Cẩm nang mang thai: Thai nhi 29 tuần tuổi
Các mẹ bầu trong giai đoạn thai nhi 29 tuần tuổi có thường thấy mệt mỏi, chán nản không? Riêng mình thì rất thường xuyên. Khi sang tuần thứ 29 bỗng thấy chán nản bất thường, không buồn làm gì hết. Các mẹ hãy vực dậy tinh thần bằng cách làm những điều mình thích như đi spa, làm đẹp, đi xem phim, đi ăn, đi hẹn hò với ông xã,... để thoải mái hơn. Tinh thần của mẹ có ảnh hưởng nhất định với bé yêu trong bụng, do đó các mẹ hãy nhanh chóng yêu đời trở lại nhé.
Thai nhi 29 tuần tuổi đã "mũm mĩm" hơn tuần thứ 28 rồi đấy. Thời gian ngủ của bé cũng kéo dài hơn, khi thức thì bé chỉ chịu mở mắt trong vài giây thôi. Tuần thứ 29 thai kỳ vẫn trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba nên mẹ có thể còn một số dấu hiệu như táo bón, khó tiêu, ợ nóng,...
Sự thay đổi của thai nhi 29 tuần tuổi
Thai nhi 29 tuần tuổi nặng khoảng 1,2 - 1,25 kg và chiều dài tính từ đầu đến gót chân đạt 32 - 35cm (từ đầu đến mông khoảng 24 - 26 cm).
Ở tuần này, em bé đã có thể mở mắt và quay đầu ra phía có nguồn sáng phát ra liên tục. Các móng tay, chân đang mọc và lớp mỡ dưới da bắt đầu hình thành, chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình bé rời khỏi bụng mẹ. Nếu tin rằng mẹ con có thể hiểu nhau ngay từ trong bụng, mẹ đừng ngần ngại hãy hát và đọc sách cho bé nghe.
Có hai điều thú vị về trọng lượng của thai nhi đã được phát hiện thời gian này đó là: thai nhi mang giới tính nam nặng hơn nữ và trọng lượng trẻ sơ sinh tỉ lệ thuận với số lần người mẹ mang thai hoặc số con mà người mẹ đã sinh.
Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng tăng lên của thai nhi, mẹ sẽ cần bổ sung nhiều chất đạm, vitamin C, axit folic và sắt vì xương của trẻ đang cần nhiều canxi. 3 tháng này, có khoảng 250g canxi được giữ lại trong bộ xương cứng cáp của bé mỗi ngày.
Có một điều vô cùng đặc biệt trong những tuần thai này đó là mầm răng của bé đã hình thành phía bên trong lợi rồi. Tuy nhiên mầm răng này sẽ tiếp tục phát triển và phải đến khi bé chào đời khoảng 3-6 tháng, những chiếc răng này mới nhú lên.
Nhật ký thai kỳ theo từng ngày của bé trong tuần thứ 29
Ngày thứ 197: Toàn bộ cơ thể bé phủ một lớp lông tơ, nó như một chiếc áo khoác bao bọc hoàn toàn cơ thể bé.
- Mẹ làm cho bé: Cần phải tìm sẵn một bác sĩ nhi khoa cho bé để có thể cấp cứu trong trường hợp khẩn cấp. Bác sĩ cũng sẽ tư vấn giúp bạn tư thế cho bé bú, lịch tiêm chủng và cách sử dụng các loại thuốc kháng sinh…
Ngày thứ 198: Làn da bé xuất hiện một ít nếp nhăn, tuy nhiên bé đang lớn lên và trông mũm mĩm hơn mỗi ngày.
- Mẹ làm cho bé: Núm vú giả là vật dụng phổ biến của hầu hết trẻ con nhưng một số bố mẹ vẫn lưỡng lự vì lo sợ bé quen dùng núm giả và không chịu bú mẹ. Thật ra núm vú giả là một cách trấn an trẻ khá tốt và một số trẻ còn nhai khi bé đói. Hãy chuẩn bị sẵn cho bé. Các mẹ có thể tham khảo các núm vú giả cho bé ở đây: Link.
