quá nhiều hoặc quá ít

Cảnh báo nguy cơ: Thai nhi phát triển bất thường.

vi-sao-gap-nhung-dau-hieu-bat-thuong-khi-mang-thai-nay-chi-em-nen-canh-gia-4

Tình trạng nước ối quá nhiều hoặc quá ít khi mang thai.

Nước ối là một trong những yếu tố duy trì sự sống của bào thai, vì vậy nước ối quá nhiều hoặc quá ít là một dấu hiệu quan trọng cảnh báo thai nhi có thể bị tổn thương. Nước ối quá nhiều cho thấy có khả năng hệ thống thần kinh, tim phát triển không bình thường. Nước ối ít hơn 400 ml được coi là một chứng bệnh, có thể gây ra khiếm khuyết về thận hoặc phổi của thai nhi.

Các dấu hiệu khác cũng cần quan tâm khi mang thai

Sốt

Nếu sốt cao mà không kèm các dấu hiệu của cảm cúm, thai phụ nên nhanh chóng đi khám. Tình trạng này có thể cảnh báo nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm. nếu như mắc bệnh trong thời kì 3 tháng đầu thì nên vào viện khám để xác định chắc chắn mình có bị nhiễm cúm hoặc sởi hoặc một loại virus có ảnh hưởng đến việc sinh quái thai k? ngoài ra cũng cần chú ý tới thuốc uống vì một số thuốc có ảnh hưởng k tốt đến thai, hãy hỏi kĩ bác sĩ của bạn để được tư vấn kĩ lưỡng.

Tăng cân nhanh (ngoài kiểm soát)

Đột nhiên, bạn tăng cân vù vù dù không ăn, uống nhiều; đi kèm đó, bạn còn có dấu hiệu phù nề chân tay, đau đầu, rối loạn thị giác – đây có thể là dấu hiệu phù của tiền sản giật hoặc là 1 bệnh của thận thông thường. tuy nhiên bạn phải thật chú ý đến nó, đi khám thường xuyên và phải theo dõi thận trọng trong 3 tháng cuối, tính mạng của bạn và con bạn có thể nguy hiểm bất cứ lúc nào.

Những cơn đau đầu kéo dài 2-3 giờ đồng hồ

Đi kèm với dấu hiệu rối loạn thị giác, phù nề vùng tay, mắt và mặt thì có thể huyết áp của bạn đang tăng rất cao.

Tiểu ít hoặc không buồn tiểu

Đây có thể là dấu hiệu của chứng mất nước hay tiểu đường thai kỳ. Tình trạng này tương đối nguy hiểm với sức khỏe người mẹ và em bé.

Sốt cao kèm theo triệu chứng đau buốt khi đi tiểu

Một số thai phụ, dấu hiệu trên còn đi kèm với tình trạng đau lưng. Những yếu tố này có thể cảnh báo nguy cơ viêm đường tiết niệu.

Rối loạn thị giác

Thai phụ nhìn mờ, nhìn một thành hai, có đốm sáng ở mắt… có thể là dấu hiệu của tiền sản giật.

Chóng mặt, choáng váng

Biểu hiện này có thể do bạn chưa nạp đủ nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày. Nó cũng là dấu hiệu của chứng huyết áp thấp. Khá nhiều bà bầu có cảm giác đầu óc lâng lâng khi mang thai.

Nếu bạn thấy chóng mặt nghiêm trọng, nên trao đổi với bác sĩ để kiểm tra nguyên nhân.

Những cơn đau vùng bụng dưới

Dấu hiệu này có thể liên quan đến chứng thoái hóa xơ, tình trạng chuyển dạ sớm, sinh non, sảy thai…

Đau bụng trên hoặc đau quanh rốn

Tình trạng này có thể đi kèm với triệu chứng nôn. Đây có thể là biểu hiện của chứng rối loạn tiêu hóa hoặc tiền sản giật.

