Tín dụng đen là gì? Cách nhận biết tín dụng đen để tránh mắc bẫy

11.08.2022 - 09:26

Tín dụng đen là hình thức vay được rất nhiều người sử dụng mà không biết những tác hại nguy hiểm đằng sau của nó. Hệ lụy của tín dụng đen là gì? Làm sao để nhận biết tín dụng đen? Tại sao nhiều khách hàng sa chân vào nó? Hãy cùng mình tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Tín dụng đen là gì?

Hiện nay, không có bất cứ định nghĩa “tín dụng đen” nào là chính thống. Tên gọi “tín dụng đen” xuất phát từ những tín dụng không tốt, xấu ảnh hưởng đến quyền lợi của người dùng nên người ta thêm cứ “đen” vào chữ “tín dụng” mà thôi.

tin-dung-den-la-gi-1659673250

Tín dụng đen là một hình thức cho vay tín dụng với lãi suất cao (cho vay nặng lãi) từ các cá nhân hoặc tổ chức không có giấy phép kinh doanh hoạt động cho vay. Đây là hình thức cho vay không được pháp luật công nhận. Vì ở Việt Nam, chỉ các tổ chức tín dụng, ngân hàng mới được cấp phép hoạt động cho vay.

Đặc điểm của tín dụng đen

  • Lãi suất rất cao:

Đặc điểm nhận dạng dễ dàng nhất của tín dụng đen đó là lãi suất cao, gấp 15 - 20 lần so với mức lãi suất tối đa ngân hàng đặt ra. Hiện nay, ngân hàng nhà nước yêu cầu mức lãi suất cho vay không vượt quá 20%/năm, với tín dụng đen, con số lãi suất sẽ là 300% - 500%/năm, một con số cực kỳ lớn.

  • Vay dễ dàng không cần giấy tờ:

Tín dụng đen lợi dụng nhu cầu cần tiếp gấp của khách hàng nên thủ tục vay vô cùng đơn giản, gần như thực hiện giao dịch cho vay mà cần tài sản hay giấy tờ tín chấp cho khoản vay.

Hợp đồng cho vay đơn giản, thậm chí có thể giao dịch thông qua trao đổi trực tiếp bằng miệng mà không cần hợp đồng đi kèm.

  • Chủ thể của tín dụng đen thường là ai?

Tín dụng đen thông thường sẽ do cá nhân cung cấp hoặc do một tổ chức tín dụng tư nhân không có thương hiệu, không được pháp luật cho phép cung cấp.

  • Hình thức đòi nợ “giang hồ”, “xã hội đen”:

Tham gia tín dụng đen và không thể trả được nợ, bạn sẽ gặp phải những cách thức siết nợ “giang hồ” với đội ngũ đòi nợ hung hãn, sẵn sàng dọa chém, dọa giết, gây ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của bạn và gia đình bạn.

  • Ai cũng có thể vay:

Nếu như với ngân hàng hay các tổ chức tín dụng uy tín, khách hàng sẽ phải được xét duyệt hồ sơ để chấp thuận vay thì với tín dụng đen, bất cứ ai cũng có thể vay, chỉ cần đang cần tiền gấp. Bên tín dụng đen sẽ không xét đến các yếu tố như mức độ uy tín hay mức thu nhập của bạn.

Hệ lụy của tín dụng đen

Vậy tác hại của tín dụng đen là gì? Hình thức tín dụng đen có lãi suất vay rất lớn từ 100% đến 300%, thậm chí 700%/năm, gây ra hiện tượng “lãi mẹ đẻ lãi con”. Từ một số tiền nhỏ ban đầu có thể nhanh chóng trở thành một khoản tiền mà hầu như không ai có thể thanh toán được.

Ngay khi người vay mất khả năng trả nợ thì những người cho vay tín dụng đen sẽ sử dụng những biện pháp ngoài vòng pháp luật như sử dụng vũ khí, hung khí đe dọa… Nhiều người phải bán hết tài sản, nhà cửa mà nợ chưa trả hết.