Ngày thứ 199: Móng tay và móng chân bé đã phát triển hoàn thiện và ngày một dài ra.
- Mẹ làm cho bé: Bạn nên đăng ký và lên danh sách mua những vật dụng cá nhân cho bé ngay từ bây giờ. Đầu tiên là một chiếc bấm móng tay nhỏ, đặc điểm móng tay của bé sơ sinh là bè ra và mềm nên bạn cũng dễ vệ sinh cho bé.
Ngày thứ 200: Bé giờ nặng khoảng 1.35kg và dài khoảng 38 cm.
- Mẹ làm cho bé: Ngày sinh nở cũng đã cận kề, bạn có thể yêu cầu lựa chọn phương pháp sinh không đau hoặc các biện pháp giảm đau trong quá trình sinh nở. Đa phần thai phụ phân vân giữa việc sinh con theo cách tự nhiên không dùng thuốc (phối hợp áp dụng cách thở chuyển dạ và thư giãn là phổ biến) hay phương pháp sinh không đau nhờ gây tê ngoài màng cứng. Hơn 50% thai phụ ở Mỹ chọn phương pháp gây tê này.
Ngày thứ 201: Mắt bé đã có thể cảm nhận và hướng về phía có ánh sáng.
- Mẹ làm cho bé: Khi bé mới ra đời, bé chỉ có thể nhìn thấy vài vật ở cự ly gần và ở trước mặt bé. Dĩ nhiên thật dễ thương nếu bé được nhìn ngắm gương mặt của bố mẹ lần đầu.
Ngày thứ 202: Vỏ não của bé đang phát triển để hỗ trợ bộ nhớ và ý thức. Những điều này chính là biểu hiện của việc nghe ngóng và cảm nhận sự vật sau khi bé chào đời.
- Mẹ làm cho bé: Hãy vỗ về bé bằng những bài hát ru dịu êm, để bé cảm nhận được sự tình cảm đặc biệt mà bạn dành cho bé từ thế giới bên ngoài.
Ngày thứ 203: Máu đã vận chuyển đến gan và tủy sống của bé.
- Mẹ làm cho bé: Bé cần được bổ sung acid folic và vitamin để tăng trưởng và tiếp tục tạo máu. Bạn nên ăn nhiều rau củ trong bữa ăn hàng ngày như rau chân vịt, cải bó xôi.
Bổ sung rau chân vịt trong bữa ăn thường xuyên khi thai nhi 29 tuần tuổi.
Lưu ý: Các em bé phát triển hơi khác nhau – thậm chí cả khi còn trong bụng mẹ. Những thông tin chúng tôi đưa ra chỉ nhằm cho bạn cái nhìn tổng quát về sự phát triển của bé.
Biến đổi của cơ thể mẹ trong thời gian thai kỳ tuần 28
Sang tuần thai thứ 29, bụng của bạn càng lớn hơn, làm xuất hiện ngày càng nhiều vết rạn da. Nhiều bà bầu cũng bị rạn da trong ba tháng cuối thai kỳ và cũng chẳng thể làm gì được mấy. Bạn hãy để ý sao cho cơ thể không tăng cân quá mức được khuyên là 10-12 kg. Bạn sẽ thấy, nếu khi mang thai không tăng cân quá nhiều thì sau khi sinh, bạn sẽ dễ lấy lại vóc dáng cũ hơn nhiều.
- Bạn bây giờ có thể thấy nhịp thở ngắn lại, đặc biệt khi đang có việc gì gấp gáp. Hãy chú ý tư thế của mình và thở càng sâu càng tốt. Bé ngày càng lớn, vì thế bạn cảm giác bụng mình ngày càng đầy và chật chội, nhưng chỉ một hành động đơn giản như ngồi thẳng lưng và ưỡn ngực có thể làm bạn thấy như có thêm vài centimet được nới giãn ra ở vùng bụng.
