Metaverse là gì? Trải nghiệm đời thực trong vũ trụ ảo bạn đã thử?
Thuật ngữ Metaverse đã được hot và được nhiều người quan tâm hơn sau khi Mark Zuckerburg đổi tên công Facebook đã gắn liền nhiều năm thành Meta. Khái niệm này đã có từ khi nào? Nguồn gốc ra sao và Mataverse là gì? Vì sao công nghệ này được quan tâm, hay các thách thức kỹ thuật...cùng Chanhtuoi đánh giá và phân tích qua bài luận dưới đây.
1. Metaverse là gì?
Metaverse (tạm dịch là vũ trụ ảo) là một vũ trụ kỹ thuật số kết hợp các khía cạnh của truyền thông xã hội, trò chơi trực tuyến, thực tế tăng cường (AR), thực tế ảo (VR), Internet và tiền điện tử để cho phép người dùng sử dụng công nghệ thực tế ảo để tương tác.
Khi Metaverse phát triển, nó sẽ mở ra không gian trực tuyến tương tác của người dùng đa chiều hơn so với các công nghệ hiện tại. Thay vì chỉ xem nội dung kỹ thuật số, người dùng trong Metaverse sẽ có thể đắm mình trong không gian nơi của thế giới kỹ thuật số ảo.
2. Nguồn gốc và sự bùng nổ của Metaverse
Thuật ngữ metaverse được nhà văn Neil Stephenson đề cập từ năm 1992 trong tiểu thuyết khoa học viễn tưởng Snow Crash. Nó mô tả một thế giới ảo nơi con người tương tác với nhau qua hình đại diện kỹ thuật số. Các bộ phim như The Matrix và Ready Player One là ví dụ rõ nhất cho ý tưởng này. Thuật ngữ bắt đầu thu hút sự chú ý khi được Mark Zuckerberg, CEO Meta, nhắc đến trong một sự kiện hồi tháng 6.
Đỉnh điểm là từ giữa tháng 10 năm 2021 về việc đổi thương hiệu Facebook - hoàn chỉnh với một cái tên mới để chấp nhận cam kết của công ty đối với Metaverse. Giám đốc điều hành Facebook, Mark Zuckerberg, đã quyết định thay đổi tên công ty thành Meta tại hội nghị Connect 2021 của Facebook vào ngày 28 tháng 10, với trang web mới của họ đặt tên là "một công ty công nghệ xã hội. " Với Metaverse, bạn sẽ có thể hiện thực hóa mọi thứ mà bạn có thể tưởng tượng từ gặp gỡ với bạn bè và gia đình, làm việc, học hỏi, vui chơi, mua sắm, sáng tạo - cũng như những trải nghiệm hoàn toàn mới không thực sự phù hợp với cách chúng ta nghĩ về máy tính hoặc điện thoại ngày nay,... Trong tương lai này, bạn sẽ có thể để dịch chuyển tức thời dưới dạng ảnh ba chiều để có mặt tại văn phòng mà không cần đi làm, tại một buổi hòa nhạc với bạn bè hoặc trong phòng khách của bố mẹ bạn để bắt kịp ", Zuckerberg đã viết trong "Thư của người sáng lập, năm 2021 "phát hành vào ngày 28 tháng 10.
3. Tại sao các công ty công nghệ quan tâm đến metaverse?
Các công ty công nghệ đang tìm kiếm tương lai tiếp theo của Internet khi mạng xã hội và smartphone đã bão hòa. Theo ông Lê Mạnh Cương, CEO Mytheria, ngoài giá trị giải trí, metaverse còn đem lại lợi ích cho cả người dùng và nhà phát triển. Tại đây, người tham gia không bị giới hạn về biên giới, khoảng cách và những người tiên phong sẽ có nhiều lợi thế trong thị trường còn sơ khai.
Facebook cho thấy tham vọng của mình khi đổi tên công ty thành Meta. Họ cũng đang sản xuất Oculus, kính VR phổ biến nhất thế giới. Họ coi metaverse là "phiên bản tiếp theo của Internet". Tương tự, Microsoft, Apple và Google cũng đang đổ nhiều nguồn lực vào công nghệ thực tế ảo và thực tế tăng cường.
