Cẩm nang mang thai: Thai nhi 32 tuần tuổi

06.01.2023 - 12:00

Thai nhi 32 tuần tuổi đang trong thời kỳ phát triển rất mạnh mẽ đấy các chị em ạ, tuy nhiên thai càng lớn thì các chị em lại càng có dấu hiệu đau mỏi cơ thể nặng hơn như đau thắt lưng, chuột rút, ợ nóng,... 

Một số trường hợp chị em khi bị đau thắt lưng còn bị sinh non nên các chị em cần phải đặc biệt chú ý. Khi có dấu hiệu bất thường thì nên đi bệnh viện ngay để đảm bảo an toàn nhất cho mẹ và bé.

Hành trình mang thai của các chị em đã cận kề ngày về đích rồi nên chắc hẳn các chị em đều hồi hộp mong chờ ngày "vượt cạn" để được đón bé yêu đến thế giới. Thai nhi 32 tuần tuổi có thể nặng gần 2kg nên lúc này các chị em thấy cơ thể mình nặng nền, đi lại khó khăn là điều bình thường. 

Các chị em hãy cẩn thận trong việc di chuyển và nghỉ ngơi phù hợp, đừng quên vai trò của ông xã trong giai đoạn này các chị em nhé.

Sự thay đổi cơ thể thai nhi 32 tuần tuổi

Thai nhi 32 tuần tuổi nặng khoảng 1,7 - 1,8 kg và chiều dài từ đầu đến gót chân khoảng 41 - 42 cm. Do thai nhi ngày một to lên nên đã chiếm rất nhiều chỗ trong tử cung.

Trong những tuần thai nay, em bé vẫn đang phát triển rất mạnh mẽ. Bé vẫn tiếp tục thực hành những bài tập nuốt, thở và mút để chuẩn bị cho cuộc sống ngoài bụng mẹ sau khi chào đời. Hệ thống tiêu hóa của bé cũng coi như hoàn thiện và sẵn sàng chào đời. Tuy nhiên, trong bụng mẹ bé vẫn đang tích tụ chất béo dưới da để tăng trọng lượng.

Ở tuần thai này, tay, chân và cơ thể bé tiếp tục lớn lên cho tương xứng với vòng đầu. Lưu ý là bé không thể “hiếu động” như trước. Đừng lo lắng, bé đang suy nghĩ để tìm đường ra khỏi bụng mẹ đấy. Chỉ cần có cảm giác bụng mình đang uốn lượn ngoằn nghèo là có thể yên tâm rằng bé đang khỏe. Bé cũng đang nỗ lực rất nhiều để mau lớn đấy. Bạn có thể hy vọng bé sẽ lên thêm ít nhất là 900 gam - 1200 gam trước khi bé chào đời.

thai-nhi-32-tuan-tuoi-7

Thai nhi 8 tháng tuổi.

Các cơ quan nội tạng trong cơ thể bé đang tiếp tục hoàn thiện và bé đã có thể “tè dầm” - đấy là bé đang rèn luyện, sẵn sàng cho thời điểm sau khi chào đời. Điều vô cùng thú vị là từ tháng thứ 8, thai nhi đã có thể ngủ mơ và từ tuần thai này, có thể em bé sẽ dần quay đầu để thuận lợi cho quá trình sinh nở.

Nhật ký thai kỳ theo từng ngày của bé trong tuần thứ 32

Ngày thứ 218: Hiện thời, bộ não của bé đã gia tăng sự phát triển. Chu vi đường tròn của đầu bé là khoảng 25cm.

  • Mẹ làm cho bé: Không chắc chắn được là bạn đã có đủ áo quần cho bé mặc vào những tháng đầu tiên khi bé chào đời. Bạn cần chuẩn bị cho bé 4-5 bộ đồ và những gói đồ dùng cho trẻ sơ sinh từ 0-3 tháng tuổi bao gồm áo tay dài và tay cộc. (phụ thuộc vào mùa). 8-9 đôi vớ và vài chiếc mũ vải để giữ ấm cho bé khi thời tiết lạnh. Nên mua thật đa dạng các loại vớ và giày bằng vải trơn để dễ dàng tháo, cởi cho bé.

thai-nhi-32-tuan-tuoi-8

Thay đổi cơ thể thai nhi 32 tuần.

Ngày thứ 219: Cơ thể bé bắt đầu tích trữ canxi, sắt và phốt pho để hỗ trợ cho sự phát triển của khung xương.

