Note ngay bài văn khấn rằm tháng 7 tại cửa hàng, cơ quan

24.06.2023 - 11:15

Cách chuẩn bị và văn khấn rằm tháng 7 tại cửa hàng như thế nào là chuẩn nhất? Hãy tham khảo văn khấn thần tài, chúng sinh rằm tháng 7 tại cửa hàng theo văn khấn cổ truyền Việt Nam trong bài viết này nhé!

1. Rằm tháng 7 là ngày gì?

Theo tín ngưỡng dân gian ngày rằm tháng 7 là ngày lễ Vu Lan báo hiếu hay ngày xá tội phong nhân. Vào ngày "xá tội vong nhân" này nhiều gia đình sẽ làm mâm cơm cúng trước nhà, cúng những vong linh bơ vơ, không gia đình.

Đặc biệt ngày rằm tháng 7 hay còn gọi là ngày lễ Vu Lan là ngày để con cháu báo đáp công ơn sinh thành của cha mẹ, tìm về nơi cội nguồn của mình.

van-khan-ram-thang-7-tai-cua-hang-1
Rằm tháng 7 hay còn gọi là ngày lễ Vu lan là ngày con cái báo đáp công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ

Nguồn gốc rằm tháng 7

Rằm tháng 7 là ngày 15 tháng 7 âm lịch có nguồn gốc từ Trung quốc sau được phổ biến rộng rãi ra các nước khác Châu Á.

Theo quan niệm của Đạo giáo thời hậu Đông Hán đưa ra quan niệm về việc cúng rằm tháng 7, họ gọi này ngày này là ngày tiết Trung nguyên bắt đầu từ ngày mồng 1 tháng 7 (ngày mở cửa quỷ môn) cho đến cuối tháng 30 tháng 7 âm lịch (ngày đóng cửa quỷ môn).

Ngày rằm tháng 7 có nguồn gốc xuất phát từ câu chuyện của Bồ tát Mục Kiều Liên cứu mẹ. Chuyện kể rằng Mục Kiều Liên là đệ tử giỏi của Đức phật, nghe tin mẹ bị đày kiếp quỷ đói, thương mẹ nên ông đã dùng phép đến tìm mẹ và mang cơm cho mẹ. 

Nhưng đáng buồn thay khi cơm vừa đến miệng mẹ thì ông lại bị biến thành tàn lửa. Ông đành phải quay về tìm Phật để tìm cách cứu mẹ. 

Tuy nhiên Phật nói rằng:"Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó". 

Cũng chính nhờ lời Phật dạy ông làm theo và đã cứu được mẹ. Kể từ đó dân gian lấy ngày Rằm tháng 7 làm ngày Lễ Vu Lan báo hiếu.

Ngày Rằm tháng 7 được gọi là ngày xá tội vong nhân, cúng cô hồn được bắt nguồn từ câu chuyện liên quan đến ông A Nan Ðà và một con quỷ miệng lửa. 

Truyện kể rằng vào một buổi tối, A Nan đang ngồi trong tịnh thất thì nhìn thấy một con ngạ quỷ thân thể gầy guộc, cổ nhỏ dài, miệng phát ra lửa bước vào. Quỷ hay rằng 3 ngày nữa A Nan sẽ chết và biến thành ngạ quỷ miệng lửa mặt cháy như nó. A Nan rất sợ hạn và bèn nhờ quỷ bày cho cách tránh tai họa.

Quỷ đói nói rằng "Ngày mai ông phải thí cho bọn ngạ quỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc thức ăn, lại vì tôi mà cúng đường Tam Bảo, ông sẽ được tăng thọ mà tôi đây cũng sẽ được sanh về cõi trên". A Nan bèn đem câu chuyện kể với Đức Phật. 

Phật rằng A Nan hãy làm theo và khi cúng lễ tụng theo bài chú gọi là "Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Ðà La Ni" để thêm phần phước. Vậy là từ đó người ta gọi ngày ngày là ngày cúng cô hồn.

Ý nghĩa rằm tháng 7

Ngày rằm tháng 7 là ngày để chúng ta tưởng đến công ơn cha mẹ và tổ tiên nhiều đời nhiều kiếp của mỗi con người. Đây là dịp để chúng ta thể hiện sự thành kính, biết ơn, hiếu thảo đối với công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của các bậc cha mẹ. 

