Năm 2023 rằm tháng 7 là ngày nào? cần kiêng kị, lưu ý gì?

17.08.2023 - 15:30

Năm 2023 rằm tháng 7 là ngày nào dương lịch và rơi vào thứ mấy đang là câu hỏi được nhiều người quan tâm để sắp xếp chuẩn bị cho ngày lễ tâm linh lớn với người Việt Nam được chu đáo và đầy đủ nhất. Để giúp bạn có kế hoạch thuận tiện và chuẩn vị sắm lễ mua vàng mã và chuẩn bị mâm cúng rằm tháng 7 chu toàn nhất thì cùng Chanh Tươi tìm hiểu rõ về ngày lễ này xem cần tránh và lưu ý những gì nhé.

ram-thang-7-la-ngay-nao
Mâm cúng rằm tháng 7

Rằm tháng 7 là ngày gì?

Rằm tháng 7 theo lịch âm hay còn được gọi bằng các tên khác như lễ Vu Lan, ngày xá tội vong nhân chứ không phải chỉ đơn thuần như các ngày rằm trong tháng khác. Đây là ngày lễ có truyền thống lâu đời nhất của người Việt là ngày lễ để con cái báo đáp công sinh thành của cha mẹ và nhớ về cội nguồn.

Rằm tháng 7 Âm lịch trong tín ngưỡng dân gian còn được xem là ngày mở cửa ngục, ân xá cho các vong hồn lưu lạc trên trần thế để các vong hồn có cơ hội được xá tội, được thoát sanh về cảnh giới an lành. Cũng chính vì điều này mà tháng 7 Âm lịch hằng năm ở Việt Nam còn được gọi là tháng cô hồn.

Năm 2023 rằm tháng 7 là ngày nào? Vào thứ mấy dương lịch?

Rằm tháng 7 là ngày 15/7 Âm lịch, vì vậy, ngày rằm tháng 7 năm 2023 sẽ là ngày Thứ Tư, ngày 30/8 Dương lịch. Trong ngày này thường có nhiều hoạt động ý nghĩa để những người con có thể tỏ lòng biết ơn và thành kính đến cha mẹ, ví dụ như:

  • Ăn chay, niệm Phật, cầu an cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ.
  • Quan tâm, hỏi han cha mẹ thường xuyên.
  • Chuẩn bị mâm cơm tươm tất để dang lên đức Phật, các vị thần linh và gia tiên

Ngoài ra, trong ngày này cũng có nhiều hoạt động tâm linh, tín ngưỡng khác như cúng cô hồn (hay còn gọi là cúng chúng sinh), giật cô hồn... được nhiều người quan tâm, chú ý.

Ngày rằm tháng 7 cần lưu ý gì?

ram-thang-7-la-ngay-nao1
Rằm tháng 7 là ngày nào

Vào ngày rằm tháng 7, người Việt Nam thường tổ chức nhiều hoạt động như lễ chùa, cúng bái thần, Phật, gia tiên... vì vậy cần lưu ý:

  • Mâm cúng Phật, thần linh và gia tiên thì phải được cúng trong nhà, cúng chúng sinh thì cúng ngoài trời, trước cửa nhà hoặc có thể thực hiện ở chùa.
  • Việc cúng cô hồn phải được hoàn tất vào ngày 15/7 Âm lịch.
  • Nếu thực hiện cúng chúng sinh ở nhà thì khi tung gạo, muối (sau khi cúng xong), bạn nên đứng trong nhà và tung từ trong ra ngoài, tuyệt đối không được tung ngược lại bởi theo quan niệm dân gian thì hành động này sẽ rước các vong hồn vất vưởng vào nhà.
  • Với những gia đình thờ Phật thì mâm cúng Phật được đặt ở vị trí cao nhất rồi mới đến mâm cúng thần linh và cuối cùng là gia tiên.
  • Trong ngày rằm tháng 7 có rất nhiều vong hồn còn vất vưởng, vì thế bạn nên ghi rõ tên người nhận lên vàng mã cúng cho gia tiên, đồng thời khi cúng nên đọc văn khấn thần linh thổ địa rồi sau đó đọc to rõ tên hương hồn người nhận.
  • Mâm cúng cô hồn tuyệt đối không cúng xôi, gà, heo, chỉ cúng cô hồn bằng các món ăn chay, không cúng đồ mặn vì sẽ khơi dậy tham, sân, si.
  • Nên thăm mộ phần của người thân trong gia đình ở ngoài nghĩa địa hay trong chùa chiền, nơi lưu giữ các lọ hài cốt. Vì tháng cô hồn còn gọi là Tết của những người âm.