Nôn nhiều

Nếu bạn nôn nhiều hơn 2-3 lần/ngày trong quý I. Nôn nhiều ở quý II hoặc những cơn nôn đi kèm dấu hiệu tăng thân nhiệt, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ.

Thai ít máy

Nếu tần suất chuyển động của bé ngày một ít đi, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ. Đây có thể là dấu hiệu trục trặc sức khỏe ở bé.

2. Dấu hiệu bất thường khi mang thai 3 tháng đầu

Nghén nặng

Ví dụ như nôn quá nhiều gây mệt mỏi cho bà mẹ và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai. Nếu bị nôn quá nhiều, bà mẹ mang thai phải đến cơ sở y tế gần nhất để khám và được tư vấn của cán bộ y tế.

vi-sao-gap-nhung-dau-hieu-bat-thuong-khi-mang-thai-nay-chi-em-nen-canh-gia-5

Nghén nặng khi mang thai 3 tháng đầu.

Đau bụng và ra máu

Đây là những dấu hiệu bất thường và rất nguy hiểm, nếu không phát hiện và xử trí kịp thời sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ và thai. Đau bụng trong 3 tháng đầu khi mang thai có thể do nhiều nguyên nhân như động thai, chửa ngoài dạ con, chửa trứng,…

Nếu chỉ có dấu hiệu đau bụng mà không có ra máu âm đạo thì nên nghỉ ngơi, tránh vận động nhiều. Nếu dấu hiệu đau bụng không giảm thì phải đến cơ sở y tế gần nhất để khám và có hướng xử trí đúng của cán bộ y tế.

Nếu đau bụng có kèm theo ra máu là rất nguy hiểm, không được chần chừ, đến ngay cơ sở y tế để khám, theo dõi, và điều trị.

Ra khí hư và ngứa âm đạo

Đây là dấu hiệu của viêm âm đạo, âm hộ khi mang thai do thay đổi nội tiết trong cơ thể người phụ nữ. Thường thì viêm âm đạo trong khi mang thai không nguy hiểm, nhưng nếu không điều trị triệt để thì bệnh kéo dài trong suốt thời kỳ mang thai, đặc biệt nếu nặng thì có thể ảnh hưởng đến thai như đẻ non, sảy thai.

Để tránh bị viêm, khi mang thai, các bà mẹ cần vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ. Khi có dấu hiệu viêm phải dùng thuốc. Để dùng thuốc an toàn, hiệu quả và không ảnh hưởng đến thai, các bà mẹ không tự ý điều trị mà phải đến cơ sở y tế khám và có hướng điều trị đúng.

vi-sao-gap-nhung-dau-hieu-bat-thuong-khi-mang-thai-nay-chi-em-nen-canh-gia-6

Ra khí hư và ngứa âm đạo khi mang thai.

Đái buốt hoặc đái rắt

Đây là dấu hiệu viêm đường tiết niệu khi mang thai, thường gây khó chịu cho phụ nữ. Các bà mẹ phải giữ vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục và dùng thuốc theo sự hướng dẫn của cán bộ y tế. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc khi chưa có lời khuyên của cán bộ y tế.

3. Dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai 3 tháng giữa

Đau bụng và ra máu âm đạo

Cũng như trong 3 tháng đầu, đây là dấu hiệu bất thường và rất nguy hiểm. Nếu chỉ có dấu hiệu đau bụng mà không ra máu, sau khi nghỉ ngơi không giảm, phải đến cơ sở y tế khám và theo dõi. Nếu đau bụng kèm theo ra máu thì đến ngay cơ sở y tế để được điều trị.

Không tăng cân hoặc bụng không to lên

Thường thì trong 3 tháng giữa, sau khi các triệu chứng nghén đã giảm và hết, các bà mẹ ăn được, tăng cân nhanh và bụng to lên. Để phát hiện các dấu hiệu này, khi có thai, các bà mẹ phải kiểm tra cân nặng thường xuyên và đều đặn.