Ngoài ra đây còn là ngày tạ ơn thần thần linh và tưởng nhớ những vong hồn đi lang thang trong dương gian, trần thế.

Vì sao cần cúng rằm tháng 7?

Từ xưa đến nay người Việt vẫn có thói quen cúng vào các ngày rằm và ngày đầu tháng mồng 1. Cúng ngày rằm tháng 7 cũng không là ngoại lệ, đặc biệt tháng 7 còn có nhiều ngày lễ như lễ Vu lan, lễ xá tội vong nhân. 

Việc cúng bái là không bắt buộc tuy nhiên nó thể hiện cái tâm của mỗi người. Vì vậy mỗi gia đình có thể chuẩn bị lễ để cúng vào ngày này để dâng lên tổ tiên, các vị thần và chia sẻ với các vong hồn.

Ở Việt Nam, cúng rằm tháng 7 được được cúng ở chùa trước rồi mới cúng tại gia và thường được cúng vào ban ngày, không nên cúng vào ban đêm khi mặt Trời đã lặn.

2. Mâm cúng rằm tháng 7 tại cửa hàng, cơ quan

2.1. Mâm lễ cúng thần Tài rằm tháng 7

Mâm lễ cúng thần tài rằm tháng 7 bao gồm những đồ lễ như sau:

  • Gạo (gạo tẻ), tiền vàng mã, thuốc lá, muối hạt sạch.
  • Bộ tam sên gồm có: Thịt lợn ba chỉ luộc, 3 quả trứng luộc và 3 con tôm luộc.
  • Hoa tươi (hoa cúc, hoa sen, hoa đồng tiền…).
  • Tiền lẻ, đĩa bánh, kẹo nhỏ, đèn cầy (hoặc nến), hương thắp (nhang).
  • Bộ 3 chén nước và 3 chén rượu.
  • Trái cây tươi: Mua đủ ngũ quả (5 loại quả khác nhau).
  • Trầu, cau: 1 lá trầu và 1 quả cau đẹp.
  • Xôi gấc hoặc đỗ xanh.
  • Ngoài ra tùy thuộc vào điều kiện hoàn ảnh gia đình, trong mâm lễ cúng bạn có thể sắm thêm cá lóc, lợn quay, bánh hỏi nhé.
van-khan-ram-thang-7-tai-cua-hang-2
Mâm lễ cúng thần Tài rằm tháng 7

2.2. Mâm lễ cúng chúng sinh

Trong mâm lễ cúng chúng sinh bạn cần chuẩn bị như sau:

  • Mâm cơm chay hoặc xôi (xôi gấc hoặc đỗ xanh), chè hoặc bát cơm trắng. (Nếu nơi thờ cúng chỉ có bát hương Thần linh, thì sắm lễ để một bên bàn thờ rồi cúng)
  • Mâm ngũ quả (5 loại quả khác nhau), kèm theo cóc, mía, ổi, ngô-khoai-sắn luộc.
  • Đĩa bánh kẹo, bỏng ngô, bỏng gạo, đường
  • 1 bát cháo trắng nấu loãng
  • Tiền vàng mã, quần áo giấy cúng cô hồn.
  • Tiền vàng mã từ 10-15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ.
  • Hương thắp nhang thơm, đèn cầy (hoặc nến)
  • Gạo trắng, muối trắng thêm mâm gạo muối (5 bát, 5 đôi đũa hoặc thìa).
  • Nước, rượu
  • Hoa tươi (hoa cúc, hoa sen, hoa đồng tiền…).
van-khan-ram-thang-7-tai-cua-hang-3
Mâm lễ cúng chúng sinh ngày rằm tháng 7

3. Bài văn khấn rằm tháng 7 tại cửa hàng, cơ quan

Lựa chọn văn khấn rằm tháng 7 tại cửa hàng, cơ quan là vấn đề nhiều người tìm kiếm nhất. Để việc cúng lễ thuận tiện, đơn giản, mình sẽ chia sẻ tới các bạn văn khấn thần tài, chúng sinh rằm tháng 7 tại cơ quan, cửa hàng theo văn khấn cổ truyền Việt Nam nhé!

