Trẻ sơ sinh bị táo bón và cách mẹ trẻ xử lý êm đẹp

14.03.2023 - 15:49

Trẻ sơ sinh bi táo bón là một vấn đề đã khiến không ít các bà mẹ quan tâm lo lắng. Có nhiều nguyên nhân dẫ đến táo bón ở trẻ sơ sinh và cách khắc phục cũng có nhiều phương pháp. Quan trọng là các mẹ phải biết được nguyên nhân con mình bị táo bón để tìm được cách khắc phục tốt nhất mà không khiến trẻ đau đớn hay khó chịu.

Táo bón là hiện tượng trẻ đi phân khô hay có số lần đại tiện dưới 2 lần/ngày. Táo bón nặng có thể khiến trẻ cảm thấy đau rát mỗi khi đi, thậm chí nặng hơn còn nứt hậu môn và chảy máu. Do đó các mẹ nên phát hiện kịp thời để có cách chữa trị nhanh nhất. Cách chữa trẻ sơ sinh bị táo bón thì có khá nhiều, mình sẽ liệt kê bên dưới cho các mẹ đọc và lựa chọn cách nào phù hợp cho trẻ sơ sinh bị táo bón nhà mình nhé.

1. Nguyên nhân dẫn đến trẻ sơ sinh bị táo bón

Trẻ bú sữa mẹ

tre-so-sinh-bi-tao-bon-va-cach-me-tre-xu-ly-em-dep-1

Trẻ bú sữa mẹ có thể là nguyên nhân táo bón.

Bé được bú sữa mẹ đầy đủ hiếm khi nào bị táo bón bởi vì đơn giản là sữa mẹ rất dễ tiêu hóa. Vì sao vậy?

Trong đường tiêu hóa (ruột già) của bé có một hệ vi sinh vật có ích giúp tiêu hóa một số thành phần khó tiêu có trong sữa mẹ như: chất đường, chất đạm và chất béo. Kết quả là phân của bé là nhẹ nhàng hơn, do vậy thải ra ngoài dễ dàng hơn.

Sữa mẹ còn chứa một hormone là motilin làm tăng nhu động ruột của bé, giúp phân của bé di chuyển dễ dàng hơn. Tuy nhiên táo bón ở trẻ sơ sinh vẫn có thể vẫn xuất hiện ở trẻ được bú mẹ hoàn toàn, xuất phát từ thực tế là trẻ có được mẹ cho bú đủ không? Và mỗi lần bú trẻ có chịu bú đủ một lượng sữa mà cơ thể trẻ cần thiết hay không?

Thiếu nước là nguyên nhân chính gây táo bón ở trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn

tre-so-sinh-bi-tao-bon-va-cach-me-tre-xu-ly-em-dep-2

Trẻ bú mẹ hoàn toàn có thể bị táo bón do thiếu nước.

Trẻ bú sữa mẹ thiếu nước được khắc phục đơn giản chỉ là cho bú nhiều hơn cả về số lần và số lượng mỗi lần bú, không giống như bé dùng sữa hộp là bé không chịu bú hết bình sữa mặc dù sữa trong bình vẫn còn. Thành phần của sữa mẹ cũng sẽ thay đổi khi bé lớn hơn, những nó cũng cung cấp đầy đủ các nhu cầu của cơ thể bé ở các giai đoạn đó.

Các nguyên nhân khác

Thực phẩm của bé bao gồm các loại sữa và các loại thực phẩm được đưa thêm vào trong chế độ ăn, thời kỳ ăn dặm thường là nguyên nhân gây ra táo bón của bé.

Và mất nước, đặc biệt là trong thời tiết nóng, có thể là một yếu tố góp phần quan trọng gây ra táo bón.

Trong một số trường hợp, táo bón có thể là một triệu chứng của một bệnh khác, hoặc là tác dụng phụ của một loại thuốc nào đó mà bé đang dùng. Nếu bé của bạn không tăng cân hoặc kèm theo bất kỳ triệu chứng bất thường nào khác như: sốt, bỏ bú, quấy khóc, bụng chướng…Cần cho bé sớm đến bác sỹ nhi khoa để được thăm khám và điều trị.

Trẻ ăn sữa ngoài (Sữa bò - sữa công thức)

tre-so-sinh-bi-tao-bon-va-cach-me-tre-xu-ly-em-dep-3

Sữa công thức là nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón.