- Vào tuần thai thứ 29 sữa non có thể chảy rỉ ra ở đầu ti bạn. Sữa non màu vàng nhạt và trong suốt này là nguồn dinh dưỡng lý tưởng cho trẻ sơ sinh. Nếu bạn đã có con đầu lòng thì lúc này sẽ có nhiều sữa non hơn những người mới có con lần đầu. Một vài người đôi khi phải dùng thêm miếng lót thấm sữa bên trong áo ngực. Nếu bạn mặc áo màu tối, thì khi sữa chảy ra sẽ rất dễ nhìn thấy.
- Lúc này lượng sắt trong cơ thể bạn có thể cạn kiệt vì thế bạn rất cần bổ sung sắt. Cơ thể bạn cũng cần Vitamin C để giúp hấp thụ sắt, vì thế bên cạnh việc bổ sung lượng sắt, bạn hãy ăn nhiều hoa quả tươi và nước ép. Thịt đỏ, các loại rau có lá xanh, ngũ cốc chất lượng tốt, hoa quả khô và các loại đậu là những nguồn cung cấp sắt lý tưởng. Mẹ có thể dùng sản phẩm viên sắt cho bà bầu Blackmores Pregnancy Iron nhé, mình nhận được khá nhiều feedback tốt về sản phẩm này đấy.
Những thay đổi cảm xúc trong tuần này
- Ngày sinh đang đến gần. Tâm trạng hơi hồi hộp được xem là rất bình thường, nhưng nếu quá lo lắng hoặc sợ hãi chuyện sinh nở, bạn nên nói ra với một người nào đó. Cảm giác sợ hãi sẽ làm tăng nội tiết tố Cortisol trong cơ thể bạn. Hàm lượng Cortisol ít thì sẽ không có vấn đề gì nhưng nếu lượng nội tiết tố này quá cao và kéo dài quá lâu sẽ dẫn đến các vấn đề sức khỏe do căng thẳng. Bác sĩ có thể giúp bạn những lời khuyên bổ ích để bạn thực hiện và bớt lo lắng.
- Giờ đây bé đã trở thành một phần rất quan trọng của bạn, và bạn chẳng thể nhớ lại khi chưa mang thai thì như thế nào nữa. Ở tuần thứ 29, bạn sẽ bắt đầu bận bịu hình dung cuộc sống sẽ như thế nào sau khi bé yêu của bạn chào đời. Bạn ấp ủ hy vọng sẽ trở thành những ông bố bà mẹ tốt và bạn tự vạch ra các ý tưởng để chăm sóc con mình.
- Bạn có thể cảm thấy bối rối trước những thông tin dường như trái ngược nhau. Khó mà chọn được đâu là điều phù hợp với bạn, đâu là điều phù hợp với những người thân trong gia đình, và đây không phải là vấn đề có thể giải quyết một sớm một chiều được. Nhiều ông bố bà mẹ cảm thấy bối rối nhất khi bé yêu vừa chào đời, vì vào thời điểm đó, ai cũng khao khát làm tất cả mọi thứ đúng đắn nhất cho con.
XEM THÊM: Vì sao gặp những dấu hiệu bất thường khi mang thai này chị em nên cảnh giác?
Những triệu chứng phổ biến khi mang thai tuần 29 là:
- Táo bón
- Đau nửa đầu
- Dấu hiệu bị trĩ
- Tầm nhìn suy giảm
- Móng tay lớn nhanh
- Ợ nóng, khó tiêu
Chế độ dinh dưỡng khi thai nhi 28 tuần tuổi
Khi thai nhi 29 tuần tuổi, nhu cầu dinh dưỡng của bé sẽ cao nhất trong tam cá nguyệt thứ ba này vì bé cần nhiều dinh dưỡng cho quá trình phát triển và hoàn thiện cơ thể. Vậy nên, mẹ cần bảo đảm nạp vào đầy đủ dưỡng chất cần thiết và có chế độ nghỉ ngơi thích hợp.
