Tết Đoan Ngọ là gì? Ăn gì? Mâm cúng và văn khấn chuẩn 2023

11.05.2023 - 11:05

Ở Việt Nam có rất nhiều ngày tết cổ truyền được gìn giữ và truyền đến hôm nay trong đó có tết Đoan Ngọ. Đây là một ngày tết đặc biệt với nhiều hoạt động đặc trưng sẽ khiến bạn tò mò về những ý nghĩa bên trong. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về ngày tết này qua bài viết dưới đây để có một ngày tết vui vẻ và ý nghĩa bên người thân trong gia đình mình nhé.

1. Tết Đoan Ngọ là ngày gì?

Tết Đoan Ngọ đã tồn tại lâu đời trong văn hóa dân gian Phương Đông, đây là hoạt động sinh hoạt văn hóa mang đậm nét của người dân ở nhiều nước.

Tết Đoan Ngọ được tổ chức vào ngày 5/5 âm lịch hàng năm.
Tết Đoan Ngọ được tổ chức vào ngày 5/5 âm lịch hàng năm.

Theo lý giải, Đoan có nghĩa là mở đầu, Ngọc là thời gian từ 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều và tết Đoan Ngọ là tục ăn uống vào buổi trưa. Đoan Ngọ chính là lúc mặt trời bắt đầu ngăn nhất và ở trời đất nhất, đây chúng chính là ngày hạ chí khai hạ đầu năm của người dân.

Tết Đoan Ngọ còn có tên gọi khác là Tết Đoan Dương, nó có nghĩa theo y học Đông phương thể hiện hỏa khí của trời đất và trong cơ thể con người vào ngày này đều đạt tốt bậc.

Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn được còn là Tết giết sâu bò, đây là ngày phát động người dân bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt những loại gây hại đến cây trồng.

Sự tích tết Đoan Ngọ

Sự tích về ngày Đoàn Ngọ ở mỗi quốc gia lại có 1 sự tích khác nhau, điển hình trong đó có nguồn gốc ngày tết này ở Trung Quốc và Việt Nam là phổ biến và được nhiều người biết đến nhất.

Nguồn gốc tết Đoan Ngọ ở Trung Quốc

Theo lịch sử Trung Quốc, vào cuối thời Chiến Quốc vị đại thần nước Sở cũng là một nhà văn hóa nổi tiếng tên là Khuất Nguyên vì can ngăn vua Hoài Vương không được lại bị gian thần hãm hại nên nhảy xuống sống Mịch La vào ngày 5 tháng 5. Người dân địa phương nghe tin liều chèo thuyền ra sông vớt xác ông nhưng không tìm thấy, họ liền đổ gạo xuống sông để cả không chạm tới thân xác ông. Vì câu chuyện này nên đến ngày 5 tháng 5 hàng năm người ta đều tổ chức nghi lễ chèo thuyền và dùng gạo để tế Khuất Nguyên, về sau lễ hội này được đặt tên là Đoan Ngọ.

Nguồn gốc tết Đoan Ngọ ở Việt Nam

Ở Việt Nam xa xưa nông nghiệp rất phát triển, sau vụ mùa màng bội thu người nông dân thường tổ chức ăn mừng, tuy nhiên vào một năm, đầu tháng 5 sâu bọ kéo đến rất nhiều, phá hoại mùa màng khiến người nông dân không biết giải quyết vấn đề này ra sao.

Có 1 ông lão tên Đôi Truân xuất hiện và chỉ cho mọi người cách lập đàn cúng gồm hoa quả, bánh tro,… và ra trước cửa nhà vận động thể dục. Người dân sau khi làm theo thì thấy sâu bọ chết sạch, và cứ thế hàng năm vào đúng ngày 5 tháng 5 người dân lại lập đàn cúng và rèn luyện thể theo để trị lũ sâu bọ phá hoại mùa màng. Chính nhờ sự tích này nên Tết Đoan Ngọ mới có tên là tết giết sâu bọ.