Hoạt động tín dụng đen gây ra tình trạng mất an ninh trật tự, kinh tế – xã hội, khiến người dân hoang mang lo lắng.

tac-hai-1-1659673261

Bên cạnh đó tín dụng đen còn gây ra một số hệ lụy như:

  • Tín dụng đen với lãi suất cao gây nên các khoản nợ xấu, nợ lớn gấp nhiều lần số tiền vay khiến người đi vay không thể hoàn trả đầy đủ. Dẫn đến các tình trạng mất khả năng chi trả, bị đánh đập, uy hiếp, siết nhà siết tài sản thậm chí nguy hại đến tính mạng.
  • Một bộ phận người cho vay sẵn sàng cung ứng tiền cho các cá nhân, tổ chức cho vay tín dụng đen mà không quan tâm đến pháp luật.
  • Các doanh nghiệp vay tín dụng đen dễ dàng dẫn đến lỗ vốn, phá sản vì không đáp ứng nổi lãi suất quá cao của tín dụng đen.
  • Gây nên các bất ổn cho nền kinh tế, an ninh trật tự an toàn xã hội.

Các hình thức tín dụng đen thường gặp

Các ứng dụng (app) vay tiền

Ngày nay, các ứng dụng app vay tiền của những đối tượng tội phạm cho vay nặng lãi đang nổi lên. Chỉ cần người dùng tải các ứng dụng này trên Google play hoặc App Store là có thể vay tiền một cách nhanh chóng mà không cần tới tận nơi cho vay. Tuy nhiên hình thức vay này có lãi suất cao ngất ngưởng.

Người sử dụng chỉ cần tạo một tài khoản trong ứng dụng, làm theo các thông tin hướng dẫn trong hệ thống. Cùng với đó là chụp 2 mặt của chứng minh nhân dân và cung cấp số điện thoại của người thân thì bên tổ chức cho vay giải ngân qua tài khoản ngân hàng nhanh chóng.

Nhưng nếu sau một thời gian mà người sử dụng không thể trả theo đúng thỏa thuận sẽ có thể bị rất nhiều số điện thoại là gọi tới thúc ép, đe dọa để bắt bạn phải trả lại toàn bộ cả gốc lẫn lãi.

Các dịch vụ tư vấn tài chính

Các dịch vụ tư vấn tài chính là hình thức rất phổ biến của các quỹ tín dụng đen hiện nay. Hình thức cho vay đó là nếu người vay đang cần tiền nhanh chóng thì chỉ cần cầm theo chứng minh thư, sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ của những món đồ có giá trị là có thể vay ngay được tiền.

Tuy nhiên khi vay theo hình thức này, lúc đầu người đi vay cần phải thế chấp một món đồ giá trị nào đó để vay tiền. Nhưng khi đồng ý vay thì chỉ nhận lại được ít hơn số tiền mong đợi do đã bị cắt trừ lãi trong 1 tháng và phí dịch vụ.

Cách nhận biết tín dụng đen?

Việc sự đa dạng hóa trong các loại hình dịch vụ cho vay nhằm phục vụ tất cả nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên cũng chính điều này đã xuất hiện những loại dịch vụ không chính thống nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân.

Tín dụng đen là một hình thức như vậy, chúng ta cần có những cách thức để nhận biết tín dụng đen để cảnh báo người dùng. Sau đây là một vài điểm nhận dạng mà chúng ta có thể dễ dàng nhận ra.

  • Dựa vào hình thức quảng cáo

Các quảng cáo của vay tín dụng thường là các tờ rơi tại các cột điện, ngã tư, trên tường nhà trong ngõ hẻm…

nhan-biet-1659673281

Còn các công ty tài chính thường sẽ quảng cáo dịch vụ của mình trên mạng, có trang web riêng hoặc liên kết với bên thứ hai uy tín khác như các cửa hàng điện máy, siêu thị để quảng cáo sản phẩm của mình.

  • Dựa vào thủ tục cho vay

Thủ tục nộp hồ sơ tại các công ty tài chính thường yêu cầu chứng minh nhân dân photo, photo sổ hộ khẩu hoặc KT3, ảnh 3 x 4 và một số giấy tờ khác tùy loại vay khách hàng đăng ký.