Dinh dưỡng mẹ bầu tuần 28.
Trong thời gian mang thai, mẹ cần cung cấp một lượng lớn đạm, vitamin C, axit folic, sắt và canxi (khoảng 200mg canxi được chuyển cho xương của bé mỗi ngày) từ thực phẩm hoặc các sản phẩm bổ sung.
Nếu mẹ có thắc mắc về liều lượng vitamin và khoáng chất hay chế độ dinh dưỡng khi mang thai, mẹ có thể nhờ bác sĩ sản khoa tư vấn, vì bác sĩ biết rõ tình trạng thể chất của cá nhân mẹ nên sẽ có lời khuyên chính xác mẹ cần bổ sung gì khi mang thai tuần 29. Mẹ cũng có thể uống nước cam, nước dừa, ăn thêm sữa chua, hoặc pho mát để bổ sung thêm vitamin và canxi cho cơ thể.
Bà bầu 29 tuần nên uống nước dừa để tốt cho cơ thể.
Ở giai đoạn này của quá trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ, bé cũng cần được bổ sung thêm DHA, có tác dụng giúp tế bào não và thần kinh của bé phát triển tối đa.
Ngoài ra, DHA cũng có thể giúp cải thiện tầm nhìn và tăng cường hệ miễn dịch cho bé con đấy mẹ ạ. DHA có nhiều trong sữa, cá (cá hồi, cá ngừa, cá mòi, cá thu, cá kiếm…) và các loại hạt (quả óc chó, hạnh nhân, đậu phộng, hạt mè…). Hoặc mẹ cũng có thể uống viên uống bổ sung DHA Morinaga rất nổi tiếng của Nhật Bản nhé. Link mua tại đây.
Thay vì uống các loại cà phê, rượu, bia, nước ngọt, mẹ nên sử dụng những loại đồ uống có lợi như nước tinh khiết, sữa, trà, nước khoáng. Mỗi ngày, mẹ nên uống khoảng 8 ly nước để giúp cơ thể tránh khó tiêu, táo bón, ợ nóng,… Bên cạnh đó, mẹ bầu nên ăn những gì giàu chất xơ, gồm các loại trái cây, rau, ngũ cốc, nho khô,…
Mẹ bầu cần lưu ý là sau khi ăn xong không nên nằm ngay mà phải đợi ít nhất là 1 giờ. Khi ngủ mẹ nên nằm nghiêng sang trái. Nếu hai chân bị phù to hoặc các tĩnh mạch chân của mẹ bị căng lên, mẹ có thể dùng gối để kê cao chân một chút để giúp máu lưu thông, giảm phù nề và cũng giúp mẹ dễ ngủ hơn.
Các bệnh thường gặp
Hầu hết các thai phụ sẽ gặp các triệu chứng như: ợ nóng và táo bón vì hormon thai kỳ progesterone. Cảm giác khó chịu ở đường tiêu hóa cũng khiến bạn cảm thấy khó khăn hơn trong suốt quá trình mang thai. Các bệnh này là do quá trình tiêu hóa chậm gây ra khí và ợ nóng, đặc biệt là sau khi bạn ăn nhiều.
Bạn nên có chế độ ăn hợp lý, sử dụng thêm các loại thuốc như Colace hay Metamucil tại các cửa hàng thuốc. Ngoài ra bạn nên tập thể dục đều đặn như: đi bộ, bơi và những hoạt động thể thao khác khoảng 20-30 phút mỗi lần. Bạn cần chú ý tránh các động tác mạnh.
Các bệnh về răng miệng cũng liên tục làm phiền mẹ bầu như chảy máu chân răng thường xuyên. Bạn có thể thay đổi phương pháp chăm sóc răng miệng hoặc nếu như các biểu hiện của bệnh này ở mức độ nghiêm trọng, hãy tới gặp bác sĩ bạn nhé.