Nếu không tăng cân hoặc bụng không to lên, thường do thai suy dinh dưỡng, thai chết lưu, cần đến cơ sở y tế khám và tìm nguyên nhân cụ thể.

Thai máy bất thường

Thường thai máy xuất hiện vào khoảng tháng thứ 4 hoặc tháng thứ 5. Thai máy đều hằng ngày. Các bà nên theo dõi thai máy. Nếu thấy có dấu hiệu thai máy bất thường như đang máy đều mà không thấy máy nữa, cần đến cơ sở y tế để kiểm tra ngay.

vi-sao-gap-nhung-dau-hieu-bat-thuong-khi-mang-thai-nay-chi-em-nen-canh-gia-7

Thai máy bất thường là dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai 3 tháng giữa.

4. Dấu hiệu bất thường khi mang thai 3 tháng cuối

Nhiễm độc thai nghén

Nếu nhẹ thường có dấu hiệu như phù, tăng huyết áp, nước tiểu có protein. Nếu nặng có thêm các dấu hiệu như đau đầu, mờ mắt, sản giật. Khi phát hiện ra bất kỳ các dấu hiệu của nhiễm độc thai nghén, các bà mẹ đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị theo hướng dẫn của cán bộ y tế.

vi-sao-gap-nhung-dau-hieu-bat-thuong-khi-mang-thai-nay-chi-em-nen-canh-gia-8

Nhiễm độc thai nghén.

Đau bụng và ra máu âm đạo

Đây là dấu hiệu nguy hiểm do rau tiền đạo, rau bong non, có thể gây dọa đẻ non. Nếu có dấu hiệu này phải đến ngay cơ sở y tế để khám và theo dõi.

Bụng to lên quá nhanh

Dấu hiệu này thường gặp do dư ối, song thai, hoặc thai to ở bà mẹ bị đái tháo đường. Khi thấy bụng to lên nhanh khác thường, đề nghị các bà mẹ đến cơ sở y tế khám tìm nguyên nhân cụ thể. Các mẹ bầu nên đi khám bác sỹ theo định kỳ cũng như tư vấn về chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý kết hợp theo dõi thường xuyên các dấu hiệu của thai kỳ để có biện pháp kịp thời xử lý.

5. Biến chứng của dấu hiệu ra máu bất thường trong khi mang thai

Trong thời kỳ mang thai, nhất là giai đoạn đầu và cuối thai kỳ, chị em phụ nữ phải đối mặt với không ít nguy cơ gây ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản, điển hình là triệu chứng xuất huyết bất thường. Khi gặp phải tình trạng này, có tới một nửa thai phụ rơi vào tình trạng bị sẩy thai, đẻ non,…

Theo các bác sĩ Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản, xuất huyết bất thường trong thời kỳ mang thai có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo thai nhi bị ảnh hưởng. Điển hình như:

Sẩy thai tự nhiên

Theo thống kê, có tới 50% bệnh nhân có triệu chứng xuất huyết bất thường trong 3 tháng đầu thai kỳ dễ gây sẩy thai tự nhiên. Nguyên nhân chủ yếu là do phôi thai chưa bám chắc vào thành tử cung. Ra máu thường kèm các triệu chứng đau lưng, nặng ở bụng dưới…

vi-sao-gap-nhung-dau-hieu-bat-thuong-khi-mang-thai-nay-chi-em-nen-canh-gia-9

Sẩy thai tự nhiên.

Thai chết lưu

Thai chết lưu là trường hợp trứng đã thụ tinh và làm tổ được trong tử cung, nhưng không phát triển được; bào thai bị chết và lưu lại trong tử cung. Thai lưu dễ xảy ra nhất ở ba tháng đầu, không loại trừ đến tháng thứ chín.