Những điều nên tránh trong rằm tháng 7

Theo quan niệm dân gian tháng 7 là tháng của ma quỷ vì rằm tháng 7 là ngày “Xá tội vong nhân”, ngày Diêm Vương mở cửa Quỷ Môn Quan để ma quỷ được tự do trở về dương thế. Đó cũng chính là ngày “âm khí xung thiên”. Vì thế, người trần gian phải chuẩn bị lễ vật cúng cô hồn để chúng không quấy nhiễu cuộc sống thường ngày và tránh những việc làm dưới đây để không phải gặp xui xẻo.

1. Rằm tháng 7 là ngày nào? không nên ăn gì?

Không ăn cháo trắng

Không nên ăn cháo trắng vì đây là món không thể thiếu trong mâm cúng trong các tháng trong năm, đặc biệt là trong tháng cô hồn. Cháo trắng được xem là món ăn dành riêng cho các cô hồn dạ quỷ, những vong hồn đói kém lâu năm và là món ăn yêu thích của họ do cháo trắng có thể giúp họ no lâu.

Không nên sử dụng tôm và mắm tôm

Mọi người cho rằng mùi hương của mắm tôm mang đến sự hỗn tạp, ô uế và dơ bẩn. Do đó, mắm tôm luôn được kiêng kị trước khi đi chùa, trong những buổi lễ trang nghiêm.

Ăn mực

Nhiều người cho rằng ăn mực trong tháng cô hồn dễ dẫn đến sức khỏe suy nhược, khí huyết hao tổn, dễ bị bệnh tật và gặp phải những điều không may mắn trong cuộc sống.

ram-thang-7-la-ngay-nao2
Mâm cúng rằm tháng 7

2. Tháng 7 không nên mua gì?

Rằm tháng 7 là ngày nào? trong tháng cô hồn này người ta thường kiêng kị làm rất nhiều thứ, cụ thể là kiêng mua những gì chúng ta cùng xem dưới đây nhé.

Mua đất

Tháng 7 mở địa ngục giải thoát vong hồn, ma quy lên trần gian báo ân oán vì thế không nên mua đất để tránh trường hợp mua phải những miếng đất có âm khí mạnh, lô đất ngày xưa là bãi tha ma. Động thổ hay xây nhà trên những mảnh đất này rất dễ gặp xui xẻo, vận hạn.

Không nên mua quần áo

Mua quần áo tháng cô hồn dễ bị vong trêu chọc, mượn quần áo để mặc. Vì vong không được thờ cúng cẩn thận, thiếu thốn mọi thứ. Kiêng kỵ mua quần áo mới trong tháng này nếu không muốn bị xui xẻo.

Không dùng đồ cũ

Đồ cũ thường là đồ đã qua sử dụng và không biết rõ chủ nhân thực sự là ai, có thể mua phải những đồ mà người đã khuất. Để tránh những họa không may mắn thì bạn không nên mua.

Không nên mua gương, kính

Mua gương tháng này sẽ dễ bị ám ảnh bởi hình ảnh ma quỷ trong gương. Mua gương hay kính trong quá trình vận chuyển, lắp đặt không may bị vỡ thì đó cũng là điềm báo xui xẻo.

Hy vọng qua bài viết này bạn đã biết được rằm tháng 7 năm 2022 là ngày nào? Vào thứ mấy dương lịch? Từ đó bạn có thể chủ động sắp xếp thời gian để chuẩn bị sắm lễ và làm mâm cúng cơm tươm tất nhất.

Trên đây là bài viết cụ thể về ngày rằm tháng 7 năm 2023. Hi vọng bài viết đã giúp bạn biết năm nay rằm tháng 7 là ngày nào dương lịch và những điều lưu ý kiêng kị trong ngày này rồi nhé.

0/5 - (0 bình chọn)

Được viết bởi

Ban biên tập Chanh Tươi Là một đội ngũ gồm các biên tập viên và chuyên gia có kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng về các sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng. Ban biên tập Chanh Tươi luôn nghiên cứu kỹ lưỡng, ...
img_avatar

Bình luận

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!