TPM 2.0 là gì mà lại cần khi nâng cấp Windows 11? Cách kiểm tra chi tiết

Chanh Tươi Review 07 tháng 04, 2023 - 14:31 (GMT +07)   TPM 2.0 là gì mà lại cần khi nâng cấp Windows 11? Cách kiểm tra chi tiết

Đối với những người dùng hệ điều hành Window, những khái niệm về phần mềm và linh kiện điện tử không phải ai cũng có chuyên môn và nắm tường tận những khái niệm về chúng. Khi hệ điều hành phát triển lên 11, khái niệm TPM 2.0 đang được nhiều người quan tâm về mức độ quan trọng với máy tính của bạn. Vậy TPM 2.0 là gì? Cùng tìm hiểu qua bài phân tích dưới đây.

TPM 2.0 là một tiêu chuẩn mới bao gồm các chức năng bổ sung như thuật toán bổ sung. Hiện TPM có hai phiên bản là 1.2 và 2.0. TPM 2.0 là một tiêu chuẩn an toàn mới bao gồm các chức năng của bản TPM 1.2 cũng như bổ sung thêm nhiều thuật toán và nhiều khóa đáng tin cậy hơn, hỗ trợ rộng hơn cho các ứng dụng. TPM 2.0 yêu cầu BIOS phải được đặt thành UEFI và không phải là Legacy. Nó cũng yêu cầu Windows là 64 bit. Tất cả các nền tảng Dell Skylake đều hỗ trợ chế độ TPM 2.0 và chế độ TPM 1.2 trên Windows 7, 8 và 10 (Windows 7 yêu cầu Windows Update KB2920188 để hỗ trợ Chế độ TPM 2.0).

TPM 2.0 là gì?

TPM là viết tắt của cụm từ Trusted Platform Module. Đây là sản phẩm của công ty Trusted Computing Group, một tập đoàn công nghệ nổi tiếng với nhiều sản phẩm công nghệ chất lượng cao.

Tuy được gọi là chip TPM, tuy nhiên, TPM có sự riêng biệt hoàn toàn với CPU. Đây là một bộ vi xử lý nằm ở trên bo mạch chủ trong thiết bị máy tính. Chức năng chủ yếu của TPM là sử dụng các khóa mật mã tích hợp để bảo mật toàn bộ phần cứng. Bên cạnh đó, thông qua phần cứng, TPM cũng giao tiếp và kết nối cùng với các bộ phận còn lại của máy tính. TPM 2.0 là bộ vi xử lý nằm ở trên bo mạch chủ của máy tính

Thông thường, TPM sẽ được tích hợp sẵn trên PC và laptop để tăng độ bảo mật tối đa cho thiết bị. Đối với những máy không có TPM, mật khẩu, khóa vân tay,.. sẽ được lưu vào ổ cứng, nhưng nếu có TPM, mọi thông tin liên quan đến bảo mật sẽ được lưu trên đó.

tpm-20-la-gi-1

TPM 2.0 chính là một phiên bản được phát triển hơn từ TPM. Năm 2011, công ty TCG có cho ra mắt chip TPM 1.2 với khả năng mã hóa và bảo mật tốt. Và với sự phát triển của công nghệ, việc đánh cắp dữ liệu ngày càng phức tạp hơn, công ty đã sản xuất phiên bản TPM 2.0 với khả năng mã hóa và bảo mật vượt trội nhằm tối ưu trải nghiệm cho khách hàng.

Điểm nổi bật của Chip TPM 2.0 đó là sử dụng hàm băm RSA và ECC – bộ vi xử lý mã hóa thông tin cực tốt và dữ liệu của khách hàng sẽ được bảo vệ một cách an toàn.

Chức năng chính của Chip TPM 2.0

Sau khi hiểu TPM 2.0 là gì, chắc hẳn các bạn cũng hiểu được các công việc chính của một con chip TPM 2.0. Dưới đây là 2 chức năng chính của chip TPM 2.0:

  • TPM giúp mã hóa mật khẩu và mã khóa ổ cứng để bảo vệ dữ liệu. Khi hacker muốn hack mật khẩu và xâm nhập hệ thống, sẽ có một cách đó là dò username và password bằng công cụ từ điển chuyên hỗ trợ cho đến khi đúng. Tuy nhiên, nếu các bạn đã mã hóa bằng TPM 2.0 thì dù hacker có dò hết từ điển cũng không thể tìm ra được.
  • TPM 2.0 bảo vệ máy khỏi virus. Nếu máy có xuất hiện virus hay các phần mềm độc hại, TPM 2.0 sẽ giúp nhận diện những ứng dụng đó và báo cáo lên hệ thống để người dùng có thể quét virus kịp thời.

Tại sao nâng cấp Windows 11 lại cần TPM 2.0

Vào thời kỳ sơ khởi, TPM được nhắm mục tiêu là các doanh nghiệp hoặc công ty lớn muốn bảo mật dữ liệu của họ. Tuy vậy, chip TPM hiện đang trở thành yêu cầu "bắt buộc" đối với tất cả máy tính xách tay và máy tính để bàn để đảm bảo an toàn thông tin cho tất cả người dùng.

