Cẩm nang mang thai: Thai nhi 31 tuần tuổi

07.03.2023 - 16:44

thai nhi 31 tuần tuổi đã nặng khoảng 1,5kg và não vẫn tiếp tục phát triển vượt trội. Có thể nói đây là thời điểm não bé phát triển mạnh nhất, do đó mẹ nên tích cực bổ sung các chất dinh dưỡng tốt cho não bộ. Kích cỡ cơ thể bé có thể được ví như một trái dứa nhỏ xinh, bé đã có móng tay, móng chân và da bé mềm mịn hơn trước.

Mang thai đến tuần thứ 31 quả là nghị lực với các mẹ, các mẹ đã gần về đích với chiến thắng huy hoàng rồi đấy. Giai đoạn thai nhi 31 tuần tuổi này các mẹ có thể bất ngời với những cú đạp cực mạnh của bé yêu trong bụng, các mẹ hãy tiếp tục nghỉ ngơi tối đa khi có thể để cả mẹ và bé đều khỏe nhé.

Sự thay đổi của thai nhi 31 tuần tuổi

Thai nhi 31 tuần tuổi có chiều dài đo được từ đầu đến gót chân của bé đạt khoảng 39 - 40cm (từ đầu đến mông khoảng 27 - 28cm), trọng lượng khoảng 1,5kg - 1,6 kg.

thai-nhi-31-tuan-tuoi-2

Thai nhi 31 tuần tuổi với kích thước như quả dứa.

Vào tuần thai này, 2 lá phổi và hệ tiêu hoá đã gần như hoàn thiện. Bé có thể nhắm, mở mắt và có thể nhìn thấy xung quanh, phân biệt được ánh sáng mờ và bị hấp dẫn bởi nguồn sáng.

Nếu chiếu ánh sáng vào vùng dạ dày người mẹ, đầu bé sẽ chuyển động về phía có ánh sáng hoặc di chuyển để sờ vào vùng ánh sáng. Một số nhà nghiên cứu nghĩ rằng chiếu ánh sáng vào vùng dạ dày người mẹ sẽ giúp thị lực của bé phát triển nhưng dù có thế nào, thị lực của trẻ sơ sinh cũng chỉ có thể nhìn xa 20 – 30cm. Thị lực của bé chỉ phát triển hoàn toàn sau tuổi 7 – 9.

Khoảng 1 lít nước ối đang bao bọc quanh bé nhưng thể tích này sẽ giảm dần khi bé ngày 1 lớn hơn và tử cung sẽ ngày một chật chội đối với bé.

Nhật ký thai kỳ theo từng ngày của bé trong tuần thứ 31

Ngày thứ 211: Thai 31 tuần Đầu của bé đã cân xứng với thân thể, tay, chân và toàn cơ thể bé trông đã mập mạp, mũm mĩm hơn.

  • Mẹ làm cho bé: Khi bé ở độ tuổi sơ sinh, bạn cần dùng tay nâng đầu và cổ bé. Vì lúc này bé quá yếu để có thể tự điều chỉnh được đầu mình cho đến ít nhất vài tuần sau đó.

Ngày thứ 212: Nếu bé là một chàng trai thì 2 bìu tinh hoàn của bé bây giờ đã hoàn thiện rồi.

  • Mẹ làm cho bé: Đây là khoảng thời gian mà bạn cần nghiên cứu về bệnh tự kỷ ở trẻ, đây là chứng bệnh rối loạn thần kinh xảy ra trong 1/250 trẻ. Và bé trai thường dễ bị mắc bệnh hơn các bé gái. Nguyên nhân có thể là mất cân bằng hóa chất, những khác biệt ở não, gen hay các vấn đề ở hệ miễn dịch.

Ngày thứ 213: Bé giờ đã rất hiếu động, có thể đá chân và quẫy tay. Bạn sẽ cảm nhận được điều đó rất rõ rệt khi bạn nằm yên bởi vì những chuyển động của bạn khiến bé được ru ngủ.

  • Mẹ làm cho bé: Thúc đẩy não bộ của bé phát triển bằng cách bổ sung lượng Omega -3 vào thực đơn hàng ngày của bạn. Chất này có trong rau bó xôi, các loại đậu, quả hạch và dầu cá, dầu hạt cải, dầu oliu… Hoặc mẹ có thể dùng sản phẩm viên uống bổ sung Omega -3  Omega Mama nếu không có điều kiện bổ sung Omega-3 từ thực phẩm.

thai-nhi-31-tuan-tuoi-3

Dầu hạt cải cung cấp Omega-3 cho bé.

