5 cách tra cứu BHXH: Mã số, quá trình đóng đơn giản bằng CMND
Biết tra cứu BHXH là một trong những kỹ năng vô cùng cần thiết đối với người lao động khi tham gia loại hình bảo hiểm này do hiện nay mọi thông tin của người dùng được cập nhật liên tục trên website. Việc biết tra cứu sẽ giúp người dùng nắm bắt được thông tin nhanh và chính xác nhất phục vụ cho các công việc.
Vậy nếu bạn còn chưa biết các cách tra cứu bảo hiểm xã hội phổ biến nhất hiện nay thì hãy cùng mình đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
BHXH là gì?
BHXH hay bảo hiểm xã hội là loại bảo hiểm được tạo ra để bồi thường thu nhập cho người lao động trong trường hợp ốm đau, bệnh tật, thai sản, thương tật do xảy ra tai nạn trong quá trình làm việc, tử vong, nghỉ hưu.
Số tiền mà người tham gia nhận được tùy thuộc vào sự đóng góp của họ cho quỹ bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm xã hội được bảo vệ bởi nhà nước theo đúng như luật pháp nước ta quy định để đảm bảo an toàn cũng như chất lượng cuộc sống của người lao động và
thành viên trong gia đình.
BHXH góp phần đảm bảo an sinh xã hội và là trụ cột chính hệ thống an sinh xã hội của đất nước. Hiện tại có 2 hình thức đăng ký tham gia tùy theo nhóm đối tượng là tham gia bắt buộc và tham gia tự nguyện. Với mỗi hình thức, người tham gia được hưởng các lợi ích và chế độ đãi ngộ khác nhau.
Tại sao cần phải tra cứu BHXH?
Thực tế, trong xã hội hiện nay có không ít các trường hợp nhân viên/ người lao động cần phải khai báo thông tin khi tham gia vào bảo hiểm xã hội, chẳng hạn như: khi tuyển dụng vào một công ty mới, khi đi làm các giấy tờ, hồ sơ cá nhân, chuẩn bị hồ sơ để hưởng các chế độ an sinh xã hội ...
Tuy nhiên, chắc chắn rằng không phải ai cũng có thể nhớ chính xác số bảo hiểm xã hội hay các thông tin liên quan, vì vậy việc tìm kiếm và tra cứu BHXH là điều cần thiết hơn bao giờ hết. Mặt khác, những người muốn tham gia vào bảo điểm xã hội cũng cần biết thông tin về các cơ quan hay đơn vị tham gia BHXH, địa điểm thu,…
05 cách tra cứu bảo hiểm xã hội phổ biến nhất 2022
Như vậy, việc tra cứu bảo hiểm xã hội có vai trò vô cùng qua trọng và hiện nay cũng có rất nhiều cách tra cứu nhưng dưới đây là 5 cách tra cứu thông tin BHXH phổ biến nhất.
1. Tra cứu BHXH qua cổng thông tin Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Tra cứu bảo hiểm xã hội thông qua cổng thông tin chính thức của BHXH Việt Nam là cách phổ biến nhất mà nhiều người lao động sử dụng. Với cách thức tìm kiếm và tra cứu này, người tham gia có thể tìm kiếm mọi thông tin liên quan đến việc tham gia BHXH của họ và có thể tra cứu hộ các thành viên trong gia đình.
Thông tin được tra cứu bao gồm:
- Tra cứu mã số bảo hiểm xã hội
- Công khai thông tin hưởng hỗ trợ theo Nghị quyết số 116/NQ-CP
- Tra cứu cơ quan bảo hiểm
- Tra cứu quá trình tham gia BHXH/ tra cứu thời gian đóng BHXH
- Tra cứu đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội
- Tra cứu điểm thu, đại lý thu
- Tra cứu CSKCB cấp giấy nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội
- Tra cứu bảo hiểm thất nghiệp.
Ngoài việc tra cứu thông tin về BHXH, người dân còn có thể tìm và tra cứu thêm thông tin về giá trị sử dụng thẻ bảo hiểm y tế, cơ sở y tế khám chữa bệnh ký kết hợp đồng với công ty bảo hiểm y tế.
Để thực hiện việc tra cứu bảo hiểm xã hội qua cổng thông tin chính thức bạn cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Vào một trình duyệt bất kỳ và truy cập vào Cổng thông tin điện tử bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Bước 2: Bạn hãy nhấp vào mục “tra cứu trực tuyến” ở trên màn hình giao diện chính.
Bước 3: Trong khi nhấp vào phần “tra cứu trực tuyến” bạn sẽ thấy ngay các mục có hỗ trợ tra cứu, hãy nhấp chọn 1 trong các mục đó tuỳ vào việc bạn muốn tra cứu thông tin gì.
Bước 4: Nhập dữ liệu và thông tin cần thiết theo yêu cầu của hệ thống sau đó nhấn “tôi không phải người máy” rồi nhấn “tra cứu”.
