Bảng cân nặng thai nhi theo tuần bố mẹ cần nhớ

Chanh Tươi Review 13 tháng 12, 2022 - 11:51 (GMT +07)   Bảng cân nặng thai nhi theo tuần bố mẹ cần nhớ

Những chỉ số sức khỏe thai nhi là cách nhanh nhất mà bố mẹ có thể biết được tình trạng của con yêu. Các chỉ số bố mẹ cần phải nắm rõ đó là chiều cao, cân nặng. Trong đó bảng cân nặng thai nhi theo tuần là một trong số những thông tin bố mẹ cần lưu ý để có chế độ dinh dưỡng hay tập luyện phù hợp.

Bảng cân nặng thai nhi theo tuần có tác dụng giúp bố mẹ theo dõi được tình trạng sức khỏe của con. Theo đó để có cơ sở điều chỉnh chất dinh dưỡng cho cơ thể mẹ để con có thể phát triển một cách tốt nhất. Mỗi trẻ đều có một chỉ số sức khỏe riêng theo từng thời gian thai kỳ nên các mẹ cần theo dõi chặt chẽ để nắm bắt tình hình nhanh nhất.

Các yếu tố gây ảnh hưởng tới thai nhi

bang-can-nang-thai-nhi-theo-tuan-bo-me-can-nho3

Theo dõi chỉ số sức khỏe thai nhi.

  • Yếu tố di truyền, chủng tộc
  • Sức khỏe của bà bầu: Mẹ bầu bị tiểu đường, béo phì thường có khả năng sinh con lớn, nặng cân hơn
  • Vóc dáng của mẹ
  • Mức tăng cân của mẹ: Nếu mẹ tăng cân quá ít hoặc không tăng cân, thai nhi có thể thiếu cân, suy dinh dưỡng. Ngược lại, nếu tăng cân quá nhiều, mẹ có nguy cơ sinh mổ do thai quá to.
  • Thứ tự sinh con: Con thứ thường có xu hướng lớn hơn con đầu. Tuy nhiên, nếu khoảng cách giữa 2 lần sinh quá sát nhau, bé thứ 2 cũng có thể bị nhẹ cân
  • Số lượng thai trong bụng mẹ: Nếu mẹ mang đa thai, song thai, cân nặng của từng bé cũng có thể thấp hơn bình thường.

Lợi ích của việc theo dõi chỉ số sức khỏe thai nhi

bang-can-nang-thai-nhi-theo-tuan-bo-me-can-nho-4

Theo dõi cân nặng thai nhi.

Thai nhi phát triển vượt mức hay quá yếu đều ảnh hưởng rất nhiều đến chính sức khỏe của các bé. Theo dõi tình trạng cân nặng của bé khiến bố mẹ có thể biết được:

  • Thai nhi quá lớn, thừa cân: Đây không chỉ là nguyên nhân khiến ca sinh nở của mẹ trở nên khó khăn và kéo dài mà nó còn gây tổn thương đối với các cơ quan sinh sản của mẹ, chẳng hạn như gây vỡ tử cung trong lúc chuyển dạ. Thai nhi thừa cân còn dẫn đến những hệ lụy nguy hại đối với sức khỏe và thậm chí là mạng sống của các bé. Trẻ sinh ra thừa cân rất dễ bị hạ đường huyết, dẫn đến các triệu chứng nguy hiểm như: suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, hạ thân nhiệt… và có thể tử vong. Thậm chí một số bé còn phải sống với các căn bệnh khó chữa như: tiểu đường, tim mạch, trầm cảm, ung thư…
  • Thai nhi thấp còi, nhẹ cân: Thai nhi nhẹ cân khi lọt lòng sẽ có nguy cơ ngạt thở, thiếu oxy và thậm chí có thể chết lưu. Khi sinh ra, các bé cũng rất dễ mắc các bệnh: viêm phổi, đa hồng cầu, hạ đường huyết… Với nền tảng thể chất kém từ trong bụng, các bé nhẹ cân còn có nguy cơ giảm năng lực trí tuệ trong tương lai và có chỉ số IQ kém hơn hẳn các bé khác. Đây là kết luận được các nhà khoa học đưa ra sau khi chứng minh hàng loạt trường hợp thai nhẹ cân ở nhiều nước khác nhau trên thế giới.