Ngày thứ 214: Bây giờ thì đầu của bé nằm ngược xuống dưới, chạm vào sàn chậu của bạn trong khi chân thì đá lên phần lồng ngực bạn.

  • Mẹ làm cho bé: Để kỷ niệm những thời khắc đáng nhớ như thế, bạn nên viết nhật ký cho bé, kể cho bé nghe những cảm xúc mỗi ngày, cả những lo lắng và mong ước dành cho con nữa…Đó là món quà tinh thần vô giá sau này của bé.

Ngày thứ 215: Thai nhi 31 tuần tuổi thì phổi của bé đã có nước bên trong để chuẩn bị và củng cố cho việc hô hấp khi ra với thế giới bên ngoài.

  • Mẹ làm cho bé: Cần bổ sung nhiều hơn lượng đạm cho bé với đa dạng các loại thực phẩm. Nếu bạn ăn chay thì nên ăn cơm, đậu nành, đậu hũ và những thực phẩm họ đậu rất giàu protein mà bé cần mỗi ngày.

thai-nhi-31-tuan-tuoi-4

Ngày thứ 216: Bé nghe được nguyên âm dễ hơn là phụ âm, Đó là lý do mà bé có thể thích những từ “ô”, “a”… sau khi chào đời.

  • Mẹ làm cho bé: Bạn nên thu nhận sự giúp đỡ của bà con và gom lại chúng. Đó có thể là ghế tập đi, cũi em bé, các loại đồ chơi, bóng ném… tập trung lại một chỗ. Chúng sẽ rất có ích sau khi bé chào đời. Bạn cũng có thể trữ những đồ chơi có gắn động cơ tuy nhiên cũng nên cân nhắc là nên mua những đồ chơi có thể tái sử dụng nếu được nạp năng lượng và có nhạc, đèn, rung, lắc, nhún nhảy thật sinh động.

Ngày thứ 217: Bé hầu như đã có thể phân biệt được âm thanh của người khác và bạn.

  • Mẹ làm cho bé: Nên trò chuyện với con mỗi ngày vì nó giúp bé tiếp cận và nhớ được âm thanh của bạn. Cũng cần cân nhắc việc đọc cho bé nghe những loại sách gì trước khi đi ngủ. Nếu bạn thực hiện đều đặn như thế, nó sẽ trở thành một trải nghiệm quen thuộc và gần gũi sau khi bé chào đời.

XEM THÊM: Sách thai giáo dạy con từ trong bụng mẹ có tốt không?

Thay đổi cơ thể mẹ khi thai nhni 31 tuần tuổi

Nếu đây là lần đầu bạn mang thai, bạn sẽ có cơ hội được nghỉ ngơi, chăm sóc khá chu đáo. Nhưng nếu bạn còn có những đứa con khác cần chăm sóc, cơ hội được nghỉ ngơi này sẽ bị hạn chế nhiều lắm. Mỗi ngày hãy cố gắng dành ra vài phút yên tĩnh để thư giãn, chỉ tập trung “sống trong hiện tại” và ngừng lo lắng về tương lai. Mỗi khi có cơ hội làm điều này, hãy ngồi xuống, hít thở, thư giãn, và ngồ yên như thế. Chỉ đơn giản vậy thôi mà tốt cho cả bạn lẫn em bé đấy.

Những thay đổi của cơ thể bạn trong tuần này:

