Đeo nhẫn cưới tay nào, ngón nào? Nam tả nữ hữu có đúng truyền thống?

07.12.2023 - 11:59

Nhẫn cưới là tín vật thiêng liêng của vợ chồng nhưng nhiều người vẫn không chắc đeo nhẫn cưới tay nào cho phù hợp. Vậy nên bài viết này mình sẽ chia sẻ chi tiết về cách đeo nhẫn cưới để mọi người tham khảo nhé!

1. Ý nghĩa của việc đeo Phonhẫn cưới

Nhẫn cưới là tín vật đặc biệt không thể thiếu trong ngày đám cưới, thể hiện sự kết nối giữa hai người, biểu tượng của tình yêu đôi lứa, sợi dây liên kết giúp hai người yêu nhau và bên nhau đến suốt cuộc đời.

deo-nhan-cuoi-tay-nao-1
Ý nghĩa của nhẫn cưới

Nhẫn cưới sẽ có một cặp cho người nam và người nữ, thể hiện sự gắn kết, chung thủy, tình yêu lâu bền của cả hai. Sau nghi thức trao nhẫn cưới, xem như hai người đã chính thức làm vợ chồng theo ý nghĩa thiêng liêng. Cuộc sống của cả hai mai sau chính là sự đồng hành, vui buồn có nhau, sướng khổ vẫn cùng gắn kết.

2. Đeo nhẫn cưới khi nào?

Việc đeo nhẫn cưới thường được tiến hành trong lúc cử hành hôn lễ. Nghi thức trao nhẫn sẽ diễn ra dưới sự chứng kiến của toàn bộ người thân trong gia đình. Với những lời chúc phúc sẽ giúp cô dâu và chú rể sống bên nhau đến bạc đầu.

3. Đeo nhẫn cưới tay nào? Nhẫn cưới đeo ngón nào? 

Đeo nhẫn cưới tay nào? Ngón nào? Còn phụ thuộc rất nhiều quan niệm của từng người, theo văn hóa của quốc gia. Ví dụ ở Mỹ, đàn ông thường đeo nhẫn cưới tay trái ở ngón áp út còn phụ nữ lại đeo nhẫn tay phải ở ngón áp út. Tại Việt Nam, cả nam và nữ đều đeo nhẫn cưới ngón áp út và tay trái hay phải đều được.

3.1. Tại sao nên đeo nhẫn cưới ngón áp út?

Từ thời xa xưa, người Trung Quốc đã có một cách giải thích rất thuyết phục về việc đeo nhẫn cưới vào ngón tay áp út. Cụ thể, ngón tay cái sẽ tượng trưng cho bố mẹ của bạn, ngón tay trỏ là anh chị em, ngón giữa là chính bạn, ngón áp út là vợ/chồng của bạn và ngón áp út là biểu tượng của con cái.

Bây giờ, bạn hãy để hai bàn tay theo hướng đối diện, sau đó gập ngón giữa lại và áp sát chúng lại với nhau. Sau đó, bạn lần lượt mở các ngón cái, trỏ, út ra. Có thể thấy những ngón này dễ dàng tách biệt nhau, nhưng với ngón áp út thì không được, nếu bạn xê dịch tay của bạn sẽ đau.

Điều này có ý nghĩa: Cha mẹ, anh chị, con cái đều không thể sống suốt đời với bạn, họ sẽ rời xa bạn. Nhưng người bạn đời là người sẽ đồng hành cùng bạn suốt cả chặng đường trong cuộc sống này.

Sự gắn kết không thể chia xa của ngón áp út cũng giống như bạn và chồng hoặc vợ mình, mãi mãi không thể lìa xa. Do đó người ta thường chọn đeo nhẫn cưới vào ngón áp út.

deo-nhan-cuoi-tay-nao-10.jpg
Đeo nhẫn ngón áp út

3.2. Nhẫn cưới đeo ngón giữa được không?

Nhiều người vẫn còn băn khoăn đeo nhẫn cưới ngón giữa được không? Việc này còn phụ thuộc vào phong tục, tập quán của từng người, từng gia đình và từng quốc gia. 