  • Mẹ làm cho bé: Bé cần được bổ sung canxi để giúp khung xương bé chắc khỏe hơn, đó là lý do bạn cần ăn nhiều thức ăn chứa canxi và vitamin D để bé hấp thu tốt hơn. Những chất này có trong thịt, cá, trứng, sữa cao năng lượng, dầu cá các loại hoặc chỉ cần 10 phút tắm nắng sớm cũng giúp bạn hấp thu được một lượng vitamin D tương đối.

Ngày thứ 220: Bé bây giờ dài khoảng 43cm và nặng cỡ khoảng 1 túi bột (hơn 2kg)

  • Mẹ làm cho bé: Cân nặng trung bình của các bé sơ sinh vào khoảng 3 – 3.2kg (bé gái có xu hướng nhẹ cân hương bé trai). Ở tuần đầu tiên sau ngày chào đời, hầu hết các bé sẽ mất đi khoảng 170gr – 283gr, đây chính là lượng mỡ và nước ối được truyền qua từ bạn. Sau đó bé sẽ tăng khoảng 113gr – 198gr đều đặn mỗi tuần.

Ngày thứ 221: Làn da bé chuyển từ đỏ sang hồng và mịn màng hơn.

  • Mẹ làm cho bé: Bạn cảm giác stress ngày hôm nay thì hãy dành một chút thời gian cho bản thân. Nên gọi cho bạn bè cùng nhau đi spa, cắt tỉa móng tay, chải chuốt lại mái tóc, tắm lâu một chút. Hãy thư giãn và tận hưởng cảm giác hạnh phúc. Một bà mẹ hạnh phúc sẽ sinh ra một bé con hạnh phúc.

Ngày thứ 222: Bé đã có thể thè lưỡi vài lần trong ngày, đây là hành vi phổ biến của hầu hết các bé ở tầm tuổi này khi ở trong bụng mẹ. Tương tự như vậy, bé có thể nếm được nước ối, mùi vị thức ăn và thức uống mà mẹ nạp vào cơ thể.

  • Mẹ làm cho bé: Nếu muốn nuôi con bằng sữa ngoài thì cũng nên cho bé bú sữa mẹ từ 4-6 tuần sau khi bé chào đời rồi mới chuyển. Mua sẵn núm vú cao su giả và tập dần cho bé. Mẹ có thể tham khảo các sản phẩm núm vú cao su giả tại đây.

Ngày thứ 223: Bây giờ bé đã có thân nhiệt riêng và cơ chế ổn định thân nhiệt đã vận hành khá tốt.

  • Mẹ làm cho bé: Một thứ mà bạn nên chuẩn bị sẵn khi bé chào đời là một chiếc nhiệt kế. Nhiệt kế giúp bạn đo chính xác thân nhiệt của bé. Nếu gia đình bạn chưa chuẩn bị nhiệt kế thì có thể tham khảo chiếc nhiệt kế Medilife giá chỉ 22k tại đây: Link.

Ngày thứ 224: Bé trưởng thành đều đặn và sẽ tiếp tục như thế cho đến lúc chào đời

  • Mẹ làm cho bé: Bạn hãy yên lòng khi biết rằng có rất nhiều loại dược phẩm và công cụ y tế có thể hỗ trợ cho toàn bộ việc sinh nở nếu ở tuần 41 -42 mà bé vẫn chưa muốn chào đời. Bé tăng thêm 0.2 gr mỗi tuần, tỉ lệ thuận với việc này là bé sẽ tiếp tục dài ra, điều này sẽ cực kỳ khó khăn để có thể chào đời dễ dàng.

Lưu ý: Các em bé phát triển hơi khác nhau – thậm chí cả khi còn trong bụng mẹ. Những thông tin chúng tôi đưa ra chỉ nhằm cho bạn cái nhìn tổng quát về sự phát triển của bé.

Sự thay đổi cơ thể mẹ ở tuần mang thai thứ 32

Mọi người sẽ nhận xét về hình thể của bạn khi bạn mang thai được 34 tuần, và thể nào thì cũng năm người mười ý. Bất cứ bạn đi đâu, bạn cũng sẽ tới tấp nhận được những nhận xét kiểu như “Ôi, béo lên nhiều thật đấy”, “Ôi, tám tháng rồi mà trông còn bé thế”, “Ôi, em bé chắc to lắm đây”. Dường như ai cũng là chuyên gia sinh sản, và luôn rất hăng hái đưa ra lời khuyên. Bạn hãy học cách mỉm cười ngọt ngào và chuyển chủ đề hoặc lảng đi chỗ khác. Cố gắng đừng để ý nhiều đến nhận xét của mọi người, và chỉ quan tâm đến các thông tin tư vấn của những nguồn đáng tin cậy. Bạn, người hộ sinh và/hoặc bác sĩ của bạn chính là những chuyên gia duy nhất có thể hiểu được sức khỏe của bạn và em bé đang tiến triển thế nào.

