[ĐẾM NGƯỢC] Còn bao nhiêu ngày nữa đến giao thừa năm 2025?

Chanh Tươi Review 31 tháng 12, 2024 - 14:23 (GMT +07)   [ĐẾM NGƯỢC] Còn bao nhiêu ngày nữa đến giao thừa năm 2025?

Còn bao nhiêu ngày nữa đến giao thừa năm Ất Tị 2025? Có lẽ đây sẽ là những câu hỏi mà nhiều người hiện giờ đang quan tâm nhất. Tất cả sẽ được giải đáp trong bài dưới viết đây. Hãy cùng theo dõi nhé!

dem-nguoc-giao-thua
Đếm ngược giao thừa 2024

Còn bao nhiêu ngày nữa đến giao thừa 2025? Giao thừa đếm ngược

Giao thừa Âm Lịch là thời điểm chuyển tiếp giữa ngày cuối cùng của năm cũ sang ngày đầu tiên của năm mới theo lịch âm. Lễ Cúng Giao Thừa là một trong những buổi lễ quan trọng trong tập quán, văn hóa của Việt Nam.

  • Ngày: 29 tháng 12 (âm lịch) Giao Thừa từ 23h ngày 29 tháng 12 Âm lịch đến 1h mùng 1 Tết.
  • Tên chính thức: Giao Thừa, Lễ Cúng Giao Thừa
  • Tên gọi khácĐêm Trừ Tịch hay Đêm Ba Mươi.
  • Ý nghĩa: Ngày cuối cùng của năm cũ theo âm lịch. Lễ Cúng Giao Thừa có ý nghĩa xóa bỏ tất cả những việc không may mắn trong năm cũ để cầu mong một năm mới sung túc, an lành.

Tết Ất Tị năm 2025, giao thừa sẽ rơi vào thứ Ba ngày 28/01/2025 dương lịch. Như vậy hôm nay là 31/12/2024 thì chúng ta sẽ chỉ còn chờ 27 ngày nữa thôi là sẽ đến giao thừa. Cùng Chanh Tươi Review đếm ngược còn bao nhiêu ngày nữa đến giao thừa 2025 mỗi ngày nhé!

Tại sao mọi người lại quan tâm đến giao thừa 2025?

Mọi người thường quan tâm đến ngày giao thừa vì đây là thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới trong văn hóa truyền thống của nhiều quốc gia, đặc biệt là ở Việt Nam. Giao thừa là một khoảnh khắc quan trọng, gắn liền với những niềm hy vọng, ước mơ về một năm mới hạnh phúc, thịnh vượng và may mắn. 

Cả nước thường tụ tập để đón chào năm mới, và khoảnh khắc giao thừa tượng trưng cho sự khởi đầu mới mẻ, tạo ra sự phấn khởi và sự mong đợi cho những điều tốt đẹp trong tương lai.

Ý nghĩa của lễ cúng giao thừa là gì, nghi lễ cúng đúng ra sao?

Lễ cúng giao thừa là một nghi lễ quan trọng trong Tết Nguyên Đán của người Việt, nhằm tạ ơn tổ tiên và các vị thần linh đã phù hộ trong năm cũ, đồng thời cầu mong một năm mới an khang thịnh vượng, tài lộc đầy đủ. Lễ cúng giao thừa cũng thể hiện lòng biết ơn đối với những giá trị truyền thống và tâm linh của dân tộc.

Nghi lễ cúng giao thừa thường diễn ra vào đêm 30 Tết, với những bước cơ bản như sau:

Chuẩn bị bàn cúng: Bàn cúng cần được đặt ở vị trí trang trọng trong nhà, hướng về phía thần linh hoặc tổ tiên. Trên bàn cúng có thể có các món ăn, hoa quả, nến, hương, mâm cỗ Tết như bánh chưng, bánh tét, thịt gà, xôi, trái cây, và rượu.

Cúng đêm giao thừa: Chủ nhà thường cúng vào thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới (tức là vào lúc đêm 30 Tết). Người cúng sẽ khấn vái để tạ ơn các vị thần linh, tổ tiên và cầu mong một năm mới bình an, sức khỏe và may mắn.

Cúng gia tiên: Ngoài cúng các vị thần linh, một phần trong nghi lễ cúng giao thừa là thắp hương và cầu nguyện tổ tiên, cảm tạ về sự bảo vệ và chỉ dẫn trong năm cũ.

Giao thừa cúng gì? Chi tiết cách chuẩn bị mâm lễ cúng

Lễ cúng Giao thừa, dù là trong nhà hay ngoài trời, đều yêu cầu chuẩn bị mâm cỗ với những lễ vật đặc trưng, có sự khác biệt tùy theo phong tục của từng vùng miền.

Mâm cỗ cúng Giao thừa ngoài trời: Tùy theo từng địa phương, lễ vật dâng cúng ngoài trời có sự thay đổi, nhưng thông thường bao gồm:

  • 1 con gà trống hoa luộc nguyên con, với mào cờ và mỏ ngậm bông hoa hồng. Một số nơi có thể thay thế bằng thủ lợn.
  • 1 đĩa xôi gấc (hoặc bánh chưng)
  •  1 mâm ngũ quả
  • Bánh kẹo, rượu, trà
  • Nhang và đèn
  •  Quả cau, lá trầu
  • 1 đĩa muối, 1 đĩa gạo

Mâm cỗ cúng Giao thừa trong nhà: Cũng giống như cúng ngoài trời, mâm cúng trong nhà cũng có sự khác biệt giữa các miền.