Trong văn hóa Việt Nam, ngày 5 tháng 5 là ngày giỗ của Quốc mẫu Âu cơ nên người dân khắp mọi miền Việt Nam đều sửa soạn lễ lạt, cúng tế.

Ý nghĩa của tết Đoan Ngọ

Đầu tháng 5 chính là thời điểm kết thúc vụ chiêm và bước vào mùa vụ mới. Đây chính là lúc để bà con nông dân tạ ơn tổ tiên và trời đất và ăn mừng một mùa vụ bội thu. Chính vì thế, nhân ngày này nhân dân sẽ tỏ lòng thành và cầu mong cho vụ mùa mới cũng bội thu như vụ mùa trước đó.

Hiện nay ở nhiều làng quê Việt Nam vẫn giữ phong tục này và đây cũng là thời điểm để gia đình sum họp. Thời tiết vào lúc này cũng khá dễ chịu, cây trái đâm hoa kết quả nên hoa quả là thứ không thể thiếu trên mỗi bàn thờ vào dịp tết Đoan Ngọ này.

2. Tết Đoan Ngọ cúng gì? Ăn gì?

Vào ngày tết diệt sâu bọ 5/5 sẽ có những phong tục cúng bái khác so với những ngày lễ trong năm và bạn sẽ được thưởng thức nhiều món ăn đặc trưng thường có vào ngày này.

Tết đoan ngọ

Vào ngày nay mọi người thường ăn những loại quả có vị chua.

Tết Đoan Ngọ cúng gì? Mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ gồm những gì?

Đoan Ngọ chính là giai đoạn chuyển mùa nên vào thời điểm này có nhiều loại hoa quả khác nhau nên nó không thể thiếu được trong ngày 5/5. Tùy vào đặc sản mỗi vùng mà trên bàn thờ sẽ có những loại quả khác nhau dựa vào phong tục, tập quán.

Mâm cúng tết diệt sâu bọ ngày 5/5 thường có: Hương, vàng mã, hoa, rượu nếp, nước, các loại hoa quả khác nhau (trong đó vải và mận là nét đặc trưng của ngày tết Đoan Ngọ nên không thể thiếu), xôi, chè (thường có ở miền Bắc và miền Bắc Trung Bộ), bánh tro (thường có ở miền Nam và Nam Trung Bộ).

Tùy vào mỗi địa phương khác nhau mà người dân sẽ chuẩn bị cho mâm cúng theo đặc trưng của từng vùng miền.

Tết Đoan Ngọ ăn gì?

Vào ngày Tết Đoan Ngọ bạn sẽ được ăn những thức ăn đặc trưng vốn thường có vào ngày 5/5 ở mọi miền tổ quốc.

Rượu nếp, nếp cẩm

Theo quan niệm của người xưa, ở bộ phận tiêu hóa con người có nhiều loại ký sinh gây hại và rất khó tiêu diệt, vào ngày 5/5 âm lịch những loại ký sinh này thường ngoi lên nên đây chính là thời điểm chúng ta tiêu diệt triệt để bằng cách ăn những thức ăn có vị chua, cay, chát. Nổi bật trong những loại thức ăn đó chính là rượu nếp hoặc nếp cấp – 2 thứ không thể thiếu vào ngày tết Đoan Ngọ.

Bánh tro

Bánh tro là loại bánh thường có ở miền Nam hoặc Nam Trung Bộ. Loại bánh này có màu vàng đậm được làm từ gạo nếp ngâm với nước tro của những loại cây khô sau đó gói trong lá chuối và đem luộc lên.

Hoa quả

Cũng giống như rượu nếp người ta thường chọn những loại quả có vị chua như mận, xoài,… và ăn chúng vào buổi sáng ngay khi thức đậy để tiêu diệt hết mầm bệnh trong cơ thể.

Thịt vịt

Đây là món ăn không thể thiếu của người dân miền Trung vào dịp tết Đoan Ngọ hàng năm. Nhiều người cho rằng vào những ngày thắng 5 nóng nực ăn thịt vịt sẽ giúp cơ thể mát mẻ hơn bởi thịt vịt có tính hàn và cũng chế biến được nhiều cách.