Bài văn khấn lễ cúng Thần tài rằm tháng 7 tại cửa hàng, cơ quan

“Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, lạy mười phương Đất, lạy Chư Phật mười phương.

Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Con kính lạy Thần tài vị tiền.

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản chốn này.

Tín chủ con là…

Ngụ tại…

Hôm nay là ngày 15 tháng 7 năm Nhâm Dần 2022

Tín chủ thành sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ kính dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị. 

Thành tâm kính xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù hộ độ trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được các vị phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật! (lạy 3 lần)

van-khan-ram-thang-7-tai-cua-hang-4
Văn khấn tại cửa hàng, cơ quan rằm tháng 7 

Bài văn khấn rằm tháng 7 tại cửa hàng cúng chúng sinh 

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Kính lạy Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, lạy ngài Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả, lạy ngài Bản Cảnh Thành Hoàng, lạy ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, lạy ngài Bản Gia Táo quân và tất cả các vị Thần linh cai quản chốn này.

Hôm nay là ngày 15 tháng 7 năm........  
Tín chủ con là...

Ngụ tại...

Thành tâm kính xin nhân ngày xá tội vong nhân, âm cung mở cửa ngục ra cho phép vong linh các cô hồn không nơi nương tựa, không mồ không mả, lẩn khuất ở gốc cây, bụi cỏ, xó chợ, đầu đường, không manh áo mỏng.

Đêm ngày lang thang, quanh năm đói rét cơ hàn, dù rằng chết vì lý do gì đều được tụ họp về đây thụ hưởng lễ vật của tín chủ thỉnh mời cơm canh, cháo lòng, trầu cau, gạo muối, quả thực hoa đăng tiền vàng, quần áo đủ màu đủ bộ.

Phù hộ độ trì cho tín chủ và toàn gia người người khỏe mạnh, lộc tài vượng tiến, sở cầu tất ứng, sở đạo tòng tâm, điều lành đưa tới, điều dữ đưa đi.

Nam mô A Di Đà Phật! (cúi lạy 3 lần)

4. Cách hóa vàng mã Rằm tháng 7 đúng cách

Dưới đây là một số lưu ý khi hóa vàng mã rằm tháng 7:

  • Tín chủ nên đốt vàng mã từ từ, nhẹ nhàng, để vàng mã cháy hết không được dùng que hay gậy nhấn mạnh vào phần tiền vàng đang cháy. Khi đốt tín chủ hãy gọi tên người đã mất để thể hiện sự kính trọng, thành tâm.
  • Nên chọn một khoảng sân sạch sẽ, gọn gàng để đốt vàng mã và phải đợi nhang cháy hết mới tiến hành hóa vàng.
  • Khi hóa vàng cần phải hóa lần lướt theo thứ thứ tự từ bàn gia thần rồi đến bàn thờ gia tiên. Đặc biệt trước khi hạ lễ cần phải vái ba vái và khấn: " Tín chủ xin hóa tiền bạc vàng mã, kim ngân… thỉnh vong linh gia tiên phật nhận chút lễ bạc, tâm thành. Kính cáo các tôn thần, xin rước vong linh về lại âm giới”.
van-khan-ram-thang-7-tai-cua-hang-5
Cách hóa vàng mã Rằm tháng 7 đúng cách

Hy vọng bài viết chia sẻ cách chuẩn bị lễ và các bài văn khấn rằm tháng 7 tại cửa hàng theo văn khấn cổ truyền Việt Nam sẽ giúp bạn cúng lễ dễ dàng hơn nhé!

0/5 - (0 bình chọn)

Được viết bởi

img-8133
Quỳnh Trang

Chuyên Gia Mẹ và Bé

Giới thiệu ngắn về Quỳnh Trang Quỳnh Trang là người đánh giá các sản phẩm mẹ bé của Chanh Tươi Review. Để đánh giá và chia sẻ lời khuyên của mình với những mẹ bỉm sữa khác, cô ấy đã kết hợp kinh ...
img_avatar

Bình luận

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!