Thật không dễ để bỏ ngoài tai mọi thứ. Dù bạn biết rằng bạn và em bé của bạn là khác biệt, và sẽ có phác đồ phát triển riêng của mình, nhưng bạn cũng vẫn muốn mình giống như đa phần các phụ nữ mang bầu khác, bạn muốn giống như “bình thường”. Và có thể, bạn sẽ thấy bạn đời của mình có xu hướng “xù lông” để bảo vệ mình, nhất là khi thấy bạn có phần phiền lòng vì một vài lời nhận xét của ai đó. Đây có thể là một phần tính cách của anh ấy mà bạn chưa thấy bao giờ. Vai trò của các bạn đã ít nhiều thay đổi, và có thể anh ấy đang cảm thấy rằng anh ấy không đóng góp được gì đáng kể trong khi bạn thì phải chịu nhiều khó nhọc. Nếu anh ấy cho rằng vai trò của mình là phải hỗ trợ bạn về mặt tình cảm, bảo vệ bạn và em bé, thì chắc chắn đây là một điều tốt. Những điều này sẽ càng củng cố mối quan hệ của hai người, và còn giúp xây dựng mối quan hệ tình cảm đặc biệt giữa hai bạn với em bé nữa.

Những thay đổi của cơ thể bạn trong tuần thai thứ 32

thai-nhi-32-tuan-tuoi-6

Thay đổi cơ thể khi thai nhi 32 tuần.

  • Chóp tử cung của bạn hiện giờ cách rốn khoảng 14.5 cen-ti-met. Bạn thậm chí có thể đặt cả một cái cốc lên bụng mình khi ngồi, và điều này quả thật quá tiện khi bạn đi dự tiệc chẳng hạn. Bạn có xu hướng so sánh cơ thể và hình dáng của bụng bầu của mình với các bà bầu khác. Hãy luôn nhớ rằng mỗi bà bầu mỗi khác, và sẽ không có ai giống ai cả. Em bé của bạn cũng là sự kết hợp đặc biệt và duy nhất giữa ADN của bạn và của bạn đời, và cái cách mà cơ thể bạn phản ứng và bảo vệ thai nhi cũng khác biệt và duy nhất nữa.
  • Trong tuần thai thứ 32 này, bạn có thể thường xuyên thấy khó thở. Phổi và cơ hoành của bạn đang bị o ép, và em bé thì đang ngồi ngay trên dạ dày của bạn. Em bé vẫn chưa “rơi” xuống khung xương chậu, nghĩa là phần bụng trên của bạn vẫn rất chật chội. Vì vậy, có thể bạn sẽ cảm thấy dễ ngủ hơn khi kê gối thật cao. Nhớ ngồi thật thẳng lưng, điều này cũng giúp ích nhiều đấy.
  • Bạn sẽ bị ợ nóng, bị khó tiêu và trào ngược axít dạ dày nhiều hơn nữa trong tuần này. Hãy cố gắng ăn được 6 đến 7 bữa nhỏ trong một ngày, hơn là ăn thật no và chia làm ít lần trong ngày. Hơn nữa, bây giờ bạn có thể cũng không cảm thấy đói nhiều như trước đây, nên sẽ thấy dễ chịu hơn với từng lượng nhỏ thức ăn. Cũng đừng hạn chế mùi vị của các món bạn ăn. Em bé cũng sẽ được nếm những hương vị thức ăn khác nhau từ trong nước ối, và như vậy bé sẽ dễ ăn hơn, chịu thử nhiều loại thức ăn khác nhau hơn về sau này, khi bắt đầu ăn được thức ăn cứng.
  • Thời gian này, khi đi khám thai, có lẽ bạn sẽ thấy con mình đã nằm chúc đầu xuống. Cách nằm này được gọi là nằm ngôi thuận. Đừng lo lắng nếu thấy em bé nằm lệch một bên hoặc vẫn ngồi như cũ với đầu ở phía trên, nhất là nếu bạn chưa có con lần nào. Từ giờ đến lúc sinh, vẫn còn đủ thời gian cho em bé xoay chuyển vào đúng tư thế.
  • Chân của bạn có thể sẽ có dấu hiệu bị giãn tĩnh mạch vào tầm thời gian này. Nếu mẹ bạn hay ai đó trong gia đình cũng từng bị như vậy, thì bạn cũng dễ có khả năng bị chứng này. Hãy ngồi bất cứ khi nào có thể, và gác chân cùng bàn chân lên cao. Hãy kê chân theo bất cứ cách nào bạn có thể để đưa máu quay trở lại thân người. Nhiều bà bầu thề trên đôi bít tất dài của họ rằng hễ vừa sáng ra họ đã mang ngay chúng vào, thì chúng sẽ phát huy hiệu quả rõ rệt. Cũng phải để ý đến cân nặng mình. Quá nhiều mỡ chỉ làm khổ thêm các mạch máu chủ của bạn mà thôi.
  • Bạn lúc nào cũng thấy nóng, và ngay cả khi mọi người đều cảm thấy lạnh, thân nhiệt của bạn vẫn cao hơn ít nhất là vài độ. Nếu bạn đặt tay ngay sát gần da bụng mình, bạn sẽ cảm thấy hơi nóng sực tỏa ra từ cơ thể mình.
  • Cho dù bạn đời vẫn thấy bạn thật hấp dẫn, chuyện mây mưa giờ đây là điều cuối cùng mà bạn có thể nghĩ được. Chỉ nghĩ đến chuyện gần gũi nhau và phải tiêu tốn rất nhiều sức lực đã khiến bạn mất hết hứng thú rồi. Hãy làm cho bạn đời của bạn thất vọng một cách nhẹ nhàng nhất, nói với anh ấy rằng bạn không thích và không thực sự cảm thấy thoải mái. Anh ấy sẽ phải thông cảm. Xét cho cùng, cái thai kỳ vất vả này cũng là để bạn mang nặng đẻ đau đứa bé của cả anh ấy chứ không chỉ của riêng bạn.