Chè trôi nước

Chè trôi nước trước đây thường chỉ nấu ở miền Bắc thế nhưng những năm trở lại đây món chè này được sử dụng nhiều ở cả 3 miền.

Những viên chè được làm từ bột nếp (bạn có thể làm thành nhiều màu sắc từ những loại thực phẩm thường có trong đời sống), bên trong có nhân đậu xanh được ăn kèm với nước cốt dừa có vị mát và thơm ngon.

Chè kê

Chè kê là món ăn đặc trưng vào ngày 5/5 ở Huế. Sau khi xay hạt kê và bỏ lớp vỏ bên ngoài, người ta ngâm và đun sôi cho đến khi nở mềm, sền sệt lại thì cho thêm nước đường và một chút gừng vào. Hãy thưởng thức món chè kê thơm phức và hấp dẫn này cũng những thành viên trong gia đình của mình nhé.

Cúng Tết Đoan Ngọ vào lúc nào?

Ngày 5/5 âm lịch hàng năm chính là ngày tết Đoan Ngọ được diễn ra, vào năm 2021, tết diệt sâu bọ sẽ được diễn ra vào ngày 14 tháng 6 dương lịch. Theo phong tục, người dân thường sẽ cúng vào sáng sớm tuy nhiên Đoan Ngọ là chính trưa nên bạn nên cúng vào giờ chính Ngọ, thời gian từ 11h đến 13h của ngày 5/5.

Bài cúng Tết Đoan Ngọ theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam

Dưới đây là bài cúng vào ngày tết Đoan Ngọ theo văn khấn cổ truyền Việt Nam mà người dân vẫn thường sử dụng:

Nam mô A di đà Phật (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn Thần

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn thần

Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ tỷ)

Tín chủ con là: (đọc tên người đứng đầu gia đình)

Ngụ tại:

Hôm nay là ngày Đoan Ngọ, chúng con sửa soạn Hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng và hoa quả dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngày Bản cảnh Thành Hoàng, chư vị Đại Vương, ngài bản xứ Thần linh Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân, Ngũ Phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…… (Họ của người đứng đầu gia đình), cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang khái, bản mệnh bình an.

Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A di đà Phật (3 lần)

3. Một số phong tục ngày tết Đoan Ngọ tại Việt Nam

Ngoài tục diệt sâu bọ vào ngày này người dân nhiều vùng miền còn có nhiều phong tục khác nhau như:

Hái thuốc: Vào ngày này một số nơi sẽ hái một số loại lá thuốc dân gian như đinh lăng, ngải cứu, lá mùi,… bởi theo quan niệm của người xưa, những gì hái hay đào vào ngày 5/5 đều là vị thuốc tốt, có khả năng chữa được nhiều bệnh.

Tết đoan ngọ

Có nhiều hoạt động được diễn ra vào ngày Đoan Ngọ ở nhiều địa phương.

Tắm lá mùi: Rau mùi có mùi thơm rất đặc trừng nên nhiều nơi người ta thường hái lá mùi già vào đun nước tắm với mong muốn giải trừ vận xui, khí độc ra khỏi cơ thể.

Tắm biển, sông: Ở một số vùng gần sông, biển địa phương thường tổ chức tắm biển, tắm sông ở khu vực cạn vào giờ Ngọ để cầu mong một vụ đánh bắt thuận lợi.

Trên đây là những nội dung chi tiết về ngày tết Đoan Ngọ. Lại sắp đến một mùa tết diệt sâu bọ nữa sắp đến, hãy cùng gia đình chuẩn bị thật kỹ lượng để diệt được nhiều sâu bọ vào sáng sớm ngày 5/5 nhé.

0/5 - (0 bình chọn)

Được viết bởi

Ban biên tập Chanh Tươi Là một đội ngũ gồm các biên tập viên và chuyên gia có kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng về các sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng. Ban biên tập Chanh Tươi luôn nghiên cứu kỹ lưỡng, ...
img_avatar

Bình luận

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!