Bố mẹ cần làm
Thai phụ đang thật sự lo lắng cho những ngày chuyển dạ sắp tới. Bạn hãy thường xuyên trò chuyện với các bà mẹ đã từng trải qua quá trình sinh nở để biết thêm một số kinh nghiệm cũng như xoa dịu nỗi lo lắng của bạn.
Nếu bạn quyết định sinh bé ở bệnh viện, hãy đến bệnh viện thường xuyên hơn, nói chuyện với bác sĩ hoặc hộ lý về những băn khoăn của bạn để được giúp đỡ. Một lớp học tiền sản cũng đem lại cho bạn những kiến thức tốt chuẩn bị cho giai đoạn sắp tới. Bạn cũng có thể đọc thêm một số cuốn sách về sinh nở để chuẩn bị tinh thần tốt hơn.
Đối với những vết rạn, bạn không nên lo lắng quá nhiều. Không có loại kem nào có thể phòng ngừa được chứng rạn da này nhưng mẹ có thể dùng các loại kem chứa vitamin E để cải thiện độ đàn hồi của da. Khoảng một năm sau khi bé ra đời, những dấu hiệu của rạn da sẽ mờ đi.
Hãy kiểm tra lại danh sách những thứ bạn cần làm. Bắt đầu nghĩ tới tên của bé và nghĩ về những thay đổi của cuộc sống sau sinh. Ông bố tương lai cũng nên lập một kế hoạch cho việc sinh nở như ai sẽ giúp mẹ bé trong lúc sinh.
Mỗi tuần thai - một chủ đề: Những nỗi sợ thường gặp
Bạn lo lắng về việc sinh con? Bạn không phải là người duy nhất! Dưới đây là một số nỗi lo thường gặp và cách đối phó với chúng.
Tôi sẽ không chịu đau nổi.
Theo một thăm dò của BabyCenter, có đến một phần năm số sản phụ cho biết đây là nỗi sợ hàng đầu trong 3 tháng cuối thai kỳ. Một số phụ nữ biết trước rằng họ sẽ muốn dùng thuốc giảm đau trong quá trình sinh nở và, trên thực tế, hầu hết phụ nữ cuối cùng đều chọn cách gây tê ngoài màng cứng. Tuy nhiên cũng có những người kiên quyết sinh tự nhiên không dùng thuốc. Họ chấp nhận khả năng bị đau đớn khó chịu và tìm hiểu các kỹ thuật giúp kiểm soát cơn đau. Với sự chuẩn bị và hỗ trợ đúng cách, một số phụ nữ thấy rằng sinh con tự nhiên giúp họ mạnh mẽ hơn và hoàn toàn hài lòng.
Tôi sẽ phải cắt tầng sinh môn hoặc tôi sẽ bị rách.
Cắt tầng sinh môn là một vết cắt phẫu thuật ở khu vực cơ giữa âm đạo và hậu môn (đáy chậu), được thực hiện ngay trước khi sinh để mở rộng cửa âm đạo. Một số phụ nữ bị rách một cách tự nhiên trong lúc sinh con và vết rách có thể dao động từ gần như không thể phát hiện đến nặng, đòi hỏi một số lượng đáng kể các mũi khâu để “sửa chữa”. Tuy có một thời phẫu thuật cắt tầng sinh môn là việc gần như bắt buộc, nhưng nay quan niệm này không còn nữa và các chuyên gia đều đồng ý rằng việc này không nên được thực hiện thường xuyên.
Hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn xem họ phải thực hiện phẫu thuật này trong trường hợp nào, thường xuyên đến mức nào, và làm thế nào giúp bạn tránh trường hợp rách hoặc phải cắt. Có một số bằng chứng cho thấy bạn sẽ ít có khả năng phải khâu lại nếu bắt đầu xoa bóp đáy chậu trong khoảng năm tuần trước ngày sinh.