Bước 5: Sau khi làm xong sẽ mất một vài giây là đã có thể nhận được kết quả tra cứu.
2. Tra cứu bảo hiểm xã hội qua Zalo
Zalo là một ứng dụng nhắn tin và gọi điện đã vô cùng quen thuộc với nhiều người đung tại Việt Nam và để có thể tra cứu BHXH trên Zalo thì người dùng cần có cho mình một tài khoản Zalo cá nhân. Và nếu bạn đã có rồi thì chỉ cần thực hiện một số bước dưới đây:
Bước 1: Cần đăng nhập tài khoản Zalo của bạn trên ứng dụng điện thoại hoặc máy tính.
Bước 2: Tại phần "tìm kiếm" ở ngay giao diện chính người dùng search "Bảo hiểm xã hội TP Hà Nội" chọn OA của BHXH Hà Nội do không phải OA của BHXH nào cũng có tích hợp chức năng tra cứu nên để tiết kiệm nhất trong việc tra cứu thì bạn hãy chọn trang OA BHXH như trong ảnh dưới đây.
Bước 3: Tại mục dịch vụ bạn hãy nhấn chọn “tiện ích” và chọn chức năng tra cứu thông tin bảo hiểm xã hội tương ứng.
Ngoài việc giúp người tham gia tra cứu thông tin về quá trình đóng bảo hiểm xã hội, kiểm tra mã số bảo hiểm xã hội thì ứng dụng Zalo còn cho phép người dùng tìm kiếm và tra cứu các thông tin khác liên quan đến bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm tự nguyện một cách dễ dàng và nhanh chóng.
3. Tra cứu bảo hiểm xã hội qua ứng dụng VssID
VssID là app được phát triển bởi cơ quan BHXH Việt Nam nhằm hướng tới mục tiêu giúp người dân tiếp cận với chuyển đổi số một cách toàn diện. Để có thể thực hiện tra cứu bảo hiểm xã hội trên VssID bạn cần có một chiếc điện thoại thông minh có kết nối internet, đã tải app và đã đăng ký tài khoản cá nhân.
Để tra cứu bạn thực hiện theo các bước dưới đây:
Bước 1: Sau khi đã tải app và đã đăng ký tài khoản thành công thì bạn cần đăng nhập ứng dụng VssID bằng cách nhập tên tài khoản đồng thời là mã BHXH và mật khẩu đã đặt trước đó.
Bước 2: Ở phần giao diện “Quản lý cá nhân” người dùng nhấn chọn mục “Quá trình tham gia” hoặc “Thông tin hưởng” của mình và sẽ nhận lại được kết quả ngay sau đó.
Bước 3: Tại giao diện “Tra cứu” hãy nhấn chọn 1 trong các mục tra cứu thông tin BHXH mà bạn cần như: tra cứu mã số BHXH; tra cứu cơ quan bảo hiểm; tra cứu CSKCB cấp giấy nghỉ việc hưởng BHXH; tra cứu đơn vị tham gia BHXH; tra cứu điểm thu, đại lý thu.
Bước 4: Sau khi chọn xong hãy nhập dữ liệu thông tin mà ứng dụng yêu cầu sau đó nhấn tra cứu.
Bước 5: Nhận kết quả tra cứu tương ứng với từng mục tra cứu.
4. Tra cứu bảo hiểm thông qua sổ bảo hiểm xã hội
Nếu đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội, bạn sẽ được cung cấp 1 cuốn sổ BHXH theo quy định tại Khoản 2 Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, để kiểm soát và theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ BHXH cũng như có cơ sở để giải quyết các chế độ BHXH hiện nay.
Dựa trên điều này, có thể thấy rằng, người tham gia bảo hiểm xã hội hoàn toàn có thể tra cứu bảo hiểm xã hội ngay trên sổ BHXH của mình.
5. Tra cứu mã số bảo hiểm xã hội thông qua thẻ bảo hiểm y tế
Theo quy định nước ta thì mã số bảo hiểm xã hội và mã số bảo hiểm y tế là giống nhau vì thế mà người lao động có thể sử dụng mã số trên thẻ BHYT để tra cứu mã số BHXH của mình. Cụ thể:
Đối với thẻ BHYT mẫu mới: Mã số BHXH là mã thẻ BHYT gồm 10 ký tự in ở mặt trước của thẻ.
Đối với thẻ BHYT mẫu cũ: Mã số BHXH là mã gồm 10 ký tự cuối trong dãy mã số thẻ BHYT
Những thông tin BHXH thường tra cứu
1. Tra cứu mã số BHXH
Để tra cứu mã số BHXH bạn cũng thực hiện các bước giống với cách tra cứu bảo hiểm xã hội nói chung qua cổng thông tin Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Cụ thể bạn thực hiện theo các bước dưới đây:
Bước 1: Truy cập vào Cổng thông tin điện tử bảo hiểm xã hội Việt Nam và chọn mục “ tra cứu trực tuyến”
Bước 2: Trên menu Tra cứu trực tuyến, nhấn chọn “Tra cứu mã số BHXH”.