  • Có thể bạn sẽ không nín được và bị đái dắt một chút vào giai đoạn này. Với những người đã từng mang thai trước đó thì việc này còn phổ biến hơn nữa. Kể cả khi bạn cười to, hắt xì, ho hay nâng vật nặng, bạn cũng có thể để rò ra tí chút nước từ cái bong bóng của mình. Thường thì về cuối thai kỳ, chuyện này sẽ xảy ra thường xuyên hơn. Một số phụ nữ còn phải dung băng vệ sinh mỏng để tránh các tình huống dở khóc dở cười. Bài tập xương chậu-sàn nhà sẽ giúp các cơ hỗ trợ bàng quang của bạn khỏe hơn.
  • Nếu bạn đang mang kính áp tròng, thì giờ đây bạn sẽ cảm giác rất khó chịu. Sự ứ dịch và hình dáng mắt thay đổi sẽ dẫn đến việc tròng kính không còn vừa vặn với tròng mắt nữa. Nhiều phụ nữ đổi sang mang kính có gọng, đợi cho đến khi sinh con xong và mắt trở lại bình thường. Bạn hãy tránh việc lại có một đơn thuốc cho kính áp tròng mới vào giai đoạn này. Mắt bạn đang trải qua một thời kỳ chuyển tiếp, và khám thị lực vào thời điểm này sẽ không chính xác.
  • Một người bạn cũ sẽ quay trở lại với bạn – chứng ợ nóng. Em bé đang đẩy dạ dày và ruột bạn lên cao, ra khỏi vị trí bình thường. Nghĩa là bạn không thể tiêu hóa bình thường nữa. Một số thức ăn có thể khiến chứng khó tiêu và ợ nóng càng nặng, và thậm chí có thể làm muối mặt bạn lúc nào không hay. Những thủ phạm nguy hiểm nhất là đồ ăn cay, nóng, hay một bữa ăn thật no. Hãy hỏi bác sĩ hay dược sỹ của bạn về những loại thuốc làm giảm độ axit an toàn cho bạn, có thể sử dụng được khi đang mang thai. Sữa, da-ua, bánh sữa trứng và pho mát đều có thể sẽ giúp giảm chứng ợ nóng này.
  • Tuần này, những cơn quặn thắt Braxton Hick sẽ thường xuyên hơn. Các cơn quặn tử cung không đau đớn là một cách tự nhiên tập dượt cho bạn để chuẩn bị cho lúc đưa em bé ra đời. Trừ phi bạn cảm thấy đau nhiều, hoặc âm đạo bị khô, còn lại thì không nên lo lắng. Thay đổi tư thế nhạ nhàng hoặc tắm nước nóng đểu giúp giảm các cơn quặn thắt này.

Những triệu chứng phổ biến khi mang thai tuần 31 là:

  • Thai nhi chuyển động nhiều
  • Đầy hơi, khó tiêu
  • Táo bón
  • Rạn da
  • Chân sưng phù
  • Mệt mỏi

Những thay đổi về cảm xúc:

  • Giai đoạn này, tâm trạng của bạn thay đổi liên tục. Có thể bạn sẽ chán ngấy lên với hình dạng của mình, với việc mang thai. Hãy tìm những gì có thể làm cho bạn của vui, và nói cho bạn đời biết bạn cảm giác như thế nào. Các chị em phụ nữ khác cũng có thể là những nguồn hỗ trợ tinh thần to lớn. Hãy gọi điện hoặc gửi thư điện tử cho người nào đó quan tâm đến bạn và có thể lắng nghe bạn mà không hề phán xét. Bạn cũng có thể nói chuyện với các bà mẹ khác ở câu lạc bộ Huggies nữa.
  • Nếu bạn bị mất ngủ thì rõ ràng là tâm trạng thất thường của bạn sẽ lại càng tệ. Cố gắng đi ngủ theo một giờ cố định, và có những “thủ tục lên giường” lặp đi lặp lại mỗi ngày để cơ thể bạn biết khi nào thì cần phải nghỉ ngơi. Tránh uống cà phê hay ăn sô-cô-la vào buổi chiều và tối, và tránh tập thể dục sau 4 giờ chiều. Nếu bạn đang đi làm, cố gắng đừng làm gì nhiều sau khi về đến nhà và đừng đòi hỏi bản thân mình quá cao.

Chế độ dinh dưỡng

Bổ sung dinh dưỡng đúng cách là vấn đề quan trọng để thai nhi phát triển tốt nhất, tuy nhiên,
không phải mẹ bầu nào cũng am hiểu tường tận về vấn đề này. Đặc biệt, bổ sung đầy đủ lượng canxi cần thiết cho cả mẹ và bé trong giai đoạn này là rất quan trọng.

thai-nhi-31-tuan-tuoi-1

Canxi rất cần thiết cho sự phát triển của răng và xương thai nhi. Không những thế, canxi cũng giúp mẹ chống lại các nguy cơ gặp các vấn đề về xương như loãng xương, mất xương. Vì vậy, không chỉ khi mang thai tuần 31 mà trong suốt thai kỳ và cả sau này trong thời gian cho con bú, mẹ cần được cung cấp đầy đủ canxi.

Đặc biệt trong 3 tháng cuối của thai kỳ, nhu cầu về canxi ở phụ nữ là rất cao, khoảng 1500mg mỗi ngày; lý do là vì thai càng lớn thì xương thai nhi càng phát triển và càng cần nhiều canxi hơn.