Tôi sẽ bị chột bụng trong quá trình đau đẻ.
Trong một thăm dò BabyCenter gần đây, 70% phụ nữ cho biết họ sợ sẽ bĩnh ra trong khi sinh, 39% cho biết họ thực sự đã làm, và trong số đó, chỉ có 22% là xấu hổ bởi điều đó. Nói ra thì khó tin, nhưng nếu bạn bị chột bụng trong khi đang rặn, sẽ chẳng ai thèm lấy đó làm điều đáng nói. Hộ lý của bạn sẽ làm sạch thậm chí trước cả khi bạn biết chuyện gì đã xảy ra.
Tôi sẽ bị can thiệp y tế quá mức và không cần thiết.
Cách tốt nhất để đối phó với nỗi sợ này là nói chuyện thẳng thắn với bác sĩ. Nếu bác sĩ nhận thức được mong muốn của bạn (hãy nghĩ đến chuyện viết ra kế hoạch sinh con), họ có thể nỗ lực hết sức để làm theo. Nếu tin tưởng và tôn trọng bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của mình, bạn có thể yên tâm rằng họ sẽ làm điều tốt nhất cho bạn và con trong ngày sinh nở. Một cách khác để giảm bớt nỗi sợ này là thuê bà mụ – một người đỡ sinh chuyên nghiệp. Đó có thể là người hỗ trợ bạn tại bệnh viện.
Tôi sẽ phải sinh mổ.
Xét việc 1 phần 5 số phụ nữ sinh con lần đầu tiên phải mổ bắt con, nỗi sợ hãi này là điều dễ hiểu. Nếu bạn luôn mong muốn sinh con bình thường qua ngã âm đạo, việc phải sinh mổ có thể gây thất vọng. Một số bà mẹ nói rằng họ cảm thấy như bị lừa, đặc biệt là khi đã học các lớp sinh con và mơ về “ca sinh lý tưởng”, hoặc cảm thấy rằng sinh mổ không thực sự cần thiết. Những người khác nói rằng họ cảm thấy như thể mình không hoàn toàn là phụ nữ, bởi vì cần phải mổ mới sinh con được. Nếu bạn có cảm giác này, có thể phải mất một thời gian để dung hòa giữa thực tế với những gì bạn tưởng tượng trong quá trình mang thai. Có thể bạn sẽ được an ủi khi biết rằng nhiều phụ nữ sau khi sinh nở, cho dù qua ngã âm đạo hay mổ bắt con, thấy mọi chuyện rất khác với những gì họ mong đợi.
Tôi sẽ không đến bệnh viện kịp lúc.
Sinh con khẩn cấp tại nhà là cực kỳ hiếm, đặc biệt là khi sinh lần đầu tiên. Nhưng nếu bạn không thể xua đi nỗi sợ hãi này, hãy xem qua hướng dẫn sinh con khẩn cấp tại nhà để biết phải làm gì.
Gợi ý cho tuần này
Lắp ráp đồ dùng cho bé. Đây là công việc hoàn hảo cho bố hoặc một người bạn nào đó muốn giúp đỡ. Giường cũi, nôi đưa và xe nôi đẩy vốn khó lắp ráp, đặc biệt là khi mẹ thiếu ngủ, vì vậy hãy bắt đầu ngay bây giờ. Tiếp đến, mẹ nên lưu ý chuẩn bị đủ pin cho nôi đưa, điện thoại di động và màn hình giám sát.
Lắp ráp đồ chơi cho bé.
Thai nhi 29 tuần tuổi là khoảng thời gian quan trọng đối với các mẹ bầu và em bé về cả thể chất lẫn tinh thần. Mang thai 29 tuần thì mẹ đã sắp đến mốc "vượt cạn" rồi nên các ông bố hãy quan tâm đến mẹ nhiều hơn để mẹ có thể thoải mái nhé.
Bình luận