Để chẩn đoán thai chết lưu, có thể dựa vào một số biểu hiện như: sản phụ sẽ mất hết nôn nghén, ăn uống bình thường trở lại. Ra nhiều huyết đen, nâu bẩn từng ít một, vú tiết sữa non. Tử cung nhỏ lại dần so với tuổi thai, mềm.

Thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung là thai phát triển ở bất kỳ nơi nào khác nội mạc tử cung. Nguyên nhân chính của thai ngoài tử cung là do viêm ống dẫn trứng gây nên. Bất cứ cơ chế nào gây bất thường nhu cầu động của ống dẫn trứng, làm cho phôi nang vẫn ở trong ống dẫn trứng vào thời gian làm tổ sẽ gây nên thai ngoài tử cung.

Có thể phát hiện tình trạng thai ngoài tử cung thông qua những biểu hiện như: mất hoàn toàn một chu kỳ kinh nguyệt, chảy máu âm đạo bất thường, buồn nôn, đau bụng dữ dội.

vi-sao-gap-nhung-dau-hieu-bat-thuong-khi-mang-thai-nay-chi-em-nen-canh-gia-10

Thai ngoài tử cung.

Chửa trứng

Đây là bệnh của trung sản mạc, trong đó các lông rau tuy đã thoái hóa thành túi trứng nhưng còn phát triển hạn chế trong khuôn khổ nội mạc tử cung và đặc biệt là chưa ăn sâu vào lớp cơ tử cung. Ở nước ta, chửa trứng thường gặp, cứ 500 trường hợp đẻ thường thì có 1 trường hợp chửa trứng.

Dấu hiệu nhận biết chửa trứng đó là nghén, xuất huyết bất thường. Triệu chứng này thường gặp ở tháng thứ 2 và thứ 4. Huyết có màu đỏ, đen, ra ít nhưng dai dẳng ngày một nhiều khiến bệnh nhân thiếu máu dần, mệt mỏi, xanh xao, mạch nhanh,…

Rau bong non

Là một trong những trạng thái nhiễm độc trong khi có thai xảy ra trong những tháng cuối của thời kỳ thai nghén hay trong lúc chuyển dạ. Triệu chứng thường là đau bụng, chảy máu âm đạo.

Rau tiền đạo

Khi rau không bám ở vị trí bình thường là đáy tử cung, mà một phần hay toàn thể bám vào đoạn dưới tử cung thì gọi là rau bám thấp hay rau tiền đạo.

Khi rau sổ, nếu đo màng rau từ chỗ rách đến bờ múi rau thấy ngắn (<10cm) là rau tiền đạo. Nguyên nhân thường gặp ở những phụ nữ đã từng sinh đẻ nhiều lần, đẻ sinh đôi, sinh ba, hoặc do ảnh hưởng của vết mổ cũ.

vi-sao-gap-nhung-dau-hieu-bat-thuong-khi-mang-thai-nay-chi-em-nen-canh-gia-11

Rau tiền đạo.

Triệu chứng điển hình của bệnh đó là gây chảy máu tự nhiên, bất ngờ, không đau, máu đỏ loãng hoặc có cục. Máu có thể chảy một vài ngày rồi lại ngừng, chia thành nhiều đợt, thời gian giữa các đợt ngày càng ngắn vì càng gần đủ tháng các cơ co tử cung càng nhiều.

Xuất huyết bất thường trong quá trình mang thai tuy chỉ là một triệu chứng nhỏ nhưng lại là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe của thai phụ. Bởi vậy, nữ giới không nên chủ quan, coi thường mà nên đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.

0/5 - (0 bình chọn)

Được viết bởi

img-8133
Quỳnh Trang

Chuyên Gia Mẹ và Bé

Giới thiệu ngắn về Quỳnh Trang Quỳnh Trang là người đánh giá các sản phẩm mẹ bé của Chanh Tươi Review. Để đánh giá và chia sẻ lời khuyên của mình với những mẹ bỉm sữa khác, cô ấy đã kết hợp kinh ...
img_avatar

Bình luận

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!