Vì một lý do nào đấy, mà mẹ không có điều kiện cho con bú. Bé phải dùng sữa ngoài mà thường xuyên bị táo bón thì cũng không phải là lạ vì sữa công thức khó tiêu hóa hơn sữa mẹ.

Một bé phải dùng sữa công thức 100% thường sẽ đi đại tiện ít hơn một bé được nuôi bằng sữa mẹ. Phân sẽ cứng hơn và không đồng đều, màu hơi xanh lục.

2. Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị táo bón

Trẻ sơ sinh bị táo bón thường xuất hiện những dấu hiệu sau:

  • Không đại tiện hơn 3 hay 4 ngày.
  • Chán ăn, hơi trướng bụng.
  • Khó ngủ.
  • Hay cằn nhằn khó chịu đi kèm với tiếng khóc ré chói tai, và xì hơi nặng mùi.

Nếu bé cưng đang có những dấu hiệu trên, mẹ có thể tham khảo những cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh dưới đây để “giải cứu” cục cưng khỏi chứng táo bón khó chịu.

3. Cách chữa trẻ sơ sinh bị táo bón hiệu quả

Massage bụng cho bé

tre-so-sinh-bi-tao-bon-va-cach-me-tre-xu-ly-em-dep-4

Massage bụng để trẻ khắc phục táo bón.

Bắt đầu từ rốn và sau đó massage ra ngoài theo vòng tròn xoáy trôn ốc theo chiều kim đồng hồ. Có thể dùng một số dầu hoặc kem (loại cho bé) trên ngón tay của bạn để bôi trơn da và giữ cho chuyển động được mượt mà và nhẹ nhàng. Chỉ tiếp tục làm nếu bé thích massage và thoải mái, thư giãn.

Cho bé bị táo bón uống nước ép trái cây loãng

tre-so-sinh-bi-tao-bon-va-cach-me-tre-xu-ly-em-dep-5

Uống nước ép trái cây giúp trẻ chữa bệnh táo bón.

Nước trái cây chỉ dùng cho bé uống thêm, không thể thay thế khẩu phần của bé. Hòa 15ml nước trái cây với 15ml nước và cho bé uống 3 đến 4 lần giữa các bữa ăn. Không làm ngọt nước trái cây, đường không giúp cải thiện tình trạng táo bón mà có thể ảnh hưởng xấu đến tiêu hóa.

Các loại trái cây tốt cho đường tiêu hóa của trẻ là mận, táo, lê, nho, việt quất,… Bạn nên tránh xa các loại quả hạch như mơ hoặc đào và các quả chua như cam, bưởi chùm, kiwi, thơm và hầu hết các loại quả mọng vì chúng có thể kích thích dạ dày rất nhạy cảm của bé dễ gây dị ứng.

Dùng mật ong chữa táo bón cho trẻ

tre-so-sinh-bi-tao-bon-va-cach-me-tre-xu-ly-em-dep-6

Phương pháp dùng mật ong giúp trẻ trị táo bón.

Mật ong có tính nóng vì vậy khi bôi hậu môn sẽ giúp kích thích co thắt các vòng cơ hậu môn, giúp bé đi ngoài dễ dàng. Mẹ có thể bôi mật ong vào đầu tăm bông hoặc 1 cọng hành nhỏ ngoáy vào hậu môn bé sâu khoảng 1 cm và xung quanh bên ngoài. Chỉ 5 – 10 phút sau bé sẽ đi ngoài dễ dàng.

Di chuyển đôi chân của bé như đi xe đạp

Trong phòng ấm, cởi hết quần áo của bé rồi đặt bé lên một chiếc khăn tắm, đặt một tấm tã vải dưới mông bé, một tấm nữa luồn giữa hai chân và bọc hậu môn. Tuy nhiên, đừng cột tã vào người bé.

Cầm hai chân của bé trong tay rồi từ từ đẩy đầu gối phải của bé về phía vai phải. Khi đầu gối của bé đã lên cao hết cỡ, nhẹ nhàng nâng chân bé lên và kéo về phía bạn để chân bé từ từ duỗi thẳng ra. Khi duỗi chân phải, bắt đầu đẩy đầu gối trái của bé về phía vai trái.

tre-so-sinh-bi-tao-bon-va-cach-me-tre-xu-ly-em-dep-7

"Đạp xe" là phương pháp trị táo bón được nhiều chị em áp dụng.

