Vàng mã cúng rằm tháng 7 gồm những gì? Hóa như thế nào đúng?

21.08.2023 - 10:54

Vàng mã cúng rằm tháng 7 gồm những gì là câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất mỗi dịp rằm tháng 7. Bởi theo dân gian các gia đình thường sẽ sắm vàng mã để làm lễ cúng tổ tiên, thần linh, chúng sinh (cô hồn) để tránh được những điều xui xẻo trong tháng 7 này.

Đây là dịp lễ Vu Lan diễn ra hàng năm nên nếu là người trẻ hoặc lần đầu sắm lễ cúng rằm chưa biết sắm vàng mã như thế nào thì bài viết này Chanhtuoi sẽ hướng dẫn chi tiết cách chuẩn bị mâm lễ cúng Rằm và cách sắm lễ đúng chuẩn nhất. Cùng theo dõi nhé.

vang-ma-cung-ram-thang-7

I. Tìm hiểu về lễ Vu Lan và ngày rằm tháng 7.

Rằm tháng 7 là ngày Tết Trung Nguyên, là ngày xá tội vong nhân theo phong tục của những nước Đông Á. Người Việt Nam thường có phong tục cúng Rằm tháng 7 để cúng chúng sinh cho những người chết oan, chưa được siêu thoát hoặc chưa có ai thờ cúng.

Ngoài ra rằm tháng 7 (15/7) cũng là ngày Vu lan báo hiếu. Vào ngày này những thành viên trong gia đình thường quây quần để thờ cúng ông bà tổ tiên và cầu cho họ phù hộ gia đình bình an, hạnh phúc. 

Cũng vì thế mà cúng Rằm tháng 7 được xem là một ngày lễ quan trọng của nhiều gia đình người Việt. Trong ngày Rằm tháng 7 thông thường các gia đình sẽ chuẩn bị mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 đơn giản hay thịnh soạn là tùy tâm của mỗi nhà. Ngoài ra trong ngày Rằm tháng 7 một số gia đình còn làm cả lễ cúng cô hồn để làm phúc bố thí cho các vong hồn lang thang cơ nhỡ. Theo nghi thức cúng Rằm tháng 7 thì lễ cúng Phật, cúng gia tiên sẽ được tiến hành trước rồi mới đến cúng cô hồn. 

II. Vàng mã cúng Rằm tháng 7 gồm những gì?

1. Vàng mã cúng gia tiên

Ngoài chuẩn bị chuẩn bị mâm cúng rằm tháng 7 thì trong mâm lễ cúng gia tiên vàng mã sẽ cần cắm gồm:

  • Vàng mã, tiền âm phủ,…
  • Quần áo, giày dép, mũ nón
  • Hoặc những đồ người đã khuất lúc còn sống thích được làm bằng giấy giống với thực tế như xe, nhà, điện thoại...

Theo quan niệm dân gian thì sau khi ta đốt vàng mã, người âm sẻ nhận được. Do đó, mọi người nên mua nhiều tiền âm phủ để cho người Âm trong gia đình mình có thể mua thỏa mái những đồ họ cần và có cuộc sống đẩy đủ như trên trần.

vang-ma-cung-ram-thang-7-3

2. Vàng mã cúng chúng sinh

Tương tự với lễ cúng gia tiên và thần linh, mâm lễ cúng chúng sinh ngoài trời cũng cần được chuẩn bị tươm tất. Vàng mã cúng chúng sinh Rằm tháng 7 sẽ gồm có:

  • Tiền vàng: Phải từ 15 lễ trở lên
  • Quần áo chúng sinh: Cần chuẩn bị từ 20 - 50 bộ
  • Tiền chúng sinh: Càng nhiều càng tốt.

