Bánh giầy, bánh dày hay bánh giày? Từ nào là từ đúng chuẩn?

16.01.2024 - 16:49

Bánh giầy, bánh dày hay bánh giày? Từ nào là từ đúng chuẩn? Đây là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc khi nhắc đến món bánh truyền thống của người Việt. Trong bài viết này, Chanh Tươi Review sẽ giải đáp thắc mắc về tên gọi của loại bánh này sao cho đúng, cũng như giới thiệu về lịch sử, văn hóa và ý nghĩa của món ăn đặc biệt này.

Bánh giầy, bánh dày hay bánh giày? Từ nào dùng đúng?

Bánh dày hay bánh giày, bánh giầy là gì?

banh-giay-banh-day-hay-banh-giay-1
Tên gọi nào mới là đúng?

Bánh giầy (thường bị viết sai thành "bánh giày" hoặc “bánh dày”) là một loại bánh truyền thống của người Việt Nam, thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với tổ tiên và đất trời xứ sở. Bánh thường được làm từ gạo nếp, đun hấp cho đến khi chín bằng hơi và giã thật mịn. Bánh có thể chứa nhân đậu xanh và sợi dừa, mang đến hương vị ngọt hoặc mặn. Thông thường, bánh giầy được làm vào dịp Tết Nguyên Đán cổ truyền và vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch (ngày Giỗ tổ Hùng Vương).

Bên cạnh bánh chưng, bánh giầy đại diện cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa. Với màu trắng và hình dạng tròn, bánh giầy được xem là biểu tượng của bầu trời trong tín ngưỡng của người Việt.

Sử dụng bánh giầy, bánh dày hay bánh giày là đúng?

banh-giay-banh-day-hay-banh-giay-2
Các từ hay nhầm lẫn khi dùng

Nhận định của các chuyên gia ngôn ngữ

Theo phát ngôn của nhà ngôn ngữ học Trần Chút, ông giải thích rằng "bánh giầy" là biến âm của từ tiếng Việt cổ "bánh chì" ngày xưa, trong đó "ch" đã biến thành "gi" và âm "i" đã chuyển thành "ây". Do đó, theo quan điểm của ông, việc viết là "bánh giầy" là chính xác.

Thêm vào đó, GS.TS Nguyễn Đức Dân từ Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, ĐH Quốc gia TP.HCM, cũng nói rằng "sử dụng từ 'bánh giầy' là đúng theo hướng dẫn từ điển tiếng Việt". Cũng theo quan điểm này, GS.TS Nguyễn Đức Tồn, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học, khẳng định rằng chỉ có một cách viết đúng là "bánh giầy", không có sự biến đổi khác về cách viết.

Theo từ điển tiếng Việt

Theo Từ điển tiếng Việt tường giải và liên tưởng của tác giả Nguyễn Văn Đạm, NXB Văn Hóa – Thông Tin, bánh giầy được định nghĩa là bánh được làm từ xôi giã thật mịn. Từ điển tiếng Việt của tác giả Minh Tân – Thanh Nghị – Xuân Lãm, NXB Thanh Hóa cũng mô tả "Bánh giầy: bánh được làm từ xôi giã thật mịn, được nặn thành hình tròn, dẹt, có thể có nhân đậu xanh."

Đại từ điển tiếng Việt của tác giả Nguyễn Như Ý, NXB Văn Hóa – Thông Tin, cũng giải thích: “Bánh giầy là loại bánh có hình tròn khum khum, màu trắng, rất dẻo, mịn mặt, làm từ xôi trắng giã nhuyễn, thường ăn kèm với giò chả…”. Các từ điển chỉ ghi chú về bánh giầy (Hội Khai Trí Tiến Đức, 1931:29), (Văn Tân, 1994:47, Hoàng Phê et al. 2006:35…) và không đề cập đến bánh dày, bánh dầy, bánh giày.

Từ những quan điểm này, có thể kết luận trong các từ bánh giầy, bánh dày hay bánh giày thì bánh giầy là từ viết đúng và chuẩn theo từ điển tiếng Việt.

Thông tin thêm: Sự tích bánh giầy

banh-giay-banh-day-hay-banh-giay-3
Sự tích bánh chưng, bánh giầy

Tương truyền, vào thời Vua Hùng Vương thứ 6, nhà vua quyết định sử dụng tiệc cỗ đầu xuân để lựa chọn người kế vị ngôi vua. Ông cho truyền các con và giao đề bài là món ngon để cũng tổ tiên.

Tiết Liêu - con thứ 18 của nhà vua, với tính cách độn hậu, hiền lành, đã được một vị thần yêu quý và quan tâm. Vị thần này chỉ bảo ông về giá trị quý báu của hạt gạo và cách sử dụng hình tượng bánh để tượng trưng cho trời đất cũng như lòng hiếu thảo đối với cha mẹ.

Làm theo lời thần, Tiết Liêu sáng tạo ra Bánh Chưng và Bánh Giầy để dâng lễ tổ tiên. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi Vua lại cho Tiết Liêu con trai thứ 18.

Từ đó, trong truyền thống của dân ta, việc làm Bánh Chưng và Bánh Giầy để dâng lễ tổ tiên và thần linh vào dịp Tết Nguyên Đán đã trở thành phong tục ý nghĩa hằng năm.

Một số cặp từ thường bị nhầm lẫn khác trong tiếng Việt

Cặp từ dễ nhầm lẫn

Từ nào đúng chính tả

Bắt trước hay bắt chướcBắt chước
Dư dả hay Dư giảDư dả
Xúc tích hay Súc tíchSúc tích
Nề nếp hay Nền nếpNền nếp
Trêu hay chêuTrêu
Sếp hay XếpCả hai đều có nghĩa, tùy ngữ cảnh
Sát nhập hay sáp nhậpSáp nhập
Trở lên hay trở nênCả hai đều đúng chính tả, dùng tùy ngữ cảnh
Xảy ra hay sảy raXảy ra
Sạo hay xạoXạo
Bánh chưng hay bánh trưngBánh chưng
Đường xá hay đường sáĐường sá
Chân trọng hay trân trọngTrân trọng
Xuất xứ hay xuất sứXuất xứ
Chở hay trởCả hai đều đúng, dùng tùy ngữ cảnh
Cám ơn hay cảm ơnCảm ơn
Che dấu hay che giấuChe giấu
Sáng lạng hay xán lạnXán lạn
Chân thành hay trân thànhChân thành
Chú trọng hay trú trọngChú trọng
Xoay sở hay xoay xởXoay xở

Trên đây là toàn bộ thông tin mà Chanh Tươi Review muốn gửi đến mọi người. Hy vọng bài viết đã giải đáp toàn bộ thắc mắc và giúp các bạn không bị nhầm lẫn khi sử dụng các từ. Trong tất cả các từ bánh dầy, bánh giầy, bánh dày hay bánh giày thì chỉ có bánh giầy mới đúng thôi nhé!

0/5 - (0 bình chọn)

Được viết bởi

Ban biên tập Chanh Tươi Là một đội ngũ gồm các biên tập viên và chuyên gia có kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng về các sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng. Ban biên tập Chanh Tươi luôn nghiên cứu kỹ lưỡng, ...
img_avatar

Bình luận

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!