Nhà phát triển chip Nvidia cũng không nằm ngoài cuộc chơi. Để quảng bá nền tảng Omniverse, hồi tháng 4, công ty đã tổ chức một sự kiện kỹ thuật số hoàn toàn. "Omniverse là công cụ tạo và mô phỏng thế giới ảo, cho phép các tác nhân khác nhau, những người khác nhau kết nối với thế giới ảo", CEO Jensen Huang nói
Những "gã khổng lồ" công nghệ của Trung Quốc cũng đang rục rịch chuẩn bị cho xu hướng mới. Tencent, Alibaba và Baidu đã nộp gần một trăm đơn đăng ký nhãn hiệu liên quan đến metaverse.
Về phần cứng, Foxconn, đối tác gia công điện tử lớn nhất thế giới, cũng tuyên bố dự định trở thành một phần trong chuỗi cung ứng metaverse. Chủ tịch Young Liu nói trong lễ ra mắt xe điện của công ty tháng trước: "Hai sự kiện lớn tiếp theo trong ngành công nghệ là xe điện và vũ trụ ảo. Foxconn chắc chắn sẽ có các sản phẩm liên quan".
4. Con người sẽ phải đánh đổi những gì khi tham gia Metaverse
Bên cạnh đó, sự phát triển của Metaverse vẫn gây nhiều tranh cãi. Trải nghiệm khi dùng Metaverse sẽ tạo ra những vấn đề mới cho xã hội. Người dùng sẽ có cảm giác nhập vai sống động như đang trực tiếp sống trong thế giới ảo và từ đó thì họ sẽ quên đi thực tại. Thanh thiếu niên trong độ tuổi phát triển có thể bị tác động xấu khi mải mê với Metaverse. Ngoài ra, nhiều người có thể lợi dụng việc này để sản xuất các loại 'chất cấm kỹ thuật số' gây nghiện.
Mặt khác, một Metaverse hoạt động đầy đủ chức năng có thể mất nhiều năm và chi phí đầu tư nghiên cứu khổng lồ. Theo các chuyên gia, rủi ro tiềm ẩn liên quan đến Metaverse có thể kể đến như nguy cơ an ninh mạng, công nghệ độc quyền và bị kiểm soát bởi những ông lớn.
5. Metaverse có giống như công nghệ thực tế ảo không?
Metaverse không giống như công nghệ thực tế ảo. Một nhà đầu tư Matthew Ball đã giải thích trong cuộc trò chuyện rằng: "Gọi thực tế ảo Metaverse giống như nói rằng Internet di động là một ứng dụng."
Ông so sánh những phát triển của Metaverse với cách mà iPhone và cửa hàng ứng dụng thể hiện những khoảnh khắc thay đổi đối với Internet di động. Ông nói: “Bạn có thể nói rằng Internet di động, thứ đã tồn tại trong 15 năm, đang bước vào một giai đoạn mới. Ball nói trong cuộc trò chuyện với Post: “Quan điểm của ông ấy là chỉ trong vài năm gần đây, không chỉ những kinh nghiệm mới xuất hiện để đưa điều đó thành hiện thực mà những công nghệ cơ bản cốt lõi cần có bắt đầu trở thành hiện thực chứ không phải khoa học viễn tưởng”.
6. Ứng dụng Metaverse trong thế giới thực
Dưới đây là một vài ví dụ về các hình thức mà những doanh nghiệp đang sử dụng các nền tảng của Metaverse ngày nay để tiến hành đào tạo từ xa hay tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới.
Thể thao và giải trí
Tại công ty game Unity, Peter Moore là người đứng đầu trực tiếp mảng thể thao và giải trí và gần đây đã ra mắt Unity Miracast. Nền tảng này sẽ phản chiếu các môn thể thao chuyên nghiệp ở chế độ 3D trong thời gian thực. Máy ảnh chụp các vận động viên trên sân và dữ liệu được sử dụng để tạo ra các cặp song sinh kỹ thuật số. Buổi phát sóng 3D đầu tiên là trận đấu giữa hai võ sĩ hỗn hợp được quay trong một đấu trường nhỏ với 106 máy quay.
Chăm sóc sức khỏe
Các bác sĩ là một trong những nhóm đầu tiên sử dụng AR để hợp tác. Tai nghe thực tế hỗn hợp của Microsoft cũng cho phép các chuyên gia y tế trên toàn cầu cộng tác hầu như trong các quy trình tiến hành phẫu thuật ở thế kỷ 21. Do đó bác sĩ phẫu thuật có thể sử dụng HoloLens của Microsoft bằng cử chỉ tay và lệnh thoại để hiển thị hình ảnh 3D từ quá trình quét, truy cập dữ liệu của bệnh nhân và liên hệ với các chuyên gia khác. Điều khiển rảnh tay này là một lợi ích đáng kể của phần cứng đối với các bác sĩ và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác.