Nếu mẹ làm đúng thì bé sẽ có vẻ như đang đạp một chiếc xe đạp vô hình. Phần mông của bé sẽ hơi nâng lên khỏi tã vải và nhẹ nhàng nghiêng về trái rồi lại nghiêng về phải khi bạn đang thực hiện các động tác trên. Chúng ta không mặc tã cho bé để kích thích quá trình loại bỏ chất thải tự nhiên của bé, vì vậy miếng tã đặt giữa hai chân bé rất quan trọng vì bạn sẽ không muốn bé “bậy” lên tường hoặc chính bạn đúng không nào?

Cho bé tắm

Ngâm mình trong nước ấm sẽ giúp bé cưng cảm thấy thoải mái, đồng thời giảm bớt cảm giác khó chịu do táo bón gây ra. Sự khó chịu vì đầy hơi khi táo bón cũng góp phần tạo ra sự căng cơ góp phần làm cho tình trạng trẻ bị táo bón trở nên nghiêm trọng hơn. Giúp bé thư giãn cơ bụng sẽ làm giảm cơn đau do đầy hơi và kích thích nhu động ruột. Bạn có thể thả một túi trà cúc La mã vào nước tắm của bé, mùi thơm dễ chịu của trà sẽ hỗ trợ đạt được hiệu quả thư giãn mong muốn.

tre-so-sinh-bi-tao-bon-va-cach-me-tre-xu-ly-em-dep-8

Cho trẻ tắm nước ấm cũng có thể chữa táo bón.

Không được dùng đầu của nhiệt kế để kích thích bé đi đại tiện

Không được đặt nhiệt kế hoặc bất cứ vật gì khác vào bên trong hậu môn của bé để kích thích nhu động ruột, bởi vì việc này có thể gây ra tổn thương trực tràng của bé.

Cho bé uống một chút trà bạc hà pha loãng

Hâm nóng bình nước cho đến khi nước hơi ấm. Sau đó đổ nước vào cốc rồi nhúng túi trà bạc hà vào nước khoảng 5 lần. Đổ 30ml nước trong cốc vào bình rồi cho bé uống sau các bữa ăn. Yếu tố quan trọng nhất của biện pháp này là nước. Nước là một trong những phương pháp tự nhiên hiệu quả nhất để kích thích khả năng đại tiện.

tre-so-sinh-bi-tao-bon-va-cach-me-tre-xu-ly-em-dep-9

Trà bạc hà pha loãng.

Bạc hà làm dịu dạ dày bé, hỗ trợ tiêu hóa và đại tiện. Nếu không có trà bạc hà, mẹ có thể dùng trà Cúc La mã thay thế. Cúc La mã có tác dụng xoa dịu các mô và hệ thần kinh. Ngoài ra, bản thân nước ấm cũng thường có hiệu quả giảm táo bón.

Sử dụng rau mồng tơi điều trị táo bón cho trẻ

Tương tự như cách làm ới mật ong. Mẹ lựa chọn một cọng mồng tơi tươi, xanh và có cuống cứng. Rửa sạch và tước vỏ ngoài rồi ngoáy hậu môn trẻ từ 3 – 4 cái. Sau 5 – 10 phút trẻ sẽ đi ngoài dễ dàng.

tre-so-sinh-bi-tao-bon-va-cach-me-tre-xu-ly-em-dep-10

Trị táo bón bằng rau mồng tơi.

Kiểm tra lại sữa hộp ( sữa công thức) xem bạn đã dùng đúng chưa?

Nếu bé ăn sữa công thức, bạn nên làm theo đúng hướng dẫn trên bao bì một cách cẩn thận. Ví dụ bạn pha sữa cho bé quá đặc, hơn là chỉ dẫn có thể làm bé bị thiếu nước dẫn đến táo bón.

Có nhiều thương hiệu sữa khác nhau trên thị trường, về cơ bản chúng có chất lượng tương đương. Mỗi thương hiệu lại có nhiều công thức khác nhau, bởi vậy mỗi công thức khác nhau có thể phải pha loãng khác nhau. Tránh pha theo thói quen.

Tuy nhiên, một số bé thích hợp với mỗi công thức sữa khác nhau, vì vậy bé bị táo bón bạn có thể đổi sang một thương hiệu khác có giá trị dinh dưỡng tương đương. Nhiều loại sữa công thức có chứa chất xơ hòa tan (prebiotics) một loại thực phẩm giúp phát triển số lượng vi khuẩn có ích trong đường ruột của bé, làm mềm và xốp phân vì vây chúng có thể giúp giảm táo bón.

XEM THÊM: Loại sữa nào tốt nhất giành cho bà bầu trong 3 tháng đầu mang thai?