Những triệu chứng phổ biến khi mang thai 32 tuần là:

  • Đầy hơi, ợ nóng
  • Táo bón
  • Chóng mặt
  • Bệnh trĩ
  • Chuột rút
  • Ngứa da
  • Rỉ sữa non

Những thay đổi tâm lý khi mang thai 32 tuần

  • Nếu bạn không lấy chuyện ăn khó tiêu làm phiền, thì việc quá phấn khích có thể lại khiến bạn khó ở. Chỉ còn 8 tuần nữa thôi là bạn đã có thể ôm em bé của bạn vào lòng. Sẽ có những lúc bạn cảm tưởng như bạn không thể đợi thêm được nữa, mấy tuần mà dài như cả thế kỷ. Lại có những lúc khác, bạn lại cảm giác như bạn mang thai nhanh quá, và rằng bạn cần phải trân quý quãng thời gian mang thai này.
  • Khi mang thai 32 tuần, có thể bạn sẽ lo lắng nhỡ may có vấn đề gì với con mình mà bác sĩ chưa phát hiện ra. Có thể bạn tự hỏi rằng mình và bạn đời biết phải làm sao, cuộc sống của bạn sẽ như thế nào nếu như em bé có chuyện gì không ổn. Nhiều phụ nữ trở nên rất mê tín vào thời gian này, và liên tục nhìn thấy những điều gì đó không bình thường rồi suy diễn ra vấn đề. Những giấc mơ, hay việc gặp ai đó trên đường bị khuyết tật hoặc bệnh thần kinh, hoặc nghe thấy người này người kia vừa sinh ra một em bé có tật bệnh… tất cả đều khiến bạn lo lắng, sợ hãi. Nếu bạn cảm thấy bất ổn như vậy, hãy nói chuyện với người hộ sinh hoặc bác sĩ của bạn.
  • Đôi khi, chỉ nhìn vào lịch và nhẩm đếm ngược thôi cũng khiến cho bạn thấy sốc. Đừng để dành mọi chuyện đến phút cuối mới làm. Em bé thì vẫn sẽ ra đời khi đã sẵn sàng, và bố mẹ em bé thì cứ quáng quàng cả lên với ti tỉ thứ việc còn chưa chuẩn bị xong.