Đào tạo
NASA sử dụng AR và VR trên trạm vũ trụ để điều khiển từ xa robot hoặc hoàn thành nhiệm vụ bảo trì với hỗ trợ AR. Trong một dự án cụ thể, phi hành gia Scott Kelly đã sử dụng tai nghe Microsoft HoloLens để tiến hành đào tạo ISS và chuẩn bị cho nhiệm vụ trong tương lai. Trong các cuộc thử nghiệm này, một thành viên kiểm soát sứ mệnh trên Trái Đất đã truyền trực tiếp trường nhìn của Kelly qua tai nghe và cũng vẽ các hình ảnh được hiển thị dưới dạng 3D trên màn hình HoloLens của phi hành gia.
7. Các công cụ VR, AR, MR là cách đưa chúng ta vào Metaverse
Diễn tả thế nào nhỉ! Mình nghĩ chắc chắn những ai đã và đang tìm thấy những điểm hấp dẫn ở Tiktok thì cũng sẽ ấn tượng với cách mà VR, AR.. mê hoặc chúng ta. Mình tin rằng thời của AR và VR sẽ tới khi Metaverse trở nên phổ biến như kiểu Facebook hay TikTok hiện nay.
Liên tưởng đến cảnh phim trong 'Johnny English Strikes Again' khiến mình cực kỳ phấn khích, Rowan Atkinson, người mà chúng ta thường biết đến biệt danh Mr. Bean vào vai một điệp viên hài hước và lỗi thời. Khi anh ấy vô tình đeo chiếc kính thực tế ảo bí mật sản xuất riêng cho mật vụ, anh đã đắm chìm trong không gian thực tế ảo được thiết kế chuyên biệt cho huấn luyện, không gian này mở rộng và chứa nội dung bối cảnh tương đồng với ngoài đời nên hầu như anh chàng chẳng thế rời mắt khỏi.
Một trong những điểm khác biệt của Metaverse đó là thế giới này cho phép người dùng hòa vào một không gian giống thật nhất có thể, thứ mà nếu chỉ nhìn qua màn hình bình thường thì bạn không thể cảm nhận được. Ngay cả khi bạn nhìn vào những hình ảnh 3D trên một cái màn hình thì bạn cũng bị giới hạn những gì bạn thấy trong cái màn hình đó thôi, bạn không thể cảm nhận được như thế giới thực.
Từ 2017, Mark Zuckerberg (CEO Facebook) đã quyết đầu tư 1 tỷ USD vào công ty chuyên sản xuất thiết bị thực tế ảo Oculus. Giữa năm nay, Facebook cho biết sẽ thành lập một đội ngũ chuyên nghiên cứu Metaverse. Cũng trong sự kiện vừa qua của Facebook, một thiết bị giống kính thực tế ảo Oculus hiện tại của công ty được gọi là 'retina resolution' (độ phân giải retina) dành cho Metaverse.
8. Những nền tảng Metaverse bạn có thể trải nghiệm ngay
Axie Infinity (AXS) - 2018
Axie Infinity là sản phẩm của startup Sky Mavis với với nhà sáng lập kiêm CEO người Việt Nam - Nguyễn Thành Trung. Ra mắt vào đầu năm 2018, đây là tựa game dựa trên nền tảng blockchain cho phép người chơi có thể chiến đấu, thu thập, nuôi và xây dựng một vương quốc nhân vật của riêng mình. Chỉ trong 3 năm, Axie Infinity là một trong những cái tên hot nhất của thị trường game trên thế giới và được xem như lá cờ đầu mang dòng game NFT đến với người chơi trên toàn cầu.
Sức hút lớn nhất của Axie Infinity nằm ở việc tựa game này sử dụng công nghệ NFT (Non-fungible token). Theo đó, các đồ vật trong game sẽ là duy nhất, không thể bị làm giả hoặc nhân bản giống như hầu hết các tựa game khác. Từ đấy, các vật phẩm này có thể mua bán, sang tay giữa các game thủ bằng đồng tiền ảo riêng trong thế giới của Axie Infinity.