Cho bé uống thêm nước

tre-so-sinh-bi-tao-bon-va-cach-me-tre-xu-ly-em-dep-11

Bổ sung nước cho trẻ.

Đơn giản khi bé bị táo bón cho bé uống thêm nước đun sôi để nguội.

4. Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện

  • Nếu tình trạng táo bón của tẻ kéo dài trên 1 tuần và thay đổi chế độ ăn không có tác dụng.
  • Táo bón sau khi trẻ mới sinh, bụng chướng
  • Táo bón ảnh hưởng tới sức khỏe của bé, khiến bé kém ăn, gầy sút, suy dinh dưỡng và chậm lớn.

5. Cách phòng tránh táo bón ở trẻ sơ sinh

Chế độ ăn uống đủ nước, giàu chất xơ, chú ý những thực phẩm hỗ trợ tốt cho quá trình tiêu hoá như: sữa chua, hoa quả chín.

Táo bón ở trẻ thường xảy ra vào 3 thời điểm: Trẻ bắt đầu ăn bột ngũ cốc và trái cây nghiền; suốt thời gian tập ngồi bô/bàn cầu: sau khi bắt đầu đi học. Biết được những thời điểm nguy cơ này, phụ huynh sẽ dễ dàng hơn trong việc giúp bé phòng ngừa táo bón.

Vào thời điểm bé tập ngồi bô/ bàn cầu, cha mẹ cần lưu ý tạm thời ngưng việc huấn luyện nếu bé tỏ ý không thích vị trí quá mới mẻ này. Hãy khuyến khích bé một cách tích cực, ngay khi bé cảm thấy muốn đi tiêu.

Cần đảm bảo có chỗ dựa cho bàn chân của bé, đặc biệt là khi dùng bàn cầu có kích thước người lớn. Chỗ tựa bàn chân rất quan trọng vì chúng giúp bé cảm thấy vững chắc hơn nên có thể yên tâm rặn. Ngoài ra đối với tất cả trẻ con, nên chọn một thời điểm ngồi cầu nhất định ngày này qua ngày khác, tốt nhất là sau bữa ăn vì quá trình ăn kích thích ruột tăng nhu động.

Khi bé đến tuổi đi học, cần tiếp tục theo dõi việc đi tiêu của con. Cha mẹ nên theo dõi bé đi tiêu như thế nào ở nhà, đặc biệt là vào cuối tuần. Hỏi xem liệu bé có gặp vấn đề gì không khi cố gắng đi tiêu ở những nơi không phải ở nhà, nếu do thời gian bị hạn chế hoặc do mắc cỡ, bạn có thể phải làm việc với nhà trường để tìm ra giải pháp thích hợp.

Hiểu rõ về nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh táo bón cho trẻ là điều mà các bệnh phụ huynh nên biết. Từ đó có thể giúp con bạn tránh được căn bệnh táo bón khó chịu và cũng giúp bạn bớt lo đi nhiều vì nếu con bạn không may mắc phải chứng bệnh này bạn sẽ là người cảm thấy mệt mỏi và phiền toái nhất đấy.

6. Lưu ý cho mẹ khi trẻ sơ sinh bị táo bón

tre-so-sinh-bi-tao-bon-va-cach-me-tre-xu-ly-em-dep-12

Trẻ bị táo bón.

Trẻ sơ sinh uống sữa ngoài có nguy cơ táo bón cao hơn so với bé bú mẹ, do sữa công thức khó tiêu hóa hơn. Để khắc phục tình trạng này, mẹ nên ưu tiên chọn sữa có bổ sung chất xơ hòa tan góp phần làm cho phân của bé mềm hơn, dễ đi ngoài hơn.

Một triệu chứng nguy hiểm thường bị nhầm với táo bón là số lượng tã ướt giảm mạnh. Nếu không có kiến thức về bệnh này sẽ khiến mẹ dù áp dụng các cách chữa táo bón cho trẻ sơ sinh đều không hiệu quả. Đây có thể là triệu chứng của một chứng bệnh nghiêm trọng. Mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa nếu bé làm bẩn tã ít hơn nhiều so với bình thường.

0/5 - (0 bình chọn)

Được viết bởi

Ban biên tập Chanh Tươi Là một đội ngũ gồm các biên tập viên và chuyên gia có kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng về các sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng. Ban biên tập Chanh Tươi luôn nghiên cứu kỹ lưỡng, ...
img_avatar

Bình luận

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!