Đối với các tổ chức cho vay tín dụng đen chỉ cần để lại chứng minh thư, bằng lái xe hay thẻ ATM… là đã có thể vay được.

  • Dựa vào lãi suất cho vay

Lãi suất cho vay của tín dụng đen rơi vào khoảng 108 – 360%/năm tương đương khoảng 3.000 – 10.000 đồng/1 triệu/ngày.

Đối với các ngân hàng, công ty tài chính thì mức lãi suất này rơi vào khoảng 20 – 35%/năm tức là khoảng 800 – 1.100 đồng/1 triệu/ngày.

Tuy nhiên, hiện nay để đối phó với quy định pháp luật, nhiều cá nhân/tổ chức tín dụng đen thường thỏa thuận với người vay về việc hợp đồng chỉ ghi lãi suất theo quy định còn lãi thực tế thì khác. Do vậy, người cho vay cần chú ý ở điểm này.

  • Dựa vào hợp đồng vay vốn

Về hợp đồng, các công ty tài chính thường cung cấp hợp đồng đi kèm theo đó là các điều khoản rõ ràng như cách thức thanh toán, thời hạn trả nợ, lãi suất, phí phạt trả trước, phí phạt trả sau…

Tốt nhất bạn nên lên mạng tìm kiếm mẫu hợp đồng của các công ty tài chính, xem trong hợp đồng có những điều khoản nào. Khi đó bạn sẽ dễ dàng nhận ra hợp đồng có phải của tín dụng đen hay không bởi trong hợp đồng của tín dụng đen sẽ không quy định nhiều điều khoản như vậy.

  • Tìm kiếm thông tin trên mạng

Các công ty tài chính thường sẽ có trang web riêng được cấp phép theo quy định pháp luật. Uy tín và thương hiệu của công ty tài chính cho vay tín chấp bạn có thể dễ dàng tìm kiếm lịch sử trên các trang mạng internet, kiểm tra thông tin và đánh giá của khách hàng.

Còn với tổ chức cho vay tín dụng đen thường tồn tại một địa điểm nhỏ, trang web cũng không có thông tin cấp phép hoạt động.

Cách phân biệt tín dụng đen và vay tín chấp

Bạn đã biết tín dụng đen là gì? Tín dụng đen rất dễ bị nhầm lẫn với hình thức vay tín chấp tại các ngân hàng và tổ chức tín dụng hiện nay bởi đều có đặc điểm chung đó là không cần tài sản thế chấp. Để phân biệt rõ hai hình thức này, tránh nhầm lẫn để nhận hậu quả đáng tiếc, hãy theo những dấu hiệu nhận biết tín dụng đen dưới đây:

Tiêu chíTín dụng đenVay tín chấp
Ánh hưởngGây ra sự bất thường cho dòng lưu thông tiền tệ, tạo ra các con nợ, gián tiếp gây mất cân bằng xã hội.Là sản phẩm hỗ trợ bơm tiền ra thị trường, kiểm soát dòng tài chính, điều tiết kinh tế.
Chủ thể cho vayCá nhân hay một nhóm người không được cấp phép.Ngân hàng, các tổ chức tín dụng và công ty tài chính uy tín được cấp phép của nhà nước.
Lãi suất vayRất cao, khoảng 108 – 360%/năm.Dao động từ 20 – 35%/năm
Thủ tụcRất nhanh, thường giải ngân mất 10 – 30 phút.Nhanh gọn, đơn giản, thời gian giải ngân từ 30 phút đến 3 ngày.
Phương thức ký kết hợp đồngThường thỏa thuận bằng 1 bản hợp đồng đơn giản, có khi thỏa thuận bằng miệng.Hợp đồng đi kèm các điều khoản rõ ràng.
Hình thức xử lý vi phạm cam kếtKhông tuân theo quy định pháp luật, xử theo luật giang hồ, có riêng đội chuyên đi đòi nợ thuê.Theo đúng trong hợp đồng và khuôn khổ pháp luật nhà nước Việt Nam.