Những thực phẩm có chứa lượng canxi dồi dào gồm có sữa, phômai, sữa chua. Bên cạnh đó, các loại thủy hải sản cũng là nguồn cung cấp canxi phong phú. Mẹ có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày của mình các loại cá nhỏ, cua đồng, tôm đồng, tép ăn cả vỏ để tăng lượng canxi cho cơ thể. Trong các loại thức ăn thực vật thì vừng (mè), rau cần, cà rốt, đậu nành cũng có chứa hàm lượng canxi cao.

Việc ăn uống đầy đủ với các loại thức ăn đa dạng, nhiều rau, củ, quả, không kiêng khem vô lý, chọn lựa thức ăn có nhiều canxi cho bà mẹ mang thai là điều cần thiết, tránh được tình trạng thiếu canxi cho cả mẹ và thai.

Ngoài việc bổ sung nguồn canxi từ thực phẩm, mẹ có thể dùng thêm viên thuốc bổ sung canxi. Khi dùng viên uống canxi, tốt nhất mẹ nên uống sau bữa sáng (hoặc bữa trưa) 1 tiếng đồng hồ. Mẹ cần tránh uống canxi vào buổi tối (đặc biệt không uống trước giờ đi ngủ) vì có thể gây sỏi thận hoặc cản trở giấc ngủ. Sản phẩm viên uống bổ sung Canxin MT Ninshin cho các mẹ tham khảo: Link.

Mẹ cũng nên chia ra uống nhiều lần sau các bữa ăn nhỏ trong ngày. Bởi vì mỗi lần uống, cơ thể chỉ có khả năng hấp thu khoảng 500mg canxi một lúc thôi. 

Các bệnh thường gặp

Lúc này mẹ bầu dễ mắc lại một số triệu chứng đã xuất hiện trong những tháng đầu của thai nghén như bị nhức đầu, đau đầu, khó thở… Giai đoạn này, các triệu chứng phù nề, giãn tĩnh mạch vẫn tiếp tục xuất hiện trên cơ thể khiến bạn thực sự cảm thấy mệt mỏi, khó chịu.

thai-nhi-31-tuan-tuoi-6

Bà bầu 8 tháng bị nhức đầu.

Ngoài ra, bạn cũng mắc phải chứng mất ngủ kéo dài. Như chúng ta đã biết triệu chứng này xuất hiện là do hooc môn thai nghén nhưng nguyên nhân một phần cũng là do tâm lý bạn không được thoải mái. Bạn đang thực sự rất lo lắng cho sức khỏe của thai nhi, bạn lo lắng về ngày lâm bồn.

Bố mẹ nên làm

Hãy tiếp tục thực hành các bài tập thể dục nhẹ nhàng, vận động nhẹ để dễ sinh bạn nhé. Ngoài ra bạn vẫn nên duy trì việc tới các lớp học tiền sản để đúc kết thêm nhiều kinh nghiệm cũng như chia sẻ về những thay đổi của cơ thể trong giai đoạn này.

thai-nhi-31-tuan-tuoi-7

Bố mẹ tham gia lớp học tiền sản để có kinh nghiệm.

Đây là giai đoạn nước rút để những ông bố, bà mẹ tương lai lên kế hoạch cho những tháng ngày sau khi sinh em bé. Hàng trăm các câu hỏi đặt ra khiến bố mẹ thực sự bối rối. Làm thế nào để chủ động hơn trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng khi thiên thần bé nhỏ của bạn đã chào đời? Hãy tìm hiểu thêm các kiến thức về nuôi dạy con qua những người có kinh nghiệm hoặc các trang web để không bị bối rối. Tuy nhiên trong tuần này, bố nên quan tâm tới mẹ nhiều hơn, và chú trọng vào việc kế hoạch chọn bệnh viện, hộ lý khi sinh em bé.

thai-nhi-31-tuan-tuoi-5

Bố nên quan tâm đến mẹ nhiều hơn trong những tháng cuối thai kỳ.

Bố mẹ cũng nên thường xuyên nói chuyện với con để tạo thêm mối liên kết giữa các thành viên trong gia đình.

Mỗi tuần thai - một chủ đề: Ai nên vào phòng sinh cùng với bạn?