Mâm cúng Giao thừa miền Bắc: Mâm cỗ cúng giao thừa ở miền Bắc thường gồm các món ăn truyền thống, với sự kết hợp của 4 bát và 4 đĩa. Nếu gia đình có điều kiện, mâm cúng có thể gồm 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa. Các món ăn phổ biến bao gồm: Bát móng giò hầm măng, bát bóng nấu thập cẩm, bát mọc, bát miến nấu lòng gà, đĩa thịt gà luộc, đĩa giò lụa, đĩa nem, đĩa giò xào, đĩa nộm, đĩa hành muối, đĩa bánh chưng.

Mâm cúng Giao thừa miền Trung: Mâm cỗ cúng ở miền Trung thường có sự kết hợp giữa bánh chưng và bánh tét, cùng với các món ăn khác như: Đĩa giò lụa Huế, đĩa thịt đông, đĩa gà bóp rau răm, bát măng khô ninh, đĩa dưa muối, đĩa chả Huế, đĩa thịt heo luộc, đĩa ram, dưa giá, bát miến, đĩa cá chiên…

Mâm cúng Giao thừa miền Nam: Do khí hậu miền Nam nắng nóng, mâm cỗ miền Nam thường ưu tiên các món nguội và dễ ăn như: Canh măng tươi, canh khổ qua nhồi thịt, chả giò, củ kiệu, thịt kho hột vịt, gỏi tôm thịt, dưa giá, bánh tét ăn kèm củ cải ngâm nước mắm. Cùng với đó là các lễ vật chung như: Đĩa trầu cau, đĩa trái cây gồm 5 loại quả, đĩa muối, đĩa gạo, 3 hoặc 5 ly trà, 1 bình hoa cúng, vàng mã, bánh mứt các loại tùy theo gia đình, và nhang đèn.

Những câu hỏi thường gặp về giao thừa

Lễ cúng giao thừa nên chuẩn bị những gì?
Các vật phẩm cần chuẩn bị gồm: mâm cúng với bánh chưng, bánh tét, xôi, trái cây, thịt gà, rượu, nến, hương. Ngoài ra, gia chủ cũng cần có bài khấn và lòng thành kính để bày tỏ sự tôn trọng.
Có phải mọi gia đình đều tổ chức lễ cúng giao thừa không?
Hầu hết các gia đình Việt Nam đều tổ chức lễ cúng giao thừa, đặc biệt là những gia đình có truyền thống tôn trọng tâm linh và tổ tiên. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng thực hiện nghi lễ cúng giao thừa như nhau, tùy vào điều kiện và thói quen riêng của từng gia đình.
Lễ cúng giao thừa cúng trong nhà hay ngoài trời?
Trong văn hóa truyền thống của người Việt, có hai loại lễ cúng Giao thừa đặc trưng: lễ cúng Giao thừa trong nhà và lễ cúng Giao thừa ngoài trời. Lễ cúng Giao thừa trong nhà: Nghi lễ này phản ánh tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên lâu đời của người Việt. Đây là dịp để con cháu bày tỏ lòng biết ơn đối với ông bà tổ tiên, nhắc nhở mỗi người về đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Hơn nữa, lễ cúng trong nhà còn giữ gìn mối liên kết thiêng liêng giữa các thế hệ trong gia đình, thể hiện sự tri ân và tưởng nhớ của con cháu đối với thế hệ đi trước. Lễ cúng Giao thừa ngoài trời: Đây là nghi lễ đặc biệt mang tính tâm linh, nhằm tiễn đưa vị thần của năm cũ và đón chào vị thần năm mới. Vị thần năm mới sẽ đến để bảo vệ và chăm sóc cho cuộc sống của con người trong năm tiếp theo. Trong thời khắc này, các vị thần hành khiển thường đi qua từng nhà rất nhanh chóng, không dừng lại lâu, vì vậy mâm cỗ cúng thường được đặt ngoài sân hoặc gần lối vào, để tiện bề đón tiếp và cầu mong sự phù hộ cho gia đình trong năm mới. Một số gia đình lựa chọn cúng giao thừa ngoài trời để đón lộc từ các vị thần linh. Tuy nhiên, việc cúng trong nhà hay ngoài trời đều được phép, miễn sao thể hiện được sự trang trọng và thành kính.
Tại sao lại có lễ cúng giao thừa?
Lễ cúng giao thừa là một nghi lễ để cảm tạ các vị thần linh, tổ tiên đã bảo vệ gia đình trong suốt năm cũ và cầu mong sự an lành, thịnh vượng, may mắn cho năm mới. Lễ cúng Giao thừa, còn được gọi là Lễ Trừ Tịch, mang ý nghĩa xua đuổi ma quái, điềm xấu và những điều không may mắn. Lễ Trừ Tịch được tổ chức vào giờ Tý, từ 23 giờ đến 1 giờ sáng, là thời khắc giao thoa giữa năm cũ và năm mới, chính vì vậy lễ này cũng được gọi là lễ cúng Giao thừa mà chúng ta quen thuộc.

Xem thêm: Còn bao nhiêu ngày nữa đến tết âm lịch 2025

Trên đây là những thông tin về những vấn đề được nhiều người quan tâm như còn bao nhiêu ngày nữa đến giao thừa 2025. Hy vọng bạn sẽ nắm bắt được thời gian để có kế hoạch chuẩn bị đón tết chu toàn hơn.

Bình luận 0 Bình luận

Chanh Tươi Review trân trọng mọi ý kiến đóng góp. Đánh giá của bạn có thể giúp hàng ngàn người khác đưa ra quyết định mua hàng chính xác. Xem chính sách bình luận.

Gửi bình luận
phuongthao
Tác giả: Chanh Tươi Review
Đội ngũ biên tập
Là một đội ngũ gồm các biên tập viên và chuyên gia có kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng về các sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng.
Đọc tiểu sử đầy đủ của Chanh Tươi Review

Thông báo