Tuy nhiên, rất ít trường hợp chọn đeo nhẫn cưới ở ngón giữa, vì điều này sẽ khiến cho người khác hiểu lầm là bạn là người cô đơn, chưa có gia đình. Nếu đeo nhẫn sang ngón giữa sẽ mất đi giá trị và ý nghĩa của chiếc nhẫn cưới.

4. Phong thuỷ đeo nhẫn cưới đeo tay nào đểhạnh phúc viên mãn

Với quan niệm lựa chọn đeo nhẫn cưới tay nào cho đúng cách, người ta cũng phân ra các trường hợp nam nữ khác nhau, cụ thể như sau:

4.1. Nam đeo nhẫn cưới tay nào?

Nam giới đeo nhẫn cưới tay trái hay phải còn phụ thuộc vào từng quốc gia. Ở Mỹ đàn ông sẽ đeo nhẫn cưới ở tay trái, ở Đức và Hà Lan đeo nhẫn cưới tay phải, ở Việt Nam thì trái hay phải cũng đều được nhưng đa phần nam sẽ đeo ở tay trái theo quan niệm “nam tả nữ hữu”.

Tuy nhiên, ưu tiên hàng đầu vẫn là tay trái, vì đây là tay không thuận của hầu hết mọi người. Khi đeo nhẫn cưới tay trái sẽ hạn chế việc chịu tác động từ lực ở bên ngoài, tránh những va chạm không đáng có để lưu giữ được nét đẹp của chiếc nhẫn. 

4.2. Nữ đeo nhẫn cưới tay nào?

Con gái đeo nhẫn cưới tay nào? Tương tự như việc lựa tay đeo nhẫn ở nam giới, việc đeo nhẫn cưới của nữ giới cũng chịu sự ảnh hưởng của phong tục, tập quán theo từng quốc gia. Ở Mỹ, phụ nữ sẽ đeo nhẫn cưới ở tay phải, Đức và Hà Lan cũng đeo tay phải. Còn một số quốc gia không phân biệt đeo vào tay nào như: Việt Nam, Trung Quốc, Hy Lạp…

5. Những điều cấm kỵ khi đeo nhẫn cưới khiến hôn nhân dễ tan vỡ

Một số điều cấm kỵ bạn cần biết để tránh khi đeo nhẫn cưới dễ dẫn đến tình trạng đổ vỡ hôn nhân:

5.1. Đeo nhẫn cưới sai ngón

Theo quan niệm của người Châu Âu, ngón áp út là ngón có mạch máu tình yêu, bền vững. Do đó, khi đeo sai nhẫn cưới sẽ khiến gia đình không mấy thuận hòa. Hay quan niệm từ Hy Lạp, tại ngón áp út sẽ có tĩnh mạch tình yêu chạy về tim, nếu đeo nhẫn đúng ngón, bạn sẽ luôn giữ vợ/chồng của mình mãi trong tim.

Đó cũng là một trong những lý do mang tính tâm linh khi chọn đeo nhẫn cưới bị sai ngón. Nếu nhẫn của bạn quá rộng hoặc quá chặt, bạn nên đi sửa hoặc đổi sang chiếc khác chứ không nên đổi ngón đeo. Theo phong thủy, việc đeo sai ngón có thể tình cảm vợ chồng dần nhạt phai.

5.2. Đeo nhẫn cưới trước khi lễ cưới diễn ra

Trước khi hôn lễ diễn ra, các cặp vợ chồng thường không nên đeo nhẫn cưới. Vì theo quan niệm xưa, việc đeo nhẫn cưới trước khi diễn ra nghi thức dưới sự chứng kiến của gia đình họ hàng sẽ khiến mọi thứ bị xáo trộn, tình yêu của đôi bên không bền vững và thiếu hạnh phúc.

5.3. Đeo nhẫn cưới có thiết kế quá chênh lệch

Theo xu hướng hiện đại, những cặp vợ chồng trẻ thường cho rằng nhẫn cưới chỉ cần đẹp chứ không cần giống hệt dân gian, đây là điều hoàn toàn cấm kỵ.