Sinh con là một trải nghiệm hết sức riêng tư, có nên cho thêm người thân, bạn bè, hoặc người hướng dẫn sinh vào phòng sinh cùng hay không hoàn toàn là quyết định của bạn. Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi bạn chuẩn bị danh sách “khách mời” :

Không có quyết định nào là đúng hay sai cả. Trong một cuộc thăm dò gần đây của BabyCenter, 44% các bà mẹ mang thai cho biết họ không thích có ai khác ngoài chồng và nhân viên y tế trong phòng khi sinh con, trong khi 37% nói rằng họ dắt theo người thân và 16% yêu cầu một người bạn có mặt. Chỉ 3% số người được hỏi yêu cầu một bà đỡ hoặc người hướng dẫn trong phòng sinh nở.

Một số đức ông chồng có thể cảm thấy bối rối về vai trò của họ trong cuộc sinh nở hoặc miễn cưỡng tham gia nếu những người khác cũng có mặt. Nếu bạn định mang người thân hoặc người hướng dẫn vào cùng, nhớ đảm bảo rằng chồng bạn cũng đồng ý với kế hoạch ấy.

Bạn có thể bị áp lực từ mẹ ruột hoặc mẹ chồng, những người đang rất háo hức chờ đợi sự ra đời của đứa cháu yêu quý – bất chấp mong muốn của bạn muốn trải nghiệm điều này trong riêng tư. Nếu bạn muốn được một mình với chồng, đừng ngại nhờ nhân viên bệnh viện hỗ trợ thực hiện mong muốn của bạn và ngăn không cho thân nhân vào phòng sinh.

Các y tá và nữ hộ sinh làm việc theo ca, vì vậy nếu bạn muốn ai đó có mặt liên tục thì một người hướng dẫn sinh nở tư nhân hoặc bà mụ là lựa chọn tốt. Trong thực tế, một số nghiên cứu cho thấy rằng những sản phụ có bà đỡ giúp sức sẽ có thời gian đau đẻ ngắn hơn, biến chứng ít hơn, và trẻ sơ sinh khỏe mạnh hơn. Bạn cũng nên suy nghĩ nghiêm túc đến việc có một bà mụ bên cạnh nếu định sinh không dùng thuốc giảm đau.

Chia sẻ của mẹ có kinh nghiệm: Nhờ bố giúp đỡ “Khi mang thai tôi thấy rất khó ngủ. Cách duy nhất để ngủ được là khi tôi nằm dựa lưng vào chồng mình. Sự hỗ trợ của anh ấy và một cái gối giữa hai chân của tôi là điều tốt nhất”. Chị Trâm, Quận 4, Tp.HCM cho biết.

Gợi ý cho tuần này

Bắt đầu sắp xếp người giúp đỡ. Bạn bè và gia đình thường thích ghé thăm và giúp đỡ sau khi bé sinh ra, nhưng nhiều bà mẹ mới sinh quá bận rộn và không kịp chuẩn bị một ý tưởng để sắp xếp công việc cho mọi người. Vậy hãy chuẩn bị ngay từ bây giờ:

  • Bất cứ ai đề nghị giúp đỡ mẹ trong những tuần lễ đầu sau khi sinh, hãy ghi lại tên và số điện thoại của họ.
  • Chọn một người giúp mẹ thiết lập thời khóa biểu và sắp xếp, điều phối những sự giúp đỡ.
  • Lập danh sách những món lặt vặt cần mua và giao cho một người bạn.
  • Lên lịch và sắp xếp người chăm lo những đứa con lớn hơn (nếu có).
  • Tìm một người giúp những việc vặt trong nhà.

Thai nhi 31 tuần tuổi thì các mẹ chỉ cần lưu ý những điều mình nêu bên trên là được. Như đã nói, các mẹ nên cố gắng thu xếp thời gian nghỉ ngơi nhiều nhất có thể để cơ thể khỏe mạnh. Vai trò của người chồng trong từng tháng mang thai cũng rất quan trọng, các bố hãy quan tâm đến sức khỏe và tâm lý của mẹ nhé.

Cẩm nang mang thai: Thai nhi 32 tuần tuổi

0/5 - (0 bình chọn)

Được viết bởi

img-8133
Quỳnh Trang

Chuyên Gia Mẹ và Bé

Giới thiệu ngắn về Quỳnh Trang Quỳnh Trang là người đánh giá các sản phẩm mẹ bé của Chanh Tươi Review. Để đánh giá và chia sẻ lời khuyên của mình với những mẹ bỉm sữa khác, cô ấy đã kết hợp kinh ...
img_avatar

Bình luận

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!