Bước 3: Nhập thông tin theo yêu cầu và nhấn chọn “tôi không phải người máy” và nhấn vào “tra cứu”
Bước 4: Nhận kết quả tra cứu.
2. Tra cứu quá trình đóng BHXH
Tra cứu quá trình đóng BHXH cũng vô cùng đơn giản chỉ với vài thao tác đơn giản ngay trên website Cổng thông tin điện tử bảo hiểm xã hội Việt Nam là bạn có thể nhận được kết quả một cách nhanh chóng. Bạn thực hiện theo các bước dưới đây:
Bước 1: Truy cập vào Cổng thông tin điện tử bảo hiểm xã hội Việt Nam và chọn mục “tra cứu trực tuyến”
Bước 2: Chọn mục “Quá trình tham gia BHXH” và điền các thông tin theo yêu cầu. Ở bước nhập “SĐT nhận OTP”, bạn cần nhập số điện thoại đã đăng ký thông tin cá nhân với cơ quan BHXH, xác nhận “tôi không phải người máy” và bấm chọn “Lấy mã OTP”.
Bước 3: Nhập mã OTP, thông tin cần thiết theo yêu cầu và chọn “tra cứu”
Bước 4: Nhận kết quả tra cứu
10 cú pháp nhắn tin tra cứu thông tin về BHXH
1. Tra cứu thời gian tham gia BHXH
Cách 1:
BH(dấu cách)QT(dấu cách)Mã số BHXH gửi 8079 (Cước phí 1.000 đồng/tin nhắn)
Ví dụ:
Soạn BH QT 0110129468 gửi 8079
Cách 2:
TC(dấu cách)BHXH(dấu cách)Mã số BHXH gửi đến 8179 (Cước phí 1.500 đồng/tin nhắn).
Ví dụ:
Soạn TC BHXH 0110129278 gửi đến 8179
2. Tra cứu thời hạn sử dụng thẻ BHYT
Cách 1:
BH(dấu cách)THE(dấu cách)Mã thẻ BHYT gửi 8079
Ví dụ:
Soạn BH THE HC4010110129425 gửi 8079
Cách 2:
TC(dấu cách)BHYT(dấu cách)Mã thẻ BHYT gửi đến 8179
Ví dụ:
Soạn TC BHYT HC4010110129425 gửi 8179
3. Tra cứu hồ sơ đã nộp, tình trạng hồ sơ
Cách 1:
BH(dấu cách)HS(dấu cách)Mã hồ sơ gửi 8079
Ví dụ:
Soạn BH HS 04484.G/2020/08708 gửi 8079
Cách 2:
TC(dấu cách)HS(dấu cách)Mã hồ sơ gửi 8179
Ví dụ:
Soạn TC HS 04484.G/2020/08708 gửi 8179
4. Tra cứu thời gian tham gia BHXH theo năm
Cách 1:
BH(dấu cách)QT(dấu cách)Mã số BXHH(dấu cách)Từ năm(dấu cách)Đến năm gửi 8079
Ví dụ:
Soạn BH QT 0110129452 2020 2021 gửi 8079
Cách 2:
TC(dấu cách)BHXH(dấu cách){mã số BHXH}(dấu cách){từ năm}(dấu cách){đến năm} gửi đến 8179.
Ví dụ:
Soạn TC BHXH 0110129452 2020 2021 gửi 8179
5. Tra cứu thời gian tham gia BHXH theo khoảng thời gian
Cách 1:
BH(dấu cách)QT(dấu cách)Mã số BXHH(dấu cách)Từ tháng – năm(dấu cách)Đến tháng – năm gửi 8079
Ví dụ: Soạn BH QT 11012953 012020 022021 gửi 8079
Cách 2:
TC(dấu cách)BHXH(dấu cách){mã số BHXH}(dấu cách){từ năm}(dấu cách){đến năm} gửi đến 8179.
Ví dụ: Soạn TC BHXH 11012953 012017 022021 gửi 8179
Trên đây là các thông tin liên quan đến việc tra cứu thông tin BHXH. Hy vọng rằng bài viết trên đây có thể giúp bạn hiểu hơn về bảo hiểm xã hội là gì cũng như biết các cách tra cứu BHXH nhanh nhất nhé!
Đăng nhập
Bạn mới biết đến Chanh Tươi Review? Đăng ký
Chúng tôi sẽ gửi đường link lấy lại mật khẩu vào Email của bạn. Vui lòng nhập chính xác Email:
Bình luận 0 Bình luận
Chanh Tươi Review trân trọng mọi ý kiến đóng góp. Đánh giá của bạn có thể giúp hàng ngàn người khác đưa ra quyết định mua hàng chính xác. Xem chính sách bình luận.