Chế độ dinh dưỡng

Như đã nói ở trên, hơn phần nửa cân nặng của bé con khi sinh là được tăng thêm trong vòng chỉ 7 tuần trước khi chào đời. Vì vậy, vấn đề hết sức quan trọng không chỉ khi mang thai tuần 32 mà trong cả giai đoạn này là mẹ cần có chế độ dinh dưỡng cân bằng và cung cấp đủ lượng protein, các khoáng chất, và vitamin cho cơ thể.

thai-nhi-32-tuan-tuoi-3

Dinh dưỡng thai nhi tuần thứ 8.

Vào những tháng cuối thai kỳ, dù mẹ cần cung cấp nhiều dinh dưỡng cho thai nhi hơn những
tháng trước nhưng điều này không có nghĩa là mẹ có thể ăn một cách “bữa bãi”, vô tội vạ. Nếu mẹ đang tăng cân quá nhanh, mẹ nên tìm hiểu cách để giảm lượng calo nạp vào cơ thể nhưng vẫn bổ sung đủ dưỡng chất chẳng hạn như ăn thêm các loại rau, tránh các thực phẩm chứa nhiều đường nhân tạo, ăn ít mỡ để tránh trường hợp thai nhi quá to, khiến việc sinh nở của mẹ trở nên khó khăn.

Mẹ cũng nên chia các bữa ăn trong ngày ra thành các bữa nhỏ để hấp thu tốt hơn mà hệ thống tiêu hóa cũng không phải làm việc quá tải và gây nên các vấn đề khó chịu về tiêu hóa như ợ nóng, khó tiêu.

Một gợi ý để mẹ bổ sung thêm chất dinh dưỡng đó là mẹ hãy ăn thêm các món ăn vặt như snack, hoa quả có lợi cho sức khỏe; tránh nạp vào cơ thể những loại thực phẩm đã qua xử lý chứa nhiều muối, natri, chất bảo quản và các đồ ăn nguội, chứa nhiều dầu mỡ như: xúc xích, thịt nướng, thịt muối,…

thai-nhi-32-tuan-tuoi-4

Đồ ăn nhẹ tốt cho bà bầu.

Ngoài ra, mẹ cũng cần uống nhiều nước, khoảng 8 ly nước mỗi ngày. Thêm vào đó, sau mỗi giờ tập thể dục, mẹ cũng nên uống thêm nước. Và đặc biệt là vào mùa hè, mẹ bầu cần uống thêm nhiều nước hơn để bù đắp lượng mồ hôi đã mất nữa.

thai-nhi-32-tuan-tuoi-5

Uống đủ nước trong tuần thứ 32 để con mạnh khỏe.

Các bệnh thường gặp

Trong tuần này, mẹ bầu thường mắc phải chứng tăng huyết áp, và tiền sản giật. Tất cả các chứng bệnh này là do cơ thể bạn đang bị chèn ép trong khoảng thời gian dài. Bạn cũng cảm thấy đau, thậm chí tê cứng ở các ngón tay, cổ tay và bàn tay. Một số các triệu chứng cơ bản của thời kì thai nghén như ợ nóng, táo bón vẫn dai dẳng bám theo bạn. Hãy cố gắng chịu đựng thêm một chút xíu nữa thôi, bạn sắp tới đích rồi.

Ngoài ra, bạn vẫn không thể nào ngủ ngon trong giai đoạn này. Hãy thử cách nằm nghiêng người xem có dễ ngủ hơn chút nào không bạn nhé.

thai-nhi-32-tuan-tuoi-2

Mẹ thử nằm nghiêng để dễ ngủ hơn.

Bố mẹ nên làm

Bố mẹ nên thường xuyên theo dõi các hoạt động của bé. Bạn nên thử tính xem phải mất bao lâu bạn mới cảm thấy bé chuyển động rõ rệt đủ 10 lần: đá, ngọ nguậy, và cử động toàn bộ cơ thể.

Tiếp tục các bài tập thể dục nhẹ nhàng, đến các lớp học tiền sản thường xuyên để chia sẻ kinh nghiệm cũng như bồi dưỡng thêm một số các kiến thức về nuôi trẻ sơ sinh. Điều đặc biệt quan trọng trong tuần này là bạn cần đi khám thai và siêu âm 4 chiều. Đây là mốc quan trong cuối cùng để kiểm tra sức khỏe của thai nhi và mẹ, kịp thời phát hiện nhưng bất thường muộn ở thai nhi để chủ động trong mọi tình huống.