Đó cũng là một lý do khiến Microsoft đã thông báo rằng Windows 11 sẽ yêu cầu hệ thống phải có TPM 2.0. Yêu cầu này sẽ không phải là vấn đề lớn đối với hầu hết người dùng vì TPM 2.0 đã có trên máy tính xách tay (tích hợp sẵn lên CPU) kể từ năm 2016. Một số hệ thống máy tính không có TPM 2.0 sẽ cần lắp thêm các module hoặc thay thế thành hệ thống mới hơn nếu họ muốn chuyển sang sử dụng Windows 11

Làm sao biết máy tính có hỗ trợ TPM 2.0 hay không?

Thành phần này thường có trên hầu hết các máy, nhưng nếu máy của bạn thực sự là máy cũ, nó có thể chỉ là bản TPM 1.2. Dưới đây là một thủ tục nhỏ để kiểm tra:

Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại Run. Gõ tpm.msc và nhấn OK. Thao tác này sẽ mở Trusted Platform Module (TPM) Management console.

Bước 2: Trong màn hình TPM Manufacturer Information, hãy kiểm tra giá trị của Specification Version. Giá trị này phải bằng 2.0 như trong ảnh chụp màn hình bên dưới.

tpm-20-la-gi-2

Những trường hợp không nhìn thấy hoặc nhận được lỗi thay vì không tìm thấy TPM tương thích, thì chip TPM không có trên bo mạch chủ của bạn hoặc thực sự bị vô hiệu hóa trong BIOS.

tpm-20-la-gi-3-1

Bạn sẽ phải chuyển chip trạng thái TPM sang BẬT, trực tiếp từ BIOS.

Bạn cũng có thể kiểm tra xem thiết bị của mình có TPM tương thích hay không bằng cách mở Windows Powershell và gõ lệnh get-tpm để kiểm tra.

tpm-20-la-gi-4

Hướng dẫn cách bật TPM 2.0 trên máy tính

Để đảm bảo an toàn tối ưu khi nâng cấp máy lên Win 11, các bạn nên kích hoạt TPM 2.0. Để bật TPM 2.0, các bạn sẽ vào BIOS của máy để thay đổi một số thông tin cơ bản. Vậy cụ thể các bước thực hiện như nào, hãy theo dõi dưới đây:

Bước 1: Khởi động lại máy tính và trong quá trình máy khởi động hãy nhấn tổ hợp phím Del/F2 để mở BIOS. (đây là cách khởi động trên Acer)

Một số phím tắt để mở BIOS của các hãng laptop khác: ASUS – DELETE hoặc F2 hoặc DEL; DELL – F2; HP – ESC hoặc F1 hoặc F10.

Bước 2: Sau khi vào giao diện BIOS, các bạn sẽ phải tìm kiếm TPM 2.0 vì với mỗi hãng laptop tên TPM 2.0 sẽ được đặt khác nhau.

Lưu ý: Đối với một số hãng laptop có bo mạch chủ quen thuộc, các bạn có thể tham khảo cách tìm TPM 2.0 dưới đây:

  • AsRock: Security =>Intel Platform Trust Technology
  • Gigabyte: Settings => Miscellaneous => Intel Platform Trust Technology (PTT)
  • Asus: Advanced => Trusted Computing => TPM Support/ TPM State
  • MSI: Advanced => Trusted Computing => Security Device Support => TPM Device Selection PPT

Ở bài viết này, bo mạch chủ là của AsRock => chọn Security.

tpm-20-la-gi-5

Bước 3: Chọn Intel Platform Trust Technology =>Chuyển từ chế độ Disable sang Enable

Lưu ý: Các bạn có thể đọc phần ghi chú ở bên cạnh phần Description để hiểu hơn về các chế độ liên quan đến tính này.

tpm-20-la-gi-6

Bước 4: Chọn Exit góc phải trên cùng màn hình => Save Changes and Exit

tpm-20-la-gi-7

Những nâng cấp cần thiết sẽ giúp máy tính của các bạn tránh khỏi những sự xâm nhập từ bên ngoài, tất cả những tài liệu bảo mật sẽ cao hơn trước, sự an toàn được đặt lên hàng đầu. TPM 2.0 ra đời chính là mảnh ghép hoàn hảo cho sự phát triển của công nghệ thông tin và những trải nghiệm tuyệt vời của người dùng trên Window.

Bình luận 0 Bình luận

Chanh Tươi Review trân trọng mọi ý kiến đóng góp. Đánh giá của bạn có thể giúp hàng ngàn người khác đưa ra quyết định mua hàng chính xác. Xem chính sách bình luận.

Gửi bình luận
phuongthao
Tác giả: Chanh Tươi Review
Đội ngũ biên tập
Là một đội ngũ gồm các biên tập viên và chuyên gia có kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng về các sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng.
Đọc tiểu sử đầy đủ của Chanh Tươi Review

Thông báo