Lưu ý: Nên cúng các đồ chay không có máu của chúng sanh, không cúng xôi, gà. Khi bày tiền vàng trên mâm, để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương, bày lễ và cúng ngoài trời.

vang-ma-cung-ram-thang-7-1

III. Bài cúng đốt mã Rằm tháng 7

Về nội dung bài cúng đốt mã Rằm tháng 7 sẽ như sau:

"Âm dương nhất lý

Lễ phật hoàn thành

Phần hoá kim ngân

Cúng giàng lễ tất"

hoặc

"Dương sao âm vậy

Lễ Phật đã xong

Phần hoá vàng bạc

Cúng dàng đã xong"

IV. Hướng dẫn đốt vàng mã Rằm tháng 7 chuẩn nhất

1. Cần ghi thông tin và quần áo gửi người âm

Trước khi tiến hành lễ cúng, gia chủ sẽ ghi thông tin lên các bộ quần áo, vật dụng bằng vàng mã để người âm có thể dễ dàng nhận diện và "đến được tay" người âm dễ dàng hơn. Nếu không ghi tên thì người Âm trong gia đình sẽ không thể nhận được vì không biết đó là đồ của ai, nên các bạn cần đặc biệt lưu tâm vấn đề này nhé. Các thông tin cần ghi gồm:

  • Họ và tên đầy đủ của người đã mất
  • Giới tính
  • Ngày, giờ ra đi

2. Giờ đốt vàng mã Rằm tháng 7?

Theo dân gian thì ngày 2/7 hằng năm là ngày mà Diêm Vương sẽ mở cửa Quỷ Môn Quan để cho vong hồn quay lại trần gian và đóng cổng vào 14/7 âm lịch. Do đo mà khi đốt vàng mã thì bạn cần đốt trong khoảng thời gian này.

Về thời gian đốt vàng mã thì sẽ như sau:

  • Vàng mã cúng gia tiên: Theo các nhà tâm linh, lễ Vu Lan cầu siêu, cúng và báo hiếu tổ tiên thì nên thực hiện vào ban ngày.
  • Vàng mã cúng chúng sinh: Nên thực hiện vào lúc chiều tối. Vì đây là cách tốt nhất để cầu cho những linh hồn không có nơi nương tựa, ban ngày có ánh sáng nên những vong hồn này không thể xuất hiện.

3. Cách đốt vàng mã Rằm tháng 7 đúng và chuẩn nhất

Khi đốt vàng mã cúng rằm tháng 7, gia chủ nên chọn khoảng sân sạch sẽ để thực hiện cũng như phải đợi nhang tàn gần hết mới được hóa vàng. Cần hóa vàng theo thứ tự là gia thần rồi mới đến gia tiên. Trước khi hạ mỗi lễ đều vái ba vái và khấn: “Gia chủ xin hóa tiền vàng, kim ngân… thỉnh vong linh gia tiên nhận chút lễ bạc, tâm thành. Kính cáo tôn thần, xin rước vong linh lại về âm giới”.

vang-ma-cung-ram-thang-7-2

Các bạn phải đốt thật từ tốn, chậm rãi, vừa đốt vừa kêu tên của người đã khuất. Tuyệt đối không được gom tất cả vào lửa để đốt nhanh một lần cho xong. Điều này được cho là hấp tấp, không thành tâm, mạo phạm đến thần linh và ông bà tổ tiên.

Lưu ý không được dùng từ “chết” mà thay vào đó là từ “đại nạn” vào năm nào. Lúc đốt, bạn cũng không nên dùng cây nhấn vào tiền đang đốt, điều này sẽ làm cho phần tro bị nát hết. Đặc biệt, gia chủ cũng tránh việc dùng nước dội thẳng vào lửa khi lửa chưa tàn hết. Những hành động này có thể mang đến những điềm không may, thần linh, ông bà tổ tiên không thể chứng giám, phù hộ.

Trên đây là tất cả những thông tin về cách sắm vàng mã cũng rằm tháng 7 chi tiết nhất cùng cách đốt vàng mã, hóa vàng chuẩn nhất. Hy vọng sẽ giúp bạn dễ dàng sắm sửa chuẩn bị cho ngày lễ Vu Lam rằm tháng 7 trọn vẹn và đẩy đủ nhất.

0/5 - (0 bình chọn)

Được viết bởi

Ban biên tập Chanh Tươi Là một đội ngũ gồm các biên tập viên và chuyên gia có kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng về các sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng. Ban biên tập Chanh Tươi luôn nghiên cứu kỹ lưỡng, ...
img_avatar

Bình luận

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!