Bảng cân nặng thai nhi theo tuần

 

bang-can-nang-thai-nhi-theo-tuan-bo-me-can-nho-1

 

So sánh kích thước của bé theo từng tuần tuổi

bang-can-nang-thai-nhi-theo-tuan-bo-me-can-nho-2

 

Ảnh hưởng từ cân nặng của mẹ tới thai nhi

Trong thời gian mang thai dinh dưỡng cho bà bầu rất quan trọng, nếu mẹ bầu tăng quá ít cân, thai nhi có thể không nhận đủ chất dinh dưỡng để phát triển, bé có nguy cơ sinh non khá cao. Ngược lại, những mẹ tăng cân quá nhiều trong thai kỳ có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ cao, khả năng sinh mổ cũng cao hơn bình thường do thai quá to. Vì vậy mẹ cần theo dõi bảng cân nặng của thai nhi để biết mình đang trong mức nào.

Tốt nhất, mẹ nên dao động cân nặng từ 10-12 kg trong suốt quá trình mang thai. Đối với những người mang thai đôi nên tăng từ 16-20 kg. Những mẹ có mức cân bình thường nên tăng từ 1,5- 2 kg trong 3 tháng đầu thai kỳ.

bang-can-nang-thai-nhi-theo-tuan-bo-me-can-nho-6

Ảnh hưởng cân nặng của mẹ tới thai nhi.

Nếu bị thiếu cân, mẹ phải tăng thêm khoảng 2,5 kg. Trong khi đó, những mẹ thừa cân chỉ tăng khoảng 1kg. Từ tuần thứ 14 đến tuần thứ 28 của thai kỳ, mẹ bầu có thể tăng khoảng nửa kg mỗi tuần, nhưng với những mẹ thừa cân chỉ nên giới hạn khoảng 200-300g/ tuần.

Mức tăng cân đúng cho các bà bầu

Ngoài bảng cân nặng thai nhi, các mẹ cũng nên tham khảo thêm mức tăng cân đúng chuẩn cho bà bầu bởi nếu người mẹ khỏe mạnh, tăng cân hợp lý thì thai nhi mới phát triển tốt được.

bang-can-nang-thai-nhi-theo-tuan-bo-me-can-nho-7

Bầu tăng bao nhiêu cân là đủ?

Mức tăng cân bình thường của các mẹ bầu thường được tính dựa trên chỉ số BMI – chỉ số khối cơ thể theo công thức sau:

BMI = trọng lượng/(chiều cao)2

Theo cách tính này, đối với các mẹ có chỉ số khối cơ thể BMI, tức là chiều cao trung bình trước khi mang bầu dao động từ 18,5 – 24,9 thì nên tăng cân trong khoảng từ 9 – 12 kg trong cả thai kì và được chia theo các giai đoạn sau:

  • Thai kì đầu: 1,5 – 2kg (trong 3 tháng)
  • Thai kì giữa và cuối: 1 – 2kg/tháng.

Trong đó:

  • Đối với các mẹ mang thai đôi, mức tăng cân đúng có thể dao động từ 16 – 20 kg
  • Đối với các mẹ bầu thừa cân thì nên tăng cân ít hơn, khoảng từ 1 kg/thai kì thứ nhất và các tuần sau đó chỉ tăng khoảng từ 200 – 300 g/tuần.
  • Đối với những mẹ bầu bị thiếu cân thì cần tăng từ 2,5 kg/thai kì thứ nhất và khoảng từ 500 – 600g/ tuần sau đó.