Bởi vì một cặp có kiểu dáng giống nhau để có ý nghĩa của sự tương đồng, thể hiện hạnh phúc lứa đôi. Nếu nhẫn cưới không thống nhất được cũng giống như cuộc sống trong gia đình không thể hòa thuận.

5.4. Chỉ vợ hoặc chồng đeo nhẫn cưới

Nhẫn cưới cũng là một tín vật đôi, chứng minh cho hôn nhân hạnh phúc. Nhưng nếu nhẫn cưới chỉ có vợ hoặc chồng đeo hoặc bỏ quên, làm mất ở đâu đó sẽ giống như tình yêu của hai bạn đang bị chia cắt, thiếu sự đồng thuận, dễ kéo đến những hậu quả khôn lường.

5.5. Bán hoặc làm mất nhẫn cưới

Việc bán hoặc làm mất nhẫn cưới là điều hết sức tối kỵ trong hôn nhân. Vì nhẫn là biểu tượng của sự liên kết tình yêu giữa hai con người, là trách nhiệm của người bạn đời. Do đó, việc bán nhẫn cũng giống như bạn không tôn trọng tình yêu của cả hai, mối quan hệ của hai sẽ dần rạn nứt vì đánh mất sợi dây liên kết.

6. Quy tắc đeo nhẫn cưới và nhẫn đính hôn cùng lúc

6.1. Vào ngày cưới

Nếu cô dâu có nhẫn đính hôn, thì trong ngày cưới nhẫn đính hôn nên được đeo ở ngón út tay phải và nhẫn cưới sẽ được đeo ở ngón áp út tay trái. Tương tự đối với chú rể cũng vậy. 

Trường hợp không thích đeo nhẫn cưới và nhẫn đính hôn ở hai tay khác nhau thì bạn cũng có thể đeo ở ngón áp út và ngón út cùng một bàn tay.

deo-nhan-cuoi-tay-nao-4
Cách đeo nhẫn cưới và nhẫn đính hôn cùng lúc trong ngày cưới

6.2. Sau ngày cưới

Sau ngày cưới, việc đeo nhẫn cưới và nhẫn đính hôn sẽ phụ thuộc vào cách của bạn. Miễn sao bản thân bạn cảm thấy lựa chọn đó đẹp và phù hợp với nhau là được. Tuy nhiên, bạn vẫn nên hạn chế đổi nhẫn cưới ở ngón áp út sang tay khác nhé!

7. Giải đáp các vấn đề liên quan đến nhẫn cưới

7.1. Trao nhẫn cưới ở nhà trai hay gái?

Trong lễ vu quy của đôi bạn trẻ, nhẫn cưới nên được trao ở nhà gái hay nhà trai mới chuẩn? Lễ thành hôn thường được tổ chức tại tư gia nhà trai nên nhẫn cưới nên được trao ở nhà trai theo đúng phong tục tập quán xưa.

Nhà trai chính là nơi đám cưới đang diễn ra, với những thủ tục trong lễ thành hôn chẳng hạn như rước dâu. Toàn bộ buổi lễ, nghi thức trao nhẫn, trao quà cưới sẽ diễn ra ở nhà trai.

7.2. Có nên trao nhẫn cưới 2 lần không?

Việc trao nhẫn cưới là nghi thức tín vật, thề hẹn của cả hai người. Chỉ nên trao nhẫn cưới một lần, việc tháo nhẫn cưới ra vô nhiều lần sẽ khiến nhẫn dễ bị rơi rớt, nghi thức đã hoàn thành thì không cần thiết phải trao lại nhẫn lần thứ 2.

7.3. Trao nhẫn cưới bị rơi có sao không?

Theo quan niệm xưa, nhẫn là một sợi tơ hồng gắn kết bạn và người ấy. Nếu như nhẫn cưới bị tháo ra thì có những chuyện ngoài ý muốn sẽ dễ xảy ra, những cuộc cãi vã, xui xẻo dễ dàng ập đến. Tương tự việc làm mất nhẫn cũng có ý nghĩa không mấy tốt đẹp.