Tại sao nhiều khách hàng sa chân vào tín dụng đen?

Không phải tự nhiên mà nhiều người sa chân vào các bẫy tín dụng đen đến vậy. Chủ yếu, tín dụng đen đánh vào tâm lý cần tiền gấp của khách hàng nhưng không có tài sản thế chấp hay giấy tờ tín chấp nên không thể vay vốn ở đâu.

tai-sao-nhieu-nguoi-sa-chan-vao-tin-dung-den-1-1659673294

Thông thường, khách hàng không cần chuẩn bị bất kỳ loại giấy tờ, hồ sơ nào và sẽ nhận được tiền ngay lập tức để đáp ứng cho nhu cầu về tiền cấp thiết trong công việc, hoặc cuộc sống.

Lấy ví dụ, bà A đang cần gấp một khoản tiền để đổ vốn mua hàng, sau khi đổ vốn xong dự định sẽ tiến hành sản xuất và bán ra thị trường để thu hồi vốn. Tuy nhiên, tại thời điểm cần vốn gấp, bà không thể lập tức vay được từ người thân, bạn bè hay ngân hàng/công ty tài chính. Bà A chỉ có thể tìm đến một tổ chức tín dụng đen để được hỗ trợ vay gấp.

Cũng vì lý do nhanh và đơn giản mà khách hàng tìm đến tín dụng đen.

Cách phòng tránh, giải quyết mắc bẫy tín dụng đen

Cách phòng tránh tín dụng đen là gì? Theo Ngân hàng thế giới, khoảng 70% dân số Việt Nam vẫn chưa được tiếp cận với các hình thức cho vay tín dụng của ngân hàng, chỉ 1/3 tổng số doanh nghiệp được tiếp cận nguồn vốn vay hợp pháp. Điều này khiến tín dụng đen tồn tại và phát triển trong xã hội một cách phi pháp.

Vì nhu cầu vay vốn để sinh hoạt tài chính cá nhân khá lớn nên “tín dụng đen” mới dễ dàng len lỏi vào cuộc sống của người dân. Để hạn chế tình trạng mắc bẫy của các tổ chức, cá nhân cho vay tín dụng đen, giải pháp tốt nhất chính là:

  • Khi có nhu cầu vay vốn, sử dụng vào các mục đích kinh doanh, mua sắm hay chi trả cho cuộc sống hàng ngày. Người dân cần chú chú ý nên ưu tiên vay tiền tại các ngân hàng, những công ty tài chính uy tín hay vay online tại các app vay tiền nhanh có thương hiệu trên thị trường để tránh bị lừa và mắc bẫy của các tổ chức cho vay tín dụng đen.
  • Nếu buộc phải vay tiền gấp từ các tổ chức khác ngoài ngân hàng. Người vay cần chọn các tổ chức cho vay tiền nhanh uy tín. Trong quá trình thực hiện giấy tờ, hợp đồng vay tiền, khách hàng cần đọc kỹ nội dung, lãi suất và các quy định trước khi ký để tránh bị lừa.
  • Khi không may bị mắc bẫy tín dụng đen, cách giải quyết duy nhất là cố gắng thanh toán nhanh nhất khoản vay và lãi để nhanh chóng chấm dứt mối liên hệ với các tổ chức này.

Trên đây là những thông tin về tín dụng đen và những điều cần biết về tác hại của tín dụng đen cũng như cách phòng tránh tín dụng đen. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Tín dụng đen là gì? Những tác hại của tín dụng đen mà bạn nên biết!

0/5 - (0 bình chọn)

Được viết bởi

avatar-co-to-quoc
Tú Cao

Kỹ sư công nghệ, Doanh nhân

Tác giả Tú Cao Tú Cao là một kỹ sư công nghệ thông tin, một doanh nhân và một blogger về marketing và tài chính. Anh có nhiều kinh nghiệm và kiến thức trong lĩnh vực web-app, SEO, quản lý và xây dựng ...
img_avatar

Bình luận

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!