Bí mật dành cho mẹ: Theo nghiên cứu, cân nặng chuẩn của thai nhi và lượng sữa mẹ tiêu thụ mỗi ngày có liên hệ mật thiết với nhau. Theo đó, mỗi cốc sữa mẹ “nạp” vào cơ thể có thể giúp bé tăng 41gr trọng lượng. Vì vậy, nếu đang có vấn đề với cân nặng của bé cưng, bầu nên tích cực “măm măm” nhiều sữa lên để thay đổi bảng cân nặng thai nhi nhà mình nhé!

Đối với những mẹ bầu đang lo lắng khi trọng lượng của thai nhi tăng ngày càng nhiều, hãy thường xuyên luyện tập thể dục. Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Sản – Phụ khoa (Mỹ) cho thấy, vận động thường xuyên, khoảng 30 phút/ ngày bắt đầu từ tuần thai thứ 29 sẽ giúp cân nặng của mẹ và bé luôn đạt chuẩn, không tăng quá đà.

Bảng cân nặng chuẩn của thai nhi theo từng tuần mang tính chất tham khảo để dựa vào đó mẹ có thể biết được bé yêu đang phát triển như thế nào. Mọi sự điều chỉnh khi thấy thai nhi lớn/nhỏ hơn so với bảng cân nặng trên cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Kinh nghiệm đảm bảo chiều cao cân nặng cho bé đúng chuẩn

Một khi đã bước vào thai kỳ, mẹ bầu cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để thai nhi phát triển toàn diện. Lúc này, dinh dưỡng của em bé hoàn toàn phụ thuộc vào mẹ. Vì vậy mẹ bầu tuyệt đối không ăn kiêng khi mang thai, bởi nhu cầu dinh dưỡng của mẹ bầu tăng cao so với bình thường để đảm bảo duy trì hoạt động sinh lý, tăng khối lượng máu, dịch mô, nước ối…

bang-can-nang-thai-nhi-theo-tuan-bo-me-can-nho-5

Kinh nghiệm đảm bảo cân nặng cho thai nhi.

Trường hợp mẹ bầu thiếu chất hoặc không hấp thu được các chất dinh dưỡng vào cơ thể có thể bổ sung thêm thuốc bổ tổng hợp như thuốc PM Procare có công thức đặc biệt được thiết kế dành riêng cho bà bầu. Những công thức thuốc bổ uy tín như vậy thường có chứa hầu hết các dưỡng chất cần thiết cho phụ nữ có thai, bao gồm các vitamin, khoáng chất và DHA/EPA…

Cùng với một chế độ ăn cân đối kết hợp với một viên thuốc như PM Procare mỗi ngày sẽ giúp cơ thể người mẹ tránh xa bệnh tật và giúp trẻ phát triển toàn diện, thông minh ngay từ trong bụng mẹ. Thành phần DHA/EPA với tỷ lệ 4.3/1 sẽ giúp bà bầu giảm thiểu được nguy cơ đái tháo đường thai kỳ, tiền sản giật, sản giật…Đồng thời duy trì cân nặng thích hợp cho cả mẹ và bé nhằm tránh những ảnh hưởng xấu từ việc thừa cân, thiếu cân gây ra.

Trên đây là những thông tin về bảng cân nặng thai nhi theo tuần mà mình chia sẻ với các bố mẹ. Hi vọng qua những thông tin này các bố mẹ có thể theo dõi tốt nhất tình trạng của con. Chúc các bé khỏe mạnh.

Bình luận 0 Bình luận

Chanh Tươi Review trân trọng mọi ý kiến đóng góp. Đánh giá của bạn có thể giúp hàng ngàn người khác đưa ra quyết định mua hàng chính xác. Xem chính sách bình luận.

Gửi bình luận
phuongthao
Tác giả: Chanh Tươi Review
Đội ngũ biên tập
Là một đội ngũ gồm các biên tập viên và chuyên gia có kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng về các sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng.
Đọc tiểu sử đầy đủ của Chanh Tươi Review

Thông báo