Mẹ có thể bắt đầu chuẩn bị những gì mình muốn làm cho bé ngay từ lúc này như giặt drap giường, thu dọn bếp, trang trí lại nhà cửa. Chú ý không nên làm những việc quá nặng gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Hãy chuẩn bị chào đón bé trong ngôi nhà thật đẹp và ấm áp của mình bạn nhé.

Mỗi tuần thai - một chủ đề: 3 câu hỏi về việc theo dõi chuyển động của con

Câu hỏi 1: Bé nên đạp thường xuyên đến mức nào thì tốt?

Con bạn nên tiếp tục chuyển động thường xuyên như trong những tháng gần đây. Mỗi em bé có mức độ hoạt động của riêng và không có chuẩn chung cho tất cả. Miễn bạn không nhận thấy bất kỳ thay đổi lớn nào trong mức độ hoạt động của con, thì thường là bé vẫn khoẻ mạnh.

Câu hỏi 2: Tôi có cần theo dõi các cú đạp của con?

Một số bác sĩ cẩn trọng đề nghị rằng sau 28 tuần, bạn cần chính thức nghe ngóng kiểm tra các chuyển động của con ít nhất một lần hoặc hai lần / ngày. Có rất nhiều cách khác nhau để đếm những “cú đạp” này, vì vậy hãy hỏi xem bác sĩ muốn bạn theo dõi bằng cách nào.

Đây là một cách phổ biến: Chọn một thời điểm trong ngày khi con có xu hướng hoạt động tích cực nhất (nên chọn cùng một khoảng thời gian mỗi ngày); ngồi yên hoặc nằm nghiêng để không bị phân tâm. Tính xem phải mất bao lâu bạn mới cảm thấy bé chuyển động rõ rệt đủ 10 lần – đá, ngọ nguậy, và cử động toàn bộ cơ thể đều được tính. Bé phải có ít nhất 10 chuyển động trong vòng hai giờ. (Đừng lo lắng, có thể không mất nhiều thời gian đến thế đâu, có khi bạn sẽ cảm thấy 10 cú đá chỉ trong vòng 10 phút đầu tiên.) Nếu bạn không cảm thấy đủ thì hãy dừng đếm và gọi ngay bác sĩ.

Câu hỏi 3: Tôi nên làm gì nếu nghĩ rằng chuyển động của con bị chậm lại hoặc thay đổi?

Hãy cho bác sĩ biết ngay lập tức nếu bạn nhận thấy sự suy giảm trong hoạt động của bé. Thai nhi ít chuyển động đi có thể là dấu hiệu có vấn đề, và bạn sẽ cần phải xét nghiệm đo sức khỏe thai nhi hoặc sinh lý cơ thể để kiểm tra xem con của mình có ổn không.

Gợi ý cho tuần này

Giặt quần áo và drap giường của bé.Mẹ có nhớ những bộ quần áo đáng yêu mà mình đã mua hoặc được tặng không? Mẹ nên giặt bất cứ thứ gì sẽ tiếp xúc với da của bé để loại bỏ các chất kích ứng có trong vải. Hãy dùng các chất tẩy rửa dịu nhẹ nhất dành riêng cho trẻ sơ sinh, được dán nhãn không gây dị ứng hoặc tốt cho làn da nhạy cảm.

thai-nhi-32-tuan-tuoi-1

Qua đây chắc hẳn các chị em hay các ông bố tương lai đã biết chi tiết về sự thay đổi của thai nhi 32 tuần tuổi cũng như cơ thể người mẹ. Mang thai không chỉ là việc riêng của người phụ nữ mà là chuyện hệ trọng của cả gia đình, đặc biệt là người chồng nên quan tâm chăm sóc cho vợ, cho đứa con trong bụng nhiều hơn. Các ông bố đừng bao giờ để mẹ thấy tủi thân hay vất vả nhé, tâm trạng của mẹ ảnh hưởng rất lớn đến đứa con trong bụng đấy, hãy luôn sát cánh cùng các mẹ để mẹ an tâm hơn trong kỳ sinh nở quan trọng này.

Cẩm nang mang thai: Thai nhi 33 tuần tuổi

0/5 - (0 bình chọn)

Được viết bởi

Ban biên tập Chanh Tươi Là một đội ngũ gồm các biên tập viên và chuyên gia có kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng về các sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng. Ban biên tập Chanh Tươi luôn nghiên cứu kỹ lưỡng, ...
img_avatar

Bình luận

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!