Decentraland (MANA) - 2017
Trước Axie Infinity một năm, Decentraland - nền tảng bất động sản thực tế ảo (VR) được phát triển dựa trên Blockchain của Ethereum, cho phép bạn tạo ra một nền kinh tế dựa trên các token để sở hữu đất đai trong môi trường thực tế ảo. Điểm mình thích ở Decentraland là chúng ta hoàn toàn có thể mua sắm mảnh đất, lái xe, học tập… và các mảnh đất trên Mana có giá trị sở hữu vĩnh viễn. Bạn có thể thoả sức sáng tạo nội dung trên phần đất mà không lo ngại gì. Hơn thế nữa, nội dung Decentraland hoàn toàn độc lập, từ 3D tới các trò chơi phong phú.
The Sandbox (SAND) - 2012
The Sandbox là một thế giới ảo nơi người dùng có thể xây dựng cũng như tiền tệ hoá trải nghiệm chơi game của mình trên mạng lưới Ethereum và hạt nhân của thế giới này chính là đồng token SAND. Người chơi có thể tạo ra tài sản kỹ thuật số dưới dạng NFT (tạm dịch là Token có thể hoán đổi), chuyển lượng tài sản này lên marketplace và tích hợp vào các trò chơi với Game Maker.
Sandbox game là một thể loại video game với yếu tố sáng tạo đem đến cho người chơi sự trải nghiệm tuyệt vời khi hoàn thành nhiệm vụ của game. Nguồn: Coindesk.
Bắt nguồn của các game sandbox là dựa trên các game chiến đấu và dịch chuyển trong không gian như Elite (1984). Game sandbox này càng được cải tiến, xây dựng hệ thống trò chơi càng ngày càng chi tiết và phát triển thêm tính tương tác xã hội, chia sẻ nội dung trong game trên internet.
Minecraft - 2011
Minecraft là một tựa game thế giới mở, tại đây bạn có thể khai thác tài nguyên chế tác công cụ, xây dựng công trình và tạo ra thế giới riêng của mình, cũng như tương tác với người chơi khác thông qua các tính năng và chế độ chơi khác nhau. Minecraft (2011) là một trong những ví dụ thành công nhất của trò chơi sandbox với người chơi có thể thưởng thức ở cả hai chế độ sáng tạo lẫn chế độ sinh tồn theo hướng xác định rõ mục tiêu hơn trong thế giới ảo.
Roblox - 2006
Ra mắt 2006, Roblox cho phép bạn tạo các trò chơi của riêng mình và sau đó chơi chúng với những người dùng khác. Công ty Game đã được định hướng như một nền tảng giải trí được miêu tả là mang đến các trải nghiệm. Nền tảng này hiện là nơi tập trung hàng triệu trải nghiệm khác nhau do người dùng tạo nên, đa số mang cấu trúc của một trò chơi nhưng số khác là các hoạt động trong đời sống như nghe hòa nhạc, mua sắm và dự lễ trao giải ảo.
Tuy vậy, điều khiến Roblox chưa phải là Metaverse thực thụ là do những vật phẩm trong Roblox sẽ chỉ có áp dụng bên trong phạm vi của nền tảng này. Trong khi một Metaverse thực sự là nơi bạn có thể đi từ Roblox sang Horizon, Minecraft hoặc Fortnite tùy thích mà không cần tắt game này để mở game khác lên.
Các nền tảng trò chơi trực tuyến như Fortnite, Minecraft và Roblox đang được xây dựng để vượt ra ngoài việc chơi game đơn thuần và đang trở thành các nền tảng xã hội rộng lớn theo đúng nghĩa, cũng như tổ chức các câu lạc bộ ảo, buổi thi đấu, hòa nhạc và các sự kiện khác. Khái niệm Metaverse nổi lên đã làm mưa làm gió trong thị trường nhiều tháng qua. Cùng với NFT và các thể loại blockchain game, các dự án metaversre giúp hoàn thiện nên bức tranh về cách mà blockchain và tiền mã hóa sẽ được sử dụng trong thực tế như thế nào.
Hy vọng với những thông tin trên đây bạn đã hiểu rõ Metaverse là gì cũng như những ứng dụng của nó trong cuộc sống và xu hướng phát triển của Metaverse trong tương lai.
>>> Xem thêm: [GIẢI ĐÁP] Cưng vô lây là gì trên Facebook, Tiktok?
Đăng nhập
Bạn mới biết đến Chanh Tươi Review? Đăng ký
Chúng tôi sẽ gửi đường link lấy lại mật khẩu vào Email của bạn. Vui lòng nhập chính xác Email:
Bình luận 0 Bình luận
Chanh Tươi Review trân trọng mọi ý kiến đóng góp. Đánh giá của bạn có thể giúp hàng ngàn người khác đưa ra quyết định mua hàng chính xác. Xem chính sách bình luận.