Tuy nhiên, đó cũng chỉ là những quan niệm dân gian xưa cũ. Suy cho cùng thì nhẫn cũng là tín vật tình yêu định ước mối lương duyên của hai bạn bằng sợi dây gắn kết, chứ nó không phải là vật chất quyết định việc hai bạn có yêu nhau hay không, nên việc làm rơi nhẫn chỉ là hành động vô ý thì không ảnh hưởng đến tình yêu của hai bạn đâu nhé!

7.4. Cách chọn nhẫn cưới phù hợp nhất

Để chọn nhẫn cưới phù hợp nhất, bạn nên cân nhắc một số vấn đề như sau:

Nguyên liệu làm nhẫn

Hiện nay thị trường có rất nhiều loại nhẫn cưới với nguyên liệu khác nhau, chẳng hạn như vàng 10k, 14k, 18k; hay loại chất liệu bạch kim, platinum…. Lưu ý những chiếc nhẫn cưới thường bạn đeo hàng ngày do đó không nên lựa chọn làm bằng bạc hoặc vàng ta để lưu trữ chiếc nhẫn luôn được trọn vẹn nhất.

Mẫu nhẫn trơn hay đính đá

Tùy theo sở thích, bạn có thể chọn nhẫn trơn hay nhẫn có viên đá đính kèm. Nếu bạn là người ưa thích nổi bật, thì có thể chọn loại đính đá, tuy nhiên đính quá nhiều đá cũng có thể khiến chiếc nhẫn dễ rơi đá, khiến chiếc nhẫn bị xấu, nên hãy cân nhắc để lựa chọn nhẫn đá cho phù hợp nhé!

Còn trường hợp bạn yêu thích sự tối giản thì có thể chọn mẫu nhẫn cưới trơn, đơn giản. Lựa chọn những thiết kế đơn giản, tinh tế sẽ giúp chiếc nhẫn không bị “sến” qua thời gian.

Khắc chữ ở trên nhẫn cưới

Rất nhiều người chọn khắc chữ ở trên nhẫn cưới để tạo thêm phần ý nghĩa cho tín vật tình yêu. Tuy nhiên, bạn chỉ nên chọn một loại khắc chứ không nên tham quá nhiều thông tin. Chẳng hạn như: khắc ngày cưới, ngày yêu nhau, tên hai bạn, dấu vân tay….

Ngân sách mua nhẫn cưới cũng là vấn đề cần ưu tiên

Trước khi đi lựa nhẫn, các cặp đôi nên xác định khoản ngân sách dùng để mua nhẫn là bao nhiêu. Khi bạn cung cấp số vốn với tư vấn viên, họ sẽ giúp bạn tìm được những cặp ưng ý nhanh chóng, không mất thời gian ngắm nghía những sản phẩm quá mắc mà không đủ tiền mua.

7.5. Mua nhẫn cưới chính hãng ở đâu?

Trên thị trường có rất nhiều đơn vị, công ty, cửa hàng bán nhẫn cưới chính hãng với chất lượng vàng tốt. Tuy nhiên cũng có những nơi “vàng thau lẫn lộn”. Do đó hãy suy nghĩ kỹ trước khi xuống tiền mua nhẫn cưới bạn nhé!

Một số địa điểm mua nhẫn cưới mà bạn có thể tham khảo như: Huy Thanh Jewelry, PNJ, DOJI, SJC… Giá thành của các đơn vị này thường cao hơn mặt bằng chung giá vàng, tuy nhiên những đơn vị đó sẽ đảm bảo cho bạn sản phẩm được cung cấp là chính hãng.

Hy vọng những chia sẻ này giúp bạn giải mã được việc “đeo nhẫn cưới tay nào” cho chính xác và phù hợp nhất. Chúc bạn sẽ luôn hạnh phúc!

0/5 - (0 bình chọn)

Được viết bởi

Ban biên tập Chanh Tươi Là một đội ngũ gồm các biên tập viên và chuyên gia có kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng về các sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng. Ban biên tập Chanh Tươi luôn nghiên cứu kỹ lưỡng, ...
img_avatar

Bình luận

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!